Chương III Nghị định 42/2020/NĐ-CP: Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
Số hiệu: | 42/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.
3. Các loại hàng hoá nguy hiểm do Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này không phải áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hoá nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
1. Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.
5. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.
Section 1. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY LAND MOTOR VEHICLES
Article 8. Requirements for participants in transport of dangerous goods
1. Drivers of vehicles transporting dangerous goods (hereinafter referred to as “vehicles”) must receive training and obtain training completion certificates according to regulations.
2. Warehouse-keepers, escorts and loaders for dangerous goods must receive training in the type of dangerous goods to be stored, escorted or loaded/unloaded and obtain training completion certificates according to regulations.
Article 9. Requirements for vehicles transporting dangerous goods
1. Vehicles must be roadworthy according to regulations of laws and specialized equipment thereof must satisfy national technical standards or national technical regulations or regulations of supervisory Ministries.
2. Vehicles must have hazard placards affixed on both of their sides and their back. If a vehicle carries multiple types of dangerous goods, it must be affixed with hazard placards for all those types of goods.
3. Vehicles must be cleaned and have all hazard placards removed from their bodies when all cargo have been unloaded and the vehicles no longer transport the same type of goods. Such cleaning and removal of hazard placards shall be carried out following prescribed procedures and at designated locations.
Article 10. Loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards
1. Organizations and individuals involved in loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards must adhere to the guidelines on preservation, loading, unloading and transport of each class of dangerous goods or the instructions provided by the consignor.
2. Loading and unloading of dangerous goods must be instructed and supervised by the warehouse-keeper, consignor or escort. Classes of dangerous goods that might react to each other and increase the level of hazard shall not be transported on the same vehicle. Classes and divisions of dangerous goods that require separate loading, unloading and storage must be loaded and unloaded at separate warehouses or yards.
3. When transporting dangerous goods that do not require escorts, the carrier shall load and unload the goods following the consignor's instructions.
4. After all dangerous goods have been moved out, warehouses and yards must be cleaned to avoid affecting other types of goods according to the prescribed procedures.
Article 11. Transport of flammable and explosive substances through tunnels and on ferries
1. Explosives, gases, gasoline, oils and other flammable and explosive substances shall not be transported through tunnels longer than 100m.
2. A vehicle transporting explosives, gases, gasoline, oils and other flammable and explosive substances shall not be transported together with road users or passengers on a ferry.
3. Clause 1 and Clause 2 of this Article are not applicable to dangerous goods managed by supervisory Ministries in any of the cases mentioned in Clause 2 Article 2 of this Decree.
Section 2. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY INLAND WATERWAYS
Article 12. Requirements for participants in transport of dangerous goods
1. Crew members of watercrafts transporting dangerous goods must receive training and obtain the certificate of specialized training in transport of dangerous goods according to regulations of the Minister of Transport.
2. Warehouse-keepers, escorts and loaders for dangerous goods at inland waterway ports and terminals must receive training in the type of dangerous goods to be stored, escorted or loaded/unloaded and obtain training completion certificates according to regulations.
Article 13. Requirements for watercrafts transporting dangerous goods
1. Watercrafts must be seaworthy according to regulations of laws.
2. Watercrafts must have hazard placards affixed on both of their sides. If a watercraft carries multiple types of dangerous goods, it must be affixed with hazard placards for all those types of goods.
3. Watercrafts must be cleaned and have all hazard placards removed from their bodies when all cargo have been unloaded and the vehicles no longer transport the same type of goods. Such cleaning and removal of hazard placards shall be carried out following prescribed procedures and at designated locations.
Article 14. Loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards
1. Loaders must load and unload dangerous goods according to regulations.
2. Loading and unloading of dangerous goods must be instructed and supervised by the warehouse-keeper, consignor or escort; and the captain shall position the cargo on their watercraft and decide cargo-securing measures suitable to each class or division of dangerous goods. Classes of dangerous goods that might react to each other and increase the level of danger shall not be placed in the same hold or hatch on the watercraft.
3. When transporting dangerous goods that do not require escorts, the carrier shall load and unload the goods following the consignor's instructions.
4. Classes and divisions of dangerous goods that require separate loading, unloading and storage must be loaded and unloaded at separate wharfs, terminals or warehouses.
5. After all dangerous goods have been moved out, warehouses and yards must be cleaned to avoid affecting other types of goods according to the prescribed procedures.