Chương 3 Nghị định 43/2001/NĐ-CP: Khả năng thanh toán và khôi phục khả năng thanh toán
Số hiệu: | 43/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/04/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 15 Nghị định này.
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
1. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tính trên cơ sở nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán chia cho tổng phí bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được tính trên cơ sở nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán chia cho tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và số tiền bảo hiểm chịu rủi ro tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán.
3. Nguồn vốn để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn chủ sở hữu sau khi trừ các khoản vốn góp để thành lập doanh nghỉệp bảo hiểm khác và các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay với Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Phương án bổ sung nguồn vồn chủ sở hữu;
b) Phương án tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Phương án củng cố tổ chức bộ máy và dự kiến thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp;
d) Phương án chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp, Bộ Tài chính có quyết định về việc thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán.
3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính có quyết định về việc thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo quy định, thì doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.
SOLVENCY AND RESTORATION THEREOF
1. Insurance enterprises shall have to maintain their solvency throughout the course of insurance business operation.
2. Insurance enterprises shall be considered solvent when they fully make deductions for setting up insurance operation reserves and have a solvency amplitude not lower than the minimum solvency amplitude prescribed in Article 15 of this Decree.
Article 15.- Minimum solvency amplitude
1. The minimum solvency amplitude of a non-life insurance business enterprise shall be equal to 20% of the total premium amount actually retained at the time of determining its solvency amplitude.
2. The minimum solvency amplitude of a life insurance business enterprise:
a/ For life insurance contracts with a term of 10 years or less, it shall be equal to 4% of the insurance operation reserve plus 0.1% of the insurance sum at risk;
b/ For life insurance contracts with a term of over 10 years, it shall be equal to 4% of the insurance operation reserve plus 0.3% of the insurance sum at risk.
Article 16.- The solvency amplitude of insurance enterprises
1. The solvency amplitude of a non-life insurance enterprise shall be calculated on the basis of capital source for determining solvency amplitude divided by the total insurance premium corresponding to the liability proportion actually retained at the time of determining solvency amplitude.
2. The solvency amplitude of a life insurance enterprise shall be calculated on the basis of capital source for determining solvency amplitude divided by the total insurance operation reserve and the insurance sum at risk at the time of determining the solvency amplitude.
3. The capital source of an insurance enterprise for determining the solvency amplitude is its own capital source minus its capital contributions for establishing other insurance enterprises and irrecoverable debts.
Article 17.- Danger of insolvency
Insurance enterprises shall be considered being in danger of insolvency when the amplitude of their solvency is lower than the minimum solvency amplitude.
Article 18.- Plans for solvency restoration
1. When facing the danger of insolvency, an insurance enterprise shall have to immediately report to the Finance Ministry on its real financial status, cause(s) leading to the danger of insolvency as well as plans for solvency restoration, including the following measures:
a/ Plan for supplement of its own capital source;
b/ Plan for reinsurance; narrowing of operation contents and scope;
c/ Plan for consolidation of organizational structure and expected change of its Managing Board�s Chairman and/or its General Director (Director);
d/ Plan for transfer of insurance contract(s);
e/ Other measures.
2. Within 15 days after receiving the enterprise’s report, the Finance Ministry shall decide on the implementation of the solvency restoration plans.
3. Within 90 days after the Finance Ministry decides on the implementation of the solvency restoration plans, if the insurance enterprise still fails to restore its solvency as prescribed, it shall be put into the state of the special control. The Finance Ministry shall decide to set up the solvency control board to apply solvency restoration measures according to the provisions of Article 80 of the Insurance Business Law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực