Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
Số hiệu: | 42/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2020 |
Ngày công báo: | 19/04/2020 | Số công báo: | Từ số 381 đến số 382 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ, ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử.
3. Đối với hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.
4. Đối với hoạt động vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng của lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
5. Đối với các hàng hóa nguy hiểm là chất thải nguy hại về mặt môi trường, ngoài quy định của nghị định này còn phải tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
6. Đối với trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị định này với quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử, vật liệu nổ công nghiệp, bảo vệ môi trường, công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử, vật liệu nổ công nghiệp, bảo vệ môi trường, cộng cụ hỗ trợ.
1. Nghị định này áp dụng với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
b) Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
3. Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc phương tiện thủy nội địa để thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
4. Người thuê vận tải là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ hoặc trên đường thủy nội địa với người vận tải.
5. Người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc trên phương tiện thủy nội địa hoặc tại kho, bãi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm.
6. Người nhận hàng hóa nguy hiểm là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận tải (vận chuyển) hàng hóa nguy hiểm.
7. Người điều khiển phương tiện là người lái xe ô tô hoặc thuyền trưởng, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
8. Người áp tải là cá nhân do người thuê vận tải (hoặc chủ hàng) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ áp tải hàng hoá nguy hiểm trong suốt quá trình vận chuyển.
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
1. Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 2 đến 3 chữ số quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng với loại hàng hóa.
Ðối với những loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý chuyên ngành công bố.
2. Bộ quản lý chuyên ngành công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hoá nguy hiểm áp dụng đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm do Bộ quản lý.
1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.
1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.
3. Các loại hàng hoá nguy hiểm do Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này không phải áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hoá nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
1. Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.
5. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.
1. Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
a) Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
b) Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;
c) Hành trình, lịch trình vận chuyển;
d) Thời hạn của giấy phép.
Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.
2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.
3. Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
d) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
e) Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, thùng chứa hàng nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ; Bản sao hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa);
e) Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ quan có thẩm quyền;
g) Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu);
h) Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
i) Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
k) Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).
3. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
đ) Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
e) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
4. Hồ sơ cấp lại Giấy phép khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép hoặc Giấy phép bị mất, bị hỏng, bị thu hồi hoặc bị tước bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
b) Hồ sơ chứng minh sự thay đổi về thông tin (trong trường hợp có sự thay đổi liên quan đến nội dung) hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm (trong trường hợp bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép).
1. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
a) Người vận tải hàng hoá nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép hoặc Giấy phép bị mất, bị hỏng.
a) Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến người vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trong trường hợp bị thu hồi, bị tước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, kèm theo tài liệu chứng minh việc đã khắc phục xong vi phạm là nguyên nhân dẫn đến bị thu hồi, bị tước.
4. Trong quá trình hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nếu có sự thay đổi phương tiện và người điều khiển phương tiện so với danh sách trong hồ sơ đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thông báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế đến cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận chuyển hàng hóa hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản thông báo danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế. Trường hợp không đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định.
1. Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao trong thành phần hồ sơ không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
b) Thực hiện việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đã được cấp;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của người vận tải.
2. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có);
c) Khi cơ quan cấp Giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì người vận tải phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này dẫn đến bị thu hồi giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 01 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành. Sau thời gian 01 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này;
d) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
3. Người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thì phải dừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm trình Chính phủ ban hành.
2. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chở hàng hoá nguy hiểm, thiết bị chuyên dùng gắn cố định (không thể tách rời) trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
3. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 4 và loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 4 và loại 9; quy định loại hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 1, loại 4 và loại 9 khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Quy định chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm loại 4 và loại 9 phải đóng gói trong quá trình vận tải; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 1, loại 4 và loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
5. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
6. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hàng hoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển đối với các loại hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng hoá nguy hiểm thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các loại hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm liên quan đến các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hàng hoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển đối với các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với các loại hóa chất độc, chất gây nhiễm bệnh dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt và các hoá chất nguy hiểm, các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt và các hoá chất nguy hiểm, các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; phối hợp với Bộ Công an trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 1.
3. Xây dựng các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
5. Quy định chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận tải; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với hoá chất bảo vệ thực vật theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật.
3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.
4. Công bố danh mục hoá chất bảo vệ thực vật phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.
5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với hoá chất bảo vệ thực vật.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.
2. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
1. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên địa bàn quản lý, phải thực hiện các nội dung sau:
a) Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu phương tiện;
b) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân;
c) Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
d) Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.
1. Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại hàng hoá nguy hiểm theo quy định.
2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
3. Lập ít nhất 04 bộ hồ sơ về hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển (01 bộ gửi người vận tải hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm; 01 bộ gửi người lái xe hoặc thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa; 01 bộ lưu người thuê vận tải). Hồ sơ bao gồm: Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng hoá nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ của người thuê vận tải và người nhận hàng.
4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
5. Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đối với người áp tải, người xếp, dỡ, người thủ kho theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 05 năm. Cử người áp tải nếu hàng hoá nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển. Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm giám sát hành trình của xe ô tô hoặc truy cập vào hệ thống nhận dạng tự động của tàu thuyền AIS của các phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc đơn vị mình cho cơ quan cấp Giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển (áp dụng đối với các phương tiện kinh doanh vận tải).
2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn trước khi thực hiện vận chuyển theo quy định.
3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
4. Thực hiện niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định.
5. Phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó.
6. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
7. Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
8. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
9. Phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu trên đường thủy nội địa.
10. Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 03 năm.
1. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi: Có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép; trên phương, bao bì, thùng chứa có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
2. Thực hiện chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm và chỉ dẫn của người vận tải hàng hóa nguy hiểm.
3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
4. Phải mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp, Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng đối với thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa) và các loại giấy khác theo quy định của pháp luật; bảo quản hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển khi không có người áp tải hàng hóa.
5. Thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng hóa nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo ngay cho người vận tải và người thuê vận tải để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.
6. Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện thuỷ nội địa có trách nhiệm phân công thuyền viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 và thay thế Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.
2. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực của Giấy phép hoặc đến khi thực hiện cấp lại.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 42/2020/ND-CP |
Hanoi, April 08, 2020 |
ON LIST OF DANGEROUS GOODS, TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY LAND MOTOR VEHICLES AND TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY INLAND WATERWAYS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Atomic Energy dated June 03, 2008;
Pursuant to Law on Chemicals dated June 29, 2018;
Pursuant to the Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2004 and Law on Amendment to some Articles of the Law on Inland Waterway Transport dated June 17, 2014;
At the request of the Minister of Transport,
The Government hereby promulgates a Decree on list of dangerous goods, transport of dangerous goods by land motor vehicles and transport of dangerous goods by inland waterways.
1. This Decree provides for list of dangerous goods, transport of dangerous goods and issuance of licenses to transport dangerous goods by land motor vehicles and by inland waterways (hereinafter referred to as “transport licenses”).
2. Radioactive substances shall be transported in accordance with the regulations of this Decree and regulations of laws on atomic energy.
3. Industrial explosives shall be transported in accordance with the regulations of this Decree and regulations of laws on industrial explosives.
4. Dangerous goods serving national defense and security tasks of armed forces shall be transported in compliance with regulations of the Minister of Public Security and Minister of National Defense.
5. Hazardous waste shall be transported according to the regulations of this Decree and regulations of the Law on Environmental Protection.
6. In case of conflict between a regulation of this Decree and a regulation of a law on atomic energy, industrial explosives, environmental protection, combat gears or fire prevention and fighting, the regulation of the law on atomic energy, industrial explosives, environmental protection or combat gears shall prevail.
1. This Decree is application to Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in transport of dangerous goods by land motor vehicles and by inland waterways within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Prime Minister has the power to decide application of special regulations and measures to transport of dangerous goods in the following cases:
a) Urgent transport of goods for prevention and control of infectious diseases, acts of god or conflicts;
b) Transit of goods from countries and international organizations that are not signatories to Vietnam-related international conventions.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “dangerous substance” refers to a gas, liquid or solid substance or compound that may pose a threat to human life or health, the environment or national security and safety.
2. “dangerous goods” means goods containing dangerous substances that are a risk to human life or health, the environment or national security and safety when transported by land or inland waterways.
3. “carrier" means an organization or individual that uses a land motor vehicle or an inland watercraft to transport dangerous goods.
4. “consignor” refers to an organization or individual that has concluded a contract on transport of dangerous goods by land or inland waterways with the carrier.
5. “loader" means an organization or individual involved in loading and unloading of dangerous goods into or from a land motor vehicle or an inland watercraft or at a warehouse or yard storing dangerous goods.
6. “consignee” means an organization or individual named the recipient of dangerous goods on the consignment note.
7. “driver" means the driver of an automobile or the captain/operator of an inland watercraft.
8. “escort" refers to an individual employed by the consignor (or goods owner) to escort transport of dangerous goods.
CLASSIFICATION, LIST, PACKING AND LABELING OF DANGEROUS GOODS
Article 4. Classification of dangerous goods
1. Based on their chemical and physical characteristics, dangerous goods are classified into the 9 following classes and divisions:
Class 1. Explosives.
Division 1.1: Substances and articles which have a mass explosion hazard.
Division 1.2: Substances and articles which have a projection hazard but not a mass explosion hazard.
Division 1.3: Substances and articles which have a fire hazard and either a minor blast hazard or a minor projection hazard or both, but not a mass explosion hazard.
Division 1.4: Substances and articles which are classified as explosives but which present no significant hazard.
Division 1.5: Very insensitive substances which have a mass explosion hazard.
Division 1.6: No hazard statement.
Class 2. Gasses.
Division 2.1: Flammable gases.
Division 2.2: Non-flammable non-toxic gases.
Division 2.3: Toxic gases.
Class 3. Flammable liquids and liquid desensitized explosives.
Class 4.
Division 4.1: Flammable solids, self-reactive substances and solid desensitized explosives.
Division 4.2: Substances liable to spontaneous combustion.
Division 4.3: Substances which in contact with water emit flammable gases.
Class 5.
Division 5.1: Oxidizing substances.
Division 5.2: Organic peroxides.
Class 6.
Division 6.1: Toxic substances.
Division 6.2: Infectious substances.
Class 7: Radioactive materials.
Class 8: Corrosive substances.
Class 9: Miscellaneous dangerous substances and articles.
2. Containers and wrappings of dangerous goods that have not undergone interior and exterior cleaning after unloading shall also be treated as dangerous goods.
Article 5. List of dangerous goods
1. List of dangerous goods classified into appropriate classes and divisions and provided with UN substance identification numbers and hazard identification numbers are elaborated in Appendix I of this Decree.
2. The hazard level of each substance listed in the list of dangerous goods is represented by a hazard identification number consisting of two or three figures and provided for in Appendix II of this Decree.
Article 6. Wrappings and containers of dangerous goods
1. Wrappings and containers of dangerous goods (hereinafter collectively referred to as “packaging”) and packing of dangerous goods in Vietnam’s territory must satisfy the national standards (TCVN) or national technical regulations (QCVN) applicable to such goods.
Packaging and packing of any class or division of dangerous goods without applicable national standards or national technical regulations shall satisfy regulations of the supervisory Ministry or international technical regulations/standards announced by the supervisory Ministry.
2. Supervisory Ministries shall publish international regulations and standards on packaging and packing of dangerous goods under their management.
Article 7. Hazard labels, placards and signs
1. Dangerous goods shall be labeled in accordance with the Government’s regulations on goods labels.
2. Hazard placards and signs shall be affixed at a location easily noticed on the packaging. Size, designs and colors of hazard placards are provided for in Section 1 Appendix III enclosed therewith.
3. A hazard sign shall consist of a UN substance identification number written in the middle of a rectangular orange panel in the size specified in Section 2 of Appendix III enclosed therewith. Hazard signs shall be affixed under hazard placards.
Section 1. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY LAND MOTOR VEHICLES
Article 8. Requirements for participants in transport of dangerous goods
1. Drivers of vehicles transporting dangerous goods (hereinafter referred to as “vehicles”) must receive training and obtain training completion certificates according to regulations.
2. Warehouse-keepers, escorts and loaders for dangerous goods must receive training in the type of dangerous goods to be stored, escorted or loaded/unloaded and obtain training completion certificates according to regulations.
Article 9. Requirements for vehicles transporting dangerous goods
1. Vehicles must be roadworthy according to regulations of laws and specialized equipment thereof must satisfy national technical standards or national technical regulations or regulations of supervisory Ministries.
2. Vehicles must have hazard placards affixed on both of their sides and their back. If a vehicle carries multiple types of dangerous goods, it must be affixed with hazard placards for all those types of goods.
3. Vehicles must be cleaned and have all hazard placards removed from their bodies when all cargo have been unloaded and the vehicles no longer transport the same type of goods. Such cleaning and removal of hazard placards shall be carried out following prescribed procedures and at designated locations.
Article 10. Loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards
1. Organizations and individuals involved in loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards must adhere to the guidelines on preservation, loading, unloading and transport of each class of dangerous goods or the instructions provided by the consignor.
2. Loading and unloading of dangerous goods must be instructed and supervised by the warehouse-keeper, consignor or escort. Classes of dangerous goods that might react to each other and increase the level of hazard shall not be transported on the same vehicle. Classes and divisions of dangerous goods that require separate loading, unloading and storage must be loaded and unloaded at separate warehouses or yards.
3. When transporting dangerous goods that do not require escorts, the carrier shall load and unload the goods following the consignor's instructions.
4. After all dangerous goods have been moved out, warehouses and yards must be cleaned to avoid affecting other types of goods according to the prescribed procedures.
Article 11. Transport of flammable and explosive substances through tunnels and on ferries
1. Explosives, gases, gasoline, oils and other flammable and explosive substances shall not be transported through tunnels longer than 100m.
2. A vehicle transporting explosives, gases, gasoline, oils and other flammable and explosive substances shall not be transported together with road users or passengers on a ferry.
3. Clause 1 and Clause 2 of this Article are not applicable to dangerous goods managed by supervisory Ministries in any of the cases mentioned in Clause 2 Article 2 of this Decree.
Section 2. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS BY INLAND WATERWAYS
Article 12. Requirements for participants in transport of dangerous goods
1. Crew members of watercrafts transporting dangerous goods must receive training and obtain the certificate of specialized training in transport of dangerous goods according to regulations of the Minister of Transport.
2. Warehouse-keepers, escorts and loaders for dangerous goods at inland waterway ports and terminals must receive training in the type of dangerous goods to be stored, escorted or loaded/unloaded and obtain training completion certificates according to regulations.
Article 13. Requirements for watercrafts transporting dangerous goods
1. Watercrafts must be seaworthy according to regulations of laws.
2. Watercrafts must have hazard placards affixed on both of their sides. If a watercraft carries multiple types of dangerous goods, it must be affixed with hazard placards for all those types of goods.
3. Watercrafts must be cleaned and have all hazard placards removed from their bodies when all cargo have been unloaded and the vehicles no longer transport the same type of goods. Such cleaning and removal of hazard placards shall be carried out following prescribed procedures and at designated locations.
Article 14. Loading, unloading and storage of dangerous goods in warehouses or yards
1. Loaders must load and unload dangerous goods according to regulations.
2. Loading and unloading of dangerous goods must be instructed and supervised by the warehouse-keeper, consignor or escort; and the captain shall position the cargo on their watercraft and decide cargo-securing measures suitable to each class or division of dangerous goods. Classes of dangerous goods that might react to each other and increase the level of danger shall not be placed in the same hold or hatch on the watercraft.
3. When transporting dangerous goods that do not require escorts, the carrier shall load and unload the goods following the consignor's instructions.
4. Classes and divisions of dangerous goods that require separate loading, unloading and storage must be loaded and unloaded at separate wharfs, terminals or warehouses.
5. After all dangerous goods have been moved out, warehouses and yards must be cleaned to avoid affecting other types of goods according to the prescribed procedures.
LICENSE TO TRANSPORT DANGEROUS GOODS
Article 15. Contents, specimens and validity period of licenses to transport dangerous goods
1. Transport licenses consist of the following information:
a) Name, address and phone number of the license holder; full name and title of the legal representative;
b) Class and division of the dangerous goods;
c) Transport route and schedule;
d) Validity period of the license.
Licenses granted to individual shipments must include information on the vehicles and drivers thereof.
2. Authorities issuing transport licenses and hazard signs shall manage and provide for specimens of such licenses and signs.
3. Validity period of transport licenses granted to individual shipments or for certain periods of time at the carrier’s request shall not exceed 24 months or the service life of the vehicle.
Article 16. Competence in issuance of licenses to transport dangerous goods
1. Ministry of Public Security has the power to issue transport licenses for dangerous goods of class 1, class 2, class 3, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree (excluding crop protection chemicals).
2. Ministry of Science and Technology has the power to issue transport licenses for dangerous goods of class 5 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
3. Ministry of Agriculture and Rural Development has the power to issue transport licenses for dangerous crop protection chemicals.
4. Authorities issuing transport licenses (hereinafter referred to as "licensing authorities") shall decide transport routes and schedules for each class or division of dangerous goods classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
5. Transport licenses for dangerous goods of class 7 shall be issued in compliance with regulations of Decrees on radiation work and auxiliary atomic energy application services.
6. Transport licenses in accordance with regulations of this Decree are not required for the following cases:
a) Transport of less than 1.080 kilogram of liquefied natural gas (LNG) and compressed natural gas (CNG) in total;
b) Transport of less than 2.250 kilogram of liquefied petroleum gas (LPG) in total;
c) Transport of less than 1.500 liter of liquid fuels in total;
d) Transport of less than 1.000 kilogram of crop protection chemicals in total;
dd) Transport of other dangerous substances of each class or division of dangerous goods.
Article 17. Applications for issuance or reissuance of licenses to transport dangerous goods
1. An application for issuance of the license to transport dangerous goods of class 5 and/or class 8 includes:
a) An application for the transport license made using the form in Appendix IV of this Decree;
b) A copy of an auto transport business license permitting freight transport business (for auto freight transport businesses) or a copy of the enterprise/cooperative registration certificate (for inland waterway transport businesses);
c) A copy or an authentic copy of list of vehicles enclosed with copies of unexpired inspection certificates for compliance with technical safety and environmental protection requirements of such vehicles issued by competent authorities (in case of chartering);
d) A copy or an authentic copy of list of drivers. In case of inland-waterway chartering, copies of certificates of specialized training of drivers are required;
dd) A copy or an authentic copy of the carrier’s transport plan, which must specify the transport route and schedule and emergency response measures;
e) A copy or an authentic copy of the certificate of conformity to technical regulation/standard or test report of the dangerous goods packaging material in compliance with regulations of the Minister of Industry and Trade on list of dangerous industrial goods requiring packaging when transported and transport of dangerous industrial goods by inland-waterway, railway and land motor vehicles and regulations of laws on quality of products and goods.
2. An application for issuance of the license to transport dangerous goods of class 1, class 2, class 3, class 4 and/or class 9 includes:
a) An application for the transport license made using the form in Appendix IV of this Decree;
b) A copy of an auto transport business license permitting freight transport business (for auto freight transport businesses) or a copy of the enterprise/cooperative registration certificate (for inland waterway transport businesses);
c) A copy or an authentic copy of list of vehicles enclosed with copies of unexpired inspection certificates for compliance with technical safety and environmental protection requirements of such vehicles issued by competent authorities (in case of chartering);
d) A copy or an authentic copy of list of drivers. In case of inland-waterway chartering, copies of certificates of specialized training of drivers are required;
dd) A copy or an authentic copy of the carrier’s transport plan, which must specify the transport route and schedule and emergency response measures in case of explosion or fire; and a copy or an authentic copy of the oil spill response plan (for transport of oil and gasoline by inland waterways);
e) A copy or an authentic copy of the agreement on purchase or provision of the industrial explosive or permit for industrial explosive testing (in case of transport for testing purpose) or decision on disposal of the industrial explosive (in case of transport for disposal purpose) issued by the competent authority;
g) A copy or an authentic copy of the inspection record on eligibility for transport of the industrial explosive of the vehicles and escorts and drivers thereof issued by the competent fire and rescue police unit (enclosed with an authentic copy for comparison);
h) A copy or an authentic copy of the registration of weight, type and time of receipt of the industrial explosive issued by the warehouse managing authority or the permit for transport to an industrial explosive loading/unloading point issued by the People's Committee of the central-affiliated city or province where such point is located;
i) A copy of the license for use or import of the industrial explosive issued by the competent authority;
k) A copy or an authentic copy of the permit for export or overseas transport of the industrial explosive issued by the competent authority (in case of overseas transport).
3. An application for issuance of the license to transport crop protection chemical includes:
a) An application for the transport license made using the form in Appendix IV of this Decree;
b) A copy of an auto transport business license permitting freight transport business (for auto freight transport businesses) or a copy of the enterprise/cooperative registration certificate (for inland waterway transport businesses);
c) A copy or an authentic copy of list of vehicles enclosed with copies of unexpired inspection certificates for compliance with technical safety and environmental protection requirements of such vehicles issued by competent authorities (in case of chartering);
d) A copy or an authentic copy of list of drivers. In case of inland-waterway chartering, copies of certificates of specialized training of drivers are required;
dd) A copy or an authentic copy of a provision contract or an export/import invoice for the crop protection chemical;
e) A copy or an authentic copy of the carrier’s transport plan, which must specify the transport route and schedule.
4. An application for reissuance of a transport license upon revocation, loss, damage or change to its contents consists of:
a) An application for reissuance of the license;
b) Documents proving the change to contents or remediation of the violation that leads to the license’s revocation.
Article 18. Procedures for issuance and reissuance of licenses to transport dangerous goods
1. Procedures for issuance of transport licenses:
a) The carrier shall submit an application for issuance of the transport license, which consists of the documents provided for in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of Article 17 of this Decree, to the licensing authority.
If the application is submitted in person, the competent administrative authority shall verify and notify the application's adequacy to the applicant immediately after it is submitted;
If the application is submitted by post or via the online public services system, within 01 working day from the date of receipt of the application, the competent administrative authority shall verify the application's adequacy and notify any necessary change to the application to the applicant in writing or via the online public services system.
Transport licenses for dangerous goods of class 7 shall be issued in compliance with regulations of Decrees on radiation work and auxiliary atomic energy application services;
b) Within 05 working days from the date of receipt of the adequate application, the licensing authority shall appraise the application and issue the transport license. If the application is rejected, the licensing authority shall provide an explanation for the applicant in writing or via the online public services system.
2. Procedures for reissuance of a transport license upon revocation, loss, damage or change to its contents:
a) The carrier shall submit an application for reissuance of the transport license, which consists of the documents provided for in Clause 4 Article 17 of this Decree, to the licensing authority. The licensing authority shall notify any necessary change to the application to the applicant directly or in writing or via the online public services system within 01 working day from the date of receipt of the application.
b) Within 03 working days from the date of receipt of the adequate application, the licensing authority shall appraise the application and issue the transport license. If the application is rejected, the licensing authority shall provide an explanation for the applicant in writing or via the online public services system.
3. A revoked transport license may be reissued following the procedures provided for in Clause 1 of this Article. The application for such reissuance must include documents proving remediation of the violation that leads to the license’s revocation.
4. During transport of dangerous goods, if there is any change to the vehicles and/or drivers listed in the approved application for the transport license, the carrier must send a list of and dossiers on the substitute vehicles and drivers to the licensing authority before transporting the dangerous goods.
Within 01 working day from the date of receipt of the list and dossiers from the carrier, the licensing authority shall review and publish the list of the substitute vehicles and drivers. If the licensing authority does not approve such substitution, it shall provide an explanation for the carrier in writing or via the online public services system.
5. Applications shall be received and results shall be informed at offices of licensing authorities or by post or via other forms suitable according to regulations.
Article 19. Revocation of licenses to transport dangerous goods
1. A carrier will have its transport license revoked for an indefinite period of time in any of the following cases:
a) A copy inconsistent with its authentic copy or erroneous information is included in the transport license application;
b) The carrier does not transport dangerous goods in accordance with the transport license application or the transport license granted;
c) The carrier terminates its operation according to regulations of laws or of its volition.
2. A licensing authority has the power to revoke a transport license it issued following this procedure:
a) Promulgate a decision to revoke the transport license;
b) Send the transport license revocation decision to the carrier and post it on the licensing authority’s website;
c) Upon promulgation of the transport license revocation decision, the carrier shall submit its transport license to the licensing authority and stop transporting dangerous goods according to this decision immediately after its entry into force. In case the carrier commits the violation stated in point a or point b Clause 1 of this Article, which leads to revocation of the transport license, the licensing authority shall not reissue the transport license for 1 month starting from the entry into force of the revocation decision. After this 1 month, if the carrier wishes to continue transporting dangerous goods, it may reapply for the transport license according to regulations in Clause 3 Article 18 of this Decree;
d) Announce revocation of the transport license via mass media and on the licensing authority’s website.
3. Carriers whose transport licenses are revoked by competent authorities must cease all activities related to transport of dangerous goods according to the decision to impose administrative sanction. After such revocation, if a carrier wishes to continue transporting dangerous goods, it may reapply for the transport license according to regulations in Clause 3 Article 18 of this Decree.
Article 20. Ministry of Transport
Ministry of Transport shall:
1. Take charge and cooperate with relevant ministries in amending and proposing list of dangerous goods to the Government for promulgation.
2. Promulgate national technical regulations on technical safety and environmental protection applicable to inland watercrafts and land motor vehicles transporting dangerous goods and specialized equipment permanently attached to vehicles.
3. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods.
Article 21. Ministry of Public Security
Ministry of Public Security shall:
1. Manage transport of dangerous goods and issue transport licenses for dangerous goods of class 1, class 2, class 3, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport and Ministry of Industry and Trade in amending list of the dangerous goods of class 1, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of the dangerous goods of class 1, class 4 and class 9; and specify the dangerous goods of class 1, class 4 and class 9 that require escorts when transported.
4. Stipulate list of dangerous goods of class 4 and class 9 that must be packed when transported; provide technical regulations and standards for packaging of dangerous goods of class 1, class 4 and class 9 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
5. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
6. Take charge and cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 22. Ministry of Science and Technology
Ministry of Science and Technology shall:
1. Manage transport of dangerous goods and issue transport licenses for dangerous goods of class 5 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in amending list of dangerous goods of class 5, class 7 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of dangerous goods of class 5, class 7 and class 8; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
4. Publish list of the dangerous goods of class 5, class 7 and class 8 classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree that must be packed when transported.
5. Elaborate materials used to produce packaging; and provide technical regulations and standards applicable to packaging of each class or division of the dangerous goods whose transport licenses are issued by the Ministry of Science and Technology.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 23. Ministry of Health
Ministry of Health shall:
1. Manage transport of toxic substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in amending list of toxic substances and infectious substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of toxic substances and infectious substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
4. Publish list of toxic substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use that must be packed when transported.
5. Elaborate materials used to produce packaging of toxic substances for medical use and insecticides and disinfectants for household use to be transported; and provide technical regulations and standards applicable to such packaging.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 24. Ministry of Industry and Trade
Ministry of Industry and Trade shall:
1. Manage transport of dangerous goods of class 2 and class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport and Ministry of Public Security in amending list of dangerous goods of class 2, class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree; and cooperate with the Ministry of Public Security in amending list of dangerous goods of class 1.
3. Formulate regulations concerning oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
4. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of dangerous goods of class 2, class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
5. Stipulate list of dangerous goods that must be packed when transported; provide technical regulations and standards for packaging of dangerous goods of class 2, class 3, oil, gasoline, natural gas and dangerous substances besides those abovementioned classified according to Clause 1 Article 4 of this Decree.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 25. Ministry of Agriculture and Rural Development
Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
1. Manage transport of dangerous goods and issue transport licenses for crop protection chemicals according to regulations.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in amending list of dangerous crop protection chemicals.
3. Regulate contents and time of training and standards for officials in charge of training drivers, warehouse-keepers, escorts and loaders involved in transport of dangerous crop protection chemicals; and specify the dangerous goods that require escorts when transported.
4. Publish list of crop protection chemicals that require packing when transported.
5. Elaborate materials used to produce packaging; and provide technical regulations and standards applicable to packaging of crop protection chemicals.
6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
7. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 26. Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Natural Resources and Environment shall:
1. Take charge and cooperate with relevant ministries in promulgation of regulations on locations and procedures for cleaning of vehicles after transport of dangerous goods and cleaning procedures after dangerous goods are transported out of warehouses and yards.
2. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
Article 27. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:
1. Cooperate with relevant ministries in management, inspection and handling of violations concerning transport of dangerous goods intra vires.
2. Direct district- and commune-level People’s Committees to perform the following tasks in case dangerous goods incidents take place within their provinces:
a) Assist drivers and escorts (if any) with saving human life, cargo and vehicles;
b) Move victims away from the scene and provide emergency aid for victims;
c) Protect cargo and vehicles to resume transport or store in warehouses or yards or transship following guidelines from competent authorities;
d) Identify the affected area, evacuate people from such area and report to supervisory People's Committees and other relevant regulatory bodies to mobilize handling forces promptly.
Consignors shall:
1. Pack each type of dangerous goods in accordance with the size, weight and packaging material requirements stated in applicable technical standards according to regulations.
2. Affix hazard placards, hazard signs and goods labels to packaging according to regulations of Article 8 herein.
3. Prepare at least 04 copies of a dossier on the dangerous goods to be transported, 03 of which shall be sent to the carrier, the unloader and the driver and 01 of which shall be retained by the consignor. The dossier shall consist of a consignment note that specifies name, code, class and division, total weight, type of packaging, number of packages, and manufacture date and location of the dangerous goods; and full names and addresses of the consignor and consignee.
4. Provide the carrier with transport requirements and emergency response guidelines, even when there are escorts, in writing.
5. Organize training and issue training completion certificates for escorts, loaders and warehouse-keepers. Retain training dossiers for at least 5 years. Assign escorts if required.
Carriers shall:
1. Use vehicles suitable to the type of dangerous goods to be transported. Provide usernames and passwords for automobile trackers or the automatic identification system (AIS) of the vehicles granted transport licenses for licensing authorities before transport (for commercial vehicles).
2. Inspect goods and ensure safety before transport begins as per regulations.
3. Comply with all requirements from the consignor and regulations stated in transport licenses.
4. Affix hazard placards applicable to the type of dangerous goods being transported according to regulations.
5. Clean and remove all hazard placards from the vehicles transporting dangerous goods when unloading is completed and the vehicles no longer transport the same type of goods.
6. Adhere to regulations written in transport licenses and only transport dangerous goods that require transport licenses and affixing of hazard placards and signs when holding unexpired and appropriate transport licenses.
7. Only transport dangerous goods when all requirements concerning procedures, dossiers and packing have been satisfied.
8. Follow instructions of supervisory authorities or construction units when transporting flammable substances, substances liable to spontaneous combustion or desensitized liquid or solid explosives through bridges or tunnels of extreme importance or constructions works with high temperature, welding sparks or electric sparks.
9. Provide oil spill response plans when transporting oil and/or gasoline by inland waterways.
10. Organize training and issue training completion certificates for drivers of land motor vehicles as regulated. Retain training dossiers for at least 3 years.
Drivers shall:
1. Adhere to regulations written in transport licenses and only transport dangerous goods that require transport licenses when they hold unexpired and appropriate transport licenses and all necessary hazard placards and signs have been affixed on packaging and their vehicles.
2. Follow instructions provided by the consignor and the carrier.
3. Follow instructions of supervisory authorities or construction units when transporting flammable substances, substances liable to spontaneous combustion or desensitized liquid or solid explosives through bridges or tunnels of extreme importance or constructions works with high temperature, welding sparks or electric sparks.
4. Bring the dangerous goods transport dossier provided by the consignor, unexpired transport license for the type of dangerous goods being transported, certificate of eligibility for dangerous goods transport (for drivers of land motor vehicles), certificate of specialized training (for captains or operators of inland watercrafts) and other documents required by law; and preserve dangerous goods during transport if there is no escort.
5. Take measures to eliminate or mitigate dangers posed by dangerous goods; report to the nearest commune-level People's Committee and relevant regulatory bodies for timely handling of dangerous goods incidents, which may affect human lives, vehicles, the environment and other goods, or traffic accidents when transporting dangerous goods. Notify the carrier and the consignor for cooperation in handling of situations that are beyond the driver's capacity.
6. Captains or operators of inland watercrafts, who are responsible for crewmember assignment, shall regularly instruct and supervise loading/unloading of dangerous goods into/from their watercrafts.
1. This Decree takes effect from June 01, 2020 and supersedes the Government’s Decree No. 104/2009/ND-CP dated November 09, 2009 on list of dangerous goods and transport of dangerous goods by land motor vehicles and the Government’s Decree No. 29/2005/ND-CP dated March 10, 2005 on list of dangerous goods and transport of dangerous goods by inland waterways.
2. Organizations and individuals granted licenses to transport dangerous goods prior to the effective date of this Decree may continue to use such licenses until they expire or are reissued.
Article 32. Implementing responsibilities
Ministers, heads of Ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant enterprises and individuals shall implement this Decree./.
|
P.P. THE GOVERNMENT |
APPENDIX II
HAZARD IDENTIFICATION NUMBER
(Enclosed with the Government’s Decree No. 42/2020/ND-CP dated April 08, 2020)
Section 1:
The hazard identification number consists of 2 or 3 figures indicating the following hazards:
2. Emission of gas due to pressure or chemical reaction
3. Flammability of liquids (vapours) and gases or self-heating liquid
4. Flammability of solids or self-heating solid
5. Oxidizing (fire-intensifying) effect
6. Toxicity
7. Radioactivity
8. Corrosivity
9. Risk of spontaneous violent reaction
Notes: The risk of spontaneous violet reaction within the meaning of figure 9 include the possibility following from the nature of a substance of a risk of explosion, disintegration and polymerization reaction following the release of considerable heat or flammable and/or toxic gases.
Doubling of a figure indicates an intensification of that particular hazard.
Where the hazard associated with a substance can be adequately indicated by a single figure, this is followed by a zero.
Such figure combinations have special meanings - see Section 2.
If a hazard identification number is prefixed by letter 'X', this indicates that the substance will react dangerously with water. For such substances, water may only be used by approval of experts.
Section 2:
The hazard identification numbers listed in Column 6 of Appendix I have the following meanings:
20 asphyxiant gas or gas with no subsidiary risk
22 refrigerated liquefied gas, asphyxiant
223 refrigerated liquefied gas, flammable
225 refrigerated liquefied gas, oxidizing (fire-intensifying)
23 flammable gas
238 gas, flammable corrosive
239 flammable gas, which can spontaneously lead to violent reaction
25 oxidizing (fire-intensifying) gas
26 toxic gas
263 toxic gas, flammable
265 toxic gas, oxidizing (fire-intensifying)
268 toxic gas, corrosive
28 gas, corrosive
30 flammable liquid (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive) or flammable liquid or solid in the molten state with a flash-point above 60 °C, heated to a temperature equal to or above its flash-point, or self-heating liquid
323 flammable liquid which reacts with water, emitting flammable gases
X323 flammable liquid which reacts dangerously with water, emitting flammable gases1
33 highly flammable liquid (flash-point below 23 °C)
333 pyrophoric liquid
X333 pyrophoric liquid which reacts dangerously with water1
336 highly flammable liquid, toxic
338 highly flammable liquid, corrosive
X338 highly flammable liquid, corrosive, which reacts dangerously with water1
339 339 highly flammable liquid which can spontaneously lead to violent reaction
36 flammable liquid (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive), slightly toxic, or self-heating liquid, toxic
362 flammable liquid, toxic, which reacts with water, emitting flammable gases
X362 flammable liquid toxic, which reacts dangerously with water, emitting flammable gases1
368 flammable liquid, toxic, corrosive
38 flammable liquid (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive), slightly corrosive, or self-heating liquid, corrosive
382 flammable liquid, corrosive, which reacts with water, emitting flammable gases
X382 flammable liquid, corrosive, which reacts dangerously with water, emitting flammable gases1
39 flammable liquid, which can spontaneously lead to violent reaction
40 flammable solid, or self-reactive substance, or self-heating substance, or polymerizing substance
423 solid which reacts with water, emitting flammable gases, or flammable solid which reacts with water, emitting flammable gases or self-heating solid which reacts with water, emitting flammable gases
X423 solid which reacts dangerously with water, emitting flammable gases, or flammable solid which reacts dangerously with water, emitting flammable gases or self-heating solid which reacts dangerously with water, emitting flammable gases1
43 spontaneously flammable (pyrophoric) solid
X432 spontaneously flammable (pyrophoric) solid which reacts dangerously with water, emitting flammable gases1
44 flammable solid, in the molten state at an elevated temperature
446 flammable solid, toxic, in the molten state at an elevated temperature
46 flammable or self-heating solid, toxic
462 toxic solid which reacts with water, emitting flammable gases
X462 solid which reacts dangerously with water, emitting toxic gases1
48 flammable or self-heating solid, corrosive
482 corrosive solid which reacts with water, emitting flammable gases
X482 solid which reacts dangerously with water, emitting corrosive gases1
50 oxidizing (fire-intensifying) substance
539 flammable organic peroxide
55 strongly oxidizing (fire-intensifying) substance
556 strongly oxidizing (fire-intensifying) substance, toxic
558 strongly oxidizing (fire-intensifying) substance, corrosive
559 strongly oxidizing (fire-intensifying) substance, which can spontaneously lead to violet reaction
56 oxidizing substance (fire-intensifying), toxic
568 oxidizing substance (fire-intensifying), toxic, corrosive
58 oxidizing substance (fire-intensifying), corrosive
59 oxidizing (fire-intensifying) substance which can spontaneously lead to violent reaction
60 toxic or slightly toxic substance
606 infectious substance
623 toxic liquid, which reacts with water, emitting flammable gases
63 toxic substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive)
638 toxic substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive), corrosive
639 toxic substance, flammable (flash-point not above 60 °C) which can spontaneously lead to violent reaction
64 toxic solid, flammable or self-heating
642 toxic solid which reacts with water, emitting flammable gases
65 toxic substance, oxidizing (fire-intensifying)
66 highly toxic substance
663 highly toxic substance, flammable (flash-point not above 60 °C)
664 highly toxic solid, flammable or self-heating
665 highly toxic substance, oxidizing (fire-intensifying)
668 highly toxic substance, corrosive
X668 highly toxic substance, corrosive, which reacts dangerously with water1
669 highly toxic substance which can spontaneously lead to violent reaction
68 toxic substance, corrosive
69 toxic or slightly toxic substance, which can spontaneously lead to violent reaction
70 radioactive material
768 radioactive material, toxic, corrosive
78 radioactive material, corrosive
80 corrosive or slightly corrosive substance
X80 corrosive or slightly corrosive substance, which reacts dangerously with water1
823 corrosive liquid which reacts with water, emitting flammable gases
83 corrosive or slightly corrosive substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive)
X83 corrosive or slightly corrosive substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive), which reacts dangerously with water1
839 corrosive or slightly corrosive substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive) which can spontaneously lead to violent reaction
X839 corrosive or slightly corrosive substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive), which can spontaneously lead to violent reaction and which reacts dangerously with water1
84 corrosive solid, flammable or self-heating
842 corrosive solid which reacts with water, emitting flammable gases
85 corrosive or slightly corrosive substance, oxidizing (fire-intensifying)
856 corrosive or slightly corrosive substance, oxidizing (fire-intensifying) and toxic
86 corrosive or slightly corrosive substance, toxic
88 highly corrosive substance
X88 highly toxic substance, which reacts dangerously with water1
883 highly corrosive substance, flammable (flash-point between 23 °C and 60 °C, inclusive)
884 highly corrosive solid, flammable or self-heating
885 highly corrosive substance, oxidizing (fire-intensifying)
886 highly corrosive substance, toxic
X886 highly toxic substance, toxic, which reacts dangerously with water1
89 corrosive or slightly corrosive substance, which can spontaneously lead to violent reaction
90 environmentally hazardous substance; miscellaneous dangerous substances
99 miscellaneous dangerous substance carried at an elevated temperature.
APPENDIX III
SPECIMEN LABELS, PLACARDS OF DANGEROUS GOODS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 42/2020/ND-CP dated April 08, 2020)
1. Specimen labels and placards of dangerous goods:
1.1. Class 1 hazard:
1.2. Class 2 hazard:
1.3. Class 3 hazard:
1.4. Class 4 hazard:
1.5. Class 5 hazard:
1.6. Class 6 hazard:
1.7. Class 7 hazard:
1.8. Class 8 hazard:
1.9. Class 9 hazard:
2. Dimensions of labels and placards:
- For packages: 100 mm x 100 mm;
- For containers: 250 mm x 250 mm;
- For vehicles: 500 mm x 500 mm.
3. Hazard signs
3.1. Dimensions
3.2. Example of orange-coloured plate with hazard identification number and UN number
APPENDIX IV
SAMPLE OF APPLICATION FOR ISSUANCE/MODIFICATION OF LICENSE TO TRANSPORT DANGEROUS GOODS (….)
(Enclosed with the Government’s Decree No. 42/2020/ND-CP dated April 08, 2020)
Name of applicant:….. |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
|
...........[place & date] |
APPLICATION FOR ISSUANCE/MODIFICATION OF LICENSE TO TRANSPORT DANGEROUS GOODS (….)
To: ...................................................................
1. Name of the applicant:…………………
Address:…………………………………………………………………………..…………………………….
Telephone:………………….. Fax………………………………………… Email: ………………………
2. Enterprise registration certificate No.:…………………… Issue date:…………….. Issuing authority:……………
3. Number of the license to provide transport services by automobiles:……… Issuing authority:………………………… Issue date:……………. Valid until:……………
4. Full name of legal representative ……………………………………… Position: ……………
Number of ID card/ passport/ citizen identity card:…………………
Issuing authority: ……………………………… Issue date:……………………………..
5. Information about vehicle, including: registered number plate, inspection certificate validity, payload capacity (in case of voyage chartering).
6. Information about vehicle operator, including: full name, date of birth, class of vehicle driving license (in case of voyage chartering); certificate of completion of training course in transport of dangerous goods.
7. Information about escort (if any), including: full name, date of birth, number of ID card or citizen identity card.
I am filling this application to kindly request your authority to consider issuing a license to transport the following dangerous goods:
No. |
Name and description |
UN number |
Class, division of goods |
Hazard identification number |
Quantity of goods (estimated) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
This application consists of the following documents:
1.
2.
…………
.....(name of the applicant)…………. undertakes to ensure safety during transport and fully comply with regulations of law on transport of dangerous goods.
|
....…[place & date] |
Notes:
- The mode of transport (issuance/modification of license to transport by road/inland waterway) must be clearly specified.
- In case of online application, information shall be provided according to instructions available on the online public service system of the licensing authority.