Chương III Nghị định 45/2021/NĐ-CP: Hoạt động của quỹ hợp tác xã
Số hiệu: | 45/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 12/04/2021 | Số công báo: | Từ số 527 đến số 528 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng cho vay:
a) Đối tượng cho vay của Quỹ hợp tác xã là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã (trừ đối tượng thành viên hợp tác xã là doanh nghiệp);
b) Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối tượng được ưu tiên cho vay từ Quỹ hợp tác xã căn cứ vào chiến lược phát triển của Quỹ.
2. Phạm vi cho vay:
a) Quỹ hợp tác xã trung ương cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này trên phạm vi toàn quốc;
b) Quỹ hợp tác xã địa phương cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Quỹ hợp tác xã thành lập
1. Hoạt động cho vay của Quỹ hợp tác xã đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ hợp tác xã và khách hàng, phù hợp với quy định tại Nghị định này.
2. Khách hàng vay vốn Quỹ hợp tác xã phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ hợp tác xã.
1. Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
2. Khách hàng vay vốn là pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Khách hàng vay vốn là cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Khách hàng có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Quỹ hợp tác xã thẩm định, đánh giá là khả thi và có khả năng hoàn trả nợ vay.
4. Khách hàng thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
5. Khách hàng có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu là 20% tổng vốn đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
6. Tại thời điểm giải ngân lần đầu tiên của Quỹ hợp tác xã sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
1. Mức vốn vay: Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay, bảo đảm tiền vay của khách hàng và giới hạn cho vay quy định tại Nghị định này, Quỹ hợp tác xã xem xét, quyết định mức vốn cho vay cụ thể cho từng khách hàng, phù hợp với khả năng nguồn vốn và năng lực tài chính của Quỹ hợp tác xã.
2. Giới hạn cho vay:
a) Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ hợp tác xã tại thời điểm quyết định cho vay;
b) Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn điều lệ thực có của Quỹ hợp tác xã tại thời điểm quyết định cho vay.
3. Các Quỹ hợp tác xã cho vay họp vốn thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa các Quỹ hợp tác xã và khách hàng, phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Thời hạn cho vay của Quỹ hợp tác xã đối với khách hàng được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng.
2. Thời hạn cho vay cụ thể đối với từng dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng do Quỹ hợp tác xã xem xét, quyết định.
1. Nguyên tắc xác định lãi suất và đồng tiền cho vay, thu nợ
a) Lãi suất cho vay của Quỹ hợp tác xã phải phù hợp với chính sách ưu đãi, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã của Chính phủ và từng địa phương, đồng thời, đảm bảo nguyên tắc trang trải đủ chi phí hoạt động của Quỹ hợp tác xã và phù hợp với quy định của pháp luật về lãi suất cho vay;
b) Lãi suất quá hạn đối với từng trường hợp cụ thể do Quỹ hợp tác xã quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn;
c) Đồng tiền cho vay và thu nợ là đồng Việt Nam.
2. Thẩm quyền quy định lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, miễn, giảm lãi suất cho vay thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hợp tác xã, quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay.
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không có bảo đảm bằng tài sản do Quỹ hợp tác xã và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm.
2. Quỹ hợp tác xã được xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quỹ hợp tác xã xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của Quỹ hợp tác xã và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Quỹ hợp tác xã đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì Quỹ hợp tác xã xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Quỹ hợp tác xã đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì Quỹ hợp tác xã xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Thẩm quyền quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hợp tác xã và quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay của Quỹ.
1. Quỹ hợp tác xã thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay chịu rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tài chính vi mô.
2. Đối với những khoản cho vay ủy thác hoặc nhận ủy thác mà Quỹ hợp tác xã không chịu rủi ro thì không trích lập dự phòng rủi ro.
3. Sau 05 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và đã sử dụng mọi biện pháp mà không thu hồi được nợ, căn cứ đề nghị của Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ hợp tác xã:
a) Đối với Quỹ hợp tác xã trung ương: Chủ tịch Quỹ hợp tác xã Việt Nam quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Đối với Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Chủ tịch Quỹ hợp tác xã địa phương quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh sau khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối với Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã: Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ hợp tác xã địa phương quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng sau khi được Đại hội thành viên của Quỹ hợp tác xã thông qua.
5. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Quỹ hợp tác xã ban hành quy định nội bộ về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định tại Nghị định này.
1. Quỹ hợp tác xã phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch/Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ làm Chủ tịch và các thành viên gồm Kiểm soát viên, Giám đốc Quỹ, Kế toán trưởng, Trưởng phòng cho vay và các thành viên khác do Chủ tịch/Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ quyết định.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Định kỳ hàng quý xem xét việc đánh giá phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro do Giám đốc Quỹ báo cáo;
b) Quyết định về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và biện pháp để thu hồi nợ;
d) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Chuẩn bị thủ tục, trình tự, hồ sơ để xuất toán các khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này;
e) Xây dựng quy chế hoạt động nội bộ của Hội đồng xử lý rủi ro trình Chủ tịch/Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ hợp tác xã ký ban hành.
1. Quỹ hợp tác xã trung ương được ủy thác vốn cho Quỹ hợp tác xã địa phương và các tổ chức tài chính, tín dụng khác để thực hiện hoạt động cho vay.
2. Quỹ hợp tác xã trung ương và tổ chức nhận ủy thác phải ký hợp đồng ủy thác để làm căn cứ triển khai thực hiện. Hợp đồng ủy thác phải quy định rõ các nội dung, gồm: Nội dung và phạm vi ủy thác, số tiền ủy thác, quy trình ủy thác, rủi ro phát sinh, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các bên và các nội dung khác có liên quan.
1. Quỹ hợp tác xã ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hợp tác xã.
2. Quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phải phù hợp với quy định tại Nghị định này và đặc điểm hoạt động của Quỹ và đảm bảo các nội dung tối thiểu như sau: Đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, hồ sơ cho vay, thu nợ, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn; quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay; quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, các trường hợp được miễn tài sản bảo đảm căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng; thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm; xử lý rủi ro.
Quỹ hợp tác xã được huy động vốn phù hợp với loại hình tổ chức của Quỹ hợp tác xã, cụ thể như sau:
1. Đối với Quỹ hợp tác xã trung ương:
Quỹ hợp tác xã trung ương hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện huy động vốn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Đối với Quỹ hợp tác xã địa phương:
a) Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện huy động vốn trên địa bàn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
b) Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã thực hiện huy động vốn trên địa bàn theo quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Quỹ hợp tác xã được thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư, tài chính và thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đào tạo cho các khách hàng vay vốn của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
OPERATIONS OF COOPERATIVE FUNDS
Article 20. Eligible borrowers and lending scope
1. Eligible borrowers:
a) Cooperative funds shall provide loans for cooperatives, cooperative unions, members of artels and cooperatives (except members of cooperatives that are enterprises);
b) Vietnam Cooperative Alliance and provincial People's Committees shall stipulate borrowers that are given priority to get loans from cooperative funds according to development strategies of the funds.
2. Lending scope:
a) The central cooperative fund shall provide loans to the entities specified in Clause 1 of this Article nationwide;
b) Each provincial cooperative fund shall provide loans for the entities specified in Clause 1 of this Article within the province or central-affiliated city where the fund is established.
Article 21. Lending principles
1. Cooperative funds shall provide loans to their clients under agreements made between the funds and clients in conformity with regulations herein.
2. Clients getting loans from a cooperative fund must ensure the correct use of borrowed funds and repay principal and interests according to the schedule agreed upon with the fund.
Article 22. Eligibility requirements for a loan
A client may get a loan from the cooperative fund if all of the following eligibility requirements are met:
1. The client is an entity defined in Clause 1 Article 20 hereof.
2. The client is a juridical person established in accordance with regulations of law. If the client is an individual, he/she must be aged 18 or older and has full legal capacity as prescribed by law.
3. The client has an investment project or business plan appraised to be feasible by the cooperative fund and the client is capable of repaying debts.
4. The client complies with regulations on loan security laid down in Article 26 hereof.
5. The client’s equity used for implementing the investment project or business plan is accounted for at least 20% of total investment capital of that project or plan.
6. At the time of first disbursement made by the cooperative fund after the credit contract is signed, the client has not incurred any bad debts at credit institutions.
Article 23. Loan amount and loan limit
1. Loan amount: Based on the plan for use of borrowed money, financial capability, capacity to repay debts, and loan security of each client, and the loan limit prescribed herein, the cooperative fund shall consider and decide the specific loan amount given to that client in conformity with its available capital sources and financial capability.
2. Loan limit:
a) Total loan outstanding balance of a client shall not exceed 15% of the existing charter capital of the cooperative fund at the time it decides to grant loans;
b) Total loan outstanding balance of a client and related persons shall not exceed 25% of the existing charter capital of the cooperative fund at the time it decides to grant loans;
3. Cooperative funds provide syndicated loans according to specific agreements between such cooperative funds and clients, and in conformity with regulations herein and relevant laws.
1. The loan term shall be determined according to capital recovery capacity and in conformity with the client’s business cycle, investment plan and solvency.
2. The cooperative fund shall consider and decide specific term of loan given to each investment project or business plan of the client.
Article 25. Lending interest rate and currency units used for extending loans and repaying debts
1. Principles for determining interest rate and currency units used for extending loans and repaying debts
a) The lending interest rates adopted by cooperative funds must be conformable with incentive policies and plans for development of collaborative economy and cooperatives of the Government and of each provincial government, ensure funding for covering operating expenses of the cooperative fund, and adhere to relevant regulations on lending interest rates;
b) The interest rate charged on overdue debts in each specific case shall be determined by the relevant cooperative fund, and shall not exceed 150% of the interest rate charged on due repayment;
c) Currency unit used for extending loans and repaying debts is VND.
2. The power to decide lending interest rates, interest rates charged on overdue debts, reduction or exemption of interests shall comply with the charter on organization and operation of each cooperative fund and its internal regulations on lending and borrowed fund management.
1. The cooperative fund and its client shall agree on whether or not the loan must be secured by collateral in conformity with law regulations on loan security measures.
2. The cooperative fund is allowed to dispose of collateral provided by the client to recover debts in accordance with regulations of law on secured transactions.
The cooperative fund shall consider deciding whether the debt rescheduling (including adjustment to a repayment period and extension of a loan term) is necessary at the client’s request and depending on the financial capability of that cooperative fund and results of assessment of the client’s capability to repay debts. To be specific:
1. If the client is incapable of making due repayment of loan principal and/or interest, and is assessed by the cooperative fund as having capacity for fully repaying the loan principal and/or interest within the adjusted repayment period, the cooperative fund shall consider adjusting the period of repayment of that loan principal and/or interest as appropriate to the client’s source of financing for debt repayment without prejudice to the loan term.
2. If the client is incapable of paying off loan principal and/or interest in full within the agreed loan term, and is assessed by the cooperative fund as having capacity for fully repaying loan principal and/or interest within a specified period of time following the said loan term, the cooperative fund shall consider extending the period of debt repayment as appropriate to the client’s source of financing for such debt repayment.
3. The power to decide the debt rescheduling is specified in the charter on organization and operation of the cooperative fund and its internal regulations on lending and borrowed fund management.
Article 28. Debt classification, establishment and use of loan loss provisions
1. Cooperative funds shall classify debts, set aside loan loss provisions and use such provisions for settling losses incurred during the provision of loans in accordance with SBV’s regulations applicable to microfinance institutions.
2. The cooperative fund is not required to set aside loan loss provisions for the loans granted by the cooperative fund under authorization by a third party or granted by a third party under the cooperative fund’s authorization.
3. After 05 years from the day on which the provision is used for dealing with loan losses and after all necessary measures taken to collect debts are unsuccessful, at the request of the risk control council of the cooperative fund:
a) For the central cooperative fund: Chairperson of Vietnam Cooperative shall decide to remove the debts monitored in its off-balance sheet on the basis of the approval given by Vietnam Cooperative Alliance after reporting the Prime Minister;
b) For a provincial cooperative fund that operates under the business model of a single-member limited liability company 100% of charter capital of which is held by the State: Chairperson of the provincial cooperative fund shall decide to remove the debts monitored in its off-balance sheet on the basis of the approval given by the provincial cooperative alliance after reporting the provincial People’s Committee.
4. For a provincial cooperative fund that operates under the cooperative business model: Chairperson of the Board of Directors of the provincial cooperative fund shall decide to remove the debts monitored in its off-balance sheet after obtaining the approval from the fund’s general meeting of members.
5. Pursuant to Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, the cooperative fund shall promulgate internal regulations on debt classification, establishment and use of loan loss provisions in accordance with regulations herein.
Article 29. Risk control council
1. The cooperative fund shall establish a risk control council that is composed of a Chairperson who is the fund’s Chairperson or Chairperson of the fund’s Board of Directors and members who are Controller, the fund’s Director, Chief Accountant, head of lending department and other members decided by the fund’s Chairperson or Chairperson of the fund’s Board of Directors.
2. The risk control council shall perform the following tasks:
a) Quarterly assess reports on debt classification, establishment and use of loan loss provisions provided by the fund’s Director;
b) Make decisions to use loan loss provisions;
c) Decide the plan for collecting debts for which loan loss provisions have been used, in which the period and measures for collecting debts must be specified;
d) Monitor the collection of debts for which loan loss provisions have been used;
dd) Follow procedures and prepare documents for removing the debts monitored in the off-balance sheet for submitting to competent authorities for consideration as prescribed in Clause 3 Article 28 hereof;
e) Formulate internal regulations on operations of the risk control council for submission to the fund’s Chairperson or Chairperson of the fund’s Board of Directors for promulgation.
Article 30. Authorization to grant loans by the central cooperative fund
1. The central cooperative fund may authorize provincial cooperative funds and other financial organizations or credit institutions to use its capital to grant loans.
2. A trust agreement must be entered into between the central cooperative fund and the trustee as the basis for performing fiduciary activities. The trust agreement must, inter alia, include the followings: Entrustment scope and contents, entrusted capital, entrustment process, potential risks, responsibilities, duties and rights of contracting parties, and other relevant contents.
Article 31. Promulgation of internal regulations on lending and borrowed fund management
1. The cooperative fund shall promulgate its internal regulations on lending and borrowed fund management according to the power specified in its charter on organization and operation.
2. Internal regulations on lending and borrowed fund management of the cooperative fund must be conformable with regulations herein and suitable for the fund’s operations, and must, inter alia, include the following contents: Eligible borrowers, lending requirements, lending methods, loan term, lending interest rate, interest rate charged on overdue debts, application for loan, debt collection, process and procedures for debt rescheduling, delinquency procedures; procedures for appraising, approving and deciding to grant loan; procedures for inspection of borrowing, use of borrowed funds and debt repayment by clients; application of loan security measures, cases where the collateral is not required based on results of assessment of risk levels and capacity to repay debts by clients; power to decide to each loan security measure; risk control.
Section 2. CAPITAL MOBILIZATION AND OTHER ACTIVITIES
Article 32. Capital mobilization by cooperative funds
Each cooperative fund is allowed to mobilize capital in conformity with its business model. To be specific:
1. Central cooperative fund:
The central cooperative fund that operates under the business model of a single-member limited liability company 100% of charter capital of which is held by the State may mobilize capital in accordance with the Law on enterprises, the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises, and relevant guiding documents.
2. Provincial cooperative funds:
a) A provincial cooperative fund that operates under the business model of a single-member limited liability company 100% of charter capital of which is held by the State may mobilize capital within the province/city in accordance with the Law on enterprises, the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises, and relevant guiding documents;
b) A provincial cooperative fund that operates under the cooperative business model may mobilize capital within the province/city in accordance with the Law on Cooperatives and relevant guiding documents.
Article 33. Other activities of cooperative funds
Cooperative funds are allowed to provide investment and financial consulting services, and provide assistance and training for their clients in accordance with regulations of law in force.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực