Chương II Nghị định 58/2018/NĐ-CP: Các quy định về bảo hiểm nông nghiệp
Số hiệu: | 58/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 05/06/2018 |
Ngày công báo: | 06/05/2018 | Số công báo: | Từ số 547 đến số 548 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp.
Theo đó, mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với các đối tượng là lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau; trâu, bò , lợn, gia cầm; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra được quy định như sau:
- Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm đối với cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo;
- Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm đối với:
+ Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo;
+ Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết tập trung, quy mô lớn, có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng đến nền nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường.
Ngoài ra, Nghị định còn đưa ra quy định cụ thể đối với các loại rủi ro được bảo hiểm hỗ trợ, cụ thể:
- Rủi ro thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, mưa lớn, lũ, … (thiên tai phải được công bố và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
- Rủi ro dịch bệnh:
+ Dịch bệnh động vật: bao gồm các loại dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản;
+ Dịch hại thực vật;
Xem chi tiết tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/6/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngoài các nội dung theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận cụ thể và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
b) Cách thức xác định số tiền bảo hiểm.
c) Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có).
d) Công tác giám định tổn thất; cơ quan, tổ chức giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất.
đ) Xác định sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào công bố hoặc xác nhận thiên tai, dịch bệnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, cơ quan, tổ chức xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường.
e) Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm); thời hạn bồi thường.
g) Trách nhiệm của các bên trong công tác kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
h) Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (nếu có).
2. Hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo phương thức đồng bảo hiểm nhằm phân tán, chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.
2. Trường hợp thực hiện đồng bảo hiểm nông nghiệp:
a) Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp phải ghi rõ tên và tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm; tên doanh nghiệp bảo hiểm giữ vai trò đầu mối thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải cùng chịu trách nhiệm về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với bên mua bảo hiểm.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm giữ vai trò đầu mối có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và thay mặt các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm khác giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
1. Trường hợp tái bảo hiểm trong nước, doanh nghiệp tham gia nhận tái bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Đáp ứng các yêu cầu về vốn, biên khả năng thanh toán và tuân thủ các quy định về nhận tái bảo hiểm theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Có chương trình tái bảo hiểm nông nghiệp bảo đảm an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật.
2. Trường hợp tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật về tái bảo hiểm ra nước ngoài.
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm dựa trên sự thay đổi của chỉ số thực tế so với chỉ số đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.
3. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
1. Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, các bên liên quan có quyền đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết theo quy định pháp luật.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định pháp luật có liên quan và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước khi triển khai.
2. Trường hợp thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp trước khi triển khai. Hồ sơ, trình tự, thủ tục phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
1. Giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khi bên mua bảo hiểm xác nhận đã hiểu rõ các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bảo đảm nguyên tắc số đông bù số ít và chủ động thực hiện phân tán, chia sẻ rủi ro thông qua các phương thức đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm nông nghiệp.
3. Chủ động thực hiện kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
4. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, kịp thời cử cán bộ tiếp cận đối tượng bảo hiểm và hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất (nếu có). Chi trả các chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế tổn thất.
5. Tổ chức công tác giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất công khai, minh bạch theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thu thập công bố, xác nhận của cơ quan chức năng về sự kiện bảo hiểm (nếu có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm); tổ chức công tác xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
6. Trường hợp xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường, cử cán bộ hướng dẫn người được bảo hiểm các hồ sơ, tài liệu cần cung cấp để phục vụ công tác giải quyết bồi thường.
7. Trả tiền bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
1. Bảo đảm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm theo quy định pháp luật.
2. Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm (bao gồm cả trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại) cho doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp sau khi đã hiểu đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp, giải thích.
4. Chủ động thực hiện kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
5. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
6. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm để hạn chế tổn thất.
7. Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, giải quyết bồi thường.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm trong việc kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm khi thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
1. Kiểm soát rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp là quá trình nhận dạng, đánh giá, giám sát, quản lý những rủi ro tiềm tàng, có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro, quy trình kiểm soát rủi ro, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân và bộ phận trong việc thực hiện quy trình kiểm soát rủi ro.
b) Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại, bảo đảm tính hiệu quả và hiệu lực của biện pháp kiểm soát rủi ro và quy trình kiểm soát rủi ro.
3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, quy trình kiểm soát rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó cần thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, bảo vệ môi trường; quy chuẩn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
4. Các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức triển khai, giám sát, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thực hiện công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; tổ chức thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1. Đề phòng, hạn chế tổn thất trong bảo hiểm nông nghiệp là việc áp dụng các biện pháp để tránh, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm.
2. Đề phòng, hạn chế tổn thất trước hết là trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phòng, chống dịch bệnh và khắc phục thiệt hại sau dịch bệnh theo quy định pháp luật; thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có).
3. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đề phòng, hạn chế tổn thất trong bảo hiểm nông nghiệp theo quy định sau:
a) Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục; hỗ trợ công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp của chính quyền địa phương;
- Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng, hạn chế rủi ro;
- Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
- Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm được chi tối đa 10% doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp thu được để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất quy định tại điểm a Khoản này.
4. Các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất trong sản xuất nông nghiệp, trong đó thực hiện giám sát phát hiện sớm và thông báo tình hình dịch bệnh động vật, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổ chức chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch; tổ chức công tác ứng phó thiên tai, hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức tuyên truyền về công tác đề phòng, hạn chế tổn thất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm. Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm, kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm tại địa bàn, bảo đảm ổn định trật tự xã hội trong quá trình triển khai thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
REGULATIONS ON AGRICULTURAL INSURANCE
Section 1. SPECIFIC REGULATIONS ON AGRICULTURAL INSURANCE
Article 6. Agricultural insurance policy
1. In addition to the contents specified in the Law on Insurance Business, the policyholder and the insurer shall agree upon and specify the following contents in the agricultural insurance policy:
a) Name and address of the individual and affiliated entity of the insurer that is responsible for addressing the issues concerning execution of the agricultural insurance policy.
b) Methods for determining the sum insured.
c) Cases in which deductible and deduction of the indemnity (if any) are applied.
d) Loss survey; loss surveyor; loss survey costs.
dd) Determination of insured event, grounds for providing indemnity; cases in which indemnity is provided according to the notice or confirmation of disasters or diseases given by a competent authority; cases in which index-based insurance is provided/purchased, specific agreement on the indexes directly related to loss of the subject matter insured; the authority that determines the difference between the actual index and the index insured; methods for determining the indemnity.
e) Methods for providing indemnity; indemnity claim (specifying agreement on responsibility of the policyholder or the insured documents for providing necessary documents for the insurer); time limit for providing indemnity.
g) Responsibilities of parties for risk management and loss prevention and minimization, and prevention and fight against insurance fraud in accordance with regulations of this Decree.
h) Responsibilities of the insurer and the insured for complying with all technical procedures and standards in agricultural production (if any).
2. The insurance policy signed between the entity eligible for assistance in the agricultural insurance premium and the insurer shall be executed as prescribed in this Decree.
Article 7. Agricultural co-insurance
1. The insurer may sell agricultural insurance according to co-insurance method in order to allocate and share risks, ensure financial safety and maintain a healthy competitive environment.
2. Cases in which agricultural co-insurance policy is executed:
a) The agricultural insurance policy shall specify name and co-insurance ratio of each co-insurer; name of the insurer in charge of executing the insurance policy. Insurers shall take joint responsibility for the commitments specified in the agricultural insurance policy with the policyholder.
b) The insurer in charge shall complete procedures for signing the insurance policy, and coping with tasks related to execution of the agricultural insurance policy on behalf of the co-insurers.
Article 8. Agricultural reinsurance
1. In the case of domestic reinsurance, the reinsurer shall:
a) satisfy requirements for capital and solvency margin and comply with regulations on reinsurance prescribed in the Law on Insurance Business and its guiding documents.
b) run an agricultural reinsurance plan in a safe and effective manner and comply with regulations and law.
2. In the case of foreign reinsurance, the insurer shall comply with regulations of law on foreign reinsurance.
Article 9. Agricultural reinsurance indemnity
1. Upon occurrence of an insured event, the insurer shall provide indemnity under the agricultural insurance policy and regulations of law.
2. The indemnity paid by the insurer to the insured shall be determined according to the market value of the subject matter insured at the time and place where the loss is incurred and the degree of actual loss, unless otherwise provided in the insurance policy. In the case of index-based insurance, the insurer shall provide indemnity to the insured according to the change in the actual index compared to the index specified in the insurance policy and regulations of law.
3. The indemnity paid by the insurer to the insured must not exceed the sum insured, unless otherwise provided in the insurance policy.
Article 10. Dispute settlement
1. Any dispute that arises during execution of the agricultural insurance policy shall be initially settled under the insurance policy, regulations of the Law on Insurance Business and relevant regulations of law.
2. In case of failure to settle the dispute by negotiation, relevant parties may bring the case to a Vietnamese competent Court.
Article 11. Policy wording and premiums
1. The insurer shall, on its own initiative, establish policy wording and premiums in accordance with regulations of the Law on Insurance Business and relevant regulations of law and notify the Ministry of Finance in writing before establishment.
2. In the case of implementation of the agricultural insurance assistance policy, policy wording and premiums shall be approved by the Ministry of Finance in writing before implementation. The application and procedures for approving agricultural insurance products are provided in Article 33 of this Decree.
Article 12. Responsibilities of the insurer for signing and executing an agricultural insurance policy
1. Provide explanation and sufficient information about insurance policy, policy wording and premiums for the policyholder. Sign the agricultural insurance policy only if the policyholder has confirmed its/his/her clear understanding of information concerning the agricultural insurance policy, policy wording and premiums.
2. Sign the agricultural insurance policy by following the principles of voluntariness, free will and equality; ensure adherence to the law of large numbers and allocate and share risks through co-insurance and reinsurance.
3. On its own initiative, control risks, prevent and minimize losses, and prevent and fight insurance fraud as prescribed in Section 2 Chapter II of this Decree.
4. Upon occurrence of an insured event, promptly assign officials to reach the subject matter insured and instruct the insured to take measures to minimize losses (if any). Pay necessary and appropriate costs to minimize losses.
5. Organize loss surveys to determine causes and degree of the loss in a public and transparent manner under the agricultural insurance policy and regulations of law. In the case of index-based insurance, obtain and publish the competent authority’s confirmation of the insured event (if specified in the insurance policy); determine the difference between the actual index and the index specified in the insurance policy.
6. In the case of determination of loss subject to the indemnity, assign officials to instruct the insured to provide the documents necessary for indemnity.
7. Provide sufficient indemnity to the insured under the agricultural insurance policy and regulations of law.
8. Bear other responsibilities specified in the agricultural insurance policy and regulations of law.
Article 13. Responsibilities of the policyholder and the insured for signing and executing an agricultural insurance policy
1. Protect the insurable interest of the subject matter insured as prescribed by law.
2. Sufficiently and truthfully provide information concerning the subject matter insured (including the case in which the subject matter insured suffers loss) for the insurer.
3. Sign the agricultural insurance policy after having a clear understanding of information about the agricultural insurance policy, policy wording and premiums that is explained and provided by the insurer.
4. On its/his/her own initiative, control risks, prevent and minimize losses, and prevent and fight insurance fraud as prescribed in Section 2 Chapter II of this Decree.
5. Enable the insurer to inspect fulfillment of requirements for assurance of safety of the subject matter insured.
6. Promptly notify the insurer of the insured event; take measures for loss minimization under the guidance of the insurer.
7. Closely cooperate with the insurer in surveying losses to determine causes and degree of the loss and provide indemnity.
8. Bear other responsibilities specified in the agricultural insurance policy and regulations of law.
Section 2. RISK CONTROL, LOSS PREVENTION AND MINIMIZATION AND PREVENTION AND FIGHT AGAINST INSURANCE FRAUD
Article 14. Responsibility for risk control, loss prevention and minimization and prevention and fight against insurance fraud
The insurer, policyholder, the insured and competent authorities shall control risks, prevent and minimize losses, and prevent and fight insurance fraud upon sale/purchase of agricultural insurance and implementation of agricultural insurance assistance policy in accordance with Articles 15, 16 and 17 of this Decree.
1. Control of risks during the policy period means a process of identifying, assessing, monitoring and managing inherent risks that may potentially exert negative effect on sale of agricultural insurance and implementation of the agricultural insurance assistance policy.
2. The insurer shall:
a) Formulate and take risk control measures and establish and follow risk control procedures specifying specific responsibilities of each individual and division for completion of the risk control procedures.
b) Annually review and re-inspect risk control measures and risk control procedures to ensure their effectiveness and validity.
3. The policyholder and the insured shall, on their own initiative, take risk control measures and follow risk control procedures with respect to the subject matter insured during agricultural production, including complying with regulations on prevention and fight against animal diseases, plant quarantine and protection and environmental protection, technical standards in agricultural production issued by the competent authority and other relevant regulations of law on order to ensure safety of the subject matter insured.
4. Relevant authorities shall control, supervise and instruct agricultural producers to control risks during agricultural production; disseminate information concerning control of risks during agricultural production.
Article 16. Loss prevention and minimization
1. Prevention and minimization of losses incurred during the policy period means the adoption of measures for avoiding and minimizing losses that may be incurred on the subject matter insured.
2. Loss prevention and minimization serves as a responsibility of the policyholder and the insured. The policy holder and the insured shall, on their own initiative, prevent and respond to disasters and provide disaster relief, and prevent, fight and take remedial actions against diseases as prescribed by law, immediately notify the insurer of the insured event, and take measures for prevention and minimization of losses (if any) under the guidance of the insurer.
3. The insurer shall prevent and minimize losses during the policy period according to following regulations:
a) Measures for loss prevention and minimization include:
- Provide training and carry out dissemination activities; assist local governments in providing training in and disseminating agricultural insurance assistance policy;
- Provide and assist with equipment and facility to prevent and minimize losses;
- Assist in building works aimed at preventing and mitigating losses incurred on the subject matters insured;
- Hire other organizations and individuals to carry out supervision, prevent and minimize losses.
b) The insurer shall use up to 10% of revenue from agricultural insurance premiums to take loss prevention and minimization measures prescribed in Point a of this Clause.
4. Relevant authorities shall provide guidelines for measures for preventing and minimizing losses during agricultural production, including carrying out supervision to early detect and notify animal diseases, issue forecast and warning about animal diseases; provide guidelines for measures for preventing and fighting animal diseases; fight diseases and take measures for protecting production upon occurrence of plant pests; direct implementation of remedial measures to quickly control and eradicate diseases and pests; respond to disasters and provide disaster relief; disseminate information concerning prevention and minimization of losses during agricultural production.
Article 17. Prevention and fight against insurance fraud
1. Prevention and fight against agricultural insurance fraud mean the adoption of measures for preventing and reducing the fraud during signing and execution of the agricultural insurance policy with the aim of appropriating a sum of money from the insurer.
2. The insurer shall, on its own initiative, formulate and take measures for preventing, detecting and reducing insurance fraud, and disseminate information about prevention and fight against insurance fraud.
3. The policyholder and the insured shall, on their own initiative, participate in prevention and fight against insurance fraud. In case any act of insurance fraud is found, it is required to promptly notify the insurer and competent authority.
4. Relevant competent authorities shall cooperate with the insurer, the policyholder and the insured in preventing and fighting insurance fraud within their area in a manner that maintains social order during execution of the agricultural insurance policy and implementation of the agricultural insurance assistance policy.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực