Chương II Nghị định 59/2017/NĐ-CP: Cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép tiếp cận nguồn gen
Số hiệu: | 59/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/05/2017 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp;
b) Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện các bước sau đây:
1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng.
4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập; xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của cá nhân đăng ký;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tiếp cận nguồn gen phải có văn bản hợp tác với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;
d) Đối với việc đăng ký tiếp cận nguồn gen thuộc chương trình, dự án, đề tài chung có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân phải có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện để thực hiện đăng ký tiếp cận nguồn gen.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký về việc xác nhận hoặc từ chối đăng ký tiếp cận nguồn gen, đồng thời nêu rõ lý do từ chối.
1. Sau khi nhận được văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tiến hành thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.
2. Nội dung của Hợp đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác để thực hiện cung cấp hoặc tiếp cận nguồn gen, các tổ chức, cá nhân này tiến hành thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và cùng ký Hợp đồng.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp có trách nhiệm xác nhận Hợp đồng do tổ chức, cá nhân đề nghị.
2. Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét xác nhận, bao gồm:
a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng đã ký giữa các bên liên quan;
c) Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
3. Thời hạn xác nhận Hợp đồng là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị, bao gồm:
a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện;
d) Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị.
2. Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng, tính từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được phát hành. Hồ sơ đề nghị gửi sau thời hạn này được xem là không hợp lệ.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Tổ chức thẩm định:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.
3. Nội dung thẩm định:
a) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;
b) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;
c) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;
d) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;
đ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký; đồng thời nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này.
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen chỉ được sử dụng nguồn gen cho các mục đích đã đăng ký; khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận, phải thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này để được cấp mới Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
2. Yêu cầu đối với việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba:
a) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen không làm thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân chuyển giao phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, bên thứ ba phải thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp và thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này trước khi tiếp nhận nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen;
c) Việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba phải bao gồm chuyển giao các nghĩa vụ được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng đã ký giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận, bao gồm cả quy định về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cho Bên cung cấp.
3. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận và tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
1. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; nội dung các thỏa thuận Hợp đồng về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen phải tuân thủ quy định tại Nghị định này.
2. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.
3. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực:
a) Bên tiếp cận không được tiếp cận nguồn gen kể từ thời điểm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực;
b) Các điều, khoản của Hợp đồng về chia sẻ lợi ích tiếp tục có hiệu lực.
4. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
5. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu.
1. 02 tháng trước khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động tiếp cận nguồn gen phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị gia hạn) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tình hình thực hiện tiếp cận và sử dụng nguồn gen đến thời điểm đề nghị gia hạn theo phạm vi hoạt động tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp và nội dung Hợp đồng đã ký giữa các bên;
c) Bản sao Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp;
d) Bản sao Hợp đồng đã ký giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp;
đ) Văn bản của Bên cung cấp chấp thuận về việc tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen giữa hai bên.
3. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép có trách nhiệm xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Quyết định gia hạn được lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời gian gia hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
5. Tổ chức, cá nhân gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen có trách nhiệm nộp phí gia hạn theo quy định.
1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam;
c) Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép;
d) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp. Quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép;
b) Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký;
c) Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trọng các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh;
c) Giấy giới thiệu của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập bao gồm các thông tin cơ bản về học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài và việc sử dụng nguồn gen phục vụ học tập.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài để tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá không vì mục đích thương mại nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ
c) Văn bản đồng ý tiếp nhận nguồn gen của tổ chức nước ngoài theo đề nghị của tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;
d) Chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có liên quan đến nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài.
3. Đối với nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho đối tượng đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do.
ISSUANCE, EXTENSION AND REVOCATION OF PERMITS
Article 6. Permitting authorities
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue, extend and revoke the permit relating to genetic resources of crop varieties, breeds of livestock and aquatic animals and varieties of forest trees.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue, extend and revoke the permit relating to genetic resources not specified in Clause 1 this Article.
Article 7. Applicants for permits
1. The following entities shall register and apply for permits:
a) Vietnamese organizations and individuals that seek access to genetic resources for commercial purposes and commercial product development purposes;
b) Foreign organizations and individuals that seek access to genetic resources in Vietnam for any purposes;
c) Vietnamese organizations and individuals that wish to take genetic resources abroad, except for the cases specified in Article 20 this Decree.
2. The applicant for the permit who is an individual stated in Clause 1 this Article shall:
a) Obtain a degree (at least a bachelor’s degree) in either Biology, Biotechnology, Pharmacy or Agricultural Science;
b) Act as a member of a science and technology institution operating as prescribed in regulations of a country where such institution was established in the field of Biology, Biotechnology, Pharmacy or Agricultural Science and receive a written guarantee from such institution according to the Specimen No. 1 in the Appendix of this Decree.
Article 8. Requirements for applicants for permits
An applicant stated in Article 7 this Decree shall follow these steps when they seek access to genetic resources:
1. Register access to genetic resources with a permitting authority.
2. Negotiate and conclude the MAT with the Provider.
3. Have the MAT certified by the People's Committee of the commune.
4. Submit an application for the permit to the permitting authority.
5. Provide additional information and documents if requested by the permitting authority during inspection of the application for the permit.
Article 9. Registration of access to genetic resources
1. Organizations and individuals shall submit the application for registration of access to genetic resources (hereinafter referred to as "application for registration") to a permitting authority directly, by post or via the Internet.
2. The application for registration shall include:
a) A completed application form according to the Specimen No. 2 in the Appendix of this Decree;
b) A document proving the legal entity status as regulated by the law of a country where the organization was established; an original or a certified copy of either the passport, the identity card, the citizen card or other documents with a photo attached and personal information issued by a competent authority, which is still valid (hereinafter referred to as “identity papers”);
c) An agreement on cooperation with a Vietnamese science and technology institution if the applicant is a foreign entity;
d) A written authorization granted to a representative/representatives of an organization and individual if genetic resources belong to a common program, project or subject participated in by multiple organizations and individuals.
3. Within 10 days from the day on which the application for registration is received, the permitting authority shall send the applicant a written approval or rejection and provide explanation in case of rejection.
Article 10. Negotiation and conclusion of the MAT
1. After receiving the written approval from the permitting authority, the applicant shall negotiate and conclude the MAT with the Provider.
2. Contents of the MAT are specified in provisions of Article 15 herein.
3. In the cases where multiple organizations and individuals cooperate together in providing or accessing to genetic resources, they shall negotiate the terms and then enter into the MAT.
Article 11. Certification of the MAT
1. The MAT shall be certified by the People's Committee of commune where natural genetic resources are located or the headquarters’ address of the Provider was registered.
2. The application for the MAT certification to the People's Committee of commune shall consist of:
a) A copy of the written approval issued by the permitting authority;
b) The MAT concluded by and between the relevant parties;
c) An original of any of identity papers of the applicant.
3. The time limit for certifying the MAT is 3 working days from the day on which the application is received.
Article 12. Application for permits
1. The application for the permit shall be submitted to a permitting authority directly or by post. Such application shall include:
a) A copy of the written approval issued by the permitting authority;
b) The MAT concluded by and between the relevant parties and certified by the People’s Committee of commune;
c) A written approval granted by the managing authority as stipulated in regulations of law if the genetic resources are included in a list of conditional genetic resources;
d) Documents prescribed in Clause 2 Article 7 herein if the applicant is an individual.
2. The application shall be submitted to the permitting authority within 12 months from the day on which the written approval is made. The application will be rejected if it is submitted after the aforesaid time limit.
Article 13. Inspection and issuance of permits
1. Within 5 working days from the day on which the application is received, the permitting authority shall send the applicant either a written approval of the application, a written request for additional documents or a written rejection if the application is invalid. Additional documents shall be fully submitted within 60 days from the day on which the written request for additional documents is received.
2. Inspection:
a) Within 30 days from the day on which the valid application is received, the permitting authority shall inspect the application for non-commercial research purposes;
b) Within 90 days from the day on which the valid application is received, the permitting authority shall set up a council for inspecting the application for access to genetic resources for commercial research purposes and/or commercial product development purposes; An inspection council is composed of: representative(s) of the Ministry of Natural Resources and Environment, representative(s) of the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, the People’s Committee of the province where genetic resources are accessed and relevant experts.
3. The inspection shall deal with:
a) Satisfaction of requirements and provisions defined in Article 59 of the Law on Biodiversity;
b) Completeness and accuracy of information about the application;
c) Compliance of contents of the MAT with applicable law;
d) Assessment of impacts of access to genetic resources on the biodiversity, economics and society;
dd) Applicant’s capacity for access to and benefit sharing arising from genetic resources.
4. Within 15 days from the day on which the inspection result is given, the head of the permitting authority shall consider issuing the permit to the applicant. If the application is rejected, the permitting authority shall provide the applicant with explanation in writing.
5. The Minister of Natural Resources and Environment and the Minister of Agriculture and Rural Development shall stipulate organization and operation of the inspection council and specify the tasks of an affiliated unit that is designated to be the standing inspection authority.
Article 14. Revision to purposes of access to genetic resources; transfer of genetic resources and derivatives thereof to the third party and registration of intellectual property rights to utilization of genetic resources
1. The entity that is granted the permit (the User) is only entitled to utilize genetic resources for registered purposes; in case of any revision to such purposes, the User shall comply with provisions in Article 10, Article 11 and Article 12 herein in order to be reissued with the permit.
2. Requirements for the transfer of genetic resources and derivatives thereof from the User to the third party:
a) If the transfer of genetic resources and derivatives thereof does not change the purposes of utilization specified in the permit, the User shall send a notice to the permitting authority;
b) If the transfer of genetic resources and derivatives thereof make changes to the purposes of utilization specified in the permit, the third party shall negotiate and then conclude a MAT for access to genetic resources and benefit sharing with the User and follow the procedures in Article 10, Article 11 and Article 12 herein prior to access to genetic resources and derivatives thereof;
c) The transfer of genetic resources and derivatives thereof that are granted the permit to the third party shall include the transfer of obligations as prescribed in the permit and the MAT together with provisions on access to genetic resources to the Provider.
3. The registration of intellectual property rights to achievements in the utilization of genetic resources and derivatives thereof is required to specify origins of accessed genetic resources and consistent with provisions in Clause 2 Article 22 herein.
Article 15. Mutually Agreed Terms (MAT)
1. Contents of the MAT are stated in the completed form according to the Specimen No. 3 in the Appendix attached hereto; agreements of the MAT for benefit sharing arising from utilization of genetic resources shall be consistent with provisions herein.
2. The MAT shall only be effective after the permit is issued by the permitting authority.
3. Execution of the MAT when the permit expires:
a) The User is not eligible for access to genetic resources from the date on which the permit expires;
b) Terms of the MAT shall remain effective.
4. The execution of the MAT when the permit is revoked shall be subject to Clause 3 Article 18 herein.
5. Any dispute and complaint related to access to genetic resources and benefit sharing arising from their utilization shall be handled under regulations of Vietnam law and the international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 16. Contents and validity period of permits
1. The form of the permit shall be completed under the Specimen No. 4 in the Appendix attached hereto.
2. The validity period of the permit shall be determined by the permitting authority according to the objective and the plan for access to genetic resources specified in the application for the permit but not exceeding 3 years.
3. The applicant that is granted the permit is entitled to take genetic resources abroad, except for genetic resources that are prohibited and restricted to export.
Article 17. Extension of permits
1. Within 2 months before the permit expires, the applicant that wishes to continue access to genetic resources shall submit an application for extension of the permit (hereinafter referred to as “application for extension”) to a permitting authority directly or by post.
2. The application for extension shall include:
a) A completed form according to the Specimen No. 5 in Appendix attached hereto;
b) A report on progress of access to and utilization of genetic resources by the date of submission of the application for extension according to the scope stated in the permit and contents of the MAT;
c) A copy of the permit;
d) A copy of the MAT;
dd) The Provider’s written consent to continue access to genetic resources.
3. Within 30 days from the day on which the valid application for extension is received, the permitting authority shall consider extending the permit. A decision on extension shall be made in line with the Specimen No. 6 in Appendix attached hereto.
4. The maximum duration of extension of the permit shall be granted according to Clause 2 Article 16 herein.
5. The applicant is responsible for covering the extension fee(s) as regulated.
Article 18. Revocation of permits
1. The permit shall be revoked by the permitting authority if one of the following cases is found:
a) The applicant provides false information to be granted the permit;
b) Access to genetic resources has harmful effects on people's health, damage environment, national security, defense and interest;
c) The applicant seeks access to genetic resources that exceeds his/her permitted area;
d) Other violations as regulated by law.
2. Within 30 days from the day on which the information about violations or complaint against the permit is received, the permitting authority shall finish processing the application to make a decision on revocation of the permit. The decision on revocation of the permit shall be made according to the Specimen No. 7 in the Appendix of this Circular.
3. From the day on which the decision on revocation of the permit, the entity that is granted the permit shall:
a) Neither be entitled to get access to nor utilize permitted genetic resources;
b) Carry on performing agreements on benefit sharing arising from accessed genetic resources as specified in the MAT;
c) Compensate for damage to the environment and the biodiversity and rehabilitation thereof as stipulated in regulations of Vietnam law (if any).
Article 19. Fees for inspection of applications for issuance and extension of permits
The applicant shall pay fees for inspection of application for issuance or extension of the permit as regulated in law on fees and charges.
Article 20. Requirements applied to Vietnamese students, postgraduates and science and technology institutions when taking genetic resources abroad
1. Any Vietnamese student or postgraduate who wishes to take genetic resources abroad for study purposes shall file an application to a permitting authority either directly, by post or via the Internet. Such application consists of:
a) A completed application form provided in the Specimen No. 8 in the Appendix of this Decree;
b) An original or a certified true copy of any of identity papers of the student or the postgraduate;
c) A written reference specifying basic information about the student or the postgraduate and the utilization of the genetic resources for study purposes made by a science and technology institution or a training institution in a foreign country where he/she studies.
2. A Vietnamese science and technology institution that wishes to take genetic resources abroad for non-commercial research purposes shall file the application to the permitting authority stated in Article 6 herein either directly, by post or via the Internet. Such application consists of:
a) A completed application form provided in the Specimen No. 8 in the Appendix of this Decree;
b) A document proving the legal entity status of the science and technology institution;
c) A written acceptance of genetic resources of a foreign science and technology institution as requested by the Vietnamese one;
d) A program/subject/project or tasks approved by the permitting authority related to genetic resources to be taken abroad.
3. If genetic resources to be taken abroad are on the list of conditional genetic resources, the applicant shall enclose a document specifying opinions of a relevant authority as regulated by law apart from the documents in the aforementioned application.
4. Within 15 days from the day on which the valid application is received, the head of the permitting authority shall consider permitting the genetic resources to be taken abroad for non-commercial research purposes as provided in the Specimen No. 9 in the Appendix of this Decree. If the application is rejected, the permitting authority shall send a notice specifying the explanation to the applicant.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực