Chương 3 Nghị định 42/2001/NĐ-CP: Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Số hiệu: | 42/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/04/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.
3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau:
a) Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
b) Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật;
c) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
e) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm;
c) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
d) Thanh toán hoa hồng theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
e) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của mình gây ra theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
g) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.
1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:
a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật;
b) Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức;
c) Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
2. Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức được phép đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
2. Điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm:
a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;
c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam muốn đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm;
2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;
5. Kỹ năng bán bảo hiểm;
6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;
7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 31 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm.
2. Hàng năm doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.
Các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nhà nước;
2. Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm;
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;
4. Công ty hợp danh môi giới bảo hiểm;
5. Doanh nghiệp tư nhân môi giới bảo hiểm;
6. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh;
7. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1. Tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định tại Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm phải thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật kinh doanh bảo hiểm. Riêng hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không phải nêu phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán trong phương án kinh doanh.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Mức lệ phí mỗi lần cấp giấy phép là 0,1% vốn pháp định.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính.
Thủ tục trước khi khai trương hoạt động; hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; các thay đổi về nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; các quy định về Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) được áp dụng theo các quy định tại các Điều 8, 10, 13 và 14 Nghị định này.
INSURANCE AGENTS, INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES
Article 28.- Principles for insurance agency activities
1. Organizations and individuals that conduct insurance agency activities must meet all conditions for agency activities as provided for in Article 86 of the Law on Insurance Business and must sign insurance agency contracts under the provisions of Article 87 of the Law on Insurance Business.
2. Officials and employees of insurance enterprises must not work as insurance agents for their insurance enterprises.
3. Organizations and individuals must not work concurrently as insurance agents for other insurance enterprises unless they get the approval thereof from the insurance enterprises for which they are working as agents.
Article 29.- Rights and obligations of insurance enterprises in insurance agency activities
1. Insurance enterprises shall have the following rights:
a/ To select insurance agents and sign insurance agency contracts;
b/ To set the insurance commission levels in insurance agency contracts according to the provisions of law;
c/ To receive and manage deposits or pledged properties of insurance agents if it is so agreed upon in the insurance agency contracts;
d/ To request insurance agents to pay collected insurance premiums as agreed upon in insurance contracts;
e/ To inspect and supervise the performance of insurance agency contracts;
f/ To enjoy other legitimate interests from insurance agency activities.
2. Insurance enterprises shall have the following obligations:
a/ To organize training and issue agency training certificates in accordance with the provisions of law;
b/ To guide and supply fully and accurately necessary information related to insurance agency activities;
c/ To fulfill responsibilities arising from insurance agency contracts already signed;
d/ To pay commissions as agreed upon in insurance agency contracts;
e/ To return to insurance agents deposits or pledged properties as agreed upon;
f/ To take responsibility for damage or losses caused by activities of their insurance agents as agreed upon in insurance agency contracts;
g/ To submit to the competent State bodies’ inspection and supervision of activities carried out by their insurance agents.
Article 30.- Rights and obligations of insurance agents
1. Insurance agents shall have the following rights:
a/ To select and sign insurance agency contracts with insurance enterprises strictly according to the provisions of law;
b/ To attend training and fostering courses organized by insurance enterprises to raise their professional levels;
c/ To be provided with information needed for their activities and other conditions for performing insurance agency contracts;
d/ To enjoy commissions and other legitimate rights and interests from insurance agency activities;
e/ To request insurance enterprises to return their deposits or pledged properties as agreed upon in insurance agency contracts.
2. Insurance agents shall have the following obligations:
a/ To fulfill commitments made in insurance agency contracts already signed with insurance enterprises;
b/ To place deposits or mortgage their properties to insurance enterprises if it is so agreed upon in insurance agency contracts;
c/ To introduce, invite and sell insurance; to supply adequate and accurate information to the insurance buyers; to perform insurance contracts within the scope authorized in insurance agency contracts;
d/ To submit to the inspection and supervision by competent State bodies and fulfill all financial obligations according to the provisions of law.
Article 31.- Training of insurance agents
1. Organizations permitted to train insurance agents include insurance enterprises and Vietnam Insurance Association.
2. Conditions for training of insurance agents include:
a/ Having a training program as provided for in Article 32 of this Decree;
b/ Insurance agency trainers must have professional knowledge of insurance, law knowledge and pedagogic skills;
c/ Having adequate material foundations to ensure the training.
3. Insurance enterprises and Vietnam Insurance Association that wish to train insurance agents must send their written requests to the Ministry of Finance for approval of the insurance agent training programs, enclosed with documents explaining the knowledge of the trainers of insurance agents as well as material foundations to ensure the training. Within 30 days after receiving the written requests of insurance enterprises or Vietnam Insurance Association, the Ministry of Finance must reply in writing whether it accepts or refuses to accept such requests. In case of refusal, the Ministry of Finance must clearly explain in writing the reasons therefor.
Article 32.- Insurance agent-training program
The insurance agent-training program shall include the following principal contents:
1. General knowledge about insurance.
2. Responsibilities of agents, agency practicing ethics.
3. The legislation on business insurance.
4. Contents of insurance products that insurance enterprises are licensed to deal in.
5. Insurance sale skills.
6. Rights and obligations of insurance enterprises and insurance agents in insurance agency activities.
7. Practicing of insurance agency activities.
Article 33.- Management of insurance agent training
1. The Ministry of Finance shall have the responsibility to inspect and supervise insurance agent-training activities. Where insurance enterprises or Vietnam Insurance Association fails to meet all insurance agent-training conditions specified in Article 31 of this Decree, the Ministry of Finance shall suspend their insurance agent-training activities.
2. Annually, insurance enterprises and Vietnam Insurance Association shall have to report to the Ministry of Finance on the number of training courses already organized, the number of trained agents and the number of certificates already granted in the year.
Section 2. INSURANCE BROKERAGE ENTERPRISES
Article 34.- Types of insurance brokerage enterprises
The types of insurance brokerage enterprises include:
1. State-run insurance brokerage enterprises.
2. Joint-stock insurance brokerage companies.
3. Insurance brokerage limited liability companies.
4. Insurance brokerage partnerships.
5. Private insurance brokerage enterprises.
6. Joint-venture insurance brokerage enterprises.
7. Insurance brokerage enterprises with 100% foreign-invested capital.
Article 35.- Granting of establishment and operation licenses
1. Organizations and individuals that wish to conduct insurance brokerage activities under the provisions of Article 90 of the Law on Insurance Business shall have to establish insurance brokerage enterprises.
2. The granting of establishment and operation licenses of insurance brokerage enterprises shall comply with Article 93 of the Law on Insurance Business. Particularly, dossiers of application for establishment and operation licenses of insurance brokerage enterprises are not required to state the mode of deduction for setting up professional reserves, the reinsurance program, capital investment and the solvency in the business plan.
3. Insurance brokerage enterprises that are granted establishment and operation licenses must pay a fee therefor. The fee level per granting is equal to 0.1% of legal capital.
Article 36.- Principles for insurance brokerage activities
Insurance brokerage enterprises may only counsel and introduce to the buyers the regulations, terms and insurance premium tables already promulgated or approved by, or registered by insurance enterprises with, the Ministry of Finance.
Article 37.- Application of other regulations
The procedures to be completed before starting operation, the forms of organization of operations of insurance brokerage enterprises, changes in the operation contents, scopes and durations of insurance brokerage enterprises, and the regulations on chairmen of the Managing Boards, general directors (directors) shall comply with the provisions of Articles 8, 10, 13 and 14 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực