Chương 2 Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn luật dầu khí: Điều tra cơ bản về dầu khí
Số hiệu: | 45/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 01/07/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 17/07/2023 | Số công báo: | Từ số 829 đến số 830 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 tiêu chí lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí
Đây là nội dung tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 được ban hành bởi Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022.
03 tiêu chí lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí
Theo đó, nhà thầu tham gia đấu thầu để được lựa chọn ký hợp đồng dầu khí cần đáp ứng 03 tiêu chí sau đây:
(1) Tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
- Năng lực kỹ thuật, tài chính, khả năng thu xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí.
- Kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí (trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh).
- Các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đã và đang thực hiện (nếu có).
(2) Tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí
- Cam kết công việc tối thiểu (thu nổ mới, tái xử lý tài liệu địa chấn, số lượng giếng khoan.
- Cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác.
- Phương án triển khai và công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide.
(3) Tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí
- Các mức thuế phù hợp với pháp luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao.
- Tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà.
- Tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng).
- Tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu.
- Tỷ lệ thu hồi chi phí.
- Cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu.
- Cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí).
Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023; thay thế Nghị định 95/2015/NĐ-CP và Nghị định 33/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí được xây dựng và phê duyệt cho giai đoạn 05 năm phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch về năng lượng, tài nguyên khoáng sản; được rà soát, cập nhật hằng năm.
2. Trước ngày 01 tháng 3 của năm cuối giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 05 năm theo Nghị quyết của Quốc hội, các tổ chức đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Luật Dầu khí và Điều 4 Nghị định này gửi đề xuất đề án điều tra cơ bản về dầu khí cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 05 năm tiếp theo đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để xem xét, đánh giá, tổng hợp và đề xuất danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí, bao gồm cả đề án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đề án do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.
3. Trước ngày 01 tháng 5 của năm cuối giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 05 năm theo Nghị quyết của Quốc hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề xuất danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí;
b) Văn bản của tổ chức đề xuất đề án điều tra cơ bản về dầu khí, bao gồm: các nội dung chính của đề án theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Dầu khí; tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện thực hiện đề án theo quy định tại Điều 12 Luật Dầu khí và Điều 4 Nghị định này; phương án sơ bộ phối hợp thực hiện với các tổ chức, cá nhân liên quan trong trường hợp đề án điều tra cơ bản về dầu khí được đề xuất thực hiện tại khu vực đã được giao hoặc đang thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về hồ sơ đề xuất của từng đề án; văn bản tiếp thu, giải trình của tổ chức đề xuất đề án (nếu có);
d) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
6. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành đánh giá và hoàn chỉnh danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí;
b) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và bản sao văn bản góp ý của các bộ, ngành.
7. Căn cứ danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Bộ Công Thương thông báo đến cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí để lập và trình đề cương chi tiết và dự toán chi phí thực hiện đề án theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, đồng thời thông báo đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
b) Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp phần kinh phí thực hiện các đề án điều tra cơ bản về dầu khí sử dụng vốn ngân sách nhà nước vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
8. Hằng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rà soát danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí và tình hình triển khai thực hiện từng đề án để báo cáo Bộ Công Thương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí (nếu cần thiết). Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản về dầu khí, đáp ứng các điều kiện sau:
1. Chứng minh đủ năng lực tài chính để thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo một hoặc đồng thời các hình thức sau:
a) Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ;
b) Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
2. Có phương án huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực hiện đề án.
3. Đã tham gia ít nhất 01 đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoặc 01 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc 01 hợp đồng dầu khí.
4. Có cam kết thực hiện các yêu cầu về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật và không đang trong thời gian bị cấm hoạt động trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
1. Đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Cơ sở pháp lý và luận cứ khoa học của việc lập đề án;
b) Khu vực thực hiện điều tra (vị trí địa lý, tọa độ, diện tích điều tra);
c) Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực điều tra;
d) Cơ sở tài liệu kỹ thuật để lập đề án;
đ) Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án;
e) Phương pháp kỹ thuật và khối lượng công việc dự kiến thực hiện; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật (nếu có) dự kiến áp dụng trong thực hiện đề án;
g) Dự kiến kết quả sẽ đạt được và sản phẩm sau khi kết thúc đề án;
h) Kế hoạch và tiến độ thực hiện;
i) Nguồn kinh phí và dự toán chi phí;
k) Phương án phối hợp thực hiện với các tổ chức, cá nhân liên quan trong trường hợp đề án điều tra cơ bản về dầu khí được đề xuất thực hiện tại khu vực đã được giao hoặc đang thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
l) Nội dung khác (nếu có).
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 3 Nghị định này, trên cơ sở đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí do tổ chức chủ trì thực hiện đề án lập và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho ý kiến, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí;
b) Đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án theo quy định tại khoản 1 Điều này; các phụ lục, bản vẽ, các tài liệu kèm theo (nếu có);
c) Văn bản thông báo của Bộ Công Thương gửi tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí;
d) Văn bản xác định nguồn vốn cho đề án trong trường hợp kinh phí thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí sử dụng ngân sách nhà nước phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ trong từng giai đoạn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Ý kiến của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí do tổ chức chủ trì thực hiện đề án lập; văn bản tiếp thu, giải trình của tổ chức chủ trì thực hiện đề án (nếu có);
e) Dự thảo thỏa thuận giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Dầu khí, bao gồm các nội dung chính: khu vực thực hiện điều tra; quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tổ chức trong quá trình thực hiện đề án; cam kết của tổ chức về việc lưu giữ, bảo quản mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu, trong quá trình thực hiện đề án; các điều khoản chung của thỏa thuận;
g) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
3. Việc thẩm định đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện các bộ, ngành liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
1. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt;
b) Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa.
2. Trong quá trình thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì tổ chức, cá nhân phải có ngay báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành công việc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nghiêm cấm hành vi lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí để khai thác khoáng sản.
3. Trong quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án có thể đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai thực địa. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án có văn bản đề xuất điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án, trong đó nêu rõ tiến độ và khối lượng công việc đã thực hiện, lý do và nội dung đề xuất điều chỉnh đề án, gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt theo quy trình tương tự được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này.
1. Hằng quý (trước ngày làm việc cuối cùng của tháng cuối quý) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình triển khai đề án đến Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phục vụ công tác giám sát.
2. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo kế hoạch và nội dung kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng của các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai công tác giám sát trên thực địa đối với các đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
1. Công tác nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí bao gồm các nội dung chính sau:
a) Đánh giá khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện các hạng mục công việc theo đề cương chi tiết được phê duyệt;
b) Đánh giá việc tuân thủ các quy định kỹ thuật, tính trung thực trong việc thu thập, thành lập tài liệu; tính đúng đắn, khoa học trong việc phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu;
c) Đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả điều tra; các phát hiện mới về địa chất dầu khí (nếu có); các kết luận về đặc điểm địa chất, địa vật lý và các đặc điểm kỹ thuật khác của đối tượng điều tra;
d) Đánh giá việc thực hiện các chế độ tài chính và các quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá hiện hành;
đ) Thẩm định nội dung chi từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có), nội dung chi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (nếu có);
e) Đánh giá việc thực hiện thỏa thuận giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Dầu khí.
2. Nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí được chia làm hai cấp, gồm nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu cấp bộ, cụ thể:
a) Nghiệm thu cấp cơ sở do tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí thực hiện;
b) Nghiệm thu cấp bộ do Bộ Công Thương tiến hành sau khi có kết quả nghiệm thu cấp cơ sở. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập. Kết quả nghiệm thu cấp bộ là cơ sở để phê duyệt kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hoàn thành nghiệm thu cấp cơ sở, sau khi lấy ý kiến của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị nghiệm thu cấp bộ và phê duyệt kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị nghiệm thu cấp bộ và phê duyệt kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí;
b) Báo cáo kết quả đề án; phụ lục, bản vẽ và các tài liệu khác kèm theo.
c) Báo cáo tóm tắt kết quả đề án;
d) Báo cáo thẩm tra của tư vấn do tổ chức chủ trì thuê thực hiện (nếu cần thiết);
đ) Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở;
e) Ý kiến của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí; văn bản tiếp thu, giải trình của tổ chức chủ trì thực hiện đề án (nếu có);
g) Quyết định phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh đề án của cơ quan có thẩm quyền;
h) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
5. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành công tác nghiệm thu cấp bộ và phê duyệt kết quả đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
6. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoàn thành quyết toán chi phí thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo quy định; gửi Bộ Công Thương kết quả quyết toán nội dung chi từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có), nội dung chi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (nếu có) để xem xét, phê duyệt.
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt kết quả đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm chuyển mẫu vật (nếu có) về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để lưu giữ và bảo quản, đồng thời, nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy và 01 bộ hồ sơ điện tử (không bao gồm các tài liệu mật theo quy định, nếu có) báo cáo kết quả điều tra cơ bản về dầu khí đến Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bao gồm tài liệu tổng hợp và tài liệu nguyên thủy, cụ thể:
a) Tài liệu tổng hợp gồm: thuyết minh và các tài liệu tổng hợp được trình bày dưới dạng phụ lục, bản đồ, ảnh minh họa thể hiện đầy đủ các kết quả thực hiện;
b) Tài liệu nguyên thủy là các loại tài liệu được thu thập tại thực địa, bao gồm: các loại nhật ký, sổ thực địa, các loại bản đồ, sơ đồ, ảnh chụp, băng từ ghi nhận địa chấn, đĩa; các kết quả đo đạc.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản về dầu khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cập nhật các thông tin, kết quả điều tra cơ bản về dầu khí vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về địa chất và khoáng sản (trừ các thông tin được yêu cầu quản lý theo chế độ mật).
1. Thời hạn lưu giữ, bảo quản mẫu vật, tài liệu, thông tin dữ liệu được xác lập đối với từng loại theo quy định hiện hành: lưu giữ, bảo quản vĩnh viễn hoặc lưu giữ, bảo quản có thời hạn. Cơ quan lưu giữ, bảo quản có trách nhiệm thống kê các loại mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu hết giá trị sử dụng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để hủy bỏ nhằm tối ưu chi phí quản lý.
2. Mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu được phân loại theo cấp độ mật (nếu có yêu cầu) và có chính sách bảo vệ an toàn thông tin cho từng loại tương ứng phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý các mẫu vật, tài liệu do các tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí giao nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Dầu khí và tổ chức vận hành hệ thống để có thể khai thác thông tin, tài liệu đã tiếp nhận phù hợp với các quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, tham khảo, khai thác và sử dụng mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu, báo cáo kết quả điều tra cơ bản về dầu khí dưới hình thức dịch vụ công với mức phí khai thác và sử dụng tài liệu dầu khí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí thông qua thỏa thuận ký với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được phép sử dụng, khai thác mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả điều tra cơ bản về dầu khí theo thỏa thuận đã ký; được đề xuất thu hồi chi phí khi tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí trong khu vực đã thực hiện điều tra cơ bản theo đề án.
PETROLEUM SCREENING
Article 3. Development and approval for list of petroleum screening schemes
1. List of petroleum screening schemes shall be developed and approved for every 5-year stage in a manner that adheres to energy, resource, and mineral strategies, planning, planning execution plans; reviewed and updated on an annual basis.
2. Organizations satisfying conditions under Article 12 of the Law on Petroleum and Article 4 of this Decree shall send petroleum screening scheme proposal for the next 5-year socio-economic development stage to the Vietnam National Oil and Gas Group (hereinafter referred to as “PVN”) before March 1 of the final year of 5-year socio-economic development stage for consideration, assessment, consolidation, and proposition of list of petroleum screening schemes, including schemes implemented by the PVN and schemes implemented by state authorities.
3. The PVN shall send 2 sets of documents (1 set of original documents and 1 set of copies) to the Ministry of Industry and Trade directly or via post service to propose list of petroleum screening schemes before May 1 of the final year of each 5-year socio-economic development stage in accordance with Resolution of the National Assembly. The documents consist of:
a) Documents of PVN proposing petroleum screening schemes;
b) Documents of organizations proposing petroleum screening schemes, including: primary details of the schemes in accordance with Clause 1 Article 10 of the Law on Petroleum; documents proving eligibility for scheme execution according to Article 12 of the Law on Petroleum and Article 4 hereof; preliminary solutions for cooperating with relevant organizations and individuals in implementation if proposed petroleum screening schemes have been handed over or have reached geological screening or mineral prospecting, extraction phase during implementation as per the law;
c) Evaluation of the PVN regarding proposition of each scheme; documents on acknowledgement and presentation of proposing organizations (if any);
d) Other relevant documents.
4. Within 5 working days from the date on which adequate documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall send written request for feedback to Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of National Defense, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Public Security, Ministry of Transport, and relevant ministries, central departments, local governments.
5. Within 15 days from the date on which written request for feedback sent by the Ministry of Industry and Trade is received, ministries, central departments, and local governments must send written feedback within their competence to the Ministry of Industry and Trade.
6. Within 45 days from the date on which adequate documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall evaluate and adjust list of petroleum screening schemes in order to request the Prime Minister to review and approve. The documents consist of:
a) Written request for approval of list of petroleum screening schemes to be sent to the Prime Minister;
b) Documents under Clause 3 of this Article;
c) Consolidated report on acknowledgement and presentation of feedback of ministries, central departments, and copies of written feedback of ministries and central departments.
7. Based on the list of petroleum screening schemes approved by the Prime Minister:
a) The Ministry of Industry and Trade shall notify and request presiding agencies and organizations of petroleum screening schemes (hereinafter referred to as “presiding organizations”) to produce and present detailed outline and estimates on scheme execution expenditure in accordance with Article 5 hereof while notifying the PVN;
b) The Ministry of Finance shall take charge consolidating expenditure on execution of petroleum screening schemes utilizing state budget to annual state budget estimates, report to the Government and propose to the National Assembly in accordance with the Law on State Budget.
8. On an annual basis, the PVN shall review the list of petroleum screening schemes and implementation of each scheme in order to report to the Ministry of Industry and Trade, request the Prime Minister to approve revision to the list of petroleum screening schemes (if necessary). Application and procedures for assessment, approval for revision of the list of petroleum screening schemes shall conform to Clauses 3, 4, 5, and 6 of this Article.
Article 4. Eligibility of presiding organizations of petroleum screening
Presiding organizations of petroleum screening must be financially, technically capable and experienced in conducting petroleum screening and satisfy eligibility below:
1. They must prove sufficient financial capability to conduct petroleum screening via one or multiple methods simultaneously below:
a) By their resources or parent company guarantee;
b) Guarantee or funding, sponsor commitment of credit institutions, financial institutions.
2. They must have solutions for mobilizing machinery, equipment, and personnel meeting technical requirements for execution of the schemes.
3. They have participated in at least 1 petroleum screening scheme or 1 geological screening scheme or 1 petroleum contract.
4. They have committed to national defense and security requirements as per the law and are not being suspended from conducting petroleum screening or petroleum operation.
Article 5. Application and procedures for assessment, approval for detailed outline and expenditure estimates of petroleum screening schemes
1. Detailed outline and estimates of petroleum screening schemes shall contain:
a) Legal basis and scientific reasoning of the schemes;
b) Area of screening (geography location, coordinates, and area of screening);
c) Natural geography, socio-economic characteristics of screening area;
d) Technical documents serving as the basis for the schemes;
dd) Subjects, objectives, and tasks of the schemes;
e) Technical solutions and expected workload; technical standards, regulations, economic and technical norms (if any) expected to be applied during scheme execution;
g) Expected results and products upon completion of the schemes;
h) Execution plans and progress;
i) Funding sources and expenditure estimates;
k) Plans for cooperating with relevant organizations and individuals in implementation if proposed petroleum screening schemes have been handed over or have reached geological screening or mineral prospecting, extraction phase during implementation in accordance with mineral laws.
l) Other details (if any).
2. Within 60 days from the date on which notice of the Ministry of Industry and Trade under Point a Clause 7 Article 3 hereof is received, on the basis of detailed outline and expenditure estimates of petroleum screening produced by presiding organizations and counseled by the PVN, presiding organizations shall submit 2 sets of documents (1 set of original documents and 1 set of copies) to the Ministry of Industry and Trade directly or via post service to request approval for detailed outline and expenditure estimates on scheme execution. The documents consist of:
a) Request for approval for detailed outline and expenditure estimates on petroleum screening;
b) Detailed outline and expenditure estimates of the schemes under Clause 1 of this Article; appendices, drawings, attachments (if any);
c) Notice sent by the Ministry of Finance to presiding organizations;
d) Documents verifying funding sources of the schemes if funding for execution of petroleum screening schemes utilizes state budget in a manner that adheres to budget allocation rules, criteria, and norms from time to time approved by competent authority;
dd) Feedback of the PVN pertaining to detailed outline and expenditure estimates of petroleum screening schemes produced by presiding organizations; documents on acknowledgement and presentation produced by presiding organizations (if any);
e) Draft agreements between the PVN and presiding organizations other than state authorities and state-owned enterprises in case of Point b Clause 3 Article 10 of the Law on Petroleum, which contain: screening area; rights and obligations of PVN and presiding organizations during scheme execution; commitment of presiding organizations pertaining to storage and preservation of samples, documents, information, and data during scheme execution; general clauses of the agreements;
g) Other relevant documents.
3. Assessment of detailed outline and expenditure estimates of petroleum screening shall be done by assessment council. The Minister of Industry and Trade shall promulgate decision on establishment and operating regulations of assessment council (including representatives of relevant ministries, central departments) and teams of experts assisting the assessment council.
4. Within 45 days from the date on which adequate documents are received, assessment councils shall assess detailed outline and expenditure estimates and request the Minister of Industry and Trade to review and approve.
5. Within 5 working days from the date on which written assessment sent by assessment council is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue decisions approving detailed outline and expenditure estimates of petroleum screening schemes.
Article 6. Implementation of petroleum screening schemes
1. Presiding organizations of petroleum screening schemes are responsible for:
a) adequately adhering to approved schemes;
b) notifying the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Transport, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Foreign Affairs, People’s Committees of provinces and cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”), and PVN in writing at least 15 days prior to conducting field work.
2. If other resources and/or minerals are found during petroleum screening, organizations and individuals must immediately report to the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Natural Resources and Environment, provincial People’s Committees where the work is performed, and the PVN in writing; protect unextracted minerals in accordance with mineral laws and do not take advantage of petroleum screening to mine for minerals.
3. Presiding organizations are allowed to request adjustment to detailed outline and expenditure estimates of petroleum screening schemes during execution of the schemes depending on situations on the field. Presiding organizations shall send written request for adjustment to detailed outline and expenditure estimates of the schemes which contains actual work progress and workload implemented, reasons for and details of adjustment to the PVN for consideration, assessment, and submission to the Ministry of Industry and Trade for approval in accordance with Clauses 3, 4, and 5 Article 5 hereof.
Article 7. Inspection and supervision of petroleum screening scheme execution
1. Presiding organizations are responsible for submitting written reports on scheme execution to the Ministry of Industry and Trade and PVN on a quarterly basis (before the last working day of the final month of each quarter) or an irregular basis at request of the Ministry of Industry and Trade for the purpose of supervision.
2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge, cooperate with relevant ministries, central departments, and PVN or assign PVN to take charge inspecting execution of petroleum screening schemes according to inspection plans and details approved by the Ministry of Industry and Trade.
3. PVN is responsible for cooperating with agencies and entities affiliated to relevant ministries, central departments, and local authorities in supervising field work of petroleum screening schemes.
Article 8. Commissioning and approval for results of petroleum screening schemes
1. Commissioning of results of petroleum screening schemes consists of:
a) Assessing workload, quality, and progress of work items according to approved detailed outline;
b) Assessing compliance with technical regulations and truthfulness in collecting, forming documents; adequate and scientific properties in analyzing, processing, and gathering data;
c) Assessing credibility of screening results; new discoveries regarding petroleum geology (if any); conclusions regarding geology, geophysics, and other technical characteristics of screening subjects;
d) Assessing implementation of applicable financial regulations and regulations on technical and economic norms, unit price;
dd) Assessing expenditure made from state budget (if any) and expenditure made by PVN (if any);
e) Assessing implementation of agreement between PVN and presiding organizations other than state authorities and state-owned enterprises for cases under Point b Clause 3 Article 10 of the Law on Petroleum.
2. Commissioning of results of petroleum screening schemes shall be divided into 2 levels which are grassroots-level commissioning and ministry-level commissioning, to be specific:
a) Grassroots-level commissioning shall be implemented by presiding organizations;
b)Ministry-level commissioning shall be implemented by the Ministry of Industry and Trade as soon as grassroots-level commissioning results are available. The Minister of Industry and Trade shall issue decision on establishment of council for ministry-level commissioning. Results of ministry-level commissioning serve as the basis for approving results of petroleum screening schemes.
3. Within 30 days from the date on which petroleum screening schemes end, presiding organizations shall organize grassroots-level commissioning.
4. Within 45 days from the date on which grassroots-level commissioning is complete, after consulting the PVN regarding results of petroleum screening schemes, presiding organizations shall submit 2 sets of documents (1 set of original documents and 1 set of copies) to the Ministry of Industry and Trade directly or via post service to request ministry-level commissioning and approval for results of petroleum screening schemes. The documents consist of:
a) Written request for ministry-level commissioning and approval for results of petroleum screening schemes.
b) Report on scheme results; appendices, drawings, and other documents.
c) Report on summary of scheme results;
d) Report on assessment of consulting bodies hired by presiding organizations (if necessary);
dd) Record of grassroots-level commissioning;
e) Remarks of the PVN regarding results of petroleum screening schemes; documents on acknowledgement and presentation of presiding organizations (if any);
g) Decision on approval or approval for revision of the scheme issued by competent authority;
h) Other relevant documents.
5. Within 45 days from the date on which adequate documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall conduct ministry-level commissioning and approve results of petroleum screening schemes.
6. Within 180 days from the date on which documents approving results of petroleum screening results are received, presiding organizations shall finalize costs for petroleum screening schemes as per the law; send finalization results of expenditure that utilizes state budget (if any) and expenditure made by PVN (if any) to the Ministry of Industry and Trade for consideration and approval.
Article 9. Submission of petroleum screening results
1. Within 60 days from the date on which documents approving results of petroleum screening schemes are received, presiding organizations are responsible for transferring exhibits (if any) to the PVN and submitting 1 set of physical and 1 set of electronic reports on results of petroleum screening schemes (excluding confidential documents, if any) to the Ministry of Industry and Trade and PVN, including compiled documents and raw documents, to be specific:
a) Compiled documents consist of: written presentation and compiled documents presented as appendices, maps, and illustrations depicting results of scheme execution;
b) Raw documents are documents collected from the field, including: diaries, field records, maps, graphs, photos, tapes recording seismic activities; measurement results.
2. Within 60 days from the date on which reports on petroleum screening results are received, the Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for updating petroleum screening information and results in national database on geology and minerals (other than information that requires management under confidential principles).
Article 10. Preservation of exhibits, documents, information, and data of petroleum screening
1. Duration of preservation and storage of exhibits, documents, and information shall be determined on a case-by-case basis in accordance with applicable laws: permanent or temporary storage and preservation. Storage and preservation agencies are responsible for listing all obsolete exhibits, documents, information, and data and requesting competent authority to approve of their disposal in order to maximize administrative expenses.
2. Exhibits, documents, information, and data shall be classified by level of confidentiality (if required) and protected by appropriate information safety policies in a manner that conforms to regulations and law.
3. PVN is responsible for receiving, managing exhibits and documents submitted by presiding organizations in accordance with Clause 1 Article 14 of the Law on Petroleum and organizations that operate the systems in order to extract received information and data in a law-compliant manner.
Article 11. Extraction and use of exhibits, documents, information, data, and reports on petroleum screening results
1. Organizations and individuals are allowed to access, consult, extract, and use exhibits, documents, information, data, and reports on petroleum screening results via public services whose fees conform to regulations and law on fees and charges, except for case under Clause 2 of this Article.
2. Presiding organizations are allowed to use, extract exhibits, documents, information, data, and reports on petroleum screening results as per agreement signed with the PVN; allowed to request refund of service charges when participating in bidding and signing petroleum contracts at oil blocks in areas where they have conducted petroleum screening according to screening schemes.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực