Chương II Nghị định 42/2020/NĐ-CP: Phân loại, danh mục, đóng gói và dán nhãn hàng hóa nguy hiểm
Số hiệu: | 42/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
1. Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 2 đến 3 chữ số quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng với loại hàng hóa.
Ðối với những loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý chuyên ngành công bố.
2. Bộ quản lý chuyên ngành công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hoá nguy hiểm áp dụng đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm do Bộ quản lý.
1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
CLASSIFICATION, LIST, PACKING AND LABELING OF DANGEROUS GOODS
Article 4. Classification of dangerous goods
1. Based on their chemical and physical characteristics, dangerous goods are classified into the 9 following classes and divisions:
Class 1. Explosives.
Division 1.1: Substances and articles which have a mass explosion hazard.
Division 1.2: Substances and articles which have a projection hazard but not a mass explosion hazard.
Division 1.3: Substances and articles which have a fire hazard and either a minor blast hazard or a minor projection hazard or both, but not a mass explosion hazard.
Division 1.4: Substances and articles which are classified as explosives but which present no significant hazard.
Division 1.5: Very insensitive substances which have a mass explosion hazard.
Division 1.6: No hazard statement.
Class 2. Gasses.
Division 2.1: Flammable gases.
Division 2.2: Non-flammable non-toxic gases.
Division 2.3: Toxic gases.
Class 3. Flammable liquids and liquid desensitized explosives.
Class 4.
Division 4.1: Flammable solids, self-reactive substances and solid desensitized explosives.
Division 4.2: Substances liable to spontaneous combustion.
Division 4.3: Substances which in contact with water emit flammable gases.
Class 5.
Division 5.1: Oxidizing substances.
Division 5.2: Organic peroxides.
Class 6.
Division 6.1: Toxic substances.
Division 6.2: Infectious substances.
Class 7: Radioactive materials.
Class 8: Corrosive substances.
Class 9: Miscellaneous dangerous substances and articles.
2. Containers and wrappings of dangerous goods that have not undergone interior and exterior cleaning after unloading shall also be treated as dangerous goods.
Article 5. List of dangerous goods
1. List of dangerous goods classified into appropriate classes and divisions and provided with UN substance identification numbers and hazard identification numbers are elaborated in Appendix I of this Decree.
2. The hazard level of each substance listed in the list of dangerous goods is represented by a hazard identification number consisting of two or three figures and provided for in Appendix II of this Decree.
Article 6. Wrappings and containers of dangerous goods
1. Wrappings and containers of dangerous goods (hereinafter collectively referred to as “packaging”) and packing of dangerous goods in Vietnam’s territory must satisfy the national standards (TCVN) or national technical regulations (QCVN) applicable to such goods.
Packaging and packing of any class or division of dangerous goods without applicable national standards or national technical regulations shall satisfy regulations of the supervisory Ministry or international technical regulations/standards announced by the supervisory Ministry.
2. Supervisory Ministries shall publish international regulations and standards on packaging and packing of dangerous goods under their management.
Article 7. Hazard labels, placards and signs
1. Dangerous goods shall be labeled in accordance with the Government’s regulations on goods labels.
2. Hazard placards and signs shall be affixed at a location easily noticed on the packaging. Size, designs and colors of hazard placards are provided for in Section 1 Appendix III enclosed therewith.
3. A hazard sign shall consist of a UN substance identification number written in the middle of a rectangular orange panel in the size specified in Section 2 of Appendix III enclosed therewith. Hazard signs shall be affixed under hazard placards.