Chương 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP: Kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể thanh lý
Số hiệu: | 59/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/07/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2009 |
Ngày công báo: | 10/08/2009 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, ngân hàng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và biện pháp đã áp dụng, biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục.
1. Ngân hàng có thể được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp sau:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
c) Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán và quy định cụ thể những trường hợp được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
1. Căn cứ báo cáo của ngân hàng quy định tại Điều 88 Nghị định này và khả năng tự chấn chỉnh của ngân hàng hoặc qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đặt ngân hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2. Quyết định đặt ngân hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm những nội dung sau:
a) Tên của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban Kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan có liên quan trên địa bàn để phối hợp. Quyết định này không được công khai trước công chúng.
1. Ban Kiểm soát đặc biệt được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Luật các Tổ chức tín dụng.
2. Trưởng Ban Kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định; chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt ngân hàng; chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều hành Ban Kiểm soát đặc biệt và các quyết định liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt ngân hàng.
3. Ban Kiểm soát đặc biệt phải có tối thiểu 03 thành viên, thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước;
b) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong ngành ngân hàng;
d) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
4. Các thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc thực thi nhiệm vụ của mình. Việc thay thế thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
5. Trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định một ngân hàng khác tham gia kiểm soát đặc biệt ngân hàng và chỉ định cán bộ của ngân hàng đó tham gia vào Ban Kiểm soát đặc biệt.
1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban Kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó.
2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật trừ trường hợp bị đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng.
3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
4. Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban Kiểm soát đặc biệt.
5. Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ban Kiểm soát đặc biệt.
6. Thực hiện chế độ tiết giảm đến mức thấp nhất chi tiêu tài chính nhằm giảm bớt tổn thất về tài chính.
7. Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc do Ban Kiểm soát đặc biệt.
1. Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc trong trường hợp sau:
a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn hoặc ngân hàng không có khả năng giải quyết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi giấy phép hoạt động;
b) Ngân hàng đã khắc phục được các nguyên nhân gây nên tình trạng kiểm soát đặc biệt và trở lại hoạt động bình thường;
c) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng được tổ chức lại theo các quy định của pháp luật;
d) Ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản và không có khả năng phục hồi hoạt động, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định kết thúc kiểm soát đặc biệt. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.
Việc phá sản ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, ngân hàng phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước.
2. Hết thời hạn hoạt động nhưng không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
1. Trong trường hợp ngân hàng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi giải thể theo quy định tại Điều 95 Nghị định này, ngân hàng phải tiến hành thanh lý dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do ngân hàng bị thanh lý chịu.
SPECIAL CONTROL, BANKRUPTCY, DISSOLUTION AND LIQUIDATION
Article 89. Reporting on solvency difficulties When any danger of losing its capacity to pay its clients occurs, a bank shall promptly report to the State Bank on its financial status, causes and remedies already taken and to be taken.
Article 90. Imposition of special control
1. A bank may be placed under special control when:
a/ It faces the danger of losing its solvency;
b/ Its irrecoverable debts are in danger of insolvency;
c/ Its accumulated losses are larger than 50% of the actual charter capital and funds.
2. The State Bank shall examine and promptly detect cases in danger of losing solvency and liquidation capacity and specify cases to be placed under special control.
Article 91. Decisions on special control
1. Based on a bank's report under Article 88 of this Decree and its self-adjustment capacity or through examination, inspection and supervision by the State Bank, the State Bank Governor may decide to place the bank under special control.
2. A decision to place a bank under special control covers the following contents:
a/ Name of the bank to be placed under special control;
b/ Reasons for such control;
c/ Full names of members and specific tasks of the Special Control Commission;
d/ Special control duration.
3. The State Bank shall notify special control decisions to competent state agencies and concerned agencies in localities for coordination. These decisions must not be publicized.
Article 92. The Special Control Commission
1. The Special Control Commission shall be set up under the State Bank Governor's decision. The State Bank Governor shall appoint the head of the Special Control Commission. The tasks, powers and responsibilities of the Special Control Commission comply with Article 94 of the Law on Credit Institutions.
2. The head of the Special Control Commission shall assign tasks to the Commission's members within the assigned tasks and vested powers; handle issues related to special control of the bank; take responsibility before the State Bank Governor for the administration of the Special Control Commission and decisions related to special control of the bank.
3. The Special Control Commission must have at least 3 members. A member of the Special Control Commission must meet the following criteria:
a/ Being a staff member of the State Bank;
b/ Possessing university or higher decree in economics, law or a professional domain relevant to his/her assignment;
c/ Having worked in the banking service for at least 3 years;
d/ Not being an affiliated person of members of the Board of Directors and Control Board and Director General of the bank placed under special control.
4. Members of the Special Control Commission shall perform tasks assigned by the head and take responsibility to the head for their task performance. The State Bank Governor may decide to replace members of the Special Control Commission.
5. When necessary, the State Bank Governor may appoint a bank to join in the special control of another bank and appoint staff of that bank to the Special Control Commission.
Article 93. Responsibilities of the Board of Directors. Control Board and Director General of the bank under special control
1. To work out a scheme to consolidate the bank's organization and operation, then submit it to the Special Control Commission for approval and implement it.
2. To continue governing, controlling and operating the bank and ensure property safety for the bank under law unless they are suspended from such governance, operation and control.
3. To be responsible for issues related to the bank's organization and operation before, during and after the special control.
4. To seriously satisfy requirements of the Special Control Commission.
5. To report on the application of special control measures as requested by the Special Control Commission and its results.
6. To minimize spending to mitigate financial losses.
7. To arrange working places and equipment for the Special Control Commission.
Article 94. Termination of special control
1. Special control terminates when:
a/ The special control duration terminates without being extended or the bank fails to solve problems leading to the imposition of special control and the State Bank decides to revoke the bank's operation license;
b/ The bank has solved problems leading to the imposition of special control and resumes its normal operation;
c/ Before the special control duration terminates, the bank is reorganized under law;
d/ The bank goes bankrupt, is incapable of recovering operation and declared bankrupt by a competent state agency under the bankruptcy law.
2. The State Bank Governor shall decide to terminate special control. Such decision shall be notified to concerned agencies.
Section 2. BANKRUPTCY, DISSOLUTION AND LIQUIDATION
Bankruptcy of banks complies with the bankruptcy law.
Article 96. Cases of bank dissolution
1. The bank requests for dissolution at its own will, if it can fully pay debts and such dissolution is approved by the State Bank. In this case, the bank shall submit a request for dissolution to the State Bank at least 180 days before the tentative date of its closure.
2. Its operation duration expires and the bank does not apply for extension of operation or its extension application is not approved by the State Bank.
3. The bank has its establishment and operation license revoked, in any of the cases below:
a/ When any of the cases specified at Points a, b, d and e, Clause 1, Article 29 of the Law on Credit Institutions;
b/ When the conditions specified in Clause 1, Article 28 of the Law on Credit Institutions are not fully met;
c/ When the bank ceases operation for 12 consecutive months.
1. When a bank is declared bankrupt, its liquidation complies with the bankruptcy law.
2. When a bank is dissolved under Article 95 of this Decree, it must be liquidated under the State Bank's supervision.
3. The liquidated bank shall cover all liquidation-related expenses.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực