Chương 3 Nghị định 59/2009/NĐ-CP: Quy định về tổ chức quản lý ngân hàng
Số hiệu: | 59/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/07/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2009 |
Ngày công báo: | 10/08/2009 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng phải có trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính do ngân hàng tự quyết định.
2. Ngân hàng được mở sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, được thành lập đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Ngân hàng được thành lập công ty trực thuộc để hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản lý, khai thác, bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho ngân hàng xử lý thu hồi nợ.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
Việc tổ chức lại ngân hàng được thực hiện theo các quy định của pháp luật và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần) hoặc chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc thành viên góp vốn (đối với ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
2. Hội đồng quản trị phải có tối thiểu 03 thành viên và không quá 11 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Tối thiểu 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là người không điều hành và thành viên độc lập, trong đó có tối thiểu 02 thành viên độc lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là thành viên độc lập.
3. Cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người là người đại diện vốn góp của một tổ chức không được chiếm quá 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên của Hội đồng quản trị (quy định này chỉ áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần).
4. Số thành viên Hội đồng quản trị chưa có bằng Đại học không vượt quá 1/4 (một phần tư) tổng số thành viên Hội đồng quản trị.
5. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm. Nhiệm kỳ củ thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị được bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản trị bị đương nhiên mất tư cách, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
6. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá 1/3 (một phần ba) theo quy định tại Điều lệ ngân hàng hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng theo quy định, ngân hàng phải tiến hành bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị theo quy định.
7. Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của mình.
8. Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị. Chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quy định.
9. Hội đồng quản trị phải thành lập các Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong đó tối thiểu phải có 02 Ủy ban là: Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro và Ủy ban về vấn đề nhân sự.
1. Ban Kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng.
2. Ban Kiểm soát của ngân hàng có tối thiểu 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định, trong đó phải có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên là chuyên trách.
3. Ban Kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
4. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát không quá 05 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế thành viên bị đương nhiên mất tư cách, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ. Ban Kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Ban Kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
5. Trường hợp số thành viên Ban Kiểm soát bị giảm quá 1/3 (một phần ba) theo quy định tại Điều lệ ngân hàng hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng theo quy định, ngân hàng phải tiến hành bổ sung đủ số lượng thành viên Ban Kiểm soát theo quy định.
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc hoặc thuê Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng.
2. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá 05 năm. Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Hội đồng quản trị quy định cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc.
1. Những người sau đây không được là Kế toán trưởng, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty trực thuộc của ngân hàng:
a) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án tích;
c) Người đã từng bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm sở hữu; người đã từng bị kết án về các tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
d) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
e) Bố mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị Tổng giám đốc không được là Kế toán trưởng của ngân hàng;
g) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
2. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của ngân hàng:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt đồng, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
d) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này hoặc bị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật xác định người đó có sai phạm dẫn đến việc ngân hàng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
đ) Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được là thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng.
1. Thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng:
a) Không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng đó;
b) Không được đồng thời là người quản lý của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp được sự đồng ý của Hội đồng quản trị mà mình đang là thành viên hoặc tổ chức đó là công ty trực thuộc của ngân hàng;
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng không được đồng thời là người điều hành của ngân hàng đó; không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty trực thuộc của ngân hàng.
2. Thành viên Ban Kiểm soát:
a) Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành, nhân viên của ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng;
b) Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban Kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tại ngân hàng;
c) Trưởng Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, người điều hành của tổ chức tín dụng khác.
3. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc không được đồng thời là người điều hành hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty trực thuộc của ngân hàng; không được đồng thời tham gia điều hành tại doanh nghiệp khác.
1. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này;
c) Hiểu biết về hoạt động ngân hàng:
- Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế hoặc luật; hoặc
- Có ít nhất 03 năm làm người quản lý doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán; hoặc
- Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số vốn cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết của ngân hàng, và: có chứng chỉ xác nhận đã qua chương trình đào tạo về ngân hàng của cơ quan có thẩm quyền hoặc có ít nhất 01 năm làm việc trong ngành ngân hàng;
d) Đối với thành viên Hội đồng quản trị độc lập: ngoài những tiêu chuẩn nêu tại các điểm a, b và c khoản này, phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn và tính độc lập theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Ban Kiểm soát:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này;
c) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
d) Không phải là người có liên quan của người quản lý ngân hàng;
đ) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm (đối với thành viên Ban Kiểm soát chuyên trách).
3. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Tổng giám đốc:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này;
c) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
- Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 03 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc, (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại; hoặc
- Có bằng Đại học hoặc trên đại học về các ngành không phải ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 05 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại.
d) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
4. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty trực thuộc:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này; đối với Phó Tổng giám đốc không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
b) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:
(i) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc
(ii) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.
c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
5. Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều này, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của ngân hàng thương mại Nhà nước phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
1. Không phải là người đang làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng hoặc đã làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng bất kỳ thời gian nào trong 03 năm liền kề trước đó.
2. Không phải là người đang hưởng lương và thù lao, phụ cấp khác của ngân hàng ngoài những khoản được hưởng theo tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị.
3. Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đó không thuộc một trong các trường hợp sau: sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên đối với ngân hàng thương mại cổ phần; là người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng vào thời điểm hiện tại hoặc bất kỳ thời gian nào trong 03 năm liền kề trước đó.
4. Không phải là người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó; không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
5. Không cùng người có liên quan theo quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định này sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng thương mại cổ phần.
1. Các trường hợp đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết;
b) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
c) Tư cách pháp nhân của cổ đông là tổ chức (mà người đó là đại diện vốn góp) chấm dứt;
d) Tư cách làm người đại diện theo ủy quyền chấm dứt;
đ) Bị tòa án quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Ngân hàng bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;
g) Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y các chức danh của nhiệm kỳ mới có hiệu lực;
h) Hợp đồng thuê Tổng giám đốc hết hiệu lực.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được các đối tượng bị đương nhiên mất tư cách theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị của ngân hàng phải có văn bản báo cáo kèm tài liệu chứng minh cụ thể gửi Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này trước pháp luật; đồng thời thực hiện các thủ tục để bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo các quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng sau khi bị xác định mất tư cách đương nhiên vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hoặc các quyết định cố ý làm sai của mình trong thời gian đương nhiệm.
4. Chức danh được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y trước đây của những người bị mất tư cách đương nhiên quy định tại khoản 1 Điều này đương nhiên hết hiệu lực.
1. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng bị xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
b) Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
c) Không đảm bảo yêu cầu về tính độc lập đối với thành viên Hội đồng quản trị độc lập;
d) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị) trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Bị cơ quan quản lý nhà nước xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định này;
e) Khi cơ quan có thẩm quyền bầu, bổ nhiệm xét thấy cần thiết;
g) Các trường hợp khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hoặc các quyết định cố ý làm sai của mình trong thời gian đương nhiệm.
3. Chức danh đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y đương nhiên hết hiệu lực khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của ngân hàng.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị ngân hàng phải có văn bản thông báo kèm tài liệu chứng minh cụ thể gửi Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này trước pháp luật; đồng thời thực hiện các thủ tục để bầu, bổ nhiệm chức danh bị khuyết theo các quy định của pháp luật.
1. Trường hợp ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban Kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước thành lập có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc nếu xét thấy cần thiết.
2. Trường hợp Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc ngân hàng vi phạm quy định tại Điều 20 Nghị định này, vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Ngân hàng Nhà nước có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của những đối tượng vi phạm này nếu xét thấy cần thiết.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng có thể bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan bảo vệ pháp luật.
4. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều này phải có trách nhiệm tham gia xử lý các tồn tại và sai phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của ngân hàng hoặc Ban Kiểm soát đặc biệt hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Việc bầu, bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng phải được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm). Ngân hàng Nhà nước quy định về thủ tục, hồ sơ đề nghị chuẩn y việc bầu, bổ nhiệm các chức danh này.
2. Ngân hàng quy định và tự chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước danh sách những người được bổ nhiệm kèm sơ yếu lý lịch của những người này.
Việc công khai các lợi ích có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 118 Luật Doanh nghiệp.
1. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của ngân hàng.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất vì lợi ích của ngân hàng.
3. Trung thành với lợi ích của ngân hàng; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của ngân hàng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của ngân hàng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác hoặc làm tổn hại tới lợi ích của ngân hàng.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho ngân hàng về quyền lợi có thể gây xung đột mà họ có được ở các tổ chức kinh tế, các giao dịch hoặc cá nhân khác và chỉ được sử dụng những cơ hội đó khi Hội đồng quản trị đã xem xét và chấp thuận.
5. Không được cạnh tranh bất hợp pháp với ngân hàng hoặc tạo điều kiện cho bên thứ ba gây tổn hại lợi ích của ngân hàng.
6. Không được tạo điều kiện để cá nhân mình hoặc người có liên quan của mình quy định tại khoản 10 Điều 5 Nghị định này vay vốn ngân hàng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của pháp luật và của ngân hàng.
7. Không được tăng lương, thù lao, trả thưởng khi ngân hàng bị lỗ.
8. Các nghĩa vụ khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc do Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần), chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Hội đồng quản trị (đối với ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) xem xét, quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định tại Điều 117, Điều 125 Luật Doanh nghiệp.
1. Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 5, 6 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngân hàng có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ của ngân hàng quy định, trừ các loại cổ phần ưu đãi dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng.
3. Cổ phần ưu đãi biểu quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Doanh nghiệp.
4. Cổ phần ưu đãi cổ tức:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng và chỉ được trả khi ngân hàng có lãi. Trường hợp ngân hàng kinh doanh thua lỗ thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do Đại hội đồng cổ đông quyết định và được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý, điều hành khác của ngân hàng không được mua cổ phần ưu đãi cổ tức của chính ngân hàng phát hành. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do Điều lệ ngân hàng quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
5. Ngân hàng phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
6. Cổ phần của cổ đông sáng lập thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.
1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
a) Các quyền theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp;
b) Được chuyển nhượng cổ phần hoặc bán lại cổ phần cho ngân hàng theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng;
c) Được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền được ủy quyền lại bằng văn bản cho người khác nếu được cổ đông đồng ý;
d) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ ngân hàng, có các quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp;
đ) Việc đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 79 Luật Doanh nghiệp nhưng danh sách ứng cử viên phải được gửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định.
2. Cổ đông ưu đãi biểu quyết có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Doanh nghiệp.
3. Cổ đông ưu đãi cổ tức có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp.
1. Cổ đông của ngân hàng phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
a) Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn do ngân hàng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi số vốn đã góp vào ngân hàng;
b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi ngân hàng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng, trừ trường hợp được ngân hàng hoặc người khác mua lại cổ phần theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của ngân hàng phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần tại ngân hàng;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 80 Luật Doanh nghiệp.
2. Cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận ủy thác đầu tư; nếu không cung cấp thông tin cho ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng phát hiện ra chủ sở hữu thực sự, ngân hàng có quyền đình chỉ các quyền cổ đông liên quan đến số cổ phần không công khai chủ sở hữu thực sự.
1. Các nội dung liên quan đến Sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Doanh nghiệp.
2. Xác lập danh sách cổ đông:
a) Ngân hàng quy định cụ thể về thời điểm xác lập danh sách các cổ đông được hưởng các quyền của cổ đông và phải đảm bảo cổ đông có đủ thời gian để đăng ký những thay đổi về bản thân và số cổ đông mà mình sở hữu với ngân hàng trước thời điểm nói trên;
b) Các giao dịch chuyển nhượng cổ phần phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày chốt danh sách cổ đông đến ngày quyền của cổ đông được thực hiện, người chuyển nhượng là người được hưởng các quyền của cổ đông.
1. Một cổ đông cá nhân được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ của một ngân hàng.
2. Một cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng.
3. Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng.
4. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước quyết định mức sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trên cơ sở lợi ích quốc gia.
5. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.
6. Trường hợp các tổ chức, cá nhân nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, sau khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phải tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần tại Điều này.
1. Các nội dung liên quan đến cổ phiếu thực hiện theo quy định tại Điều 85 Luật Doanh nghiệp.
2. Cổ phiếu của ngân hàng không được sử dụng để cầm cố tại chính ngân hàng phát hành cổ phiếu đó.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày khai trương hoạt động (đối với ngân hàng thành lập mới) hoặc từ ngày ngân hàng đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về mức vốn điều lệ mới (đối với ngân hàng đang hoạt động), ngân hàng phải phát hành cổ phiếu mới cho các cổ đông trong trường hợp cổ phiếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ.
