Chương V Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn luật dầu khí: An toàn trong hoạt động dầu khí
Số hiệu: | 45/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 01/07/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 17/07/2023 | Số công báo: | Từ số 829 đến số 830 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 tiêu chí lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí
Đây là nội dung tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 được ban hành bởi Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022.
03 tiêu chí lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí
Theo đó, nhà thầu tham gia đấu thầu để được lựa chọn ký hợp đồng dầu khí cần đáp ứng 03 tiêu chí sau đây:
(1) Tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
- Năng lực kỹ thuật, tài chính, khả năng thu xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí.
- Kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí (trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh).
- Các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đã và đang thực hiện (nếu có).
(2) Tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí
- Cam kết công việc tối thiểu (thu nổ mới, tái xử lý tài liệu địa chấn, số lượng giếng khoan.
- Cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác.
- Phương án triển khai và công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide.
(3) Tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí
- Các mức thuế phù hợp với pháp luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao.
- Tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà.
- Tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng).
- Tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu.
- Tỷ lệ thu hồi chi phí.
- Cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu.
- Cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí).
Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023; thay thế Nghị định 95/2015/NĐ-CP và Nghị định 33/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi tiến hành hoạt động dầu khí, nhà thầu có trách nhiệm xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí bao gồm:
a) Chương trình quản lý an toàn;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro;
c) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
2. Chương trình quản lý an toàn gồm các nội dung chính sau:
a) Chính sách và các mục tiêu về an toàn;
b) Tổ chức công tác an toàn, phân công trách nhiệm về công tác an toàn;
c) Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động;
d) Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy định an toàn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung;
đ) Đánh giá sự tuân thủ pháp luật bao gồm các yêu cầu phải thực hiện theo quy định về giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
e) Quản lý an toàn của các nhà thầu dịch vụ, tổ chức, cá nhân.
3. Báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
a) Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
b) Mô tả các hoạt động, các công trình dầu khí;
c) Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
d) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
4. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
a) Mô tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;
b) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
c) Quy trình ứng cứu các tình huống;
d) Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu quả các tình huống khẩn cấp;
đ) Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
e) Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp;
g) Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình dầu khí bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình;
h) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, địa phương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các liên doanh dầu khí và các nhà thầu dầu khí);
i) Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có thể hợp tác để xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp chung.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí.
1. Trước khi tiến hành các hoạt động khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí, xây dựng mới hoặc hoán cải công trình dầu khí, thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động dầu khí, trên cơ sở các tài liệu về quản lý an toàn quy định tại Điều 39 Nghị định này do nhà thầu lập và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn;
b) Nội dung tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
d) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Nội dung thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ, tài liệu theo quy định của Luật Dầu khí và Nghị định này;
b) Đánh giá sự phù hợp, tính chính xác của nội dung trong các tài liệu;
c) Xem xét thực tế tại công trình dầu khí (nếu cần thiết).
3. Việc thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan, nếu cần thiết).
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn.
1. Nhà thầu phải xây dựng, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý về an toàn để đảm bảo an toàn cho toàn bộ các hoạt động dầu khí từ khi bắt đầu giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí đến khi kết thúc giai đoạn thu dọn công trình dầu khí.
2. Nội dung chính của hệ thống quản lý an toàn bao gồm:
a) Chính sách, mục tiêu về an toàn, môi trường lao động và chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó;
b) Danh mục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
c) Các quy trình vận hành, xử lý sự cố và bảo trì công trình, máy, thiết bị; các quy định về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho công trình, máy, thiết bị, hóa chất nguy hiểm;
d) Các quy định an toàn; biển báo an toàn cho dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; quản lý lưu giữ tài liệu và báo cáo;
đ) Hệ thống tổ chức công tác an toàn: phân cấp trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, các kênh báo cáo; yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc;
e) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý an toàn và các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý an toàn. Năng lực về quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường của các nhà thầu phải được kiểm soát đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, cá nhân;
g) Mọi sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật, công nghệ và các yêu cầu khác có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro phải được tổ chức, cá nhân cập nhật, đánh giá và kiểm soát nhằm bảo đảm hệ thống quản lý an toàn được thực hiện liên tục, thống nhất.
1. Nhà thầu phải bảo đảm mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả công trình dầu khí, máy móc, thiết bị, hóa chất, vật liệu nguy hiểm. Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức thực hiện công tác ứng cứu khẩn cấp.
2. Công tác quản lý rủi ro bao gồm:
a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí làm cơ sở để triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh các rủi ro nằm trong mức chấp nhận được theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ 05 năm một lần hoặc khi có hoán cải, thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn trong hoạt động dầu khí;
c) Nhà thầu phải xác định các vị trí, các điều kiện cụ thể có rủi ro cao cần phải quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động để có các biện pháp giảm thiểu.
1. Nhà thầu phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu sự cố khẩn cấp để tiến hành có hiệu quả các hoạt động ứng cứu khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản. Tùy theo mức độ của sự cố, tai nạn mà nhà thầu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải được tiến hành thường xuyên bảo đảm người lao động hiểu rõ và nắm vững các quy trình ứng cứu với các tình huống khẩn cấp cụ thể. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
3. Những người lần đầu tiên đến công trình dầu khí phải được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng cứu khẩn cấp, các trang thiết bị an toàn và các lối thoát nạn.
1. Công trình dầu khí phải được thiết kế, chế tạo, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn về công nghệ;
b) An toàn về xây dựng;
c) An toàn về phòng chống cháy nổ;
d) Vùng và hành lang an toàn;
đ) Các quy định về bảo vệ môi trường;
e) Chịu được các tải trọng dự kiến trong quá trình vận hành và khi xảy ra sự cố;
g) Không tạo ra sự cố dây chuyền từ sự cố đơn lẻ.
2. Việc thiết kế, chế tạo, xây dựng, chạy thử, nghiệm thu công trình dầu khí phải được kiểm tra, chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đảm bảo sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Trước khi chạy thử, nhà thầu phải tiến hành các công việc kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm đối với từng hạng mục công trình và phải bảo đảm kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, công tác phòng cháy và chữa cháy đã sẵn sàng được triển khai theo quy định. Trong quá trình chạy thử, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp tăng cường nhằm sẵn sàng ứng cứu kịp thời và có hiệu quả các sự cố, tai nạn có thể xảy ra.
4. Công trình dầu khí chỉ được đưa vào vận hành sau khi kết quả kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm công trình và các nội dung an toàn đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
5. Công trình dầu khí phải được vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa theo đúng quy định, phù hợp với các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng được phê duyệt. Nhà thầu phải dừng ngay các hoạt động nếu các hoạt động đó có thể gây nguy hiểm đối với con người, môi trường và công trình dầu khí mà không thể kiểm soát được.
SAFETY IN PETROLEUM OPERATIONS
Article 39. Documents on safety management
1. When performing petroleum operations, contractors are responsible for developing documents on safety management in accordance with Point a Clause 4 Article 8 of the Law on Petroleum, including:
a) Safety management program;
b) Risk assessment report;
c) Emergency response plan.
2. Safety management program includes basic details such as:
a) Policies and goals regarding safety;
b) Safety operations, delegation of responsibilities regarding safety operations;
c) Safety training program; capacity, qualification, and experience requirements for employees;
d) List of legislative documents, national technical regulations, national standards, safety regulations, international treaties to which Vietnam is signatory or other standards appropriate to universally accepted international oil and gas industry practice;
dd) Assessment of compliance with the law including requirements to be met in accordance with regulations on license, certificate of technical safety and environmental protection;
e) Safety management implemented by service contractors, organizations, individuals.
3. Risk assessment report includes basic details such as:
a) Purpose and goals of risk assessment;
b) Description of petroleum operations, petroleum installations;
c) Quantitative and qualitative risk identification, analysis, and assessment;
d) Risk mitigating solution.
4. Emergency response plan must rely on results of risk assessment report and include basic details such as:
a) Description and classification of possible emergencies;
b) Organizational structure, responsibility decentralization, responsibilities of each individual, reporting regime in case of incidents, accidents, or emergencies;
c) Response procedures for every scenario;
d) Description of internal and external resources that are available or can be mobilized to effectively respond to emergencies;
dd) Contact address and information of internal departments for emergency response and reporting to relevant competent authority;
e) Emergency response training and drill plans;
g) Operational recovery plans for petroleum installations include inspect, assessment of causes and consequences for the purpose of re-establishing and improving safety level of petroleum installations;
h) Emergency response plan must conform to emergency response system of the National Committee for Search and Rescue, local governments, and PVN (with respect to entities affiliated to the PVN, petroleum joint venture, and petroleum contractors);
i) Organizations and individuals engaging in petroleum operations available for cooperation in developing general emergency response plan.
5. The Ministry of Industry and Trade shall provide detail guidelines on safety management documents in petroleum operations.
Article 40. Documents and procedures for assessment, approval of safety management documents
1. Prior to conducting drilling operations for hydrocarbon exploration, building new or modifying petroleum installations, decommissioning petroleum installations after finishing petroleum operations, on the basis of safety management documents under Article 39 hereof produced by the contractors and approved by the PVN, the PVN shall submit 1 set of original documents to the Ministry of Industry and Trade to request approval for safety management documents. The documents consist of:
a) Written request for approval of safety management documents;
b) Safety management documents under Article 39 hereof;
c) Assessment of PVN regarding request of the contractors; documents on acknowledgement and presentation of the contractors (if any);
d) Other relevant documents.
