Chương 3 Nghị định 54/2000/NĐ-CP bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
Số hiệu: | 54/2000/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 03/10/2000 | Ngày hiệu lực: | 18/10/2000 |
Ngày công báo: | 31/10/2000 | Số công báo: | Số 40 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, bao gồm:
1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
4. Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm - đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hoá nông hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm:
1. Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ gây ấn tượng sai lệch về xuất xứ địa lý của hàng hoá;
2. Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho những hàng hoá trùng, tương tự hoặc có liên quan không bảo đảm uy tín, danh tiếng của hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp sử dụng cùng với các từ như "phương pháp", "kiểu", "loại", "phỏng theo", hoặc các từ ngữ tương tự;
3. Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang hoặc rượu mạnh cho những loại rượu vang hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tại lãnh thổ được chỉ dẫn, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới hình thức dịch sang ngôn ngữ khác hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "kiểu", "loại", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ ngữ tương tự.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp xảy ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại hoặc đưa các thông tin sai lạc về tên thương mại, chỉ dẫn sai lạc về nguồn gốc địa lý hàng hoá khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi trên phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
3. Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là một năm tính từ ngày phát hiện được hành vi xâm phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra.
1. Khi thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có nghĩa vụ chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của mình; nêu rõ tên, địa chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm phạm; cung cấp các chứng cứ về phạm vi, mức độ của việc xâm phạm đó.
Trong trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải chứng minh mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra.
2. Nếu người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là người tiêu dùng thì người đó phải nêu rõ tên, địa chỉ người có hành vi xâm phạm, cung cấp các chứng cứ về sự xâm phạm và chứng minh mức độ thiệt hại (nếu có).
PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS TO BUSINESS SECRETS, GEOGRAPHICAL INDICATIONS AND COMMERCIAL NAMES
Article 18.- Acts of infringing upon the industrial property rights to business secrets
Acts of infringing upon the industrial property rights to business secrets include:
1. Accessing or gathering information on business secrets by taking acts against secret-keeping measures of lawful owners of such business secrets;
2. Disclosing or using information on business secrets without permission of owners of such business secrets;
3. Breaching secret-keeping contracts or deceiving or abusing the trust of persons in charge of secret-keeping, abusing the trust of owners of business secrets to access, gather and disclose information on such business secrets;
4. Getting access to and/or gathering information on business secrets of others, when the latter file, according to the procedures, applications for business-related permits or permit for circulation of products - especially pharmaceuticals and agro-chemical products, or taking acts against secret-keeping measures of administrative agencies, or using such information for business purposes, including purpose of applying for business-related permit or product circulation permit.
Article 19.- Acts of infringing upon the industrial property rights to geographical indications
Acts of infringing upon the industrial property rights to geographical indications include:
1. Using any commercial instruction, which is identical or similar to a geographical indication currently under protection, thus causing misconception about the geographical origin of goods;
2. Using any commercial instruction, which is identical or similar to a geographical indication currently under protection, for identical, similar or relevant goods, thus damaging the prestige or reputation of the goods bearing such geographical indication, including cases where it is used together with such words as "method", "model", "type", "imitated to", or the like;
3. Using geographical indications about wines or spirits for those not of origin from the indicated territories, including cases where the instructions on goods’ real origin are provided or the geographical indications are used in form of translations into other languages or used together with such words as "model", "type", "formula", "imitated to" or the like.
Article 20.- Acts of infringing upon the industrial property rights to commercial names
Acts of infringing upon the industrial property rights to commercial names are all acts of using any commercial instructions identical or similar to commercial names of others for the same type of product or service or similar product or service, thus causing confusion about business subjects, business establishments or business activities under such commercial names.
Article 21.- Right to request the handling of infringements upon industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names
1. Owners of industrial property rights to business secrets, commercial names and persons entitled to use geographical indications shall be entitled to request the competent State bodies to force persons who commit acts of infringing upon their rights to stop such infringing acts and pay damages.
2. In cases where acts of infringing upon industrial property rights to commercial names or providing misleading information about commercial names or misleading indications to geographical origin of goods, thus rendering consumers confused, are committed or taken, such consumers may request the competent State bodies to force the persons who commit the above-said acts to stop them and pay damages to the consumers.
3. The statute of limitations for exercising the right to request the handling of an infringing act prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall be one year calculated from the date the infringing act is detected, but must not exceed three years from the date such infringing act is committed.
Article 22.- Obligation to prove and evidence
1. When exercising the right to request the handling of infringing acts prescribed in Clause 1, Article 21 of this Decree, the owners of industrial property rights to business secrets, commercial names and persons entitled to use geographical indications shall be obliged to prove the conditions for establishing their rights and the scope thereof; clearly state the names and addresses of persons who have committed infringing acts; and supply evidences of scope and seriousness of such infringements.
In case of damages claims, the owners of industrial property rights to business secrets, commercial names and the persons entitled to use geographical indications shall have to evidence the degree of damage caused by infringers.
2. If the persons who request the handling of infringing acts are consumers, such persons shall have to clearly state the names and addresses of the infringers and supply evidences of the infringement and prove the extent of damage (if any).
Article 23.- The order and procedures for handling acts of infringing upon industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names
The handling of acts of infringing upon industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names shall comply with the order and procedures for handling acts of infringing upon other industrial property rights.