Chương 1 Nghị định 61/1998/NĐ-CP: Những quy định chung
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 61/1998/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/08/1998 | Ngày hiệu lực: | 30/08/1998 |
Ngày công báo: | 20/10/1998 | Số công báo: | Số 29 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2011 |
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, có hiệu quả; tăng cường pháp chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định trong Nghị định này bao gồm : doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, kể cả cá nhân và nhóm kinh doanh quy định tại Nghị định số 66/HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) dưới đây gọi chung là doanh nghiệp.
Các cơ quan Nhà nước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp phải theo đúng chức năng, thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định và phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ.
Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự giác thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và phải chấp hành nghiêm chỉnh các kết luận, quyết định phù hợp với phát luật về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc mua chuộc cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
Doanh nghiệp có quyền từ chối việc thanh tra, kiểm tra trái quy định của pháp luật; có quyền khiếu nại các quyết định, kết luận về thanh tra, kiểm tra.
Mọi thành viên của doanh nghiệp có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo đó.
Các khiếu nại, tố cáo về hoạt động thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Article 1.- The inspection and control of the observance of law by production and business establishments aim to help production and business establishments operate according to law and effectively; strengthen jurisdiction in production and business activities, contributing to the perfection of the managerial mechanism and protecting the interests of the State, and the legitimate rights and interests of production and business establishments.
The production and business establishments defined in this Decree include: State enterprises, joint stock companies, limited liability companies, private enterprises including business individuals and groups defined in Decree No.66/HDBT of March 2, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) hereafter collectively referred to as enterprises.
Article 2.- When inspecting and controlling the enterprises in exercise of their function of State management over the enterprises, State agencies must strictly observe the function, competence and procedures stipulated by law and must ensure accuracy, objectivity, openness and democracy.
All acts of misuse and abuse of the inspection and control power to harass and cause difficulties and nuisances to the enterprises.
Article 3.- Inspection and control of an enterprise can be conducted only when it is decided by the Head of a competent State agency; it is forbidden to repeat or conduct more than one inspection and control bearing the same content within a year regarding an enterprise (except extraordinary cases).
Article 4.- At the end of the inspection and control at the enterprise, there must be a written conclusion on the contents of what has been inspected and controlled; the person assigned with the duty of inspection and control must take responsibility before law on his/her conclusion.
Article 5.- The enterprise has the responsibility to regularly check by itself the implementation of the policies and legislation in its production and business activities, willingly discharge its obligations as prescribed by law and strictly carry out the conclusions and decisions conformingly with the legislation on inspection and control of the State agencies.
All acts of obstructing inspection and control activities or buying off officials doing inspection and control work.
Article 6.- The enterprise may refuse an inspection or control that is contrary to the provisions of law and appeal against decisions and conclusions on inspection and control.
Any member of the enterprise has the right to denounce law-breaking acts of the persons entrusted with inspection and control task and shall take responsibility before law on the content of the denunciation.
The complaints and denunciations about inspection and control work at the enterprise must be settled in time and according to law by the competent State agency.