2. Assessment of safety management documents includes:
a) Assessing compliance of documents with the Law on Petroleum and this Decree;
b) Assessing adequacy and accuracy of contents of documents;
c) Physical observation at petroleum installations (if necessary).
3. Assessment of safety management documents shall be conducted by assessment councils. The Minister of Industry and Trade shall promulgate decision on establishment and operating regulations of assessment councils (including representatives of ministries, central departments, relevant organizations, if necessary).
4. Within 30 days from the date on which adequate documents are received, assessment councils shall assess safety management documents and request the Ministry of Industry and Trade to approve.
5. Within 5 working days from the date on which written assessment produced by assessment councils is received, the Minister of Industry and Trade shall promulgate decision approving safety management documents.
Article 41. Safety management system
1. Contractors must develop, maintain, and update safety management system in order to ensure safety of all petroleum operations starting from hydrocarbon exploration phase to the end of petroleum installation decommissioning phase.
2. Primary details of safety management system include:
a) Policies and objectives regarding safety, working environment and programs, plans for executing these objectives;
b) Up-to-date list of relevant legislative documents, standards, technical regulations;
c) Operating, emergency response, construction and machinery maintenance procedures; regulations on management, examination, inspection, and certification of technical safety and environmental protection in regarding constructions, machinery, equipment, and hazardous chemicals;
d) Safety regulations; safety signs for production lines, machinery, equipment, materials, chemicals, and tasks with strict safety requirements; document storage and management, reporting;
dd) System of safety operations; decentralized responsibilities, task execution, report recipients; qualification and experience requirements appropriate to working positions;
e) Assessment of results of safety management program and solutions for improving safety management quality. Safety, health, and environment management capability of contractors must be controlled to adhere to safety management system of organizations and individuals.
g) Mandatory update, assessment, and control implemented by organizations and individuals regarding any change to organization, technicality, technology, and other requirements that affect risk levels in order to ensure continuous and consistent performance of safety management system.
Article 42. Safety risk management
1. Contractors must ensure that all risks are identified, analyzed, and assessed for all petroleum installations, machinery, equipment, chemicals, and hazardous materials. Risk assessment results shall serve as input data for organizing of emergency response operations.
2. Risk management operations include:
a) Quantitative and qualitative risks must be conducted for every phase of petroleum operations to act as the basis for solutions for controlling, mitigating risks, and proving acceptable risk levels according to national technical regulations;
b) Risk assessment reports must be updated once every 5 year or in case of modification or major change to operating technology and organization in order to act as the basis for decisions relating to petroleum operation safety;
c) Contractors must identify positions and specific conditions where high risks are present and where safety concerns exist when implementing activities in order to take mitigating actions.
Article 43. Emergency response
1. Contractors must develop and maintain emergency response system in order to effectively respond to emergencies and accidents that threaten humans, the environment, or property. Contractors shall notify competent authority depending on severity of emergencies and accidents as per the law.
2. Emergency response training and drills in petroleum installations must be conducted on a regular basis to enable employees to acknowledge and familiarize with emergency response procedures corresponding to specific emergencies. Training methods and frequency shall be determined based on risk assessment results. Training and drill results must be evaluated and recorded to improve emergency response plan.
3. Individuals arriving at petroleum installations for the first time must receive detail guidance regarding emergency response operations, safety equipment, and means of egress.
Article 44. Safety in designing, manufacturing, constructing, and operating petroleum installations
1. Petroleum installations must be designed, manufactured, and constructed in a manner that adheres to national technical regulations, national standards, or international standards, regional standards, and foreign standards that are widely accepted, applied, compliant with Vietnamese regulations and law, international treaties to which Vietnam is a signatory, and satisfies requirements below:
a) Technology safety;
b) Construction safety;
c) Fire prevention and safety;
d) Safety zone and corridor;
dd) Regulations on environmental protection;
e) Ability to withstand expected load during operation and emergency;
g) Inability to cause subsequent emergencies from a single emergency.
2. Designing, manufacturing, constructing, testing, and commissioning of petroleum installations must be inspected and certified by competent authority as per the law in order to ensure compliance with technical regulations, standards, Vietnamese regulations and law, and international treaties to which Vietnam is a signatory.
3. Prior to conducting test runs, contractors must conduct inspection, test, and experiment for each work item and make sure that emergency response plan and fire prevention and firefighting operation are ready and available as per the law. During test runs, organizations and individuals must adopt solutions for timely and effective response to possible accidents and emergencies.
4. Petroleum installations shall only enter into operation if their inspection, test, experiment results, and safety features meet the requirements.
5. Petroleum installations must be operated, maintained, inspected, and repaired in a manner that adheres to regulations of the law, procedures, technical regulations, and standards applied. Contractors must immediately cease operations if such operations can harm humans, the environment, or petroleum installations and cannot be controlled.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực