Chương IV Nghị định 56/2017/NĐ-CP: trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Số hiệu: | 56/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 22/05/2017 | Số công báo: | Từ số 363 đến số 364 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Theo đó, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:
- Trẻ em bị hiếp dâm;
- Trẻ em bị cưỡng dâm;
- Trẻ em bị giao cấu;
- Trẻ em bị dâm ô;
- Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Ngoài ra, Nghị định 56 cũng quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:
- Tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, hình ảnh cá nhân;
- Tài sản cá nhân; Thông tin về nơi ở, quê quán, trường, lớp, kết quả học tập…
Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
3. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
5. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em.
2. Cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
RESPONSIBILITY TO PROTECT CHILDREN IN THE INTERNET ENVIRONMENT
Article 33. Private information of children
Private information of a child is information on name, age and characteristics for personal identification; information on health status and privacy written in health records; personal images; information on family members and caregiver of the child; personal property; telephone number and mail address; address of and information on residence place and native place; address of and information on school, class, learning result and friends of the child; and information on services provided for the child.
Article 34. Communication and education to raise capacity to protect children in the Internet environment
1. State management agencies in charge of information and communications; education and training; vocational education; and children; organizations operating for the benefits of children; and organizations operating in the Internet environment shall disseminate public information for raising public awareness, building capacity, and improving skills of parents and caregivers of children, teachers, children and related agencies and organizations with regard to the benefits and negative impacts of the Internet environment on children; and prevention and stoppage of acts of child abuse in the Internet environment in accordance with the laws on information technology and information security and other relevant fields.
2. Parents, teachers and caregivers of children shall provide safety knowledge and skills for children when participating in the Internet environment; children have the duty to learn knowledge and skills to protect themselves when participating in the Internet environment.
3. Providers of services in the Internet environment shall provide instructions on the use of services and information technology devices and on access to information in order to protect children in the Internet environment.
Article 35. Assurance of safety for children in the exchange and provision of information in the Internet environment
1. Agencies, organizations and individuals operating in the Internet environment shall coordinate with competent state agencies and other organizations and individuals in ensuring information security for children in the Internet environment; and prevent information that is harmful to children in accordance with the law on cyberinformation security.
2. Enterprises providing services in the Internet environment shall adopt measures to protect child users.
3. Enterprises providing services in the Internet environment shall give warnings or remove information and services that are harmful to children, and fake information and services that infringe upon the lawful rights and interests of children.
4. Providers of video games in the Internet environment must have tools for controlling playing time and for protecting children from being abused or addicted to video games.
5. Organizations, enterprises and individuals operating or providing services in the Internet environment shall develop or use and widely disseminate software and tools for protecting children in the Internet environment.
Article 36. Measures to protect private information for children in the Internet environment
1. When publishing private information of a child on a network, a provider of services in the Internet environment or a person shall obtain the consent of the child’s parent(s) or caregiver and the child himself/herself if he/she is full 7 years or older; and shall ensure information safety for the child.
2. Providers of services in the Internet environment shall employ measures and tools to ensure safety for private information of children and deliver warning messages when children provide or change their private information.
3. Parents, caregivers and children aged full 7 years or older, and agencies, organizations and persons with child protection responsibility as prescribed by law have the right to request providers of services and persons operating in the Internet environment to remove private information of children to ensure safety and best interests of children.
Article 37. Assistance and intervention measures for children abused in the Internet environment
1. State management agencies in charge of information and communications, and of children’s affairs; and organizations and enterprises operating and providing services in the Internet environment shall organize the receipt of information sent by agencies, organizations, individuals and children, and the assessment and classification of levels of safety of information and services for children; announce lists of information networks and online services and products according to their levels of safety for children; and ensure the detection and removal of images, documents and information unsuitable for children.
2. Public security agencies shall implement measures for assistance, intervention and protection of children in the Internet environment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực