Chương III Nghị định 56/2017/NĐ-CP : hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Số hiệu: | 56/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 22/05/2017 | Số công báo: | Từ số 363 đến số 364 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Theo đó, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:
- Trẻ em bị hiếp dâm;
- Trẻ em bị cưỡng dâm;
- Trẻ em bị giao cấu;
- Trẻ em bị dâm ô;
- Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Ngoài ra, Nghị định 56 cũng quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:
- Tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, hình ảnh cá nhân;
- Tài sản cá nhân; Thông tin về nơi ở, quê quán, trường, lớp, kết quả học tập…
Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
2. Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật
1. Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được bảo mật vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan.
2. Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.
3. Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo.
1. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc (sau đây gọi là nơi tiếp nhận thông tin). Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được yêu cầu.
3. Trường hợp tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm xâm hại trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hợp xử lý thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; chuyển ngay thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại của trẻ em.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
3. Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Nghị định này.
1. Sau khi đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện hoặc yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
a) Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình;
c) Các yếu tố làm trẻ em có thể bị xâm hại hoặc tiếp tục bị xâm hại hoặc các yếu tố dẫn đến trẻ em tiếp tục rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;
d) Điều kiện, khả năng học tập và khả năng tự bảo vệ của trẻ em;
đ) Mức độ an toàn và khả năng hỗ trợ của cộng đồng dân cư nơi trẻ em sinh sống;
e) Nhu cầu chăm sóc y tế, chữa trị các tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em; nhu cầu trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác;
g) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;
h) Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.
2. Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 Luật trẻ em.
1. Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm:
a) Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em, biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nội dung sau:
a) Các dịch vụ, công việc cần thực hiện, thời điểm bắt đầu và dự kiến kết thúc;
b) Phân công trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;
c) Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cần huy động cung cấp dịch vụ cụ thể;
d) Dự toán kinh phí cho từng dịch vụ, công việc.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.
5. Quyết định và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:
a) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ, can thiệp; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thay đổi của cá nhân trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống;
b) Kết nối dịch vụ, hoạt động trên địa bàn xã hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài địa bàn;
c) Vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý, cơ quan công an, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch.
3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có trách nhiệm giới thiệu, kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cần thiết trong trường hợp cấp tỉnh không có dịch vụ hoặc theo đề nghị của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:
a) Đánh giá tình trạng trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã việc kết thúc kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em không còn nguy cơ bị xâm hại và các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức, tình cảm của trẻ em ổn định;
c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em vẫn có nguy cơ bị xâm hại hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ em chưa ổn định.
2. Rà soát, đánh giá tình trạng của trẻ em sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nhập vào cơ sở dữ liệu trẻ em quốc gia.
1. Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em.
2. Việc can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp phải được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể và không quá 12 giờ từ khi nhận được thông tin.
3. Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã:
a) Tiếp nhận thông tin, kết nối với cơ quan công an để ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em xảy ra trên địa bàn xã; phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp và lưu giữ đồ vật, tài liệu liên quan đến tổn hại của trẻ em do bị xâm hại để hỗ trợ việc điều tra, xử lý, bảo vệ trẻ em;
b) Tiếp tục đánh giá mức độ tổn hại và mức độ an toàn môi trường sống của trẻ em, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và triển khai thực hiện;
c) Trong trường hợp cần thiết phối hợp với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để được hướng dẫn, hỗ trợ việc can thiệp khẩn cấp và xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
4. Trách nhiệm của cơ quan công an
a) Tiếp nhận thông tin, triển khai việc ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em;
b) Phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc bảo vệ trẻ em khẩn cấp, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
c) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để hỗ trợ việc can thiệp khẩn cấp.
5. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật trẻ em;
b) Hướng dẫn việc thu thập bằng chứng, lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em do bị xâm hại phục vụ việc giám định theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Lưu trữ hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
1. Việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và bố trí nơi tạm trú an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật trẻ em trong vòng 12 giờ tính từ thời điểm tiếp nhận thông tin.
3. Thời hạn tạm thời cách ly được quyết định căn cứ vào đánh giá nhu cầu và môi trường an toàn của trẻ em, được gia hạn, nhưng thời hạn cách ly tối đa không quá 15 ngày trừ trường hợp phải tiếp tục cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn cho trẻ em theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định tạm thời cách ly.
4. Trẻ em được tạm thời cách ly khẩn cấp khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần được thực hiện ngay việc giao chăm sóc thay thế trước khi thực hiện các thủ tục nhận chăm sóc thay thế.
ASSISTANCE AND INTERVENTION FOR ABUSED CHILDREN OR CHILDREN AT RISK OF VIOLENCE, EXPLOITATION OR ABANDONMENT AND DISADVANTAGED CHILDREN
Section 1. THE NATIONAL TELEPHONE EXCHANGE FOR CHILD PROTECTION
Article 22. Tasks of the National Telephone Exchange for Child Protection
1. To provide child protection services via telephone numbers managed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. To receive via telephone information, reports and denunciations.
3. To contact related or competent persons, agencies and organizations; to seek information on risks and acts of child abuse in the mass media and Internet environment for initially verifying information, reports and denunciations.
4. To send and provide information, reports and denunciations relating to or refer children at risk of abuse, abused children, disadvantaged children, parents and child caregivers to agencies, organizations and persons with child protection competence and function.
5. To coordinate with agencies, organizations, individuals, child protection service providers, and persons with child protection competence and function nationwide in receiving, exchanging and verifying information, reports and denunciations on abused children or children at risk of violence, exploitation or abandonment.
6. To assist commune-level child protection officers in making and implementing assistance and intervention plans for each abused child or child at risk of violence, exploitation or abandonment; to monitor and assess the making and implementation of these plans.
7. To provide psychological and legal counseling for children and parents, family members and caregivers of children.
8. To store, analyze and synthesize information for provision of information, reports and denunciations at the request of competent agencies, organizations and persons, for cases of child abuse, and of child protection service providers; to send regular or extraordinary reports to state management agencies in charge of children and other agencies with child protection competence and responsibility.
Article 23. Conditions for ensuring operation of the National Telephone Exchange for Child Protection
1. The National Telephone Exchange for Child Protection shall operate round the clock and be provided by the State with resources for its operation.
2. The National Telephone Exchange for Child Protection may use 3-digit telephone numbers and does not collect telecommunications and counseling charges for incoming calls.
3. The National Telephone Exchange for Child Protection may receive financial and technical assistance from agencies, organizations and individuals; and advertise its telephone numbers and services in accordance with law.
Section 2. RECEIPT AND PROCESSING OF INFORMATION, REPORTS AND DENUNCIATIONS ON ACTS OF CHILD ABUSE
Article 24. Information confidentiality principles
1. All information, reports and denunciations in the course of receipt and verification shall be kept confidential in the interest and for the safety of information providers and in the best interests of related children.
2. Information serving child protection provided and exchanged between information recipients and agencies, organizations and persons with child protection competence and function shall be kept confidential.
3. Information and regular and extraordinary reports of agencies and organizations with child protection competence and function shall be classified in terms of confidentiality level and scope of provision.
Article 25. Receipt of information and coordination in information processing
1. When detecting or receiving information on acts of child abuse or children at risk of abuse, agencies, organizations, educational institutions, families and individuals shall promptly report it to the National Telephone Exchange for Child Protection or labor, war invalids and social affairs agencies or public security agencies of any level or commune- level People’s Committees of the localities where the cases occur (below referred to as information recipients). Information recipients shall fully record information on acts of child abuse, abused children or children at risk of abuse according to Form No. 01 in the Appendix to this Decree.
2. Agencies, organizations and persons with child protection, care and education tasks shall, upon request, provide information for and coordinate with labor, war invalids and social affairs agencies and public security agencies of any level, commune-level People’s Committees of the localities where the cases occur or of the places where the children reside in verifying acts of child abuse, the state of unsafety and the level of risk of harm to children.
3. The receipt and processing of information, reports and denunciations on child abuse crimes must comply with the criminal procedure code.
Article 26. Initial assessment of levels of harm to abused children, children at risk of violence, exploitation or abandonment and disadvantaged children
1. The National Telephone Exchange for Child Protection or labor, war invalids and social affairs agencies of all levels or public security agencies of all levels shall coordinate with one another in processing information, reports and denunciations on abused children and children at risk of violence, exploitation or abandonment, and immediately forward such information to commune-level People’s Committees of the localities where the cases occur for initially assessing the risk or level of harm to children.
2. Chairpersons of commune-level People’s Committees of the localities where the cases occur shall direct local child protection officers in initially assessing the risk or level of harm to children and preparing a report according to Form No. 02 in the Appendix to this Decree, serving as a basis for decision whether to apply urgent intervention measures.
3. In case it is confirmed that a child is at risk of or currently suffering a serious harm to his/her life, health or dignity, within 12 hours after receiving information on the case, the chairperson of the commune-level People’s Committee or competent agencies, organizations or persons shall apply urgent intervention measures or temporarily separate the child from the environment or person that is causing harm to the child as prescribed in Articles 31 and 32 of this Decree.
Section 3. ASSISTANCE AND INTERVENTION PLANS FOR ABUSED CHILDREN,
CHILDREN AT RISK OF VIOLENCE, EXPLOITATION OR ABANDONMENT AND DISADVANTAGED CHILDREN
Article 27. Identification of demand for assistance and intervention for abused children, children at risk of violence, exploitation or abandonment and disadvantaged children
1. After making an initial assessment of the risk and level of harm to a child, the commune-level child protection officer shall himself/herself or request the National Telephone Exchange for Child Protection and child protection service providers to help collect information and make detailed assessment of the risk, and prepare a report according to Form No. 03 in the Appendix to this Decree, stating:
a/ The physical, psychological and emotional state of the abused child, the child at risk of violence, exploitation or abandonment or disadvantaged child;
b/ Family circumstances and relationships of the child and child protection capacity of his/her parents and family members;
c/ Factors making the child abusable or further be abused or factors putting the child in an disadvantaged circumstance;
d/ Learning conditions and ability and self-protection ability of the child;
dd/ Safety level and assistance ability of the community where the child lives;
e/ The child’s needs for health care and treatment of physical and mental harms; demand for social relief, education, training and vocational education support, legal aid, counseling, psychological therapy and other child protection services;
g/ Opinions and aspiration of the child;
h/ Opinions and aspirations of the child’s parents or caregiver, unless they themselves cause harm to the child.
2. In case the child needs assistance or intervention, the chairperson of the commune- level People’s Committee shall hold a meeting with persons and organizations with child protection responsibility, a representative of residents in the place where the child lives or where the case occurs, and the child’s parents or relatives to determine measures to protect the child under Articles 47 thru 50 of the Law on Children.
Article 28. Making and approval of assistance and intervention plans
1. Based on the level of harm and demand for assistance and intervention for a child, within 5 working days, except in cases of emergency, the commune-level child protection officer shall make an assistance and intervention plan according to Form No. 04 in the Appendix to this Decree, and submit it to the commune-level People’s Committee chairperson for approval.
2. A dossier of an assistance and intervention plan submitted to the commune-level People’s Committee chairperson for approval must comprise:
a/ A report on the receipt of information about the child and initial assessment of the state of the abused child or the child at risk of violence, exploitation or abandonment or the disadvantaged child;
b/ A report on the collection of information and assessment specific risks of harm to the child, the minutes of the meeting to identify the demand for assistance and intervention for the child which is held under Clause 2, Article 27 of this Decree, and other relevant documents (if any);
c/ An assistance and intervention plan and a draft decision on approval of the plan, made according to Form No. 05 in the Appendix to this Decree.
3. A plan on assistance and intervention for an abused child or a child at risk of violence, exploitation or abandonment or a disadvantaged child must have the following contents:
a/ Services to be provided and work to be performed, and their expected starting and finishing dates;
b/ Assigned responsibilities of agencies, organizations and individuals in the commune to implement assistance and intervention measures;
c/ Child protection service provider to be mobilized to provide specific services;
d/ Estimated funding for each service and work.
4. The commune-level People’s Committee chairperson shall consider and issue a decision approving the plan within 2 working days, except in cases of emergency.
5. The approval decision and the assistance and intervention plan shall be sent to agencies, organizations and individuals responsible for implementation and to the parents or caregiver of the child.
Article 29. Implementation of assistance and intervention plans
1. The commune-level child protection officer shall personally carry out certain assistance and intervention activities and take charge of implementing an assistance and intervention plan as follows:
a/ Monitoring and urging the implementation of assistance and intervention services and activities; proposing the commune-level People’s Committee chairperson to timely adjust the plan to suit personal changes of the child and the safety level of the environment where he/she lives;
b/ Connecting services and activities in the commune and asking for support of all-level agencies with child protection responsibility and child protection service providers outside the commune;
c/ Mobilizing agencies, organizations, individuals and the community to provide assistance.
2. Health establishments, educational institutions, legal aid service providers, public security agencies, child protection service providers of all levels and agencies, organizations and persons with child protection responsibility shall participate in and support the implementation of the assistance and intervention plan.
3. Parents or caregiver of the child shall implement the assistance and intervention plan according to the decision of the commune-level People’s Committee chairperson.
4. The National Telephone Exchange for Child Protection shall introduce and connect necessary assistance and intervention services in case such services are not available in the province or at the request of the commune-level child protection officer.
Article 30. Review and evaluation of implementation of assistance and intervention plans
1. The commune-level child protection officer shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies, organizations and individuals and child protection service providers engaged in implementing an assistance and intervention plan in, reviewing and assessing the implementation of the plan, specifically as follows:
a/ Assessing the state of the child and safety level of the environment where the child lives after assistance and intervention measures are implemented;
b/ Proposing the commune-level People’s Committee chairperson to complete the assistance and intervention plan if the child is no longer at risk of abuse and his/her physical, psychological, cognitive and emotional conditions have become stable;
c/ Proposing the commune-level People’s Committee chairperson to permit the repetition of the process of making and approving another assistance and intervention plan if the child is still at risk of abuse or his/her physical, psychological, cognitive and emotional conditions have not been stabilized.
2. Review and assessment of the state of the child after implementation of the assistance and intervention plan shall be conducted and reported according to Form No. 06 in the Appendix to this Decree.
3. Dossiers of assistance and intervention plans shall be archived at commune-level People’s Committees and the data contained therein shall be input into the national children database.
Article 31. Intervention for children in need of emergency protection
1. Children in need of emergency protection are those who are under threat of or suffering serious harm to their life, health or dignity or those who are harmed by their own parents or caregivers.
2. Intervention for a child in need of emergency protection shall be provided as soon as possible and within 12 hours after being informed of the case.
3. Responsibilities of the commune-level child protection officer:
a/ To receive information and contact the Public Security agency to prevent the acts threatening to cause or causing serious harms to the life, health or dignity of the child, which are committed in the commune; to coordinate with the health establishment in providing first aid to the child who needs emergency protection and retain objects and documents related to the harms caused to the child to serve investigation, violation handling and child protection activities;
b/ To further assess the level of harm to the child and safety level of his/her living environment; to make an assistance and intervention plan and submit it to the provincial- level People’s Committee chairperson for approval, and implement the plan;
c/ When necessary, to coordinate with the National Telephone Exchange for Child Protection in order to receive guidance and support for urgent intervention, and formulate and implement assistance and intervention plans.
4. Responsibilities of the public security agency
a/ To receive information and stop the acts threatening to cause or causing serious harms to the life, health or dignity of the child;
b/ To coordinate with the commune-level child protection officer of the locality where the case occurs in providing emergency protection for the child, ensuring safety for the life, health and dignity and in the best interests of the child;
c/ When necessary, to coordinate with the National Telephone Exchange for Child Protection in order to support urgent intervention.
5. Responsibilities of the health establishment
a/ To provide medical examination and treatment for the abused child or child for whom an assistance and intervention plan is implemented as prescribed in Clause 1, Article 52 of the Law on Children;
b/ To instruct the collection and storage of proof of the harms to the abused child to serve medical assessment under the Ministry of Health’s guidance;
c/ To archive health records in accordance with law.
Article 32. Temporary separation of children from their parents or caregivers and application of alternative care
1. Temporary separation of a child from his/her parents or caregiver and application of alternative care as prescribed at Points b and c, Clause 2, Article 50 of the Law on Children shall apply to an abused child or a child at risk of violence, exploitation or abandonment by his/her parents or caregiver; an abused child whose parents or caregiver refuse(s) to implement an assistance and intervention plan or who is at risk of being further abused by his/her parents or caregiver.
2. The chairperson of the commune-level People’s Committee of the locality where the child lives or of the place where the case referred to in Clause 1 of this Article occurs has the competence to issue a decision to temporarily separate the child from his/her parents or caregivers, made according to Form No. 07 in the Appendix to this Decree, and arrange safe accommodation under Point b, Clause 2, Article 50 of the Law on Children and alternative care under Clause 3, Article 52 of the Law on Children within 12 hours after being informed of the case.
3. The period of temporary separation of a child shall be determined based on the assessment of the demand and safety of the environment for the child and may be extended but must not exceed 15 days, unless a longer period is required by a competent agency. When the assessment report, made according to Form No. 03 in the Appendix to this Decree, concludes that the parents or caregivers of a child have fully satisfied the conditions on safety for their child, the commune-level People’s Committee chairperson shall terminate the decision on temporary separation.
4. A child who is urgently separated from his/her parents or caregiver should be immediately provided with alternative care even before the alternative care provision procedures are carried out.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực