Chương V Nghị định 42/2020/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 42/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm trình Chính phủ ban hành.
2. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chở hàng hoá nguy hiểm, thiết bị chuyên dùng gắn cố định (không thể tách rời) trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
3. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 4 và loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 4 và loại 9; quy định loại hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 1, loại 4 và loại 9 khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Quy định chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm loại 4 và loại 9 phải đóng gói trong quá trình vận tải; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 1, loại 4 và loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
5. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
6. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hàng hoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển đối với các loại hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng hoá nguy hiểm thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hàng hoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển đối với các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt và các hoá chất nguy hiểm, các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt và các hoá chất nguy hiểm, các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; phối hợp với Bộ Công an trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 1.
3. Xây dựng các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
5. Quy định chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận tải; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với hoá chất bảo vệ thực vật theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hoá chất bảo vệ thực vật phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với hoá chất bảo vệ thực vật.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
2. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên địa bàn quản lý, phải thực hiện các nội dung sau:
a) Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu phương tiện;
b) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân;
c) Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
d) Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.
1. Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại hàng hoá nguy hiểm theo quy định.
2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
3. Lập ít nhất 04 bộ hồ sơ về hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển (01 bộ gửi người vận tải hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người lái xe hoặc thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa; 01 bộ lưu người thuê vận tải). Hồ sơ bao gồm: Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng hoá nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ của người thuê vận tải và người nhận hàng.
4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
5. Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đối với người áp tải, người xếp, dỡ, người thủ kho theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 05 năm. Cử người áp tải nếu hàng hoá nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển. Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm giám sát hành trình của xe ô tô hoặc truy cập vào hệ thống nhận dạng tự động của tàu thuyền AIS của các phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc đơn vị mình cho cơ quan cấp Giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển (áp dụng đối với các phương tiện kinh doanh vận tải).
2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn trước khi thực hiện vận chuyển theo quy định.
3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
4. Thực hiện niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định.
5. Phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó.
6. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
7. Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
8. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
9. Phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu trên đường thủy nội địa.
10. Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 03 năm.
1. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi: Có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
2. Thực hiện chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm.
3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
4. Phải mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng đối với thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa) và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật; bảo quản hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển khi không có người áp tải hàng hóa.
5. Thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng hóa nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo ngay cho người vận tải và người thuê vận tải để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.
6. Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa có trách nhiệm phân công thuyền viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện.
Article 20. Ministry of Transport
Ministry of Transport shall:
1. Take charge and cooperate with relevant ministries in amending and proposing list of dangerous goods to the Government for promulgation.
2. Promulgate national technical regulations on technical safety and environmental protection applicable to inland watercrafts and land motor vehicles transporting dangerous goods and specialized equipment permanently attached to vehicles.
3. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods.
Article 21. Ministry of Public Security
Ministry of Public Security shall:
1. Manage transport of dangerous goods and issue transport licenses for dangerous goods of class 1, class 2, class 3, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport and Ministry of Industry and Trade in amending list of the dangerous goods of class 1, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of the dangerous goods of class 1, class 4 and class 9; and specify the dangerous goods of class 1, class 4 and class 9 that require escorts when transported.
4. Stipulate list of dangerous goods of class 4 and class 9 that must be packed when transported; provide technical regulations and standards for packaging of dangerous goods of class 1, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
5. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
6. Take charge and cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 22. Ministry of Science and Technology
Ministry of Science and Technology shall:
1. Manage transport of dangerous goods and issue transport licenses for dangerous goods of class 5 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in amending list of dangerous goods of class 5, class 7 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of dangerous goods of class 5, class 7 and class 8; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
4. Publish list of the dangerous goods of class 5, class 7 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree that must be packed when transported.
5. Elaborate materials used to produce packaging; and provide technical regulations and standards applicable to packaging of each class or division of the dangerous goods whose transport licenses are issued by the Ministry of Science and Technology.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 23. Ministry of Health
Ministry of Health shall:
1. Manage transport of toxic substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in amending list of toxic substances and infectious substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of toxic substances and infectious substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
4. Publish list of toxic substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use that must be packed when transported.
5. Elaborate materials used to produce packaging of toxic substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use to be transported; and provide technical regulations and standards applicable to such packaging.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 24. Ministry of Industry and Trade
Ministry of Industry and Trade shall:
1. Manage transport of dangerous goods of class 2 and class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport and Ministry of Public Security in amending list of dangerous goods of class 2, class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree; and cooperate with the Ministry of Public Security in amending list of dangerous goods of class 1.
3. Formulate regulations concerning oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
4. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of dangerous goods of class 2, class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
5. Stipulate list of dangerous goods that must be packed when transported; provide technical regulations and standards for packaging of dangerous goods of class 2, class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 25. Ministry of Agriculture and Rural Development
Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
1. Manage transport of dangerous goods and issue transport licenses for crop protection chemicals according to regulations.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in amending list of dangerous crop protection chemicals.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of dangerous crop protection chemicals; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
4. Publish list of crop protection chemicals that require packing when transported.
5. Elaborate materials used to produce packaging; and provide technical regulations and standards applicable to packaging of crop protection chemicals.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 26. Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Natural Resources and Environment shall:
1. Take charge and cooperate with relevant ministries in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
2. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 27. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:
1. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
2. Direct district- and commune-level People’s Committees to perform the following tasks in case dangerous goods incidents take place within their provinces:
a) Assist drivers and escorts (if any) with saving human life, cargo and vehicles;
b) Move victims away from the scene and provide emergency aid for victims;
c) Protect cargo and vehicles to resume transport or store in warehouses or yards or transship following guidelines from competent authorities;
d) Identify the affected area, evacuate people from such area and report to supervisory People's Committees and other relevant regulatory bodies to mobilize handling forces promptly.
Consignors shall:
1. Pack each type of dangerous goods in accordance with the size, weight and packaging material requirements stated in applicable technical standards according to regulations.
2. Affix hazard placards, hazard signs and goods labels to packaging according to regulations of Article 8 herein.
3. Prepare at least 04 copies of a dossier on the dangerous goods to be transported, 03 of which shall be sent to the carrier, the unloader and the driver and 01 of which shall be retained by the consignor. The dossier shall consist of a consignment note that specifies name, code, class and division, total weight, type of packaging, number of packages, and manufacture date and location of the dangerous goods; and full names and addresses of the consignor and consignee.
4. Provide the carrier with transport requirements and emergency response guidelines, even when there are escorts, in writing.
5. Organize training and issue training completion certificates for escorts, loaders and warehouse-keepers. Retain training dossiers for at least 5 years. Assign escorts if required.
Carriers shall:
1. Use vehicles suitable to the type of dangerous goods to be transported. Provide usernames and passwords for automobile trackers or the automatic identification system (AIS) of the vehicles granted transport licenses for licensing authorities before transport (for commercial vehicles).
2. Inspect goods and ensure safety before transport begins as per regulations.
3. Comply with all requirements from the consignor and regulations stated in transport licenses.
4. Affix hazard placards applicable to the type of dangerous goods being transported according to regulations.
5. Clean and remove all hazard placards from the vehicles transporting dangerous goods when unloading is completed and the vehicles no longer transport the same type of goods.
6. Adhere to regulations written in transport licenses and only transport dangerous goods that require transport licenses and affixing of hazard placards and signs when holding unexpired and appropriate transport licenses.
7. Only transport dangerous goods when all requirements concerning procedures, dossiers and packing have been satisfied.
8. Follow instructions of supervisory authorities or construction units when transporting flammable substances, substances liable to spontaneous combustion or desensitized liquid or solid explosives through bridges or tunnels of extreme importance or constructions works with high temperature, welding sparks or electric sparks.
9. Provide oil spill response plans when transporting oil and/or gasoline by inland waterways.
10. Organize training and issue training completion certificates for drivers of land motor vehicles as regulated. Retain training dossiers for at least 3 years.
Drivers shall:
1. Adhere to regulations written in transport licenses and only transport dangerous goods that require transport licenses when they hold unexpired and appropriate transport licenses and all necessary hazard placards and signs have been affixed on packaging and their vehicles.
2. Follow instructions provided by the consignor and the carrier.
3. Follow instructions of supervisory authorities or construction units when transporting flammable substances, substances liable to spontaneous combustion or desensitized liquid or solid explosives through bridges or tunnels of extreme importance or constructions works with high temperature, welding sparks or electric sparks.
4. Bring the dangerous goods transport dossier provided by the consignor, unexpired transport license for the type of dangerous goods being transported, certificate of eligibility for dangerous goods transport (for drivers of land motor vehicles), certificate of specialized training (for captains or operators of inland watercrafts) and other documents required by law; and preserve dangerous goods during transport if there is no escort.
5. Take measures to eliminate or mitigate dangers posed by dangerous goods; report to the nearest commune-level People's Committee and relevant regulatory bodies for timely handling of dangerous goods incidents, which may affect human lives, vehicles, the environment and other goods, or traffic accidents when transporting dangerous goods. Notify the carrier and the consignor for cooperation in handling of situations that are beyond the driver's capacity.
6. Captains or operators of inland watercrafts, who are responsible for crewmember assignment, shall regularly instruct and supervise loading/unloading of dangerous goods into/from their watercrafts.