Chương I Nghị định 59/2017/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 59/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/05/2017 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về quản lý hoạt động tiếp cận để sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiếp cận để sử dụng nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu hoặc phát triển sản phẩm thương mại.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bên cung cấp” là tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý nguồn gen theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật đa dạng sinh học.
2. “Bên tiếp cận” là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tiếp cận để sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. “Bên thứ ba” là tổ chức, cá nhân tiếp cận để sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen được chuyển giao từ Bên tiếp cận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
4. “Công nghệ sinh học” là bất kỳ ứng dụng công nghệ nào có sử dụng các hệ thống sinh học, cơ thể sống hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra, làm biến đổi sản phẩm hoặc các quá trình vì mục đích sử dụng cụ thể.
5. “Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” là bản thông tin điện tử có các thông tin cơ bản của Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích do Cơ quan đầu mối quốc gia đăng tải trên Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học.
6. “Dẫn xuất” là một hợp chất hóa sinh được tạo ra một cách tự nhiên do hoạt động biểu hiện của gen hoặc quá trình trao đổi chất của các nguồn tài nguyên sinh học hoặc di truyền, ngay cả khi hợp chất hóa sinh này không chứa các đơn vị có chức năng di truyền.
7. “Giấy phép tiếp cận nguồn gen” là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Bên tiếp cận để thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen với các mục đích: nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại; phát triển sản phẩm thương mại.
8. “Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” là hợp đồng thỏa thuận giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận về các điều khoản và điều kiện để thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen cho các mục đích sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (sau đây gọi là Hợp đồng).
9. “Nghị định thư Nagoya” là tên viết tắt của Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học.
10. “Nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen” là nơi có nguồn gen ở trạng thái hoang dã hoặc là nơi nguồn gen đã được thuần hóa và sản xuất lâu đời.
11. “Sử dụng nguồn gen” là các hoạt động nghiên cứu và phát triển có sử dụng các thành phần di truyền, hóa sinh và dẫn xuất của nguồn gen, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ sinh học theo quy định tại Nghị định này.
1. Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ quốc gia.
2. Bên tiếp cận là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn gen.
4. Việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya.
2. Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya có trách nhiệm:
a) Thực hiện thống nhất quản lý hoạt động cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Làm đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin với Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học thông qua Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định của Nghị định thư Nagoya; chủ trì xây dựng Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Nagoya tại Việt Nam; kiến nghị, đề xuất việc thực hiện và tổ chức thực hiện theo phân công của Chính phủ các quyết định của Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Nagoya; điều phối, tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Nagoya;
c) Phối hợp với các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Nagoya áp dụng đối với các nguồn gen của Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
This Decree deals with management of access to genetic resources and benefit sharing arising from their utilization under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam.
This Decree applies to organizations and individuals involved in access to and utilization of genetic resources for the purposes of research or commercial product development.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “Provider” is an entity appointed by the State to manage genetic resources as specified in Clause 2 Article 55 of the Law on Biodiversity.
2. “User” is an entity engaging in access to genetic resources for their utilization under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam.
3. “Third party” is an entity involved in access to genetic resources for their utilization and derivatives thereof to which the User that permitted by a competent State authority (hereinafter referred to as "permitting authority”) transfers.
4. “Biotechnology” means any technological application that uses biological systems, living organisms, or derivatives thereof, to make or modify products or processes for specific use.
5. “Internationally Recognized Certificate of Compliance with access to genetic resources and benefit sharing (IRCC)” is a record generated when the national focal point publishes a permit for access to genetic resources and Mutually Agreed Terms for access to genetic resources and benefit sharing on the Access and Benefit-sharing Clearing-House (ABSCH) of the Secretariat of the Convention on Biological Diversity.
6. “Derivative” is a naturally occurring biochemical compound resulting from the genetic expression or metabolism of biological or genetic resources, even if it does not contain functional units of heredity.
7. “Permit” means a permit that is issued by a competent authority to allow a user to access genetic resources for commercial research or non-commercial research purposes; or for commercial product development purposes.
8. “Mutually Agreed Terms (MAT)” means an agreement between the Provider of genetic resources and the User on the terms and conditions of access and use and the benefits to be shared between both parties.
9. “Nagoya Protocol” is a protocol on access to genetic resources and the fair and equitable sharing of benefits arising from their utilization, which is a supplementary agreement to the Convention on Biological Diversity.
10. “Origin of genetic resources” is a place/country where either the genetic resources are obtained from the wild or they are domesticated and cultivated for a long time.
11. “Utilization (of genetic resources)” means to conduct research and development on the genetic and/or biochemical composition of genetic resources and derivatives thereof, including through the application of biotechnology as prescribed herein.
Article 4. Rules for managing access to genetic resources and benefit sharing arising from their utilization
1. The Vietnamese State shall exercise sovereignty over all genetic resources in the Vietnamese territory.
2. The foreign User is only entitled to engage in access to genetic resources after being permitted by a permitting authority.
3. Vietnamese organizations and individuals are encouraged to participate in research and development on genetic resources.
4. The benefit sharing arising from the utilization of genetic resources shall be fair and equitable among relevant parties and shall contribute to the effective management of biological resources, promote the scientific research and the commercialization of genetic resources and focus on the role of indigenous and local communities in conservation and sustainable utilization of genetic resources.
Article 5. Implementation of the Nagoya Protocol by a national focal point
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall act as the national focal point to implement the Nagoya Protocol.
2. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment:
a) Ensure consistency in management of issuance, extension and revocation of the permit;
b) Act as a focal point for information exchange with the Secretariat of the Convention on Biological Diversity through the ABSCH as specified in the Nagoya Protocol; take charge of the preparation for the national report on the implementation of the Nagoya Protocol in Vietnam; propose and recommend the implementation and implement decisions of the Conference of the Parties to the Nagoya Protocol as assigned by the Government; coordinate and fulfill national obligations to the Nagoya Protocol;
c) Cooperate with other countries in taking measures to implement the Nagoya Protocol applied to Vietnamese genetic resources in foreign countries; carry out the bilateral and multilateral international cooperation in access to genetic resources and benefit sharing.