Chương III Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú: Cơ sở dữ liệu về cư trú
Số hiệu: | 62/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 29/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 07/07/2021 | Số công báo: | Từ số 661 đến số 662 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các thông tin có thể tra cứu trong CSDL về cư trú của công dân
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú 2020.
Theo đó, công dân được cung cấp, trao đổi thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Cụ thể, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm những nội dung đơn cử như sau:
- Số hồ sơ cư trú;
- Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú;
- Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân);
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân (CMND), quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Số CMND, ngày, tháng, năm và nơi cấp CMND; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân;
- Tiền án; Tiền sự; Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư);….
Nghị định 62/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm:
1. Số hồ sơ cư trú.
2. Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
3. Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
4. Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.
5. Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
6. Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
7. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
8. Quan hệ với chủ hộ.
9. Số định danh cá nhân.
10. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
11. Ngày, tháng, năm sinh.
12. Giới tính.
13. Nơi đăng ký khai sinh.
14. Quê quán.
15. Dân tộc.
16. Tôn giáo.
17. Quốc tịch.
18. Tình trạng hôn nhân.
19. Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
20. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.
21. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
22. Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân.
23. Họ, chữ đệm và tên gọi khác.
24. Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).
25. Tiền án.
26. Tiền sự.
27. Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
28. Người giám hộ.
29. Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).
30. Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
31. Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.
32. Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.
1. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý, được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Nâng cấp hạ tầng mạng;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký cư trú;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
3. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú theo thứ tự như sau:
a) Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân;
b) Trường hợp các nguồn thu thập tại điểm a khoản này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú.
1. Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm tổ chức cập nhật thông tin về cư trú của công dân đăng ký thường trú, tạm trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu.
3. Nguyên tắc chỉnh sửa thông tin về công dân:
a) Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Phải có văn bản của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Chỉ người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân.
4. Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó.
1. Cơ sở dữ liệu về cư trú được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân. Căn cứ theo số định danh cá nhân của công dân, các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
a) Nơi thường trú;
b) Nơi tạm trú;
c) Tình trạng khai báo tạm vắng;
d) Nơi ở hiện tại;
đ) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
e) Quan hệ với chủ hộ.
2. Cơ sở dữ liệu về cư trú được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu khác do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu đó.
Cơ quan đề nghị kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu về cư trú có văn bản đề nghị gửi Bộ Công an, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phạm vi, mục đích, thông tin cần chia sẻ.
3. Các trường hợp được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu cư trú để phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Công dân được cung cấp, trao đổi thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
d) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản này có nhu cầu cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân khác phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi công dân đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú đồng ý cho phép cung cấp, trao đổi thông tin.
4. Thủ tục cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có nhu cầu cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải có văn bản đề nghị nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này phải có thêm văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi công dân được đề nghị cung cấp thông tin đăng ký thường trú hoặc tạm trú xem xét, quyết định cho phép cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.
1. Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về cư trú của công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc giải quyết thủ tục hành chính.
2. Sao lưu dữ liệu về cư trú là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về cư trú để bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu cư trú trên hệ thống.
3. Phục hồi dữ liệu cư trú là quá trình khôi phục lại dữ liệu về thời điểm dữ liệu trước khi bị lỗi, hư hỏng hoặc điều chỉnh không đúng quy định. Dữ liệu cư trú được phục hồi khi dữ liệu bị phá hủy, tấn công mạng, truy nhập trái phép.
DATABASE ON RESIDENCE
Article 9. Information of citizens in database on residence
Information of citizens in database on residence includes:
1. Residence document number.
2. Permanent residence, initial date of temporary residence; reason and date of permanent residence removal.
3. Temporary residence, initial date of temporary residence; reason and date of temporary residence removal.
4. Declaration of temporary absence and duration of temporary absence.
5. Current residence, initial date of stay in current residence.
6. Accommodations, duration of accommodation.
7. Full name, personal identification number or ID Card number of household owners and members.
8. Relationship with household owners.
9. Personal identification number.
10. Full name according to birth certificate.
11. Date of birth.
12. Gender.
13. Place of birth declaration.
14. Hometown.
15. Ethnic group.
16. Religion.
17. Nationality.
18. Marital status.
19. Blood group, when citizens request update and present tests identifying their blood group.
20. Full name, personal identification number of ID Card number, nationality of parents, spouses, or legal representatives.
21. Date of death or going missing.
22. ID Card number, date and place of issue; date and place of issue of Citizen Identity Card.
23. Other known full name.
24. Occupation (other than people’s armed forces).
25. Criminal record.
26. Violation record.
27. Adopted intervention.
28. Guardian.
29. Contact information (phone number, fax, email, mailing address).
30. Number, name of competent agency, competent individual capable of issuing and date of issue of documents allowing naturalization of Vietnamese nationality, renunciation of Vietnamese nationality, cancellation of decisions on naturalization of Vietnamese nationality.
31. Number, date of issue, agencies issuing wanted decisions.
32. Other citizen information integrated and shared from other databases.
Article 10. Database on residence
1. Database on residence shall be managed by Ministry of Public Security and connected consistently with police authorities of provinces, districts, and communes.
2. Development of database on residence consists of:
a) Allocating premises, constructing structures, installing machinery and equipment;
b) Equipping necessary equipment;
c) Upgrading network infrastructure;
d) Organizing database; developing residence management, registration software;
dd) Collecting, standardizing and entering data;
e) Storing, backing up, synchronizing data, recovering data; guaranteeing security and safety for information in database;
g) Training and improving officials managing, and operating database;
h) Operating, calibrating, maintaining, and preserving database;
i) Other activities as per the law.
Article 11. Information sources, request and order of collecting, updating citizen information in database on residence
1. Citizen information shall be collected and updated in database on residence from:
a) National database on population, database on Citizen Identity Cards, electronic database on civil status, other national databases and specialized databases shared with database on residence;
b) Documents and records regarding residence registration and management; record of residence registry, residence registration and management documents; record of Citizen Identity Cards; civil status documents.
2. Collection and update of citizen information to database on residence must satisfy following requirements:
a) Citizen information shall only be collected and updated to database on residence after being verified;
b) In case citizen information is collected and updated from multiple sources and is inconsistent, upon collecting and updating citizen information, police authorities of communes or districts in case commune division is not established are responsible for cooperating with civil registry authority, relevant agencies or the citizens to examine legitimacy of the information and for the information prior to collection and update to database on residence;
c) Citizen information that has been collected and updated to database on residence must be fully stored and displaying past updates and revisions.
3. Citizen information shall be collected and updated in database on residence in following order:
a) Citizen information is collected and updated from National database on population, Database on Citizen Identity Cards, documents and records regarding residence registration and management; record of residence registry, residence registration and management documents; record of Citizen Identity Cards;
b) In case sources under Point a of this Clause are unavailable or insufficient, collect and update from database on civil status, civil status documents, other national databases and specialized databases shared with database on residence.
Article 12. Information of citizens in database on residence
1. Police authorities of communes or districts if commune division is not established are responsible for updating residence information of citizens registering for temporary residence, permanent residence within their competence on database on residence and National database on population.
2. Revision to citizen information on database on residence refers to revision to citizen information in case of any change or error during collection, update, management of citizen information in database.
3. Principles of revising citizen information:
a) Only revise citizen information upon detecting any change or error during collection, update, management of citizen information on database on residence;
b) Obtain documents of competent authority regarding revision to citizen information related to information on database on residence;
c) Only competent individuals under Clause 4 of this Article are allowed to revise citizen information.
4. Heads of police authorities of communes or districts in case commune division is not established are responsible for examining legitimacy and accuracy of information before revising information in database on residence and deciding on revision to citizen information on database and assume responsibilities for the revision.
Article 13. Connection, sharing, provision, sharing of information and document in database on residence
1. Database on residence shall be connected and shared with National database on population and database on Citizen Identity Cards. Based on personal identification number of citizens, citizen information on database on residence shared to National database on population consists of:
a) Permanent residence;
b) Temporary residence;
c) Temporary absence declaration;
d) Current residence;
dd) Full name, personal identification number or ID Card number of household owners and members;
e) Relationship with household owners.
2. Database on residence is connected and shared with other databases as decided by Minister of Public Security on the basis of supervisory agencies of said databases.
Agencies that propose connection and sharing with database on residence shall submit written request to Ministry of Public Security which specifies functions, tasks, powers and scope, purposes of shared information.
3. Cases where provision and exchange of information and data in database on residence are permitted:
a) Proceeding agencies may be provided, exchange information and documents on database n residence to serve investigation, prosecution, and trials;
b) Supervisory agencies of specialized databases, regulatory authorities, political organizations, socio-political organizations may be provided, exchange information and data in database on residence to serve management affairs within their functions, tasks, and powers;
c) Citizens may be provided and exchange their information on database on residence;
d) Agencies, organizations, and citizens not specified under Points a, b, and c of this Clause who request to be provided with and exchange information, documents on database on residence of other citizens must obtain verified written consent of the information owners and consent of heads of police authorities of communes or districts in case commune division is not established where the information owners register for temporary residence or permanent residence.
4. Procedures for providing and exchanging information and data in database on residence:
a) Agencies, organizations, and individuals under Clause 3 of this Article that request provision, exchange of information and documents on database on residence must provide written request which specifies purpose and details of information requested for provision and exchange. Cases under Point d Clause 3 of this Article require verified written consent of information owners;
b) Within 2 working days from the date on which written request for provision of information is received, heads police authorities of communes or districts in case commune division is not established where information owners register for temporary residence or permanent residence shall consider and allow provision, exchange of information and documents in database on residence. In case of rejection, respond requesting agencies, organizations, individuals in writing and specify reasons.
Article 14. Use, backup, recovery of residence data
1. Use of citizen information on database on residence must guarantee government secret, personal secret, family secret and private life of citizens. Agencies, organizations, and individuals using residence information of citizens to perform assigned functions, tasks, powers or process administrative procedures.
2. Backing up residence data is recurrent task of supervisory agencies of database on residence to maintain integrity of database on the system.
3. Recovering residence data refers to recovery of data to the moment prior to data being damaged, defective, or inappropriately revised. Residence data must be recovered when data is destroyed, attacked or illegally accessed.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực