Chương 2 Nghị định 43/2001/NĐ-CP: Quản lý và sử dụng vốn, tài sản
Số hiệu: | 43/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/04/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 70.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 5.000.000 đô la Mỹ;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 140.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 10.000.000 đô la Mỹ.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam hoặc 300.000 đô la Mỹ.
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay đổi vốn điều lệ đã ghi trong điều lệ doanh nghiệp; việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp của các bên liên doanh chiếm 10% vốn điều lệ trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và giải trình, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 5% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật liên quan đối với từng loại hình doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
1. Vốn điều lệ;
2. Quỹ dự trữ bắt buộc;
3. Quỹ dự trữ tự nguyện;
4. Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh nghiệp;
5. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25 % tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5 % tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
1. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này chỉ được đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế,
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm thành lập trước ngày Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, có tỷ lệ đầu tư cao hơn tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
3. Việc đầu tư từ các nguồn vốn quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật
MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS
Section 1. LEGAL CAPITAL, CHARTER CAPITAL, DEPOSITS AND MANAGEMENT
OF ASSETS
1. Legal capital levels of insurance enterprises:
a/ For non-life insurance business: VND 70,000,000,000 or USD 5,000,000;
b/ For life insurance business: VND 140,000,000,000 or USD 10,000,000.
2. The legal capital level of insurance brokerage enterprises: VND 4,000,000,000 or USD 300,000.
1. Charter capital of an insurance enterprise or insurance brokerage enterprise is the capital inscribed in such enterprise’s charter.
2. In the course of operation, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to maintain the already contributed charter capital at a level not lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of this Decree.
3. In cases where an insurance enterprise or insurance brokerage enterprise changes its charter capital already inscribed in its charter or where the transfer of shares of shareholders or contributed capital proportions of joint-venture parties accounts for 10% of the charter capital or more, such insurance enterprise or insurance brokerage enterprise shall have to file an application therefor and a written exposition to the Finance Ministry. Within 30 days after receiving the application and exposition, the Finance Ministry shall reply in writing on its approval or disapproval. In case of disapproval, the Finance Ministry shall have to explain the reasons therefor in writing.
4. Insurance enterprises and insurance brokerage enterprises, which had been established, organized and operating before the Insurance Business Law took effect, had their charter capital lower than the legal capital level prescribed in Article 4 of this Decree shall, within 3 years from the effective date of this Decree, have to fully supplement their charter capital according to regulations.
1. Within 60 days after being granted the establishment and operation license, an insurance enterprise shall have to deposit part of its already contributed charter capital at a commercial bank operating in Vietnam. The deposit shall enjoy interest according to an agreement reached with the bank where such deposit is made.
2. The deposit level of an insurance enterprise shall be equal to 5% of its legal capital prescribed in Clause 1, Article 4 of this Decree.
3. Insurance enterprises may only use deposits to fulfill their commitments toward insurance purchasers when their solvency falls short and the Finance Ministry’s written consents thereto are obtained. Within 90 days after the deposits are used, insurance enterprises shall have to supplement the already used deposit amounts.
4. Insurance enterprises shall be entitled to withdraw the whole deposit amount upon the termination of their operation.
Article 7.- Other regulations on management of the use of capital and assets
Apart from the provisions of this Decree, insurance enterprises and insurance brokerage enterprises shall have to comply with the regulations on management of the use of capital and assets according to the relevant law provisions applicable to each type of enterprises.
Section 2. INSURANCE OPERATION RESERVES
Article 8.- Operation reserves for non-life insurance
1. Enterprises engaged in non-life insurance business shall have to deduct part of insurance premium of each insurance operation to set up operation reserve for their retained liability proportions.
2. Operation reserves include:
a/ Reserve for premiums not yet enjoyed, which shall be used to indemnify liability likely to arise in the valid duration of insurance contracts in subsequent years;
b/ Reserve for indemnities to unsettled claims, which shall be used to compensate for damage arising under insurance liability for which claims have not yet been made or have already been made but remain unsettled until the end of the fiscal year;
c/ Reserve for indemnities to great damage amplitudes, which shall be used to make compensations when a large damage amplitude occurs or a great damage is caused but the total insurance premium retained in the fiscal year after making deductions for setting up the reserve for premiums not yet enjoyed and the reserve for indemnities to unsettled claims is not enough to pay indemnity for the retained liability proportions of insurance enterprises.
Article 9.- Operation reserves for life insurance
1. Enterprises engaged in life insurance business shall have to deduct part of insurance premium of each insurance contract for setting up operation reserves for their retained liability proportions.
2. Operation reserves include:
a/ Mathematical reserve, which is the difference between the present value of insurance sum and the present value of insurance premiums to be collected in the future, and shall be used to pay insurance sum for already committed liabilities upon the occurrence of insurance events;
b/ Reserve for premiums not yet enjoyed, which is applicable to life insurance contracts with a term of under one year, and shall be used to pay insurance sums, which are likely to arise in the remaining valid duration of the insurance contracts in the subsequent year;
c/ Indemnity reserve, which shall be used to pay insurance sums when the insurance events occur but remain unsettled until the end of the fiscal year;
d/ Reserve for interest sharing, which shall be used to pay interests upon which insurance enterprises have agreed with insurance purchasers in insurance contracts;
e/ Reserve for ensuring balance, which shall be used to pay insurance sums when the insurance events occur due to big changes in mortality rates and/or technical interest rates.
Article 10.- Levels and methods of deduction for setting up operation reserves
The Finance Ministry shall specify the level and method of deduction for setting up operation reserve for each insurance operation prescribed in Articles 8 and 9 of this Decree.
Article 11.- Investment capital sources
Investment capital sources of an insurance enterprise include:
1. Charter capital;
2. Compulsory reserve fund;
3. Voluntary reserve fund;
4. Unused interest amounts of previous years and funds used for investment, which are formed from its retained profit;
5. Idle capital source from insurance operation reserve.
Article 12.- Idle capital source from insurance operation reserve
1. Idle capital source from insurance operation reserve of an insurance enterprise is the total insurance operation reserve minus amounts used by such insurance enterprise to pay regular insurance indemnities in a period, for non-life insurance, or pay regular insurance sums in a period, for life insurance.
2. Money amounts used by a non-life insurance business enterprise to pay regular insurance indemnities in a period shall not be lower than 25% of the total insurance operation reserve and may be deposited at credit institutions operating in Vietnam.
3. Money amounts used by a life insurance business enterprise to pay regular insurance sums in a period shall not be lower than 5% of the total insurance operation reserve and may be deposited at credit institutions operating in Vietnam.
Article 13.- Investment of idle capital from insurance operation reserve
1. Idle capital from insurance operation reserve of an insurance enterprise as defined in Clause 1, Article 12 of this Decree shall only be invested in Vietnam in the following fields:
a/ For enterprises engaged in non-life insurance business:
- Purchase of Government bonds and/or enterprise bonds with underwriting, deposits at credit institutions with unlimited amounts;
- Purchase of enterprise shares and/or bonds without underwriting, capital contribution to other enterprises with 35% of idle capital from insurance operation reserve at most;
- Real estate business, loan provision, entrusted investment through financial-credit organizations, with 20% of idle capital from insurance professional operation reserve at most.
b/ For enterprises engaged in life insurance business:
- Purchase of Government bonds and/or enterprise bonds with underwriting, deposits at credit institutions with unlimited amounts;
- Purchase of enterprise shares and/or bonds without underwriting, capital contribution to other enterprises with 50% of idle capital from insurance operation reserve at most;
- Real estate business, loan provision, entrusted investment through financial-credit organizations with 40% of idle capital from insurance professional operation reserve at most.
2. Insurance enterprises, which had been established before the effective date of the Insurance Business Law and have made investment at rates higher than those prescribed in Clause 1 of this Article, shall, within one year from the effective date of this Decree, have to readjust such rates as appropriate.
3. The investment from capital sources defined in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 11 of this Decree shall be made according to the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực