Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định về công nghiệp an ninh
Số hiệu: | 63/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2020 |
Ngày công báo: | 15/06/2020 | Số công báo: | Từ số 641 đến số 642 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ ban hành Nghị định 63/2020/NĐ-CP ngày 08/6/2020 quy định về công nghiệp an ninh (CNAN).
Theo đó, quy định về danh mục nhóm sản phẩm CNAN như sau:
- Sản phẩm CNAN chuyên dụng gồm 10 sản phẩm, đơn cử như:
+ Công cụ hỗ trợ đặc biệt, chuyên dùng phục vụ an ninh;
+ Vũ khí, vật liệu nổ phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Phương tiện cơ động đặc chủng, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng phục vụ an ninh;…
- Sản phẩm CNAN lưỡng dụng gồm 09 sản phẩm, đơn cử như:
+ Vật tư, vật liệu; quân trang đặc chủng, chuyên dùng.
+ Tài liệu nghiệp vụ, hồ sơ, sách báo chính trị, tạp chí chuyên ngành, biểu mẫu, tem chống giả;
+ Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Thiết bị, sản phẩm hoá học, sinh học, giám định;…
Nghị định 63/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Điều 34 Luật Công an nhân dân năm 2018 về công nghiệp an ninh, bao gồm nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh; nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động công nghiệp an ninh; chính sách, cơ chế đặc thù và chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh; hợp tác quốc tế về công nghiệp an ninh; quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh; quyền hạn và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động liên quan đến công nghiệp an ninh của Việt Nam.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phát triển công nghiệp an ninh là việc đầu tư các nguồn lực và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật để phát triển tiềm lực quốc gia về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng.
2. Lực lượng thực thi pháp luật khác là lực lượng ngoài lực lượng Công an nhân dân được pháp luật quy định sử dụng một số loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng là sản phẩm có tính năng đặc thù phục vụ công tác bí mật nghiệp vụ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật của lực lượng Công an nhân dân và lực lượng thực thi pháp luật khác.
4. Sản phẩm công nghiệp an ninh lưỡng dụng là sản phẩm phục vụ công tác của lực lượng Công an nhân dân, lực lượng thực thi pháp luật khác và nhu cầu hợp pháp của xã hội.
1. Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu trang bị cho lực lượng Công an nhân dân và lực lượng thực thi pháp luật khác.
2. Gắn kết chặt chẽ và tận dụng tối đa năng lực của nền công nghiệp quốc gia và công nghiệp quốc phòng; không đầu tư trùng lặp, những gì công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng làm được thì các cơ sở công nghiệp an ninh không đầu tư và ngược lại. Ưu tiên các sản phẩm có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế; bảo đảm bí mật nhà nước về an ninh, quốc phòng.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, quản lý, kinh doanh các sản phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý tài sản công và các quy định của pháp luật về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và cam kết của Việt Nam về giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Tiêu chí sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng, gồm:
a) Sản phẩm có tính năng đặc thù phù hợp với tính chất, đặc điểm, yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân và lực lượng thực thi pháp luật khác;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng theo quy định của pháp luật;
c) Được pháp luật quy định cụ thể về đối tượng được sử dụng, trường hợp sử dụng.
2. Tiêu chí sản phẩm công nghiệp an ninh lưỡng dụng, gồm:
a) Sản phẩm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân, lực lượng thực thi pháp luật khác và nhu cầu hợp pháp của xã hội;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh.
1. Tiết lộ bí mật nhà nước về chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh, kết quả khoa học, công nghệ có liên quan đến công nghiệp an ninh, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.
2. Khai thác, sử dụng trái phép thiết bị và tài sản do Nhà nước giao cho cơ sở công nghiệp an ninh.
3. Mua, bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng.
4. Sử dụng và chuyển giao trái phép thông tin, tài liệu, sáng chế, quy trình và bí quyết công nghệ thuộc bí mật nhà nước về công nghiệp an ninh.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật trong hoạt động công nghiệp an ninh.
1. Nhà nước đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp an ninh, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu. Căn cứ quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở công nghiệp an ninh, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc đề xuất cấp thẩm quyền quyết định loại hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của từng cơ sở công nghiệp an ninh.
2. Nhiệm vụ của cơ sở công nghiệp an ninh
a) Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, phát triển sản phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ và các sản phẩm khác phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
b) Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cung ứng, phát triển, kinh doanh sản phẩm công nghiệp an ninh lưỡng dụng phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật của lực lượng Công an nhân dân, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của xã hội.
1. Cơ sở nghiên cứu; cơ sở ứng dụng, thí nghiệm khoa học, công nghệ được tổ chức thành đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp khoa học công nghệ trong Công an nhân dân.
2. Cơ sở chế tạo, sản xuất, sửa chữa, lắp ráp sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng do Nhà nước đầu tư, được tổ chức thành đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
3. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa công nghiệp an ninh do Bộ Công an quản lý và công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý.
4. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được thành lập trên cơ sở hợp tác, liên doanh giữa doanh nghiệp trong Công an nhân dân với doanh nghiệp khác, trong đó phần vốn của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
1. Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, phát triển các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng theo cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao nhiệm vụ theo quy định Nhà nước và Bộ Công an.
2. Hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp an ninh.
4. Chuẩn bị các điều kiện về nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, phát triển sản phẩm mới và yêu cầu dự trữ, dự phòng cho các tình huống đột xuất về an ninh, trật tự.
1. Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với Chính phủ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Trao đổi thông tin, tài liệu kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh.
3. Hợp tác, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm; nghiên cứu ứng dụng, triển khai sản xuất phục vụ công nghiệp an ninh; xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp an ninh.
4. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp an ninh.
1. Chính sách đặc thù được áp dụng đối với cơ sở công nghiệp an ninh do Nhà nước đầu tư toàn bộ nguồn lực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân, gồm:
a) Được Nhà nước đảm bảo nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và phát triển công nghệ lưỡng dụng chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân;
b) Được áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí và các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển; chuyển giao công nghệ; sản phẩm xuất khẩu;
d) Được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động sản xuất kinh doanh bổ sung ngoài kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh khi bảo đảm các điều kiện sau: Cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản; hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đã hoàn thành việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh được giao; không làm ảnh hưởng đến năng lực và điều kiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh được giao; hạch toán riêng phần hoạt động sản xuất kinh doanh bổ sung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
đ) Được sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và các nguồn tài chính khác theo quy định để sản xuất các sản phẩm công nghiệp an ninh trang cấp cho Công an các đơn vị, địa phương theo hình thức sử dụng trước, thanh toán sau, phù hợp với kinh phí mua sắm trang bị hằng năm của Công an các đơn vị, địa phương.
2. Chính sách đối với người lao động tại cơ sở công nghiệp an ninh, gồm:
a) Được hưởng chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
b) Được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề tại các trường trong và ngoài ngành Công an và ở nước ngoài.
1. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ và ủy thác nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh cho các cơ sở công nghiệp an ninh đảm bảo điều kiện và năng lực theo quy định của pháp luật.
2. Cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ và ủy thác nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Chính sách thuế nhập khẩu đối với các loại dây chuyền thiết bị, công nghệ, nguyên liệu, vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp an ninh và dự trữ vật tư kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp an ninh.
1. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh được hưởng cơ chế khuyến khích và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, phát triển công nghiệp an ninh được ưu tiên đăng ký các đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, cấp nhà nước theo quy định hiện hành.
1. Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Ngân sách nhà nước ưu tiên cho các cơ sở công nghiệp an ninh được đầu tư theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Quỹ đầu tư phát triển sản xuất các cơ sở công nghiệp an ninh;
c) Đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;
d) Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia cho đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh;
đ) Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn vay từ nguồn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; vốn ODA; các nguồn vốn vay tín dụng khác theo quy định.
2. Nhà nước ưu tiên bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, phát triển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác phục vụ công tác công an.
3. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp an ninh phải thực hiện theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
1. Đất xây dựng, quy hoạch, phát triển cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm đất an ninh và đất dành cho phát triển các khu công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.
2. Doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được giao quản lý, vận hành các cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện chế độ quản lý, sử dụng đất và được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp an ninh, gồm:
a) Người có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, có nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, điều động;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên trong Công an nhân dân được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, công tác ở các cơ sở công nghiệp an ninh theo quy định về phân công, phân cấp trong công tác tổ chức, cán bộ của Bộ Công an;
c) Lao động hợp đồng.
2. Bộ Công an có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, nhà khoa học tham gia phát triển công nghiệp an ninh thông qua tuyển dụng, điều động công tác hoặc thông qua đặt hàng nghiên cứu, phát triển công nghiệp an ninh.
1. Chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của công nghiệp quốc gia và công nghiệp quốc phòng để xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh; bảo đảm vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ ngày càng tiên tiến, hiện đại;
b) Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp tại các địa bàn chiến lược;
c) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Căn cứ để xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Chiến lược bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng Công an nhân dân;
c) Quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, công nghiệp quốc phòng, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Xác định mục tiêu, phạm vi, nhiệm vụ chương trình, kế hoạch, dự án trọng điểm;
b) Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh;
c) Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp an ninh.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển công nghiệp an ninh. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư phát triển công nghiệp an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan ban hành danh mục cụ thể sản phẩm công nghiệp an ninh theo phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh, trình Chính phủ phê duyệt và danh mục các cơ sở công nghiệp an ninh, danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp an ninh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Ban hành hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù ưu đãi, hỗ trợ cụ thể dành cho xây dựng và phát triển cơ sở công nghiệp an ninh.
6. Rà soát danh mục và đánh giá năng lực sản xuất của cơ sở công nghiệp an ninh, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng xây dựng phương án đặt hàng, phương án hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng do Việt Nam sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh.
9. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ xây dựng và phát triển cơ sở công nghiệp an ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
10. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
11. Tổ chức, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia hoạt động công nghiệp an ninh và quản lý hợp tác quốc tế về công nghiệp an ninh.
12. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công nghiệp an ninh.
1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh và danh mục cụ thể sản phẩm công nghiệp an ninh; phối hợp, rà soát năng lực các cơ sở công nghiệp quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở công nghiệp an ninh thuộc Bộ Công an để làm căn cứ trao đổi, hợp tác nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Quân đội, Công an và lực lượng thực thi pháp luật khác, tránh trùng lặp, lãng phí.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan liên quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển công nghiệp an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Phối hợp, hướng dẫn Bộ Công an lập kế hoạch, dự toán kinh phí đầu tư phát triển công nghiệp an ninh và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của Bộ Công an;
c) Chủ trì cân đối, bố trí vốn đầu tư thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp an ninh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, huy động nguồn vốn ODA cho các mục tiêu phát triển công nghiệp an ninh; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chính sách nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh.
3. Bộ Tài chính
a) Chủ trì bố trí kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển công nghiệp an ninh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hướng dẫn về điều kiện, đối tượng, thủ tục, quy trình vay ưu đãi, vay vốn tín dụng đầu tư nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và các nguồn tín dụng khác theo quy định đối với các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển công nghiệp an ninh, hoạt động sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghiệp an ninh đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch;
c) Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp an ninh.
4. Bộ Công Thương
a) Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan rà soát, đưa nội dung phát triển công nghiệp an ninh và danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh lồng ghép với các chương trình, chiến lược về phát triển công nghiệp theo ngành;
b) Phối hợp, rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh để trình Chính phủ phê duyệt ban hành.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất dành cho phát triển công nghiệp an ninh;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ sử dụng đất, các ưu đãi đặc thù về đất đai cho các chương trình, dự án phát triển công nghiệp an ninh.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Bộ Công an và các tổ chức, cá nhân thực hiện các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, tập trung nghiên cứu, ứng dụng, cập nhật, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chuyên dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới;
b) Phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra công tác chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và việc huy động các chuyên gia, nhà khoa học tham gia nghiên cứu, phát triển công nghiệp an ninh.
7. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách tín dụng từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; bảo lãnh tín dụng trong và ngoài nước; từ các nguồn vốn tín dụng khác cho các chương trình, dự án phát triển công nghiệp an ninh theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng quốc gia, vùng và địa phương.
2. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm bố trí đất dành cho phát triển công nghiệp an ninh theo chương trình, kế hoạch, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù dành cho công nghiệp an ninh tại địa phương.
3. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp an ninh.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.
1. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP AN NINH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
Stt |
Nhóm sản phẩm |
Thực hiện |
I. Sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng |
||
1 |
Công cụ hỗ trợ đặc biệt, chuyên dùng phục vụ an ninh |
Do các cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng |
2 |
Vũ khí, vật liệu nổ phục vụ quốc phòng, an ninh |
Do các cơ sở công nghiệp an ninh, cơ sở công nghiệp quốc phòng thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng. Việc mua sắm, nhập khẩu các sản phẩm này được thực hiện theo quy định của pháp luật, khi các cơ sở công nghiệp an ninh, cơ sở công nghiệp quốc phòng chưa đáp ứng được nhu cầu |
3 |
Khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh |
|
4 |
Phương tiện cơ động đặc chủng, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng phục vụ an ninh |
|
5 |
Thiết bị, sản phẩm hóa học, sinh học, giám định, tài liệu nghiệp vụ phục vụ an ninh |
|
6 |
Thiết bị điện tử, vi điện tử và quang điện tử phục vụ an ninh |
|
7 |
Thiết bị quang học, laser phục vụ an ninh |
|
8 |
Thiết bị viễn thông, cơ yếu, tin học nghiệp vụ phục vụ an ninh |
|
9 |
Các công trình đặc thù ngành Công an |
|
10 |
Thiết bị vật tư chuyên dụng khác phục vụ an ninh |
|
II. Sản phẩm công nghiệp an ninh lưỡng dụng |
||
1 |
Vật tư, vật liệu; quân trang đặc chủng, chuyên dùng |
Do các cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng; hoặc các cơ sở công nghiệp quốc phòng thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu |
2 |
Tài liệu nghiệp vụ, hồ sơ, sách báo chính trị, tạp chí chuyên ngành, biểu mẫu, tem chống giả |
Do các cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hoặc giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng hoặc các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu |
3 |
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ |
|
4 |
Thiết bị, sản phẩm hóa học, sinh học, giám định |
|
5 |
Thiết bị điện tử, vi điện tử và quang điện tử |
|
6 |
Thiết bị quang học, laser |
|
7 |
Thiết bị viễn thông, tin học |
|
8 |
Phương tiện, thiết bị, sản phẩm phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ |
|
9 |
Thiết bị vật tư khác |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 63/2020/ND-CP |
Hanoi, June 08, 2020 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on People’s Public Security Force dated November 20, 2018;
At the request of the Minister of Public Security;
The Government hereby promulgates a Decree on Security Industry.
This Decree elaborates Article 34 of the Law on People’s Public Security Force 2018 on security industry, including rules for building and developing security industry; tasks, organizational structures and activities of security industry establishments; particular policies and mechanisms, programs and plans for building and developing security industry; international cooperation in security industry; state management of security industry; rights and responsibilities of Ministries, ministerial agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”) and relevant organizations and agencies for management and performance of tasks of building and developing security industry.
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in Vietnam’s security industry-related activities.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “security industry development” means the investment in resources and application of advanced technologies to develop the national potential for research into, fabrication and manufacturing of specialized and dual-use security products.
2. “other law enforcement force” means a force that is, other than People’s Public Security Force, allowed to use a number of weapons, explosive materials, combat gears, professional technical instruments, equipment and supplies in accordance with law with a view to protecting national security and maintaining social order and safety.
3. “specialized security product” means a product with typical features intended for resolution of cipher matters, national security protection, social order and safety maintenance, prevention and control of crimes and violations of law by the People's Public Security Force and other law enforcement force.
4. “dual-use security product” means a product intended for serving performance of duties by the People's Public Security Force and other law enforcement force, and legitimate demands of society.
Article 4. Rules for building and developing security industry
1. Pursue objectives, tasks and strategies for national security protection, social order and safety maintenance, serving necessary demands of the People's Public Security Force and other law enforcement force.
2. Combine the national industry and national defense industry and exploit their potential; security industry establishments are not allowed to make the investments that the industry serving people’s life and the national defense are able to make, and vice versa. Give priority to advanced products which are used in a manner that maintains confidentiality and ensures safety, effectiveness and environmental safety.
3. Associate socio – economic development with national defense and security assurance on the basis of promoting the internal strength and expanding international cooperation; guard state secrets about security and national defense.
4. Comply with regulations of law on manufacturing, management and sale of weapons, explosive materials and combat gears; management of public property and regulations of law on business lines subject to security requirements, Vietnam’s commitments to weapon disarmament and non-proliferation and international treaties to which Vietnam is a signatory.
Article 5. Criteria applied to security industry and list of security products
1. Criteria applied to a specialized security product:
a) Such product has typical features suitable for nature, characteristics and professional requirements of the People's Public Security Force and other law enforcement force;
b) Such product is commissioned or requested by a competent authority in accordance with regulations of law;
c) Entities entitled to use such product or cases in which such product is used are prescribed by law.
2. Criteria applied to a dual-use security product:
a) Such product serves the security, safety and fire safety assurance and rescue by the People's Public Security Force and other law enforcement force and legitimate demands of society;
b) Such product is commissioned, requested or bid for by a competent authority in accordance with regulations of law;
3. A list of security products is promulgated together with this Decree.
1. Revealing state secrets about security industry building and development programs and plans and scientific and technological achievements related to security industry and tasks of manufacturing products with a view to duty performance and fighting by the People's Public Security Force.
2. Illegally using equipment and assets assigned by the state to security industry establishments.
3. Illegally purchasing, selling, possessing, transporting and using specialized security products.
4. Illegally using and transferring information, documents, inventions, technological processes and know-how classified as state secrets about security industry.
5. Abusing positions and powers to commit illegal acts in security industry activities.
ORGANIZATIONAL STRUCTURES AND ACTIVITIES OF SECURITY INDUSTRY ESTABLISHMENTS
Article 7. Organizational structures and tasks of security industry establishments
1. The State shall build or participate in building security industry establishments. The Ministry of Public Security is the representative of state ownership. According to the scope and nature, the Minister of Public Security shall decide or request a competent authority to decide type, organizational structure and operating mechanism of each security industry establishment.
2. Tasks of a security industry establishment
a) Research, manufacture, repair and develop weapons, explosive materials, combat gears, professional technical instruments, equipment and supplies and other products for the purposes of protecting national security, maintaining social order and safety, preventing and controlling crimes and violations of law and building the People's Public Security Force to become revolutionary, regular, elite and gradually modernized;
b) Research, manufacture, repair, supply, develop and trade in dual-use security products with a view to national security protection, social order and safety maintenance, prevention and control of crimes and violations of law by the People's Public Security Force, satisfying legitimate demands of society.
Article 8. System of security industry establishments
1. Research institutes; center for scientific application and experimental organized into public service providers or science and technology enterprises in the People's Public Security Force.
2. State-funded establishments fabricating, manufacturing, repairing and assembling specialized and dual-use security products organized into public service providers or science and technology enterprises in the People's Public Security Force.
3. Establishments researching, manufacturing and repairing specialized and dual-use security products founded in security industry and national defense industry cooperation between the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense.
4. Establishments researching, manufacturing and repairing specialized and dual-use security products founded in cooperation or under joint venture between enterprises in the People's Public Security Force and other enterprises over 50% of charter capital of which is held by the state.
Article 9. Activities of security industry establishments
1. Research, manufacture, repair and develop specialized security products as commissioned or requested in accordance with regulations of the State and the Ministry of Public Security.
2. Cooperate, establish joint venture or association with domestic organizations or individuals to research, manufacture and repair specialized and dual-used security products in accordance with regulations of law.
3. Transfer technologies, carry out reverse engineering and provide training to personnel to meet the objective for security industry development.
4. Make necessary preparations for research into, manufacturing, repair and development of new products and for reserve in the case of security and order-related contingencies.
Article 10. International cooperation in security industry
1. Establish, strengthen and develop relationships with foreign governments, organizations and individuals.
2. Exchange information and technical documentation and transfer technologies with a view to building and developing security industry.
3. Establish cooperation, joint venture or association in product manufacturing and development; research and manufacturing in service of security industry; trade promotion and export of security products.
4. Provide training to personnel for security industry.
PARTICULAR POLICIES AND MECHANISMS AND PROGRAMS AND PLANS FOR BUILDING AND DEVELOPING SECURITY INDUSTRY
Article 11. Policies for security industry establishments
1. Particular polices are tailored for state-invested security industry establishments directly serving the national security protection, social order and safety maintenance, prevention and control of crimes and violations of law and building of the People's Public Security Force, including:
a) Being provided with resources by the state to construct infrastructure, invest in establishments researching, manufacturing and repairing specialized security products and develop high quality dual-use technology in service of national security protection, social order and safety maintenance, prevention and control of crimes and violations of law and building of the People's Public Security Force;
b) Being provided with tax and fee incentives and assistance, and particular policies on investment and construction in accordance with regulations of law;
c) Being entitled to incentives and assistance in accordance with regulations of law upon investment in construction of new materials and hi-tech products; research and development; technology transfers; manufacturing of products for export;
d) Being entitled to use resources provided to carry out additional business activities apart from those specified in the plan for manufacturing and supply of security products and services or to perform security tasks if the following conditions are met: A competent authority has granted written permission; additional business activities are intended for assisting in the security and order maintenance or for improving capacity and efficiency in using assets after the manufacturing and supply of security products and services or assigned security tasks are done; capability and conditions for manufacturing and supply of security products and services or performance assigned security tasks are not affected; additional business activities are separately accounted for and tax obligations are discharged in accordance with regulations of law;
dd) Being entitled to use concessional loans and loans guaranteed by the State and other financial sources in accordance with regulations to manufacture security products provided to local police authorities by adopting the “use-first pay-later” payment method relevant to the annual procurement costs of local police authorities.
2. Policies tailored for employees at security industry establishments include:
a) Being entitled to benefits regarding salary, social insurance, health insurance, occupational safety and health, occupational accident insurance,occupational diseases and other benefits in accordance with regulations of law;
b) Being provided with professional training at schools within and outside public security sector and in foreign countries.
Article 12. Mechanisms for commissioning, requesting and entrusting import of goods serving security purposes
1. On an annual basis, the Minister of Public Security shall decide to commission, request and entrust import of goods serving security purposes to fully capable security industry establishments in accordance with regulations of law.
2. Mechanisms for commissioning, requesting and entrusting import of goods serving security purposes shall comply with regulations of the Minister of Public Security.
Article 13. Policies for import and reserving technical supplies for security industry
1. Import tax policies for technological lines, materials and technical supplies serving security industry and reserving of technical supplies for security purposes shall comply with regulations on regulations of law on export and import tax.
2. The Prime Minister shall decide the list of technical supplies imported for security industry.
Article 14. Mechanisms and policies on scientific research, development and transfer of technologies in service of security industry
1. Domestic and foreign organizations and individuals involved in scientific research, development and transfer of advanced technologies for the purpose of building and developing security industry are entitled to incentives in accordance with regulations of law.
2. Organizations and individuals involved in scientific research and security industry development are given priority in registering internal, ministerial and state-level scientific researches in accordance with applicable regulations.
Article 15. Sources of capital for security industry development
1. Sources of capital for security industry development:
a) State budget especially provided to security industry establishments under the approved programs or plans;
b) Investment fund for manufacturing development of security industry establishments;
c) Investments, capital provided under cooperation, joint venture or association agreements, sponsorship and assistance from domestic and foreign organizations involved in building and developing security industry;
d) National Technology Renovation Fund for research, development and application of new technologies in building and development of security industry;
dd) Loans granted by the State; loans guaranteed by the State; ODA funds; other loans.
2. The State gives priority in providing state budget for research into, fabrication, manufacturing and development of weapons, explosive materials, combat gears, professional technical instruments, equipment and supplies, and other instruments for carrying out public-security activities.
3. The management and use of sources of capital for security industry development shall comply with plans and regulations of law.
Article 16. Land intended for security industry
1. Land reserved for building, planning and developing security industry establishments includes land intended for security purpose and land intended for development of industrial parks in accordance with regulations of the Land Law.
2. Enterprises affiliated to the Ministry of Public Security and assigned to manage and operate security industry establishments shall comply with regulations on management and use of land and be eligible for exemption or reduction of land rents, land levy and land use tax in accordance with regulations of the Land Law and its guiding documents.
Article 17. Personnel for security industry
1. Personnel at security industry establishments includes:
a) Persons who have suitable qualifications, satisfy standards regarding credentials and health, have aspirations and are employed and seconded by a competent authority;
b) People’s Public Security officers, enlistees, men and workers who are seconded and appointed to act as leaders or managers or work at security industry establishments in accordance with regulations on personnel and organization of the Ministry of Public Security;
c) Contractual employees.
2. The Ministry of Public Security shall develop policies for attracting high quality personnel, experts and scientists to participate in security industry development through employment, secondment or request for research into and development of security industry.
Article 18. Security industry building and development programs and plans
1. Security industry building and development programs and plans shall adhere to the rules specified in Article 4 hereof and the following requirements:
a) Effectively and use potentials and resources of national industry and national defense industry to build and develop security industry; ensure that weapons, explosive materials, combat gears, professional technical instruments, equipment and supplies become more and more advanced;
b) Such programs and plans are implemented in a balanced and uniform manner on an appropriate scale and appropriately implemented in strategic areas;
c) Such programs and plans are conformable to national defense and security and socio - economic development planning, plans and objectives.
2. Bases for formulating security industry building and development programs and plans:
a) Tasks of national security protection, social order and safety assurance and national socio - economic development;
b) Logistics and technical strategies tailored for the People’s Public Security Force;
c) Planning, programs and plans for development of national industry and national defense industry, ability to balance sources of state investment in national defense and security industry building and development.
3. Contents of a security industry building development program or plan:
a) Objectives, scope and tasks of key program, plan or project;
b) System of security industry establishments;
c) Sources, conditions and solutions for implementation.
RESPONSIBIITY FOR STATE MANAGEMENT AND PERFORMANCE OF SECURITY INDUSTRY DEVELOPMENT TASKS
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Take charge and cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in assisting the Government in state management of security industry. Promulgate or request a competent authority to promulgate and organize implementation of legislative documents on security industry.
2. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in formulating and submitting security industry development programs and plans to the Prime Minister for approval and organizing implementation thereof. Request a competent authority to approve or approve investment guidelines and decisions for security industry development projects in accordance with regulations of law on public investment.
3. Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense, Ministry of Industry and Trade and relevant agencies in promulgating a specific list of security products according to the Appendix hereto.
4. Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense, Ministry of Industry and Trade and relevant agencies in reviewing, formulating or adjusting the list of security products and submitting it to the Government for approval, the list of security products and the list of technical supplies imported for security industry and submitting them to the Prime Minister for approval.
5. Promulgate or cooperate with other Ministries and ministerial agencies in requesting the Government and the Prime Minister to promulgate particular incentive and assistance policies and mechanisms for building and developing security industry.
6. Review the list and assess manufacturing capacity of security industry establishments, cooperate with the Ministry of Industry and Trade and Ministry of National Defense in formulating commissioning plans and plans for cooperation, joint venture and association to avoid overlapping investment and wastefulness.
7. Take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology and relevant agencies in promulgating national technical regulations on specialized security products manufactured by Vietnam in accordance with international standards.
8. Take charge and cooperate with the Ministry of Science and Technology and relevant agencies in suggesting and performing the tasks of scientific research and technology development and transfer in service of security industry.
9. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, relevant agencies and provincial People's Committees in reviewing and formulating land use plans and planning in order to serve the building and development of security industry, submitting it them to the Prime Minister for approval and organizing implementation thereof.
10. Cooperate with Ministries and relevant agencies in providing professional training and attracting high quality personnel for security industry building and development.
11. Organize and instruct organizations and individuals to apply for participation in security industry activities and management of international cooperation in security industry.
12. Cooperate with ministries, relevant agencies and provincial People’s Committees in carrying out inspection, handling complaints and denunciations and take actions against violations of law on security industry.
Article 20. Responsibilities of Ministries and ministerial agencies
1. The Ministry of National Defense shall cooperate with the Ministry of Public Security in reviewing, formulating or adjusting the list of security products and specific list of security products; cooperate in assessing capacity of security industry establishments affiliated to the Ministry of National Defense and those affiliated to the Ministry of Public Security to form the basis for exchange, cooperation in research into and manufacturing of products with a view to duty performance and fighting by the People’s Army force, People's Public Security Force and other law enforcement force and avoid overlapping issues and wastefulness.
2. The Ministry of Planning and Investment shall:
a) cooperate with the Ministry of Public Security and relevant agencies in advising the Government and the Prime Minister on unifying state management of formulation and appraisal of decision on investment guidelines and investment in security industry development programs, plans and projects in accordance with regulations of law on public investment;
b) Cooperate with and instruct the Ministry of Public Security to formulate plans for and estimate the costs of developing security industry and incorporate them into the mid-term and annual public investment plans of the Ministry of Public Security;
c) Take charge of balancing and providing investment capital for implementing security industry development programs and plans in accordance with regulations of the Law on State Budget, raise ODA funds for achieving security industry objectives; take charge and cooperate with Ministries and relevant agencies in formulating policies to raise external-source state capital for building and development of security industry.
3. The Ministry of Finance shall:
a) take charge of providing funding for implementing security industry development programs and plans in accordance with regulations of the law on state budget after obtaining approval by a competent authority;
b) provide guidance on conditions, entities and procedures for applying for concessional loans, loans granted by the State, loans guaranteed by the State and other credits in accordance with regulations with respect to programs, plans and projects on development of security industry, and manufacturing and supply of security products in a simple, clear and transparent manner.
c) cooperate with the Ministry of Public Security in providing guidance, inspecting and supervising use of funding for implementing security industry development programs and plans.
4. The Ministry of Industry and Trade shall:
a) cooperate with the Ministry of Public Security and relevant agencies in reviewing and incorporating security industry development and list of security products into programs and strategies for industry development by sectors;
b) cooperate in reviewing, compiling or adjusting the list of security products and submit it to the Government for approval.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) take charge and cooperate with relevant agencies and provincial People’s Committees in considering and suggesting plans for management and use of land intended for security industry development and planning for use thereof to the Prime Minister.
b) cooperate with the Ministry of Finance in providing guidance on regulations on land use and particular land incentives for security industry development programs and projects.
6. The Ministry of Science and Technology shall:
a) take charge, cooperate with and instruct the Ministry of Public Security, organizations and individuals to execute programs for and perform tasks of researching and applying technologies to security industry building and development, focus on researching, applying, updating and developing products and high quality specialized products so as to perform the task of national security protection and social order and safety maintenance in new circumstances;
b) cooperate in, provide instructions and inspect technology transfer and reverse engineering; promulgate national technical regulations on specialized security products; deploy experts and scientists to participate in security industry research and development.
7. The State Bank shall cooperate with the Ministry of Finance in providing specific guidelines for implementing policies on credit extension from the State's investment credit sources; domestic and overseas credit guarantee; credit extension from other sources to security industry development programs and projects in accordance with regulations of law.
Article 21. Responsibilities of provincial People’s Committees
1. Cooperate with Ministries and relevant agencies in performing state management of security industry building and development in conformity with strategies, planning and master plan for socio – economic, security, national defense and regional development.
2. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant agencies in making adjustments or additions to land use plans and planning to provide land for security industry development according to the programs, plans and projects approved by competent authorities. Cooperate in implementing particular mechanisms and policies for local security industry development.
3. Cooperate with the Ministry of Public Security and relevant agencies in requesting a competent authority to approve security industry development programs, plans and projects and organize implementation thereof.
This Decree comes into force from August 01, 2020.
Article 23. Responsibility for implementation
1. The Minister of Public Security shall take charge and cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in providing guidelines for implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of provincial People’s Committees and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF SECURITY PRODUCTS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 63/ND-CP dated June 08, 2020)
No. |
Product group |
Provided/performed by |
Specialized security products |
||
1 |
Specialized and dedicated security combat gears |
Security industry establishments as commissioned or requested |
2 |
Security and national defense weapons and explosive materials |
Security industry establishments and national defense industry establishments as commissioned or requested The procurement and import of these products shall comply with regulations of law when security industry establishments and national defense industry establishments have failed to satisfy the demands |
3 |
Security and national defense arms |
|
4 |
Special armored vehicles, professional technical equipment specially designed for security purposes |
|
5 |
Chemical, biological and testing equipment and products, and documents intended for security purposes |
|
6 |
Electronic, microelectronic and optoelectronic devices designed for security purposes |
|
7 |
Optical equipment and laser equipment designed for security purposes |
|
8 |
Telecommunications equipment, cipher equipment and informatics equipment designed for security purposes |
|
9 |
Works specific to public’s security sector |
|
10 |
Other special-use equipment and supplies designed for security purposes |
|
II. Dual-use security products |
||
1 |
Special and dedicated materials, supplies; special-use military equipment |
Security industry establishments as commissioned or requested or national defense industry establishments as commissioned or bid for |
2 |
Professional documents, political records and newspapers, specialized magazines, forms and templates, anti-counterfeit stamps |
Security industry establishments as commissioned or requested or national defense industry establishments, organizations and individuals eligible to participate in national defense and security activities, as commissioned or bid for |
3 |
Professional technical instruments and equipment |
|
4 |
Chemical, biological and testing equipment and products |
|
5 |
Electronic, microelectronic and optoelectronic devices |
|
6 |
Optical equipment and laser equipment |
|
7 |
Telecommunications equipment and informatics equipment |
|
8 |
Fire and rescue instruments, equipment and products |
|
9 |
Other equipment and supplies |