Chương VI Nghị định 56/2017/NĐ-CP : trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em
Số hiệu: | 56/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 22/05/2017 | Số công báo: | Từ số 363 đến số 364 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Theo đó, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:
- Trẻ em bị hiếp dâm;
- Trẻ em bị cưỡng dâm;
- Trẻ em bị giao cấu;
- Trẻ em bị dâm ô;
- Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Ngoài ra, Nghị định 56 cũng quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:
- Tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, hình ảnh cá nhân;
- Tài sản cá nhân; Thông tin về nơi ở, quê quán, trường, lớp, kết quả học tập…
Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản) phải có sự tham gia của trẻ em như sau:
a) Bảo đảm để trẻ em được thông tin về nội dung của văn bản đang soạn thảo cần lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức phù hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em;
b) Thuyết minh nội dung của văn bản đang soạn thảo phù hợp với trẻ em để trẻ em hiểu, góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng;
c) Tiếp nhận, xem xét, trả lời ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc giải thích, trả lời ý kiến, nguyện vọng của trẻ em không được tiếp thu thông qua một hoặc các hình thức phù hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
2. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không trực tiếp tổ chức việc lấy ý kiến của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc lấy ý kiến trẻ em được thực hiện như sau:
a) Gửi văn bản đang soạn thảo kèm theo nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em đến Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để tổ chức lấy ý kiến của trẻ em trước khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em thông qua Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phải được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, phản hồi cho Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để phản ánh lại với trẻ em.
3. Hồ sơ ban hành theo thẩm quyền hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra, ban hành của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải có nội dung tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình hướng dẫn, triển khai thực hiện chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nếu nhận được ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến trẻ em thì phải tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động có sự tham gia của trẻ em nếu vi phạm pháp luật hoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
1. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình xây dựng các quyết định, chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 49 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nếu nhận được ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến trẻ em thì phải tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
3. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em trên địa bàn; đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động có sự tham gia của trẻ em nếu vi phạm pháp luật hoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi ngăn cản trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia hoạt động xã hội phù hợp.
4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em theo phạm vi và hình thức quy định tại Điều 74 và yêu cầu tại khoản 1 Điều 78 Luật trẻ em.
1. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em được quy định tại Điều 77 Luật trẻ em.
2. Hằng năm, đề xuất với Chính phủ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 91 Luật trẻ em.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
1. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi là tổ chức) khi xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
2. Các tổ chức phải thuyết minh nội dung quyết định, chương trình, hoạt động đang xây dựng hoặc đang thực hiện phù hợp với trẻ em để trẻ em hiểu, góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng; ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi đến tổ chức phải được tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
3. Các tổ chức có trách nhiệm gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em mà tổ chức nhận được đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết và theo dõi việc trả lời các ý kiến, kiến nghị đó.
4. Các tổ chức thực hiện các hoạt động, sự kiện có sự tham gia của trẻ em phải bảo đảm các điều kiện an toàn, phù hợp với trẻ em; chấp hành các hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định đình chỉ của cơ quan có thẩm quyền.
1. Nhà trường tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp; bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
2. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và xem xét, trả lời những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu trong thời hạn 07 ngày làm việc. Nội dung trả lời nêu rõ việc thực hiện hoặc không thực hiện, thời gian thực hiện, lý do không thực hiện ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh.
3. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm gửi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền xem xét, giải quyết nếu ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng không thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu và theo dõi việc trả lời để phản hồi cho học sinh.
4. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn phản ánh hoặc tổng hợp ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh chuyển đến Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên trong trường hợp học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên; thông tin việc tiếp thu, xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng cho học sinh.
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội phải công bố các thông tin sau đây khi có yêu cầu của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em:
a) Quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
c) Giá các dịch vụ (nếu có);
d) Biện pháp, chế độ cung cấp dịch vụ cho trẻ em;
đ) Trách nhiệm tham gia trong quá trình cung cấp dịch vụ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc chính trẻ em.
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội phải tiếp nhận, xem xét, trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản về ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cơ quan, tổ chức có liên quan đối với các dịch vụ do cơ sở cung cấp.
1. Cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm đăng tải ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi đến phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan, tổ chức và quy định của pháp luật. Trường hợp không đăng tải phải trả lời và giải thích rõ lý do.
2. Gửi và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
3. Cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo yêu cầu của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc trong trường hợp việc tiết lộ thông tin đó gây tổn hại cho trẻ em, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em theo Điều 33 Nghị định này.
Cha, mẹ, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
1. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
2. Giáo dục trẻ em.
3. Bảo vệ an toàn cho trẻ em.
4. Tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp.
5. Tạo điều kiện hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em.
6. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình theo quy định tại Điều 75 và khoản 1 Điều 78 Luật trẻ em.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, EDUCATIONAL INSTITUTIONS, FAMILIES AND INDIVIDUALS FOR INVOLVING CHILDREN IN CHILDREN’S MATTERS
Article 49. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government- attached agencies
1. In the course of formulating programs, policies, legal documents, socio-economic development master plans and plans on children or related to children, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies (below referred to as document drafting agencies) shall involve children in the formulation as follows:
a/ To ensure that children be informed of contents of draft documents requiring the collection of opinions of children in one or more than one appropriate form prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children;
b/ To explain contents of draft documents in a manner understandable to children and enabling them to express their opinions and aspirations;
c/ To receive, consider and reply children’s opinions and aspirations or give explanations or answers to children’s opinions and aspirations which have been received in a form other than those prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children.
2. A drafting agency which does not directly collect opinions of children as prescribed in Clause 1 of this Article shall collect opinions of children as follows:
a/ To send the draft document together with the contents requiring the collection of opinions of children to the organization representing the voice and aspirations of children or the Vietnam Child Right Protection Association for organizing the collection of opinions of children before the document drafting agency promulgates according to its competence or proposes a competent agency to promulgate the document;
b/ To study and assimilate opinions and aspirations of children expressed through the organization representing the voice and aspirations of children or the Vietnam Child Protection Association, and give explanations and feedback to the latter for notification to the children.
3. Dossiers issued according to competence or sent to competent agencies for appraisal, verification and issuance by document drafting agencies must include the summarization, explanation and assimilation of children’s opinions and aspirations in the general summarization, explanation and assimilation of opinions collected from agencies, organizations and individuals.
4. If receiving children’s opinions and aspirations on matters that have effects and influence on children in the course of guiding and organizing the implementation of programs, policies, legal documents and master plans and plans on socio-economic development, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall consider them and directly give answers to children or agencies and organizations that forward these opinions and aspirations.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide, examine and inspect activities involving children in their matters; and suspend or propose competent agencies to suspend those activities which violate the law or are not in the best interests of children.
Article 50. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. In the course of preparing decisions, programs, policies, legal documents and socioeconomic development master plans and plans on children or related to children, People’s Committees at all levels shall involve children in the preparation process in accordance with Points a, b and c, Clause 1, Article 49 of this Decree.
2. If receiving children’s opinions and aspirations on matters that have effects and influence on children in the course of organizing the implementation of programs, policies, legal documents and master plans and plans on socio-economic development, People’s Committees at all levels shall consider them and directly give answers to children or agencies and organizations that forward these opinions and aspirations.
3. To direct related agencies to guide, examine and inspect activities involving children in children’s matters in their localities; to suspend or propose competent agencies to suspend those activities which violate the law or are not in the best interests of children; to handle or propose competent agencies to handle acts of obstructing children to access information, express their opinions and aspirations or participate in relevant social activities.
4. People’s Committees at all levels shall manage and create conditions for children to be involved in children’s matters within the scope and forms prescribed in Article 74, and according to the requirements prescribed in Clause 1, Article 78, of the Law on Children.
Article 51. Responsibilities of the organization representing the voice and aspirations of children
1. The Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee shall perform the tasks of the organization representing the voice and aspirations of children prescribed in Article 77 of the Law on Children.
2. To annually propose to the Government plans on performance of the tasks of representing the voice and aspiration of children and oversee the implementation of children’s opinions and aspirations in accordance with Point b, Clause 4, Article 91 of the Law on Children.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial- level agencies, government-attached agencies, provincial-level People’s Committees, the Vietnam Women’s Union Central Committee, the Vietnam Child Right Protection Association and related agencies and organizations in, performing the tasks of representing the voice and aspirations of children and overseeing the exercise of the child rights according to children’s opinions and aspirations under plans approved by the Government.
Article 52. Responsibilities of socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations
1. To request the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations (below refereed to as organizations) to collect opinions of children in one or more than one appropriate form prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children when formulating and implementing decisions, programs and activities concerning children.
2. To explain contents of decisions, programs and activities under formulation or implementation in a manner understandable to children and enabling them to express their opinions and aspirations; receive and consider children’s opinions and aspirations and give answers directly to children or to agencies and organizations that forward these opinions and aspirations according to the guidelines, goals, functions and tasks of the organizations.
3. To forward children’s opinions and aspirations they receive to agencies, organizations and persons having the functions, tasks and competence to consider and settle them and supervise the reply to those opinions and proposals.
4. When carrying out activities and organizing events involving children, to ensure conditions of safety and suitability for children; and comply with the guidance, submit to inspection and examination by or abide by termination decisions of competent agencies.
Article 53. Responsibilities of schools and other educational institutions
1. Schools shall create conditions for their students to participate in relevant social activities and to express opinions and aspirations about matters of their concern through the forms prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children.
2. School boards shall receive opinions, proposals and aspirations of students and consider and give answers on matters under their responsibilities within 7 working days. The answers must specify the implementation and implementation time, or non-implementation of students’ opinions, proposals and aspirations and reasons therefor.
3. School boards shall send students’ opinions, proposals and aspirations beyond their settlement competence to agencies, organizations and persons having the function and competence to consider and settle them and supervise their reply in order to give feedback to students.
4. Teachers in charge of activities of Ho Chi Minh Vanguard Teenager Union chapters or secretaries of the Ho Chi Minh Communist Youth Union chapters shall report or summarize students’ opinions, proposals and aspirations and send them to school boards or teachers in case students do not wish to directly reflect them to school management boards or teachers; and inform students of the receipt, consideration and settlement of their opinions, proposals and aspirations.
Article 54. Responsibilities of child protection service providers and social relief establishments
1. Child protection service providers and social relief establishments shall disclose the following information at the request of children, parents and caregivers:
a/ Establishment decision or operation registration certificate issued by a competent agency;
b/ Functions, tasks, contents of operation and licensed services;
c/ Service charge rates (if any);
d/ Measures and regimes for provision of services to children;
dd/ Responsibilities for participation of parents, caregivers or children themselves in the course of service provision.
2. Child protection service providers and social relief establishments shall receive, consider and answer verbally or in writing opinions, proposals and aspirations of children, parents, caregivers and related agencies and organizations about the establishments’ services.
Article 55. Responsibilities of mass media agencies and agencies and organizations providing services in the Internet environment
1. To publish children’s opinions and aspirations sent to them in line with their guidelines and goals and in accordance with law. In case of not doing so, they shall give a reply clearly stating the reason.
2. To forward children’s opinions and aspirations to responsible agencies, organizations and persons and request them to give written replies.
3. Not to disclose private information of children at the request of children, their parents and caregivers, or in case the disclosure of such information will harm children and is not in the best interests of children as prescribed in Article 33 of this Decree.
Article 56. Responsibilities of families
Parents and family members shall:
1. Care for and nurture children.
2. Educate children.
3. Protect and ensure safety for children.
4. Create conditions for children to participate in cultural, arts, sports and relevant social activities.
6. Ensure children’s participation in families’ affairs in accordance with Article 75, and Clause 1, Article 78, of the Law on Children.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 31. Can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
Điều 38. Trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em
Điều 39. Đăng ký nhận chăm sóc thay thế
Điều 41. Hồ sơ cá nhân, gia đình được lựa chọn chăm sóc thay thế
Điều 42. Lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế
Điều 44. Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội
Điều 48. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 51. Trách nhiệm của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em