1. Việc chào bán và chuyển nhượng cổ phần thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 Điều 87 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngân hàng quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng cổ phần phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông. Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và ngân hàng phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
3. Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sau đây phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi chuyển nhượng:
a) Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu;
b) Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại.
4. Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng.
5. Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này:
a) Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
b) Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án.
6. Việc chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng niêm yết được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
7. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài việc tuân thủ theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác của ngân hàng phải đảm bảo các quy định sau:
1. Tuân thủ quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn tại các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đối với trái phiếu chuyển đổi:
a) Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của ngân hàng phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành;
b) Việc ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
c) Ngân hàng quy định cụ thể về phương thức phát hành, thời điểm phát hành, thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, biên độ biến động giá cổ phiếu, mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, các quyền và nghĩa vụ của người sở hữu trái phiếu chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Những thông tin này phải được công khai vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi;
d) Thủ tục, hồ sơ xin phát hành trái phiếu chuyển đổi được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành khác có liên quan.
Ngoài việc tuân thủ theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác của ngân hàng phải đảm bảo các quy định sau:
1. Tuân thủ quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn tại các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đối với trái phiếu chuyển đổi:
a) Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của ngân hàng phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành;
b) Việc ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
c) Ngân hàng quy định cụ thể về phương thức phát hành, thời điểm phát hành, thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, biên độ biến động giá cổ phiếu, mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, các quyền và nghĩa vụ của người sở hữu trái phiếu chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Những thông tin này phải được công khai vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi;
d) Thủ tục, hồ sơ xin phát hành trái phiếu chuyển đổi được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành khác có liên quan.
Cổ phần, trái phiếu của ngân hàng được mua bằng tiền Việt Nam và phải thanh toán đủ một lần.
1. Việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của ngân hàng thực hiện theo quy định tại Điều 90, Điều 91 Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 92 Luật Doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định và các điều kiện liên quan khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc ngân hàng mua lại cổ phần của chính mình phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện nếu dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng.
1. Các nội dung liên quan đến Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 96 Luật Doanh nghiệp.
2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của ngân hàng.
b) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
c) Thông qua Quy định nội bộ về tổ chức hoạt động, chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này;
đ) Quyết định tổng mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác hàng năm đối với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát;
e) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng;
g) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
h) Quyết định việc mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Nghị định này;
i) Thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi;
k) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân phối lợi nhuận;
l) Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao;
m) Quyết định các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, cổ đông sở hữu mức cổ phần trọng yếu và người có liên quan của họ có giá trị lớn hơn 20% vốn tự có của ngân hàng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ ngân hàng. Trong trường hợp này, các cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết. Hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;
n) Quyết định thành lập công ty trực thuộc;
o) Quyết định tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng;
p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua tối thiểu các vấn đề quy định tại điểm k và điểm 1 khoản 2 Điều này và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Thẩm quyền triệp tập họp Đại hội đồng cổ đông: thực hiện theo quy định tại Điều 97 Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 98 Luật Doanh nghiệp.
3. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 99 Luật Doanh nghiệp.
4. Mời họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 100 Luật Doanh nghiệp.
5. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp.
6. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Doanh nghiệp.
7. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp.
1. Việc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 4, 6 Điều 104 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề quy định tại các điểm a, b, d, e, g, i, k, l, m, o khoản 2 Điều 41 Nghị định này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp;
b) Được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định, đối với một số vấn đề sau:
- Quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
- Quyết định việc tổ chức lại, giải thể ngân hàng;
- Quyết định về số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể trong trường hợp cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh.
4. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định.
1. Các nội dung liên quan đến biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp, tất cả các quyết định được Đại hội đồng cổ đông thông qua phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt trụ sở chính.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của ngân hàng.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức của trụ sở chính, bộ phận kiểm toán nội bộ, sở giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
4. Quyết định việc mở Sở Giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, thành lập đơn vị sự nghiệp.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị, các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ, Giám đốc Sở Giao dịch, chi nhánh, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, Trưởng Văn phòng đại diện và các chức danh khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trên cơ sở quy định nội bộ do Hội đồng quản trị ban hành.
6. Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.
7. Cử người đại diện vốn góp của ngân hàng tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.
8. Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, trừ các giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định tại điểm m khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
9. Quyết định các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn dưới các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, cổ đông sở hữu mức cổ phần trọng yếu và người có liên quan của họ có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% vốn tự có của ngân hàng hoặc một tỷ lệ cụ thể khác nhỏ hơn do Điều lệ ngân hàng quy định. Trong trường hợp này, thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết.
10. Quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập.
11. Chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
12. Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hàng năm về hiệu quả làm việc của Tổng giám đốc.
13. Ban hành các Quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt động của ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật và Nghị định này, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm soát hoặc của Đại Hội đồng cổ đông.
14. Quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
15. Xem xét, phê duyệt và công bố báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
16. Lựa chọn tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng theo quy định của pháp luật.
17. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc chuẩn y các vấn đề theo quy định của pháp luật.
18. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng.
19. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
20. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng.
21. Quyết định mua lại cổ phần của ngân hàng theo quy định tại Nghị định này.
22. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
23. Kiến nghị phương án phân phối lợi nhuận, mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
24. Chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan để trình Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, trừ những nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban Kiểm soát.
25. Duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông; triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định.
26. Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc của Hội đồng quản trị.
27. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ ngân hàng.
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
2. Đảm bảo các thành viên Hội đồng quản trị nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản trị phải xem xét.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị. Nội dung phân công nhiệm vụ cụ thể thành viên phải được thể hiện dưới dạng văn bản và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
4. Giám sát các thành viên Hội đồng Quản trị trong việc thực hiện các công việc được phân công và các nhiệm vụ, quyền hạn chung.
5. Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị tối thiểu mỗi năm 01 lần và báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả đánh giá này.
1. Cùng với các thành viên khác của Hội đồng quản trị quản trị ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng.
2. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của một thành viên Hội đồng quản trị theo đúng quy chế nội bộ của Hội đồng quản trị và sự phân công của Chủ tịch Hội đồng quản trị một cách trung thực vì lợi ích của ngân hàng.
3. Nghiên cứu báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập chuẩn bị, có ý kiến hoặc yêu cầu người quản trị, điều hành ngân hàng, kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ giải trình các vấn đề có liên quan đến báo cáo.
4. Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
5. Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Nghị định này.
6. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại Nghị định này.
7. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
8. Triển khai thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
9. Có trách nhiệm giải trình trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
10. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ ngân hàng.
1. Các nội dung liên quan đến việc họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 Điều 112 Luật Doanh nghiệp.
2. Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy quyền phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được một trong các đề nghị theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp Chủ tịch hoặc người được ủy quyền không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với ngân hàng, trừ trường hợp không triệu tập họp được vì lý do bất khả kháng; trong trường hợp này, người đề nghị họp Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị dự họp bỏ phiếu bầu chủ tọa cuộc họp.
3. Ngân hàng quy định trong Quy định nội bộ của Hội đồng quản trị các trường hợp họp khẩn cấp, thời hạn thông báo và hình thức thông báo mời họp Hội đồng quản trị trong trường hợp cần họp khẩn cấp.
4. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không trực tiếp dự họp, thành viên Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền biểu quyết cho một thành viên Hội đồng quản trị khác hoặc gửi ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp biểu quyết bằng văn bản, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị chậm nhất 01 giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những thành viên trực tiếp dự họp.
5. Thành viên Hội đồng quản trị được ủy quyền cho người khác không phải là thành viên Hội đồng quản trị dự họp nếu được đa số thành viên hội đồng quản trị chấp thuận. Trong trường hợp này, người được ủy quyền dự họp không được biểu quyết.
6. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số phiếu tán thành, bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và biểu quyết theo ủy quyền; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của người chủ tọa cuộc họp.
1. Các nội dung liên quan đến Biên bản họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 113 Luật Doanh nghiệp.
2. Trường hợp thành viên trực tiếp dự họp không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; nếu không ghi rõ lý do thì biểu quyết của thành viên đó đối với những nội dung tại cuộc họp coi như không có giá trị.
3. Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị phải được lập bằng tiếng Việt và có thể bằng một thứ tiếng nước ngoài, và hai bản này có giá trị pháp lý ngang nhau. Trường hợp hai biên bản này có sự khác biệt về nội dung thì được giải thích theo biên bản được lập bằng tiếng Việt.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản.
2. Thư ký Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, các tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung xin ý kiến. Phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm theo phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị.
3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ngân hàng;
b) Mục đích lấy ý kiến;
c) Họ, tên và địa chỉ liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị;
d) Vấn đề cần lấy ý kiến;
đ) Phương án biểu quyết, bao gồm: tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
e) Thời hạn gửi phiếu lấy ý kiến đã được trả lời về ngân hàng;
g) Họ và tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
4. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của thành viên Hội đồng quản trị và gửi về ngân hàng theo quy định của ngân hàng.
5. Thư ký Hội đồng quản trị kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự giám sát của tối thiểu một thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Biên bản kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ngân hàng;
b) Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến;
c) Tổng số phiếu biểu quyết gửi đi, tổng số phiếu biểu quyết thu về, số phiếu biểu quyết hợp lệ, số phiếu biểu quyết không hợp lệ. Biên bản phải có phụ lục danh sách thành viên Hội đồng quản trị đã tham gia biểu quyết;
d) Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề được xin ý kiến;
đ) Họ, tên, chữ ký của người phụ trách kiểm phiếu, người giám sát.
6. Thư ký Hội đồng quản trị tham gia vào việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác.
7. Biên bản kết quả kiểm phiếu kèm nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị thông qua dựa trên kết quả kiểm phiếu phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu.
8. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến đều phải được lưu giữ tại trụ sở chính của ngân hàng.
9. Quyết định được thông qua theo hình thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Hội đồng quản trị.
1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Ban hành Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát. Định kỳ hàng năm, xem xét lại Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát, các chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.
3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Có quyền sử dụng tư vấn độc lập và quyền được tiếp cận, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hàng năm của ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hằng năm, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
5. Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Ban Kiểm soát triển khai thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở, gây gián đoạn hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
6. Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Lập danh sách những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và cổ đông sáng lập, cổ đông sở hữu cổ phần trọng yếu của ngân hàng, lưu giữ và cập nhật danh sách này.
7. Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông họp bất thường theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng.
8. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định này hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát theo quy định tại Nghị định này.
2. Chuẩn bị chương trình cho các cuộc họp của Ban Kiểm soát trên cơ sở xem xét các vấn đề và mối quan tâm của tất cả thành viên Ban Kiểm soát liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban Kiểm soát.
3. Thay mặt Ban Kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm soát.
4. Thay mặt Ban Kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này.
5. Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Kiểm soát theo Quy định nội bộ của ngân hàng.
6. Đảm bảo các thành viên Ban Kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban Kiểm soát phải xem xét.
7. Giám sát, chỉ đạo các thành viên Ban Kiểm soát trong việc thực hiện các công việc được phân công và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát.
8. Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt.
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của ngân hàng và cổ đông.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Ban Kiểm soát.
3. Yêu cầu Trưởng Ban Kiểm soát triệu tập họp Ban Kiểm soát bất thường.
4. Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo tài chính và kiến nghị khắc phục các sai phạm nếu có.
5. Được quyền yêu cầu cán bộ, nhân viên của ngân hàng cung cấp số liệu và giải trình các hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
6. Báo cáo Trưởng Ban Kiểm soát về các hoạt động tài chính bất thường và chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình.
7. Tham dự các cuộc họp của Ban Kiểm soát, tham gia góp ý và biểu quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát, trừ những vấn đề có xung đột lợi ích.
8. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, tham gia ý kiến và đưa ra kiến nghị, nhưng không được biểu quyết.
9. Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Các quyền và nhiệm vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 116 Luật Doanh nghiệp.
2. Lập và trình Hội đồng quản trị thông qua các báo cáo tài chính. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
3. Thiết lập các quy trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh, hệ thống thông tin báo cáo.
4. Báo cáo với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động, hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng.
5. Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay Hội đồng quản trị để giải quyết tiếp.
6. Kiến nghị, đề xuất việc tổ chức, quản trị và hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trình hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định theo thẩm quyền.
7. Đề nghị triệu tập họp Hội đồng quản trị bất thường theo quy định tại Nghị định này.
1. Các quyền của chủ sở hữu theo quy định tại các điểm a, b, k, l, m, n khoản 1 Điều 64 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyết định mức vốn điều lệ ban đầu và việc thay đổi vốn điều lệ của ngân hàng.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng; quyết định việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm những người đại diện theo ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng phù hợp với các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Nghị định này.
4. Phê chuẩn các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.
5. Quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
6. Theo dõi và đánh giá hoạt động cùa Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, bao gồm cả hoạt động của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát trước khi được bổ nhiệm lại làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
7. Quyết định các biện pháp áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban Kiểm soát vi phạm quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Khiếu nại hoặc khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại tới lợi ích của mình hoặc của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Chi được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
9. Không được rút lợi nhuận khi ngân hàng không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
10. Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18 Điều 46 Nghị định này, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu.
3. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên chủ sở hữu.
4. Quyết định việc thành lập công ty trực thuộc.
5. Quyết định xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
6. Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
7. Quyết định các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn dưới các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và người có liên quan của họ. Trong trường hợp này, thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết.
8. Ban hành các quy định nội bộ liên quan tới tổ chức, quản trị và hoạt động ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật.
9. Báo cáo, đề xuất và kiến nghị với chủ sở hữu về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu.
10. Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu hoặc của Hội đồng quản trị.
11. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 (trừ quy định tại điểm đ) và khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
2. Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 47 Nghị định này.
3. Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị tối thiểu mỗi năm một lần và báo cáo Chủ sở hữu về kết quả đánh giá này.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ ngân hàng.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 10 Điều 48 Nghị định này.
2. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước chủ sở hữu và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình.
3. Triển khai thực hiện các quyết định của chủ sở hữu và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
4. Có trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
1. Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 49 Nghị định này, trừ việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không trực tiếp dự họp, thành viên Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền biểu quyết cho một thành viên Hội đồng quản trị khác hoặc gửi ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp biểu quyết bằng văn bản, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những thành viên trực tiếp dự họp.
3. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên biểu quyết tán thành, bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và biểu quyết theo ủy quyền; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của người chủ tọa cuộc họp. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng, tổ chức lại ngân hàng, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng phải được ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên dự họp chấp thuận.
4. Biên bản họp Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định này.
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.
1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 52 Nghị định này.
3. Thẩm định báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm và hằng năm của ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo chủ sở hữu về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên chủ sở hữu.
4. Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của chủ sở hữu. Ban Kiểm soát triển khai thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ sở hữu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và chủ sở hữu. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở, gây gián đoạn hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
5. Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Lập danh sách những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc lưu giữ và cập nhật danh sách này.
6. Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng. Kịp thời báo cáo chủ sở hữu trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định này hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 53 Nghị định này.
2. Thay mặt Ban Kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này.
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 Điều 54 Nghị định này.
2. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của ngân hàng và chủ sở hữu.
3. Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo trước Chủ sở hữu.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 7 Điều 55 Nghị định này.
2. Báo cáo với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, chủ sở hữu và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động, hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng.
Việc tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo các quy định áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
1. Quản lý ngân hàng thông qua việc bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Nghị định này tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát trên cơ sở số vốn góp của mình trong ngân hàng hoặc thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn.
2. Yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, tình hình hoạt động, kinh doanh của ngân hàng, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và các giấy tờ tài liệu khác của ngân hàng.
3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi ngân hàng đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Được chia giá trị tài sản còn lại của ngân hàng tương ứng với phần vốn góp khi ngân hàng giải thể hoặc phá sản.
5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào ngân hàng khi ngân hàng tăng vốn điều lệ.
6. Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp và việc chuyển nhượng phải được Ngân hàng Nhà nước xem xét và chấp thuận bằng văn bản.
7. Được yêu cầu mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp nhưng ngân hàng chỉ được quyền thanh toán mua lại phần vốn góp cho thành viên góp vốn nếu ngay sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định và các điều kiện liên quan khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc ngân hàng mua lại phần vốn góp theo đề nghị của thành viên góp vốn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
8. Khiếu nại hoặc khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc khi không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại đến lợi ích của ngân hàng hoặc của thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.
9. Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ngân hàng trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào ngân hàng.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi ngân hàng dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 68 Nghị định này.
3. Không được trực tiếp can thiệp vào công việc quản trị, điều hành ngân hàng.
4. Tuân thủ Điều lệ ngân hàng.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Thông qua định hướng phát triển của ngân hàng;
c) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng;
d) Ban hành Quy định nội bộ của Hội đồng quản trị và các quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt động của ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật và Nghị định này;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này;
e) Xem xét và xử lý các vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị;
g) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ;
h) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án phân phối lợi nhuận;
i) Báo cáo tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của ngân hàng, việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị theo yêu cầu của thành viên góp vốn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18 Điều 46 Nghị định này.
l) Quyết định các khoản cho vay, bảo lãnh có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
m) Quyết định thành lập công ty trực thuộc;
n) Quyết định mua lại cổ phần vốn góp vào ngân hàng theo quy định tại Nghị định này;
o) Thông qua các hợp đồng giao dịch của ngân hàng không thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh cấm hoặc hạn chế theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn các Luật này với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, thành viên góp vốn của ngân hàng và người có liên quan của họ. Trong trường hợp này, thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết;
p) Thông qua việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng;
q) Quyết định mức lương, thưởng, thù lao và các lợi ích khác đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trên cơ sở phù hợp với quy định tại Điều 29 Nghị định này;
r) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
a) Tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này;
b) Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 (trừ quy định tại điểm đ) khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp.
c) Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 47 Nghị định này.
d) Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị tối thiểu mỗi năm một lần và báo cáo các thành viên góp vốn về kết quả đánh giá này;
đ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản trị
a) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định này;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 48 Nghị định này;
c) Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước thành viên góp vốn và trước Hội đồng quản trị về những quyết định của mình;
d) Triển khai thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị;
đ) Có trách nhiệm giải trình trước các thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
e) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn quy định tại Điều 68, Điều 69 Nghị định này theo sự ủy quyền của thành viên góp vốn;
g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.
1. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy quyền triệu tập, Hội đồng quản trị phải họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần và phải họp bất thường khi Chủ tịch Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết hoặc khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị của Tổng giám đốc hoặc Ban Kiểm soát;
b) Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị;
c) Có đề nghị của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ ngân hàng quy định;
d) Có đề nghị của các thành viên thiểu số còn lại trong trường hợp ngân hàng có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ ngân hàng không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn;
đ) Các trường hợp khác do Điều lệ ngân hàng quy định.
Đề nghị nêu trên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Người có thẩm quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị có quyền từ chối đề nghị nêu trên nếu vấn đề cần thảo luận và quyết định không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
2. Thực hiện theo các quy định tại các khoản 2, 3, 5 Điều 49 Nghị định này.
3. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ dự họp; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng quản trị triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai; trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
4. Trường hợp không trực tiếp dự họp, thành viên Hội đồng quản trị có quyền ủy quyền biểu quyết cho một thành viên Hội đồng quản trị khác hoặc gửi ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Trường hợp biểu quyết bằng văn bản, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị chậm nhất 01 giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những thành viên trực tiếp dự họp.
5. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; họ tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền;
b) Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp chứng nhận phần vốn góp;
c) Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
d) Lý do kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng quản trị nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của ngân hàng chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng quản trị; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý.
6. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được số phiếu đại diện ít nhất 65% số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận (bao gồm cả phiếu biểu quyết bằng văn bản và biểu quyết theo ủy quyền), tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng, tổ chức lại ngân hàng, chuyển nhượng hoặc mua lại phần vốn góp vào ngân hàng phải được số phiếu đại diện ít nhất 75% số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận. Trường hợp số phiếu đại diện vốn góp của các thành viên dự họp ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của người chủ tọa cuộc họp.
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định này. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ của các thành viên chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ ngân hàng quy định.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát:
a) Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng trong quản trị, điều hành ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của ngân hàng, bao gồm cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Báo cáo các thành viên góp vốn về kết quả thẩm định báo cáo tài chính hằng năm, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên các thành viên góp vốn;
d) Xem xét sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của thành viên góp vốn. Ban Kiểm soát triển khai thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên góp vốn. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và thành viên góp vốn. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở, gây gián đoạn hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
đ) Kịp thời thông báo cho Hội đồng quản trị khi phát hiện trường hợp vi phạm của người quản lý ngân hàng theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ ngân hàng và quy định pháp luật hiện hành có liên quan, đồng thời yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả, nếu có. Lập danh sách những người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, thành viên góp vốn lưu giữ và cập nhật danh sách này;
e) Đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ ngân hàng. Kịp thời báo cáo thành viên góp vốn trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định này hoặc có quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng;
g) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm soát
a) Trưởng Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 53 Nghị định này.
b) Thay mặt Ban Kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị họp bất thường theo quy định tại Nghị định này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát
a) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và Quy định nội bộ của Ban Kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích hợp pháp của ngân hàng và thành viên góp vốn.
b) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định này;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 Điều 54 Nghị định này;
d) Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với các quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo các thành viên góp vốn.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.
Thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này
Thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III Nghị định này.
ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF BANKS
Section I. ORGANIZATION OF BANKS Article 13. Organizational structure of the network
1. A bank must have a head office the organizational structure of which may be decided by the bank itself.
2. Banks may set up transaction bureaus, branches and representative offices, and establish non-business units and subsidiaries under the State Bank's regulations and relevant current regulations. Banks may establish their subsidiaries to operate in finance, banking and insurance domains and manage, exploit and sell assets in the course of handling assets used as security for loans and assets assigned by the State to them for handling and recovery of debts.
Article 14. Organizational structure of the management apparatus
1. Organizational structure of the management apparatus of a joint-stock commercial bank or joint-stock commercial bank with more than 50% of the charter capital owned by the State consists of the Shareholders' Meeting, Board of Directors, Control Board, Director General and assisting apparatus.
2. Organizational structure of the management apparatus of a state-run commercial bank with wholly state-owned charter capital, joint-venture commercial bank or wholly foreign-owned commercial bank consists of the Board of Directors. Control Board. Director General and assisting apparatus.
Article 15. Reorganization of banks
The reorganization of banks shall be conducted under law and subject to the State Bank Governor's written approval.
Section 2. GENERAL PRINCIPLES FOR GOVERNANCE, CONTROL AND MANAGEMENT
Article 16. The Board of Directors and its structure
1. The Board of Directors of a bank is the bank governance having the full power to exercise the rights, perform the obligations and decide on matters of the bank on the latter's behalf, except matters falling within the powers of the Shareholders' Meeting (for joint-stock commercial banks) or the owner (for state-run commercial banks and wholly foreign-owned banks organized as one-member limited liability companies) or the capital contributors (for joint-venture commercial banks and wholly foreign-owned banks organized as limited liability companies with two or more members).
2. The Board of Directors must have between 3 and 11 members as specified in the bank charter. At least a half of the total number of members of the Board of Directors must be nonexecutive officers and at least 2 independent members. The Chairman of the Board of Directors may be an independent member.
3. Individuals and their affiliated persons or representatives of the contributed capital portion of an organization may not account for over one-third of the total number of members of the Board of Directors (this provision is applicable only to joint-stock commercial banks).
4. Members of the Board of Directors who possess no university degree may not account for over a quarter of the total number of the Board's members.
5. The term of office of the Board of Directors is 5 years. The term of office of a member of the Board of Directors must not exceed 5 years. Members of the Board of Directors may be elected or re-appointed with an unlimited number of terms of office. The term of office of members of the Board of Directors who are added to the Board of Directors or replace those who automatically lose their status or who are dismissed or relieved from duty is the remaining term of office of the Board of Directors. A Board of Directors with an expired term of office may continue working until another Board of Directors with a new term of office takes up the work.
6. In case the number of members of the Board of Directors is reduced by over one-third as compared with the number set in the bank charter or is less than the minimum number prescribed by law, within 60 days from the date that number becomes deficient, the bank shall sufficiently add new members to the Board of Directors.
7. The Board of Directors may use the seal of the bank in performing its tasks.
8. The Board of Directors is assisted by its Secretary. The functions and tasks of the Secretary of the Board of Directors are specified by the Board.
9. The Board of Directors shall set up commissions to perform its tasks and exercise its powers, including at least 2 commissions: Risk Management Commission and Personnel Commission.
Article 17. The Control Board and its structure
1. The .Control Board is a body supervising banking operations to accurately assess business operation and financial status of a bank.
2. The Control Board of a bank is composed of at least 3 members. The number of members of the Control Board is specified in the bank charter, with at least half of them being full-timers.
3. The Control Board has an assisting apparatus and may use the internal audit division of the bank to perform its tasks.
4. The term of office of the Control Board is 5 years. The term of office of a member of the Control Board must not exceed 5 years. Members of the Control Board may be elected or reappointed with an unlimited number of terms of office. The term of office of members of the Control Board who are added to the Control Board or replace those who automatically lose their status or who are dismissed or relieved from duty is the remaining term of office of the Control Board. A Control Board with an expired term of office may continue working until another Control Board with a new term of office takes up the work.
5. In case the number of members of the Control Board is reduced by over one-third as compared with the number set in the bank charter or is less than the minimum number prescribed by law. within 60 days from the date that number becomes deficient, the bank shall sufficiently add new members to the Control Board.
Article 18. Director General and his/her assisting apparatus
1. The Board of Directors shall appoint one among its members as the Director General or hire a person to hold this post. The Director General shall manage daily business operations of the bank, be subject to supervision by the Board of Directors and the Control Board, and take responsibility before the Board of Directors and law for the exercise of rights and performance of tasks under this Decree, other relevant provisions of law and the bank charter.
2. The term of office of the Director General must not exceed 5 years. The Director General may be re-appointed with unlimited number of terms of office.
3. The Board of Directors shall specify the structure, functions and tasks of the assisting apparatus of the Director General.
Article 19. Persons who are disallowed to hold certain posts
1. The following persons may not act as the Chief Accountant, Director of Transaction Bureau. Director of Branch or Director of Subsidiary of a bank:
a/ Minors; persons with restricted or lost civil act capacity;
b/ Persons currently examined for penal liability or with criminal records;
c/ Persons previously convicted for crimes of infringing upon national security and property ownership: persons previously convicted for crimes of serious or particularly serious degree;
d/ Cadres and civil servants defined by the law on public employees; leading officials and professional operation managers of wholly state-owned enterprises, except persons authorized to act as representatives to manage state capital portions in other enterprises;
e/ Officers, non-commissioned officers, career army men and defense workers in agencies and units of the Vietnam People's Army: career officers and non-commissioned officers in agencies and units of the Vietnam People's Public Security Force;
f/ Parents, spouses, children and blood siblings of members of the Board of Directors and Director General may not act as the Chief Accountant of a bank:
g/ Other persons specified in the bank charter.
2. The following persons may not act as members of the Board of Directors and Control Board, the Director General and Deputy Directors General of a bank:
a/ Persons specified in Clause 1 of this Article;
b/ Persons who used to be private enterprise owners, partners of partnerships, directors (directors general), chairman and members of the Board of Directors, the Members' Council and the Control Board of an enterprise, manager and members of the Management Board of a cooperative at the time that enterprise or cooperative is declared bankrupt, unless its bankruptcy is declared for a force majeure reason.
c/ Representatives at law of enterprises at the time these enterprises are suspended from operation, forced to dissolve for their serious violation of law, unless they act as representatives at the request of a competent state authority in order to reorganize or consolidate these enterprises;
d/ Persons who had been suspended from holding the post of Chairman or member of the Board of Directors. Head or member of the Control Board or Director General of a bank under Article 25 of this Decree, or determined by a state administration or legal body as having committed violations leading to the revocation of a bank's establishment and operation license.
e/ Parents, spouses, children and blood siblings of members of the Board of Directors and Director General may not act as members of the Control Board of a bank.
Article 20. Persons who are disallowed to concurrently hold certain posts
1. A member of the Board of Directors of a bank:
a/ May not concurrently act as a member of the Control Board of the bank:
b/ May not concurrently act as a manager of another credit institution, unless he/she obtains approval of the Board of Directors of which he/ she is a member or that institution is a subsidiary of the bank;
c/ The Chairman of the Board of Directors of the bank may not concurrently act as an executive officer of the bank or a member of the Board of Directors or an executive officer of another credit institution, unless that institution is a subsidiary of the bank.
2. A member of the Control Board of a bank:
a/ May not concurrently act as a member of the Board of Directors, an executive officer or staff member of the bank or a subsidiary of the bank:
b/ May not concurrently act as a member of the Board of Directors or an executive officer of an enterprise whose Control Board's members are currently members of the Board of Directors or executive officers of the bank;
c/ The Head of the Control Board may not concurrently be a member of the Control Board or an executive officer of another credit institution.
3. The Director General and Deputy Directors General may not concurrently act as executive officers or Chairmen of the Boards of Directors of other credit institutions, unless these institutions are subsidiaries of the bank. They may not concurrently join in the governance of other enterprises.
Article 21. Criteria and conditions to be elected or appointed to certain posts
1. Criteria and conditions for a member of the Board of Directors:
a/ Being other than persons specified in Clause 2, Article 19 of this Decree;
b/ Having professional ethics in compliance with Articles 27 and 28 of this Decree;
c/ Being knowledgeable about banking operations:
- Possessing a university or postgraduate degree in economics or law; or,
- Having at least 3 years' experience of working as a manager of an enterprise operating in the finance-banking, insurance, securities, accounting or audit domain; or,
- Being an individual shareholder owning at least 5% of the bank's total common equity capital imbued with the voting right, and possessing a certificate of having passed a banking training course issued by a competent authority or having at least one year's experience of working in the banking service;
d/ For independent members of the Board of Directors: Apart from the criteria specified at Points a. b and c of this Clause, these persons shall satisfy the criteria and independence requirement specified in Article 22 of this Decree.
2. Criteria and conditions for a member of the Control Board:
a/ Being other than persons specified in Clause 2, Article 19 of this Decree;
b/ Having professional ethics in compliance with Articles 27 and 28 of this Decree;
c/ Possessing a university or postgraduate degree in economics, law or professional domain he/she is to be in charge of; and having at least 3 years' experience of working directly in finance-banking, accounting or audit domain;
d/ Being other than affiliated persons of the bank manager;
e/ Residing in Vietnam during his/her term of office (for full-time members of the Control Board).
3. Criteria and conditions for a Director General:
a/ Being other than persons specified in Clause 2, Article 19 of this Decree;
b/ Having professional ethics in compliance with Articles 27 and 28 of this Decree;
c/ Being professionally qualified and experienced:
- Possessing a university or postgraduate degree in finance-banking, and having at least 3 years' experience of acting as the Director General (Director), a Deputy Director General (Deputy Director) or Director of an attached unit (branch, transaction bureau or subsidiary) of a commercial bank; or,
- Possessing a university or postgraduate degree in training majors other than finance-banking, and having at least 5 years' experience of acting as the Director General (Director), a Deputy Director General (Deputy Director) or Director of an attached unit (branch, transaction bureau or subsidiary) of a commercial bank.
d/ Residing in Vietnam during his/her term of office.
4. Criteria and conditions for Deputy Directors General. Chief Accountants, Directors of Transaction Bureaus, Branches or Subsidiaries:
a/ Being other than persons specified in Clause 1, Article 19 of this Decree; or being other than persons specified in Clause 2, Article 19 of this Decree, particularly for Deputy Directors General;
b/ Being professionally qualified and experienced:
(i) Possessing a university or postgraduate degree in economics, law or a professional domain he/she is to be in charge of; or,
(ii) Possessing a university or postgraduate degree in domains other than those specified above, and having at least 3 years' experience of working directly in finance-banking or a professional domain he/she is to be in charge of.
c/ Residing in Vietnam during his/her term of office.
5. Apart from the criteria and conditions specified in this Article, members of the Board of Directors or Control Board, Directors General, Deputy Directors General and Chief Accountants of state-run commercial banks shall comply with
relevant current regulations applicable to state
enterprises.
Article 22. Criteria and conditions on independence of independent members of the Board of Directors
1. Being other than those working for banks or their subsidiaries, or having worked for banks or their subsidiaries any time for the last 3 years.
2. Being other than those enjoying salaries, remunerations and other allowances paid by banks in addition to amounts enjoyable by members of the Board of Directors.
3. Spouses, parents, adoptive parents, blood children and adopted children, and blood siblings of these persons who do not fall into any of the following cases: owning at least 5% of the voting equity capital of joint-stock commercial banks; acting as managers or members of the Control Board of banks or their subsidiaries at present or any time in the last 3 years.
4. Being other than managers or members of the Control Boards of banks at any time in the last 5 years; neither owning nor representing the ownership of at least 1% of the voting equity capital of joint-stock commercial banks.
5. Not joining affiliated persons defined in Clause 11, Article 5 of this Decree in owning at least 5% of the voting equity capital of joint-stock commercial banks.
Article 23. Automatic loss of status
1. Cases in which the status of a member of the Board of Directors or Control Board or of a Director General is automatically lost:
a/ He/she has lost his/her civil act capacity or died;
b/ He/she violates Clause 2, Article 19 of this Decree;
c/ The legal entity status of an institutional shareholder (of which he/she is the capital contribution representative) terminates;
d/ His/her status as an authorized representative terminates;
e/ He/she is expelled from the territory of the Socialist Republic of Vietnam under a court ruling;
f/ The bank has its establishment and operation license revoked;
g/ The State Bank Governor's decision approving posts of the new term of office takes effect;
h/ The contract for hiring the Director General ceases to be effective.
2. Within 5 working days from the date of identification of post holders whose status is automatically lost under Points a, b, c, d, e and h. Clause 1 of this Article, the Board of Directors of a bank shall send a report thereon enclosed with evidencing documents to the State Bank and take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of such report. At the same time, it shall carry out procedures to elect and appoint other persons to vacant posts under law.
3. After being determined as having lost their status, the Chairman and members of the Board of Directors, the Head and members of the Control Board, and the Director General of a bank shall still bear personal liability for their decisions which are unlawful and contrary to the bank charter or their intentionally wrong decisions made during their terms of office.
4. The State Bank Governor-approved posts of persons whose status is automatically lost under Clause 1 of this Article are automatically invalidated.
Article 24. Dismissal and relief from duty
1. The Chairman or a member of the Board of Directors, the Head or a member of the Control Board, or the Director General of a bank shall be considered for dismissal or relief from duty in the following cases:
a/ His/her civil act capacity is restricted;
b/ He/she applies for resignation (clearly stating reason therefor);
c/ He/she fails to satisfy the requirement on independence, for independent members of the Board of Directors;
d/ He/she has failed to participate in activities of the Board of Directors (for members of the Board of Directors) for 6 consecutive months, except in force majeure circumstances;
e/ He/she is determined by a state administration as having seriously violated Articles 27 or 28 of this Decree;
f/ The authority with election and appointment competence finds such dismissal or relief from duty necessary;
g/ Other cases specified in the bank charter.
2. After being dismissed or relieved from duty, the Chairman and members of the Board of Directors. Head and members of the Control Board, and the Director General of a bank shall still bear personal liability for their decisions which are unlawful and contrary to the bank charter or their intentionally wrong decisions made during their terms of office.
3. The State Bank Governor-approved posts of persons who are dismissed or relieved from duty under decisions of competent bodies of banks are automatically invalidated.
4. Within 5 working days from the date of approval of decisions on dismissal or relief from duty of post holders specified in Clause 1 of this Article, the Board of Directors of a bank shall send a report thereon enclosed with evidencing documents to the State Bank and take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of such report. At the same time, it shall carry out procedures to elect and appoint other persons to vacant posts under law.
Article 25. Termination and suspension
1. In case a bank is placed under special control, the Special Control Commission set up by the State Bank may terminate or suspend the performance of tasks or exercise of powers of the Chairman and members of the Board of Directors, the Head and members of the Control Board and the Director General when finding it necessary.
2. In case the Chairman and members of the Board of Directors, the Head and members of the Control Board or the Director General of a bank violate Article 20 of this Decree, provisions of law and the bank charter while performing assigned tasks or exercising vested powers, the State Bank may terminate or suspend their task performance or power exercise when finding it necessary.
3. The Chairman and members of the Board of Directors, the Head and members of the Control Board and the Director General of a bank may be stopped or suspended from performing their tasks or exercising their powers under decisions of law protection agencies.
4. Persons who are stopped or suspended from performing their tasks or exercising their powers under this Article shall participate in handling problems, errors and violations related to their personal liability when so requested by the Board of Directors and the Control Board or the Special Control Commission or a competent state authority.
Article 26. Requirements on approval of election or appointment
1. The election or appointment of the Chairman and members of the Board of Directors, the Head and members of the Control Board and the Director General of a bank must be approved by the State Bank Governor (except cases of appointment by the Prime Minister). The State Bank shall specify procedures and dossiers of request for approval of election or appointment of holders of these posts.
2. Banks shall specify and take responsibility for the appointment, dismissal or relief from duty of holders of posts specified in Clause 4, Article 21 of this Decree, and notify the State Bank of the list of appointed post holders enclosed with their curricula vitae.
Article 27. Publicity of related benefits
The publicity of related benefits complies with Article 118 of the Enterprise Law.
Article 28. Obligations of members of the Board of Directors and the Control Board, executive officers, directors of branches, transaction bureaus, subsidiaries and nonbusiness units
1. To exercise the powers vested and perform the tasks assigned to them under law, bank charters, decisions of the Shareholders' Meeting, owners or capital contributors of their banks.
2. To exercise the powers vested and perform the tasks assigned to them in an honest and cautious manner for the best of their banks.
3. To be loyal to interests of their banks; to refrain from using business information, know-how and opportunities of their banks, or abuse their positions, posts and their banks' property for self-seeking purposes or in the interest of other organizations and individuals or to the prejudice of their banks' interests.
4. To promptly, adequately and accurately notify their banks of likely conflicting interests which have been obtained from economic organizations, transactions or other individuals, and to be allowed to take these opportunities after the Board of Directors has considered and approved them.
5. Not to illegally compete with their banks or create conditions for a third party to harm interests of their banks.
6. Not to create conditions for themselves or their affiliated persons defined in Clause 10, Article 5 of this Decree to borrow loans from their banks under conditions more preferential and favorable than those prescribed by law and their banks.
7. Not to have their salaries and remunerations increased or enjoy bonuses when their banks suffer from losses.
8. To perform other obligations specified in charters of their banks.
Article 29. Remunerations, salaries and other benefits of members of the Board of Directors and Control Board, and the Director General
Remunerations, salaries and other benefits of members of the Board of Directors and Control Board, and the Director General shall be considered and decided by the Shareholders' Meeting (for joint-stock commercial banks), owners (for commercial banks organized as one-member limited liability companies), the Board of Directors (for commercial banks organized as limited liability companies with two or more members) in compliance with Articles 117 and 125 of the Enterprise Law.
Section 3. JOINT-STOCK COMMERCIAL BANKS
Article 30. Types of shares and shareholders
1. Types of shares and shareholders are defined in Clauses 1, 3, 5 and 6, Article 78 of the Enterprise Law.
2. Banks may have preferred shares. Owners of preferred shares are called preferred shareholders. Preferred shares have the following types:
a/ Shares with preferred voting right;
b/ Shares with preferred dividends;
c/ Other preferred shares stated in the bank charter, except those leading to reduction of the bank's charter capital.
3. Shares with preferred voting right comply with Clause 1, Article 81 of the Enterprise Law.
4. Shares with preferred dividends:
a/ Shares with preferred dividends mean shares for which higher dividends are paid as compared with dividends of common shares or a fixed annual dividend amount. Annually divided dividends include fixed dividends and bonus dividends. Fixed dividends are paid only when banks make profits regardless of their business results. Fixed dividends for shares with preferred dividends of banks making loss in a year may be accumulated in subsequent years. Specific fixed dividend amounts and methods of determining bonus dividends shall be decided by the Shareholders' Meeting and stated in stocks with preferred dividends;
b/ Total par value of shares with preferred dividends is maximum equal to 20% of the banks charter capital;
c/ Members of the Board of Directors and Control Board, the General Director and other managerial and executive post holders of an issuing bank may not purchase shares with preferred dividends of their bank. Persons allowed to purchase shares with preferred dividends are defined in the bank charter or decided by the Shareholders' Meeting.
5. A bank must have at least 100 shareholders. The number of its shareholders is unlimited.
6. Shares of founding shareholders comply with the State Bank's regulations on establishment of joint-stock commercial banks.
Article 31. Rights of shareholders
1. Common shareholders have the following rights:
a/ The rights provided for at Points a, b, c, e, f and g, Clause 1, Article 79 of the Enterprise Law;
b/ To transfer their shares or sell shares back to their banks under this Decree and bank charters;
c/ To authorize in writing others to exercise their rights and perform their obligations. Authorized persons may re-authorize in writing others when so consented by shareholders;
d/ Shareholders or a group of shareholders holding more than 10% of the total common shares for at least 6 consecutive months or at a lower holding rate under bank charters have the rights provided in Clauses 2 and 3, Article 79 of the Enterprise Law;
e/ To nominate persons to the Board of Directors and Control Board under Clause 4, Article 79 of the Enterprise Law, and send the list of candidates to the Board of Directors within a time limit prescribed by the Board of Directors.
2. Shareholders with preferred voting right have the rights provided in Clause 2, Article 81 of the Enterprise Law.
3. Shareholders with preferred dividends have the rights provided in Clause 2, Article 82 of the Enterprise Law.
Article 32. Obligations of shareholders
1. Shareholders of a bank shall perform the following obligations:
a/ To pay fully for amounts of shares which they pledge to purchase within a time limit prescribed by the bank; to take responsibility for debts and other property liabilities of the bank in proportion to their capital amounts contributed to the bank;
b/ To refrain from withdrawing their contributed equity capital amounts from the bank in any form, which leads to reduction of the bank's charter capital, unless their shares are redeemed by the bank or purchased by others under this Decree. In case shareholders withdraws part or whole of their contributed equity capital amounts in contravention of this Clause, members of the Board of Directors and the representative at law of the bank shall take joint responsibility for the bank's debts and other property liabilities within the value of withdrawn shares;
c/ To be held responsible before law for the lawfulness of capital sources for purchasing bank shares.
d/ To perform other obligations specified in Clauses 2,3,4 and 5. Article 80 of the Enterprise Law.
2. Shareholders acting as entrusted investors for other organizations and individuals shall supply information on real owners of shares they are holding for entrusted investment. If they fail to do so and the bank discovers real share owners, it may terminate shareholder rights related to amounts of shares with unpublicized real owners.
Article 33. Shareholder registers and drawing up of shareholder lists
1. Shareholder registers comply with Article 86 of the Enterprise Law.
2. Drawing up of the list of shareholders:
a/ The bank shall specify the time of drawing up the list of shareholders enjoying the shareholder rights and assure that shareholders have enough time for registering changes in their personal status and share amounts they are holding with the bank before the above time;
b/ For share transfer transactions conducted during the period from the date of finalizing the list of shareholders to the date the shareholder rights are exercised, transferors are entitled to shareholder rights.
Article 34. Share holding rate
1. An individual shareholder may hold up to 10% of a bank's charter capital.
2. An institutional shareholder may hold up to 20% of a bank's charter capital.
3. Shareholders and their affiliated persons may hold up to 20% of a bank's charter capital.
4. In special cases, the Prime Minister may. at the State Bank's request and in the national interest, decide on a share holding rate exceeding the rate prescribed in Clause 2 or 3 of this Article.
5. Share holding rate of foreign investors complies with Article 4 of the Government's Decree No. 69/2007/ND-CP of April 20, 2007, on foreign investors' purchase of shares of Vietnamese commercial banks.
6. Holders of convertible bonds shall, after converting these bonds into stocks, abide by the share holding cap specified in this Article.
1. Contents related to stocks comply with Article 85 of the Enterprise Law.
2. Bank stocks may not be used as collaterals at their issuing banks.
3. Within 30 days after starting operation (for newly established banks) or registering their new charter capital with business registry offices (for operating banks), banks shall issue new stocks to their shareholders in case these stocks take the form of certificates.
Article 36. Offering and transfer of shares 1. The offering and transfer of shares comply with Clauses 1, 2, 3, 4 and 6, Article 87 of the Enterprise Law.
2. Banks shall specify share transfer order and procedures in compliance with law. Shares must be transferred under written contracts of the ordinary form or by the hand-to-hand mode. Transfer documents must be signed by transferors and transferees or their authorized representatives. Transferors will still be holders of transferred shares until names of transferees are recorded in shareholder registers. In case only a number of shares in registered stocks are transferred, old stocks shall be revoked and banks issuing new stocks shall record transferred shares and remaining shares.
3. The following cases of share transfer are subject to the State Bank Governor's prior written approval:
a/ Trading in major shares; b/Trading in shares which lead to changes in shareholders holding major shares.
4. Individual and legal entity shareholders with their contributed capital representatives being members of the Board of Directors or Control Board or the Director General may transfer shares during the period they hold these posts and within one year after they cease to hold these posts but shall retain at least 50% of the total amount of shares they hold at the time they are elected by the Shareholders' Meeting or appointed by the Board of Directors, and report in writing on the share transfer to the State Bank at least 15 working days before effecting the transfer.
5. In the course of handling consequences under a resolution of the Shareholders' Meeting within their personal responsibility, members of the Board of Directors and Control Board and the Director General may not transfer shares, unless they:
a/ Act as authorized representatives of institutional shareholders that are merged, consolidated, split up. dissolved or bankrupt under law;
b/ Are forced to transfer shares under court rulings.
6. The transfer of shares of listed banks complies with the law on securities and securities market.
7. The transfer of shares by shareholders that have contributed capital to establishing banks complies with the State Bank's regulations.
Apart from complying with Article 88 of the Enterprise Law, the issuance of bonds, convertible bonds and other types of bond by banks must:
1. Comply with the Law on Credit Institutions and relevant guiding legal documents.
2. For convertible bonds:
a/ Convertible bonds mean bonds which may be converted into common stocks of issuing banks under conditions specified in issuance plans;
b/ A bank's plans on issuance of convertible bonds must be adopted by the Board of Directors and approved in writing by the State Bank Governor;
c/ Banks shall specify methods and time of issuance, time limit for and ratio of bond conversion, trading band of stocks, use purposes of proceeds from issuance of convertible bonds, rights and obligations of convertible bond owners as provided by law. Such information must be disclosed at the time of issuance of convertible bonds.
d/ Procedures and dossiers of application for issuance of convertible bonds comply with the State Bank's regulations and other relevant current regulations.
Article 38. Payment of dividends
1. The payment of dividends by banks complies with Article 93 of the Enterprise Law.
2. Banks may not pay interests or another sum of money of interest nature for dividends, unless they pay dividends into shareholders' deposit accounts at banks.
Article 39. Purchase of shares and bonds
Shares and bonds of banks may be purchased in Vietnamese currency and must be paid for in lump sums.
Article 40. Buy-back of shares at request of shareholders or under decisions of banks
1. The buy-back of shares at request of shareholders or under decisions of banks complies with Articles 90 and 91 of the Enterprise Law and the securities law.
2. Conditions for payment for and handling of bought-back shares comply with Clauses 2 and 3, Article 92 of the Enterprise Law. Banks may only pay for bought-back shares to shareholders if they are. right after fully paying for these shares, still able to fully pay their debts and fulfill other property obligations and assure safety ratios in banking operations and that their charter capital is not lower than the legal capital and satisfy other relevant conditions prescribed by the State Bank. Banks' buy-back of their own shares which leads to the reduction of their charter capital is subject to the State Bank's prior written approval.
Article 41. Shareholders' Meeting
1. The Shareholders' Meeting complies with Clauses 1 and 3, Article 96 of the Enterprise Law.
2. The Shareholders' Meeting has the following rights and tasks:
a/ To adopt development orientations of the bank;
b/ To decide on amendments and supplements to the bank charter;
c/ To adopt internal regulations on organization, operation, functions, responsibilities and powers of the Board of Directors and Control Board;
d/ To elect, dismiss or relieve from duty members of the Board of Directors and Control Board in compliance with the conditions and criteria specified in this Decree;
e/ To decide on the total amount of remuneration, bonus and other benefits to be paid to the Board of Directors and Control Board, and operating funds of these Boards;
f/ To consider and handle violations of the Board of Directors and Control Board which cause damage to the bank and its shareholders:
g/ To adopt plans to change the charter capital; to decide on types of share and total amount of shares of each type to be offered;
h/ To decide on buy-back of sold shares under this Decree;
i/ To adopt plans on issuance of convertible bonds;
j/ To adopt annual financial statements and profit-sharing plans;
k/ To adopt reports of the Board of Directors and Control Board on performance of their assigned tasks and exercise of their powers;
1/ To decide on the bank's trading contracts neither banned nor restricted under the Law on Credit Institutions, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions and guiding documents with members of the Board of Directors and Control Board, the Director General, shareholders holding major shares and their affiliated persons, which are valued at more than 20% of the bank's own capital or another lower ratio stated in the bank charter. In this case, involved shareholders have no voting right. A contract or transaction is approved when shareholders representing at least 65% of the total number of remaining votes so agree;
m/ To decide on establishment of subsidiaries;
n/ To decide on reorganization or dissolution, or request the bankruptcy of the bank;
o/ To have other rights and obligations provided in the bank charter.
3. Annual Shareholders' Meeting shall discuss and adopt at least the matters specified at Points j and k. Clause 2 of this Article and other matters falling within its powers under the bank charter.
Article 42. Meetings of the Shareholders' Meeting
1. The competence to convene a meeting of the Shareholders' Meeting complies with Article 97 of the Enterprise Law. In addition, the Board of Directors shall convene an extraordinary meeting of the Shareholders' Meeting at the request of the State Bank.
2. The list of shareholders eligible to participate in a meeting of the Shareholders' Meeting complies with Article 98 of the Enterprise Law.
3. Agenda of a meeting of the Shareholders' Meeting complies with Article 99 of the Enterprise Law.
4. Invitation of participants in a meeting of the Shareholders' Meeting complies with Article 100 of the Enterprise Law.
5. The right to participate in a meeting of the Shareholders' Meeting complies with Article 101 of the Enterprise Law.
6. Conditions for convening a meeting of the Shareholders' Meeting complies with Article 102 of the Enterprise Law.
7. Methods of convening and voting at a meeting of the Shareholders' Meeting comply with Article 103 of the Enterprise Law.
Article 43. Adoption of decisions of the Shareholders' Meeting
1. The adoption of decisions of the Shareholders' Meeting complies with Clauses 1, 4 and 6, Article 104 of the Enterprise Law.
2. Decisions of the Shareholders' Meeting on the matters specified at Points a. b, d, f, g, i, j, k, I and n. Clause 2, Article 41 of this Decree must be adopted by voting at meetings the Shareholders' Meeting.
3. A decision of the Shareholders' Meeting will be adopted at a meeting when the following conditions are satisfied:
a/ The conditions specified at Points a and c, Clause 3, Article 104 of the Enterprise Law;
b/ That decision is consented to by at least 75% of the total votes of all shareholders participating in the meeting. A specific percentage shall be stated in the bank charter for the following matters:
- Types of share and total number of shares of each type allowed to be offered;
- Amendments and supplement to the bank charter;
- Reorganization or dissolution of the bank;
- Specific discount amount or discount rate for shares to be offered to brokers or underwriters.
4. Competence and method to gather shareholders' written opinions for adoption of decisions of the Shareholders' Meeting comply with Article 105 of the Enterprise Law. Such a decision will be adopted by the method of gathering written opinions when it is consented to by shareholders representing at least 75% of total votes. A specific percentage is stated in the bank charter.
Article 44. Minutes of meetings of the Shareholders' Meeting
1. Minutes of meetings of the Shareholders' Meeting comply with Article 106 of the Enterprise Law.
2. Within 15 days after a meeting, all decisions adopted by the Shareholders' Meeting shall be sent to the State Bank's branch of the province or city where the bank is headquartered.
Article 45. Requests for cancellation of decisions of the Shareholders' Meeting
Requests for cancellation of decisions of the Shareholders' Meeting comply with Article 107 of the Enterprise Law.
Article 46. Tasks and powers of the Board of Directors
1. To take responsibility before law and the Shareholders' Meeting for the performance of its assigned tasks and exercise of its vested powers.
2. To decide on development strategies, medium-term development plans and annual business plans of the bank.
3. To decide on organizational structures of the headquarters, internal audit section, transaction bureaus, branches, subsidiaries, representative offices and non-business units of the bank.
4. To decide on setting up of transaction bureaus, branches and representative offices, and establishment of non-business units.
5. To appoint, dismiss, relieve from duty, discipline, suspend and decide on salaries and other benefits of holders posts of Director General. Deputy Director General, Chief Accountant, Secretary of the Board of Directors, posts of the internal audit section, directors of transaction bureaus, branches, subsidiaries and non-business units, chief representatives and other posts falling within its competence and based on its internal regulations.
6. To adopt plans on contribution of capital to or purchase of shares from other enterprises and credit institutions.
7. To nominate representatives of the bank's capital portions in other enterprises and credit institutions.
8. To decide on loans or guarantees valued at more than 10% of the bank's own capital in observance of regulations on safety in banking operations, except transactions falling within the deciding competence of the Shareholders' Meeting specified at Point 1. Clause 2, Article 41 of this Decree.
9. To decide on the bank's trading contracts neither banned nor restricted under the Law on Credit Institutions, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions and guiding documents with members of the Board of Directors and Control Board, the Director General, shareholders holding major shares and their affiliated persons, which are valued at more than 20% of the bank's own capital or another lower ratio stated in the bank charter. In this case, involved members have no voting right.
10. To select independent audit organizations.
11. To be responsible for matters related to the internal audit section and the internal inspection and control system under the State Bank's regulations.
12. To inspect, supervise and direct the Director General in performing his/her assigned task; to annually appraise the work effectiveness of the Director General.
13. To promulgate internal regulations on organization, governance and operation of the bank in compliance with law and this Decree, except matters falling within the competence of the Control Board or the Shareholders' Meeting.
14. To decide on the bank's policies to manage risks and supervise the implementation of risk prevention measures.
15. To examine, approve and publicize the bank's annual reports and financial statements under law.
16. To select professional valuation organizations to value assets other than Vietnamese currency, freely convertible foreign currencies and gold under law.
17. To propose the State Bank Governor to consent to or approve matters specified by law.
18. To propose the reorganization or dissolution or request bankruptcy of the bank.
19. To decide on offering of new shares within the shares limit each type to be offered.
20. To decide on the bank's share and convertible bond offering prices.
21. To decide on buy-back of the bank's shares under this Decree.
22. To submit annual financial settlement reports to the Shareholders' Meeting.
23. To propose profit sharing plans and dividend amounts to be paid; to decide on time limit and procedures for payment of dividends or handling of business losses.
24. To prepare and submit relevant contents and documents to the Shareholders' Meeting for decision on matters falling within the competence of the Shareholders' Meeting, except matters falling within the functions and tasks of the Control Board.
25. To approve agenda of and documents for use at meetings of the Shareholders' Meeting; to convene meetings of the Shareholders' Meeting or gather shareholders' written opinions for adoption of its decisions.
26. To organize, inspect and supervise implementation of its resolutions and decisions or those of the Shareholders' Meeting or the Board of Directors.
27. To have other tasks and powers provided in the bank charter.
Article 47. Tasks and powers of the Chairman of the Board of Directors
1. To have the tasks and powers specified in Clauses 2 and 3, Article 111 of the Enterprise Law.
2. To ensure that members of the Board of Directors receive adequate, objective and accurate information and have enough time for discussing matters subject to consideration by the Board of Directors.
3. To assign tasks to members of the Board of Directors. Specific tasks assigned to each member must be documented with the signature of the Chairman of the Board of Directors.
4. To supervise members of the Board of Directors in performing their assigned jobs and common tasks and powers.
5. To evaluate work effectiveness of each member and commissions of the Board of Directors at least once a year and report to the Board of Directors on evaluation results.
Article 48. Tasks and powers of members of the Board of Directors
1. To collaborate with one another in governing the bank under law and the bank charter.
2. To honestly perform their tasks and exercise their powers in the bank's interests in compliance with the internal regulations of the Board of Directors and the assignment by the Chairman of the Board of Directors.
3. To study financial statements prepared by independent auditors, then give their opinions thereon or request the bank's managers, executive officers, independent auditors and internal auditors to explain matters relevant to these statements.
4. To elect, dismiss or relieve from duty the Chairman of the Board of Directors.
5. To request the Chairman of the Board of Directors to convene extraordinary meetings of the Board under this Decree.
6. To request the convention of extraordinary meetings of the Shareholders' Meeting under this Decree.
7. To participate in meetings of the Board of Directors, discuss and vote on all matters falling within the tasks and powers of the Board of Directors under this Decree, unless they are disallowed to vote in cases of conflicting interests. To take personal responsibility before law, the Shareholders' Meeting and the Board of Directors for their decisions.
8. To organize the implementation of decisions of the Shareholders' Meeting and resolutions of the Board of Directors.
9. To explain the performance of their assigned tasks to the Shareholders' Meeting and the Board of Directors when so requested.
10. To have other tasks and powers provided in the bank charter.
Article 49. Meetings of the Board of Directors
1. Meetings of the Board of Directors comply with Clauses 1, 2, 3, 4, 6 and 7, Article 112 of the Enterprise Law.
2. The chairman or a member of the Board of Directors authorized by the chairman shall convene a meeting of the Board of Directors within 15 days after being requested under this Decree. When the chairman or authorized member fails to convene a meeting as requested, he/she shall be responsible for losses incurred by the bank, unless such meeting cannot be held due to force majeure circumstances. In this case, the meeting requester may convene a meeting and members of the Board of Directors who attend the meeting may vote to elect the chair of the meeting.
3. The bank shall specify in the internal regulation of the Board of Directors cases of urgent meetings and time limit and form for invitation to urgent meetings of the Board of Directors.
4. A meeting of the Board of Directors may be convened when it is attended by 3/4 (three-quarters) or more of the total number of members. A member of the Board of Directors who does not directly attend a meeting may authorize another member to vote on his/her behalf or send his/her voting card. Voting cards must be put in sealed envelopes and sent to the chair of a meeting of the Board of Directors at least one hour before the meeting. Voting cards may only be opened before all meeting participants.
5. A member of the Board of Directors may authorize a non-member of the Board of Directors to attend a meeting if it is so agreed by a majority of members of the Board of Directors. In this case, the authorized person has no voting right.
6. A decision of the Board of Directors may be adopted by a majority of votes, including written votes and authorized votes; when votes "for" and "against" are equal, the side with the chair's vote prevails.
Article 50. Minutes of meetings of the Board of Directors
1. Minutes of meetings of the Board of Directors comply with Clauses 1 and 2, Article 113 of the Enterprise Law.
2. When a meeting participant refuses to sign the minutes of a meeting, the reason for refusal must be clearly recorded; otherwise, that member's votes on issues in the meeting are regarded invalid.
3. The minutes of a meeting of the Board of Directors shall be written in Vietnamese and possibly in another foreign language. The copies of the minutes in Vietnamese and a foreign language are of equivalent legal validity. When a difference occurs, the one in Vietnamese prevails.
Article 51. Competence and method to collect written comments of members of the Board of Directors
1. The chairman of the Board of Directors may decide to collect written comments of members of the Board of Directors.
2. The secretary of the Board of Directors shall prepare comment card and necessary documents related to contents to be commented. Comment cards and attached documents must be sent by registered mail to the contact address of each member of the Board of Directors.
3. A comment card must cover the following major details:
a/ Name, address of head office, serial numbers and dates of issuance of the bank's establishment and operation license and business registration certificate;
b/ Purposes for collecting comments;
c/ Full names and contact addresses of members of the Board of Directors;
d/ Issues to be commented;
e/ Voting options, including vote for, vote against and no comment;
f/ Deadline for sending filled-in comment cards to the bank;
g/ Full name and signature of the chairman of the Board of Directors.
4. Filled-in comment cards must be signed by members of the Board of Directors and sent to the bank under the bank's regulations.
5. The secretary of the Board of Directors shall count the votes and make a written record of vote counting under the supervision by at least one independent member of the Board of Directors. Such a record must cover the following major details:
a/ Name and address of the head office, serial numbers and dates of issuance of the bank's establishment and operation license and business registration certificate;
b/ Comment purposes and issues to be commented;
c/ Total numbers of votes sent and collected, numbers of valid and invalid votes. The minutes must be enclosed with a list of voting members of the Board of Directors;
d/ Total numbers of votes "for", "against" and "no comment" on each issue;
e/ Full names and signatures of the person in charge of vote counting and the supervisor.
6. The secretary of the Board of Directors involved in the collection of written comments from members of the Board of Directors and the vote counting supervisor shall take joint responsibility for the truthfulness and accuracy of the vote counting record and for losses incurred from decisions adopted as a result of untruthful and inaccurate vote counting.
7. The vote counting record and the resolution and decision adopted by the Board of Directors based on vote counting results shall be sent to members of the Board of Directors within 15 days after the completion of the vote counting.
8. Filled-in comment cards, the vote counting record, the full text of the adopted resolution and related documents enclosed with comment cards shall be stored at the bank's head office.
9. A decision adopted by collecting written comments of members of the Board of Directors is as valid as a decision adopted by a meeting of the Board of Directors.
Article 52. Tasks and powers of the Control Board
1. To supervise the observance of law and the bank charter in bank governance and administration; to take responsibility before law and the Shareholders' Meeting for the performance of its assigned tasks and exercise of its vested powers.
2. To issue its internal regulation. To annually review this regulation and important policies on accounting and reporting.
3. To take responsibility for matters related to the internal audit section and the internal examination and control system under the State Bank's regulations. To use independent consultants and get access to and be fully, accurately and promptly supplied with information and documents related to the bank's management and administration to perform its assigned tasks.
4. To evaluate the bank's biannual and annual financial statements, including those already audited by an independent audit institution. To report to the Shareholders' Meeting on results of the evaluation of annual financial statements and the reasonability. lawfulness, truthfulness and prudence of accounting and statistical work and financial statement making. To consult the Board of Directors before submitting its reports and recommendations to the Shareholders' Meeting.
5. To check accounting books and other documents and management and administration of the bank when necessary or under a decision of the Shareholders' Meeting or at the request of individual shareholders or group of majority shareholders under Point d. Clause 1. Article 31 of this Decree. To conduct examination within 7 working days after receiving a request from individual shareholders or group of shareholders. Within 15 days after completing examination, to report and explain on issues requested to be examined to the Board of Directors and the requesting individual shareholders or group of shareholders. The Control Board's examination under this Clause must neither obstruct nor disrupt the normal business management and administration of the bank.
6. When detecting a bank manager's violations of this Decree, the bank charter and relevant current laws, to promptly report such to the Board of Directors and concurrently request the violator to terminate his/her violations and remedy consequences (if any). To make a list of affiliated persons of members of the Board of Directors and Control Board, the Director General and founding shareholders and shareholders holding major shares of the bank, and keep and update this list.
7. To request the Board of Directors to convene an irregular meeting of the Board of Directors or the Shareholders' Meeting under this Decree and the bank charter.
8. To convene an irregular meeting of the Shareholders' Meeting when the Board of Directors makes a decision which seriously violates this Decree or makes a decision ultra vires and other cases under the bank charter.
9. To have other tasks and powers under the bank charter.
Article 53. Tasks and powers of the head of the Control Board
1. To organize the performance of tasks and exercise of powers of the Control Board under this Decree.
2. To prepare agendas of meetings of the Control Board on the basis of taking into account issues and concerns of all members of the Control Board related to the tasks and powers of the Control Board; to convene and chair meetings of the Control Board.
3. On behalf of the Control Board, to sign documents falling within the competence of the Control Board.
4. On behalf of the Control Board, to convene irregular meetings of the Shareholders' Meeting or request the Board of Directors to convene irregular meetings under this Decree.
5. To prepare working plans and assign tasks to members of the Control Board under the bank's internal regulations.
6. To ensure that members of the Control Board receive full, objective and accurate information and have enough time to discuss issues to be considered by the Control Board.
7. To supervise and direct members of the Control Board in performing their assigned jobs as well as tasks and powers of the Control Board.
8. To authorize another member of the Control Board to perform his/her tasks during his/her absence.
9. To have other tasks and powers under the bank charter.
Article 54. Tasks and powers of members of the Control Board
1. To perform their tasks and exercise their powers under law, the bank charter and the Control Board's internal regulations honestly and prudently in the interest of the bank and its shareholders.
2. To elect, relieve from duty and dismiss the head of the Control Board.
3. To request the head of the Control Board to convene irregular meetings of the Control Board.
4. To control business activities, check accounting books, assets and financial statements and propose remedies to wrongdoings, if any.
5. To request officials and staff members of the bank to supply data and explain business activities to perform their assigned tasks.
6. To report to the head of the Control Board on abnormal financial activities and take personal responsibility for their evaluation and conclusions.
7. To attend meetings of the Control Board, to comment on and vote for issues within the tasks and powers of the Control Board, except those with conflicting interests.
8. To attend meetings of the Board of Directors, to give opinions and recommendations, but to have no voting right.
9. To request the inclusion of their opinions in minutes of meetings of the Board of Directors if these opinions are different from decisions of the Board of Directors and reporting thereon before the Shareholders' Meeting.
10. To have other tasks and powers under the bank charter.
Article 55. Tasks and powers of the Director General
1. To have the powers and tasks specified in Clauses 3 and 4, Article 116 of the Enterprise Law.
2. To make and submit financial statements to the Board of Directors for approval. To take responsibility for the accuracy and truthfulness of financial statements, statistical reports, settlement data and other financial information.
3. To establish processes and procedures to operate the business administration and communication and reporting systems.
4. To report to the Board of Directors, the Control Board, the Shareholders' Meeting and competent state agencies on the bank's business operations, efficiency and results under law and the bank charter.
5. To decide to take measures falling beyond his/her powers in emergency cases (natural disasters, enemy sabotage, fires and incidents), and be responsible for such decisions and promptly report thereon to the Board of Directors for further settlement.
6. To propose and recommend the organization, governance and operation of the bank to raise its operation quality and efficiency and submit them to the Board of Directors or the Shareholders' Meeting for decision according to their competence.
7. To request the convention of irregular meetings of the Board of Directors under this Decree.
Section 4. STATE-RUN COMMERCIAL BANKS WITH WHOLLY STATE-OWNED CHARTER CAPITAL
Article 56. Rights of the owner
1. Rights of the owner comply with Points a, b, j, k, 1 and m. Clause 1, Article 64 of the Enterprise Law.
2. To decide on the initial charter capital and change in the charter capital of the bank.
3. To decide on the organizational structure of the bank; to decide to appoint, dismiss and relieve from duty authorized representatives as the chairman and members of the Board of Directors, the head and members of the Control Board of the bank in accordance with criteria and conditions specified in this Decree.
4. To approve internal regulations on organization and operation of the Board of Directors and Control Board.
5. To decide on remunerations, bonuses and other benefits for members of the Board of Directors and Control Board and budgets for the operation of the Board of Directors and Control Board.
6. To monitor and evaluate activities of the Board of Directors and Control Board, including activities of the chairman of the Board of Directors and the head of the Control Board before they are reappointed as members of the Board of Directors and Control Board.
7. To decide on measures applicable to members of the Board of Directors and Control Board who commit violations related to their powers and tasks. To lodge complaints about or sue members of the Board of Directors or the Control Board or the Director General when they fail to properly perform their obligations, causing damage to interests of their own or the bank under law.
8. To withdraw capital by transferring part or the whole of the charter capital to other organizations or individuals only when it is so approved by the State Bank.
9. To refrain from withdrawing profits when the bank fails to pay off its due debts and fulfill other property liabilities.
10. To have other rights under the bank charter.
Article 57. Obligations of the owner
1. To make full and timely capital contribution as committed and be liable for the bank's debts and other property liabilities within the committed capital amount.
2. To have other obligations under Clauses 2, 3 and 4, Article 65 of the Enterprise Law and the bank charter.
Article 58. Tasks and powers of the Board of Directors
1. To take responsibility before law and the owner for its performance of tasks and exercise of powers under this Decree and the bank charter.
2. To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17 and 18, Article 46 of this Decree, except issues to be decided by the owner.
3. To submit annual financial settlement statements to the owner.
4. To decide on establishment of subsidiaries.
5. To handle losses incurred from business operations.
6. To decide on loans and guarantees valued at over 10% of the bank's own capital in compliance with safety regulations for banking operations.
7. To decide on the bank's trading contracts neither banned nor restricted under the Law on Credit Institutions, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions and guiding documents with members of the Board of Directors and Control Board, the Director General and their affiliated persons. In this case, affiliated members have no voting right.
8. To issue internal regulations on the bank's organization, administration and operation under law.
9. To report on propose and recommend to the owner issues to be decided by the latter.
10. To implement and examine and supervise the implementation of resolutions and decisions of the owner or the Board of Directors.
11. To have other powers and tasks under the bank charter.
Article 59. Tasks and powers of the chairman of the Board of Directors
1. To have the tasks and powers specified in Clause 2 (except the one defined at Point e) and Clause 3. Article 111 of the Enterprise Law.
2. To have tasks and powers specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 47 of this Decree.
3. To evaluate the work performance of each member and commissions of the Board of Directors at least once a year and report on evaluation results to the owner.
4. To have other tasks and powers under the bank charter.
Article 60. Tasks and powers of members of the Board of Directors
1. To perform the tasks and exercise the powers under Clauses 1, 2, 3, 5 and 10, Article 48 of this Decree.
2. To attend meetings of the Board of Directors, to discuss and vote for all issues falling within the tasks and powers of the Board of Directors according to this Decree, unless they may not vote due to conflicting interests. To take personal responsibility before law. the owner and the Board of Directors for their decisions.
3. To implement decisions of the owner and resolutions of the Board of Directors.
4. To explain their task performance to the owner and the Board of Directors upon request.
Article 61. Meetings of the Board of Directors and minutes of meetings of the Board of Directors
1. Meetings of the Board of Directors comply with Clauses 1, 2, 3 and 5. Article 49 of this Decree, except the election of the chairman of the Board of Directors.
2. A meeting of the Board of Directors may be held when it is attended by at least 2/3 (two-thirds) of the total number of members. A member of the Board of Directors who does not directly attend a meeting may authorize another member of the Board of Directors to vote on his/ her behalf or send his/her voting card. In case of voting in writing, voting cards shall be put in sealed envelopes and sent to the chair of the meeting of the Board of Directors at least one hour before the meeting. Voting cards may only be opened before all meeting participants.
3. A decision of the Board of Directors may be adopted when it is approved by a majority of votes, including written votes and authorized votes: when the votes "for" and "against" are equal, the side with the chair's vote prevails. Proposals on amendments and supplements to the bank charter, reorganization of the bank and transfer of part or the whole of the bank charter capital must be approved by at least 3/4 (three-quarters) of meeting participants.
4. Minutes of meetings of the Board of Directors comply with Article 50 of this Decree.
Article 62. Collection of written comments of members of the Board of Directors
The competence and method to collect written comments of members of the Board of Directors comply with Article 51 of this Decree.
Article 63. Tasks and powers of the Control Board
1. To supervise the observance of law and the bank charter in bank governance and administration; to take responsibility before law and the owner for the performance of its assigned tasks and exercise of its vested powers.
2. To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 2 and 3, Article 52 of this Decree.
3. To evaluate the bank's biannual and annual financial statements, including those already audited by an independent audit institution. To report to the owner on evaluation results of annual financial statements and the reasonability. lawfulness, truthfulness and prudence of accounting and statistical work and financial statement making. To consult the Board of Directors before submitting its report and recommendations to the owner.
4. To check accounting books and other documents and the bank operation management and administration when necessary or under the owner's decision. To conduct examination within 7 working days after receiving the owner's request. Within 15 days after completing examination, to report and explain examined issues to the Board of Directors and the owner. The Control Board's examination under this Clause must neither obstruct nor disrupt the normal business administration and operation of the bank.
5. When detecting a bank manager's violations of this Decree, the bank charter and relevant current laws, to promptly report such to the Board of Directors and concurrently request the violator to terminate his/her violations and remedy consequences (if any). To make a list of affiliated persons of members of the Board of Directors and Control Board, and the Director General and keep and update this list.
6. To request the Board of Directors to convene irregular meetings under this Decree and the bank charter. When the Board of Director makes a decision which seriously violates this Decree or makes a decision ultra vires and other cases under the bank charter, to promptly report such to the owner.
7. To have other tasks and powers under the bank charter.
Article 64. Tasks and powers of the head of the Control Board
1. To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 and 9, Article 53 of this Decree.
2. On behalf of the Control Board, to request the Board of Directors to convene irregular meetings under this Decree.
Article 65. Tasks and powers of members of the Control Board
1. To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 10, Article 54 of this Decree.
2. To perform the tasks and exercise the powers of members of the Control Board honestly and prudently in the interests of the bank and the owner under law, the bank charter and the internal regulation of the Control Board.
3. To request the inclusion of their opinions in minutes of meetings of the Board of Directors if these opinions are different from decisions of the Board of Directors and reporting thereon to the owner.
Article 66. Tasks and powers of the Director General
1. To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 1, 2, 3, 5 and 7, Article 55 of this Decree.
2. To report to the Board of Directors, the Control Board, the owner and competent state agencies on the bank's business operations, efficiency and results under law and the bank charter.
Section 5. JOINT-STOCK COMMERCIAL BANKS WITH OVER 50% OF CHARTER CAPITAL OWNED BY THE STATE
Article 67. Organization of management
The organization of management of joint -stock commercial banks with over 50% of charter capital owned by the State complies with provisions applicable to joint-stock commercial banks.
Section 6. JOINT-VENTURE COMMERCIAL BANKS
Article 68. Rights of capital contributors
1. To manage the bank by appointing authorized representatives who satisfy the criteria and conditions under this Decree to join the Board of Directors and Control Board on the basis of their capital shares or under agreement between capital contributors.
2. To request the bank to supply information and report on activities of the Board of Directors and Control Board and the bank's business operations, accounting books, annual financial statements and other documents and materials.
3. To enjoy profits divided in proportion to their capital shares after the bank has fully paid taxes and fulfilled other financial obligations under law.
4. To enjoy the bank's residual property value in proportion to their capital shares when the bank is dissolved or goes bankrupt.
5. To be prioritized in contributing additional capital to the bank when it raises the charter capital.
6. To transfer part or the whole of their capital shares under Article 44 of the Enterprise Law and such transfer must be considered and approved in writing by the State Bank.
7. To request the buy-back of capital shares under Article 43 of the Enterprise Law, but the bank may only pay capital contributors for the buy-back of their capital shares if after it fully pays for the buy-back, it can still fully pay its debts and fulfill other property liabilities and ensure banking operation safety ratios, charter capital not lower than the legal capital and other relevant conditions prescribed by the State Bank. The buy-back of capital shares at the request of capital contributors must obtain the State Banks prior written approval.
8. To lodge complaints about or sue members of the Board of Directors and Control Board and the Director General for their failure to properly perform their tasks and exercise their powers, causing damage to the interests of the bank or capital contributors under law.
9. To have other powers under the bank charter.
Article 69. Obligations of capital contributors
1. To make full and timely capital contribution as committed and be liable for the bank's debts and other property liabilities within their committed capital shares.
2. To refrain from withdrawing their capital shares in any forms, except the cases specified in Clauses 6 and 7, Article 68 of this Decree.
3. Not to directly interfere in the bank governance and administration.
4. To observe the bank charter.
5. To have other obligations under the bank charter.
Article 70. Tasks and powers of the Board of Directors and its chairman and members
1. Tasks and powers of the Board of Directors
a/ To take responsibility before law and capital contributors for its performance of assigned tasks and exercise of vested powers;
b/ To adopt orientations for the bank development;
c/ To adopt amendments and supplements to the bank charter;
d/ To issue its internal regulation and internal regulations related to the organization, administration and operation of the bank in accordance with law and this Decree;
e/ To elect, relieve from duty and dismiss the chairman of the Board of Directors according to the conditions and criteria specified in this Decree;
f/ To examine and handle violations committed by members of the Board of Directors;
g/ To adopt schemes to adjust the charter capital;
h/ To approve annual financial statements and profit-sharing scheme;
i/ To report on the bank's financial status and business results, the performance of assigned tasks and exercise of powers of the Board of Directors and its members at the request of capital contributors or competent state agencies;
j/ To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 14, 15. 16, 17 and 18, Article 46 of this Decree.
k/ To decide on loans and guarantees valued at over 10% of the bank's own capital in compliance with safety regulations for banking operations;
l/ To decide on establishment of subsidiaries;
m/ To decide on the buy-back of capital shares under this Decree;
n/To approve trading contracts neither banned nor restricted under the Law on Credit Institutions, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions and guiding documents with members of the Board of Directors and Control Board, the Director General and capital contributors of the bank and their affiliated persons. In this case, affiliated members have no voting right;
o/ To adopt the reorganization, dissolution or request for bankruptcy of the bank;
p/ To decide on salaries, bonus, remunerations and other benefits for the chairman and members of the Board of Directors, the head and members of the Control Board and the Director General under Article 29 of this Decree;
q/ To have other tasks and powers under the bank charter.
2. Tasks and powers of the chairman of the Board of Directors
a/ To organize the performance of tasks and exercise of powers of the Board of Directors specified in Clause 1, Article 70 of this Decree;
b/ To have the tasks and powers specified in Clause 2 (except the one specified at Point e) and Clause 3. Article 111 of the Enterprise Law;
c/ To have the tasks and powers specified in Clauses 2. 3 and 4, Article 47 of this Decree;
d/ To evaluate the work performance of each member and commissions of the Board of Directors at least once a year and report thereon to capital contributors;
e/ To have other tasks and powers under the bank charter.
3. Tasks and powers of members of the Board of Directors
a/ To participate in the performance of tasks and exercise of powers of the Board of Directors specified in Clause 1, Article 70 of this Decree;
b/ To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 48 of this Decree;
c/ To attend meetings of the Board of Directors, discuss and vote for all issues falling within the tasks and powers of the Board of Directors under this Decree, unless they may not vote due to conflicting interests. To take personal responsibility before law. capital contributors and the Board of Directors for their decisions;
d/ To implement decisions and resolutions of the Board of Directors;
e/ To report their performance of assigned tasks to capital contributors and the Board of Directors upon request;
f/ To exercise powers and perform tasks of capital contributors specified in Articles 68 and 69 of this Decree as authorized by capital contributors;
g/ To have other tasks and powers under the bank charter.
Member registers comply with Article 40 of the Enterprise Law.
Article 72. Meetings of the Board of Directors
1. The Board of Directors may meet regularly or irregularly. A meeting of the Board of Directors shall be convened by the chairman or a member of the Board of Directors authorized by the chairman. The Board of Directors shall meet at least once a quarter and irregularly when the chairman of the Board of Directors finds it necessary or in any of the following cases:
a/ At the request of the Director General or the Control Board;
b/ At the request of at least 2 members of the Board of Directors:
c/ At the request of individual members or groups of members owning over 25% of the charter capital or a lower percentage specified in the bank charter;
d/ At the request of the rest of members when the bank has a member owning over 75% of its charter capital and the bank charter does not set a lower percentage;
e/ Other cases defined in the bank charter.
The above requests must be made in writing, clearly stating the purposes and indicating that issues to be discussed and decided fall within the competence of the Board of Directors. The person competent to convene meetings of the Board of Directors may refuse a request if issues to be discussed and decided do not fall within the competence of the Board of Directors.
2. Meetings of the Board of Directors comply with Clauses 2, 3 and 5, Article 49 of this Decree.
3. A meeting of the Board of Directors may be held when it is attended by members representing at least 75% of the charter capital; the specific ratio is defined in the bank charter. When the above condition is not met. another meeting may be convened within 15 days from the tentative date for the first meeting. The second meeting of the Board of Directors may be convened when it is attended by members representing at least 50% of the charter capital; the specific ratio is defined in the bank charter. When the condition to convene the second meeting is not met, the third meeting may be convened within 10 working days from the tentative date of the second meeting. In this case, the meeting may be convened regardless of the number of meeting participants and the charter capital represented by meeting participants.
4. A member of the Board of Directors who does not directly attend a meeting may authorize another member to vote on his/her behalf or send his/her voting card. Voting cards shall be put in sealed envelopes and sent to the chair of the meeting of the Board of Directors at least one hour before the meeting. Voting cards may only be opened before all meeting participants.
5. Members of the Board of Directors may make written proposals on the meeting agenda. A written proposal must cover the following major contents:
a/ Full name, address of permanent residence, nationality, number of people's identity card, passport or other lawful certification of civil status, for an individual member; name, address of head office, serial number of establishment decision or business registration certificate, for an institutional member; full name and signature of member or authorized representative;
b/ Proportion of capital shares, number and date of issuance of capital share certificate;
c/ Issues proposed to be included in the meeting agenda;
d/ Reasons for proposal.
The chairman of the Board of Directors shall accept such a proposal and add it to the agenda of the meeting of the Board of Directors if it fully covers prescribed contents and is sent to the bank's head office at least one working day before the meeting of the Board of Directors; a proposal submitted right before a meeting may be accepted if it is so approved by a majority of meeting participants.
6. A decision of the Board of Directors may be adopted if it is approved by votes representing at least 65% of capital shares of meeting participants (including written votes and authorized votes). The specific ratio is defined by the bank charter. Amendments and supplements to the bank charter, reorganization of the bank, transfer or buy-back of capital shares must be approved by votes representing at least 75% of capital shares of meeting participants. When votes "for" and "against" representing capital shares of meeting participants are equal, the side with the chair's vote prevails.
Article 73. Collection of written comments of members of the Board of Directors
The competence and method to collect written comments of members of the Board of Directors comply with Article 51 of this Decree. A decision of the Board of Directors shall be adopted by collecting written comments when it is approved by members representing at least 75% of the charter capital. The specific ratio is defined in the bank charter.
Article 74. Tasks and powers of the Control Board and its head and members
1. Tasks and powers of the Control Board: a/ To supervise the observance of law and the bank charter in bank governance and administration; to take responsibility before law and capital contributors for the performance of its assigned tasks and exercise of its vested powers;
b/ To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 2 and 3. Article 52 of this Decree;
c/ To evaluate the bank's biannual and annual financial statements, including those already audited by an independent audit institution. To report to capital contributors on results of evaluation of annual financial statements and the reasonability. lawfulness, truthfulness and prudence of accounting and statistical work and financial statement making. To consult the Board of Directors before submitting its report and recommendations to capital contributors;
d/ To check accounting books and other documents and the bank administration and management when necessary or under capital contributors' decision. To conduct examination within 7 working days after receiving capital contributors' request. Within 15 days after completing examination, to report and explain examined issues to the Board of Directors and capital contributors. The Control Board's examination under this Clause must neither obstruct nor disrupt the normal business administration and operation of the bank;
e/ When detecting a bank manager's violations of this Decree, the bank charter and relevant current laws, to promptly report such to the Board of Directors and concurrently request the violator to terminate his/her violations and remedy consequences (if any). To make a list of affiliated persons of members of the Board of Directors and Control Board and the Director General and keep and update this list:
e/ To request the Board of Directors to convene irregular meetings under this Decree and the bank charter. To promptly notify capital contributors when the Board of Directors makes a decision seriously violating this Decree or ultra vires and other cases under the bank charter:
f/ To have other tasks and powers under the bank charter.
2. Tasks and powers of the head of the Control Board
a/ To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 1, 2, 3, 5,6,7, 8 and 9, Article 53 of this Decree.
b/ On behalf of the Control Board, to request the Board of Directors to convene irregular meetings under this Decree.
3. Tasks and powers of members of the Control Board
a/ To perform the tasks and exercise the powers of members of the Control Board under law. the bank charter and the internal regulation of the Control Board honestly and prudently in the legitimate interests of the bank and its capital contributors;
b/ To participate in the performance of tasks and exercise of powers of the Control Board specified in Clause 1, Article 74 of this Decree;
c/ To perform the tasks and exercise the powers specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 10. Article 54 of this Decree;
d/ To request the inclusion of their opinions in minutes of meetings of the Board of Directors when these opinions are different from decisions of the Board of Directors and reporting thereon to capital contributors.
Article 75. Tasks and powers of the Director General
To perform the tasks and exercise the powers specified in Article 55 of this Decree.
Section 7. WHOLLY FOREIGN-OWNED COMMERCIAL BANKS
Article 76. Management of wholly foreign-owned commercial banks organized as one-member limited liability companies
To comply with Section 4, Chapter III of this Decree.
Article 77. Management of wholly foreign-owned commercial banks organized as limited liability companies with two or more members
To comply with Section 6. Chapter III of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực