Chương 2 Nghị định 42/2001/NĐ-CP: Doanh nghiệp bảo hiểm
Số hiệu: | 42/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/08/2001 | Ngày hiệu lực: | 16/08/2001 |
Ngày công báo: | 08/09/2001 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/04/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động; mức lệ phí mỗi lần cấp giấy phép là 0,1% vốn pháp định.
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để khai trương hoạt động. Nếu quá thời hạn này mà doanh nghiệp bảo hiểm không bắt đầu hoạt động thì bị thu hồi giấy phép.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày của báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong 5 số liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp;
d) Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
đ) Số giấy phép và ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
e) Các sản phẩm bảo hiểm được phép kinh doanh.
Trong trường hợp Bộ Tài chính cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, chấp thuận cho doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi một trong những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính thông báo ngay bằng văn bản kèm theo bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hoặc quyết định chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức và hoạt động dưới các hình thức sau đây:
1. Đối với Tổng công ty bảo hiểm nhà nước:
a) Văn phòng trụ sở chính của Tổng công ty;
b) Văn phòng trụ sở chính của các đơn vị thành viên;
c) Văn phòng đại diện.
2. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước khác, công ty cổ phần bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Văn phòng trụ sở chính của công ty;
b) Chi nhánh;
c) Văn phòng đại diện.
3. Việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam ra nước ngoài phải được Bộ Tài chính chấp thuận và tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động theo quy định của Nghị định này và được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở chi nhánh ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để thực hiện các nội dung hoạt động được quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Hồ sơ xin mở chi nhánh bao gồm:
a) Đơn xin mở chi nhánh;
b) Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính trước;
c) Báo cáo điều tra nhu cầu bảo hiểm nơi doanh nghiệp bảo hiểm xin phép mở chi nhánh;
d) Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm tới, trong đó nêu rõ nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh; dự kiến tổ chức bộ máy, nhân sự; địa điểm đặt chi nhánh;
đ) Lý lịch, văn bằng, chứng chỉ của người điều hành chi nhánh.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, không được hoạt động kinh doanh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh.
3. Hồ sơ xin mở văn phòng đại diện bao gồm:
a) Đơn xin mở văn phòng đại diện;
b) Tài liệu giải trình về sự cần thiết mở văn phòng đại diện; nội dung hoạt động; địa điểm đặt văn phòng đại diện;
c) Lý lịch, văn bằng, chứng chỉ của trưởng văn phòng đại diện.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
1. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải có đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gửi Bộ Tài chính.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm muốn mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi kèm quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai; kế hoạch kinh doanh, trong đó nêu rõ nhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; dự kiến kết quả kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Trong trường hợp Bộ Tài chính chấp thuận cho doanh nghiệp thay đổi một trong các nội dung theo quy định tại Điều 69 của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện đăng báo theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này về nội dung được chấp thuận.
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn quản lý kinh doanh hay quản lý nhà nước về bảo hiểm ít nhất 3 năm và phải thường trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
3. Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm theo nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động. Việc mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm được thực hiện trực tiếp với khách hàng hoặc thông qua đại diện của họ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể ủy quyền cho đại lý bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích trung thực các thông tin về sản phẩm bảo hiểm để bên mua bảo hiểm hiểu rõ sản phẩm bảo hiểm dự định mua;
b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được tác động để bên mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Việc mua, bán bảo hiểm có thể được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu.
2. Việc tổ chức đấu thầu phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Bảo đảm công khai, các điều kiện gọi thầu được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu;
b) Hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, phí bảo hiểm và các quy định khác theo yêu cầu của tài liệu gọi thầu;
c) Căn cứ để xét thầu là tài liệu mời thầu, bản chào giá phí bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ có liên quan khác.
3. Thủ tục đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuẩn.
3. Đối với các sản phẩm bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm trước khi áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm không theo quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc đã đăng ký với Bộ Tài chính thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm.
1. Đối với loại sản phẩm bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính kèm theo các tài liệu sau:
a) Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
b) Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở tính phí, dự phòng nghiệp vụ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
1. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thực tế thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định cho từng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
b) Đại lý bảo hiểm.
3. Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình;
c) Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác theo phương thức hiệu quả và phải bảo đảm trách nhiệm đã cam kết đối với bên mua bảo hiểm.
1. Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm theo tỷ lệ 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Việc giảm tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
2. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam đối với mỗi rủi ro liên quan tới hợp đồng nhận tái bảo hiểm bắt buộc sẽ bắt đầu và kết thúc cùng với hợp đồng bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định danh mục nghiệp vụ tái bảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm được trích một tỷ lệ trên phí bảo hiểm thực thu theo quy định của Bộ Tài chính để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất.
1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm. Cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình.
2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác.
3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định.
1. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và 76 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Trong trường hợp chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động.
Section I. ESTABLISHMENT AND OPERATION OF INSURANCE ENTERPRISES
Article 7.- Fees for granting of establishment and operation licenses of insurance enterprises
Insurance enterprises which are granted establishment and operation licenses shall have to pay a licensing fee; the fee level per licensing is equal to 0.1% of the insurance enterprises legal capital.
Article 8.- Procedures to be completed before insurance enterprises can inaugurate their operation
1. Within 12 months as from the date they are granted establishment and operation licenses, insurance enterprises must complete the necessary procedures according to law provisions to inaugurate their operation. Past this time limit, if insurance enterprises fail to commence their operation, their licenses shall be withdrawn.
2. Within 30 days after being granted establishment and operation licenses, insurance enterprises must publish for five consecutive issues of the central dailies and the dailies of the localities where they base their head offices the following principal contents:
a/ The names and addresses of their head office, branch(es) and/or representative office(s);
b/ The content, scope and duration of operation;
c/ The charter capital level and the amount of already contributed charter capital;
d/ The full name of the enterprise’s legal representative;
e/ The serial number and the date of granting of the establishment and operation license;
f/ Insurance products that the enterprise is permitted to deal in.
Article 9.- Sending of notices on the granting, withdrawal, amendment and/or supplement of establishment and operation licenses
Where the Ministry of Finance grants or withdraws establishment and operation licenses, gives approval for insurance enterprises to change one of the contents specified in Clause 1, Article 69 of the Law on Insurance Business, it shall immediately send written notices thereon, together with the copies of establishment and operation licenses, decisions to withdraw establishment and operation licenses, or decisions to approve the amendment and/or supplement to establishment and operation licenses, to the provincial-level business registration offices in the localities where the concerned enterprises base their head offices, branches or representative offices.
Article 10.- Organizational forms of operation of insurance enterprises
Insurance enterprises may be organized and operate in the following forms:
1. For State-run insurance corporations:
a/ The head offices of the Corporations;
b/ The head offices of member units;
c/ Representative offices.
2. For other State-run insurance enterprises, joint-stock insurance companies and foreign-invested insurance enterprises:
a/ The head offices of the companies;
b/ Branches;
c/ Representative offices.
3. The opening of overseas branches and/or representative offices of Vietnamese insurance enterprises must be approved by the Ministry of Finance and comply with relevant law provisions.
Article 11.- Branches of insurance enterprises
1. Branches of insurance enterprises are dependent units of insurance enterprises, operate under the provisions of this Decree and are prescribed in the charters of insurance enterprises. Insurance enterprises shall take responsibility for all activities of their branches.
2. Insurance enterprises may open branches outside the provinces or centrally-run cities where they base their head offices in order to carry out activities prescribed in their establishment and operation licenses.
3. A dossier of application for opening of a branch consists of:
a/ The application for opening of a branch;
b/ A report evaluating the situation of the enterprise’s operation in the previous fiscal year;
c/ A report on the survey of insurance demand in the locality where the insurance enterprise intends to open a branch;
d/ The branch’s business plan for the three years to come, clearly stating the contents and scope of operation, insurance products planned for business; the proposed organizational apparatus, personnel and location of the branch;
e/ The CV, diploma(s) and certificate(s) of the branch’s manager.
4. Within 30 days after receiving complete dossiers, the Ministry of Finance must reply in writing whether it accepts or refuses to accept the dossiers. In case of refusal, the Ministry of Finance must clearly explain in writing the reasons therefor.
Article 12.- Representative offices of insurance enterprises
1. Representative offices are dependent units of insurance enterprises and not allowed to conduct any business activities.
2. Insurance enterprises may open representative offices outside the provinces or centrally-run cities where they base their head offices or branches.
3. A dossier of application for opening a representative office consists of:
a/ An application for opening of a representative office;
b/ Documents explaining the necessity to open the representative office, its operation contents and location;
c/ The CV, diploma(s) and certificate(s) of the chief of the representative office.
4. Within 30 days after receiving complete dossiers, the Ministry of Finance must reply in writing whether it accepts or refuses to accept the dossiers. In case of refusal, the Ministry of Finance must clearly explain in writing the reasons therefor.
Article 13.- Changes of the operation contents, scopes and duration
1. Where insurance enterprises wish to change their operation contents, scopes and/or duration prescribed in their establishment and operation licenses, they shall have to send written requests for amendments and/or supplements to their licenses to the Ministry of Finance.
2. Where insurance enterprises wish to expand their operation contents and/or scopes prescribed in their establishment and operation licenses, they shall have to enclose the rules, terms and premium tables of their insurance products planned for business; and the business plans, clearly stating the customers’ demand, market forecasts, expected business results and technical and material foundations.
3. Within 30 days after receiving the insurance enterprises’ written requests for supplements and/or amendments to their establishment and operation licenses, the Ministry of Finance must reply the insurance enterprises whether it accepts or refuses to accept such requests. In case of refusal, it must clearly explain in writing the reasons therefor.
4. In cases where the Ministry of Finance gives its approval for the enterprises to change one of the contents prescribed in Article 69 of the Law on Insurance Business, the insurance enterprises shall announce such approved content on the newspapers under the provisions of Clause 2, Article 8 of this Decree.
Article 14.- Chairmen of the Managing Boards, general directors (directors)
1. Chairmen of the Managing Boards of insurance enterprises must be those who have professional prestige and ethics as well as experiences in insurance business activities.
2. General directors (directors) of insurance enterprises must be those who have professional prestige and ethics, at least three years’ practical experiences in business management or State management over insurance and must reside in Vietnam during their working time.
3. The appointment or change of chairmen of the Managing Board, general directors (directors) of insurance enterprises must be approved by the Ministry of Finance, except for cases where chairmen of the Managing Board and general directors of State-run insurance enterprises are appointed by the Prime Minister.
4. Within 30 days after receiving written requests of insurance enterprises, the Ministry of Finance must reply insurance enterprises whether it accepts or refuses to accept such requests. In case of refusal, the Ministry of Finance must clearly explain in writing the reasons therefor.
Section 2. INSURANCE EXPLOITATION
Article 15.- Sale of insurance
1. Insurance enterprises may invite customers to participate in insurance according to the contents and scopes of their operation prescribed in their establishment and operation licenses. The invitation of customers to participate in insurance may be effected directly or through their representatives.
2. Insurance enterprises must not press organizations and individuals to purchase insurance in any form.
Article 16.- Sale of insurance through insurance agents and insurance brokers
1. Insurance enterprises may authorize insurance agents to sell insurance products.
2. Insurance brokerage enterprises shall guide and counsel customers to participate in insurance at the latter’s requests.
3. Insurance brokerage enterprises and insurance agents shall have the obligations:
a/ To honestly explain information on insurance products to enable insurance buyers to clearly understand insurance products they intend to buy;
b/ Not to disclose nor supply information that may damage the legitimate rights and interests of the insurance buyers.
4. Insurance brokerage enterprises and insurance agents must not exert any influence that makes the insurance buyers to supply distorted information or refuse to supply necessary information to insurance enterprises.
Article 17.- Insurance through the form of bidding
1. The purchase and sale of insurance may be effected through the form of bidding.
2. The organization of bidding must comply with the following regulations:
a/ Ensuring publicity and that bid-soliciting conditions be generally applied to all insurance enterprises participating in bidding;
b/ Insurance enterprises’ bids must clearly indicate the insurance conditions, insurance durations, insurance regulations, insurance premiums and other regulations as required by bidding documents;
c/ Bases for bid consideration include bidding documents, insurance premium offer and other related care services.
3. Bidding procedures shall comply with the provisions of law.
Article 18.- Insurance regulations, terms and premium tables
1. The Ministry of Finance shall promulgate insurance regulations, terms and premium rates as well as the minimum insurance amount for each type of compulsory insurance.
2. For products of life insurance, health insurance and human accident insurance, insurance enterprises shall have to abide by the insurance regulations, terms and premium tables approved by the Ministry of Finance.
3. For other insurance products, insurance enterprises must register with the Ministry of Finance the insurance regulations, terms and premium tables under the latter’s guidance before they can apply them.
4. Where insurance enterprises conclude insurance contracts at variance with the regulations, terms and/or premium tables already promulgated or approved by, or registered with, the Ministry of Finance, they shall have to compensate damage incurred by the insurance buyers and the insurance buyers shall not have the responsibility to pay insurance premiums.
Article 19.- Procedures for approval of insurance products
1. For those types of insurance products with their regulations, terms and premium tables approved by the Ministry of Finance as prescribed in Clause 2, Article 18 of this Decree, insurance enterprises must send to the Ministry of Finance written requests enclosed with the following documents:
a/ Insurance regulations, terms, premium tables and commissions of insurance products planned for business;
b/ Formulas, methods and explanations of the bases for premium calculation, and professional reserves of insurance products planned for business.
2. Within 30 days after receiving complete dossiers, the Ministry of Finance must reply in writing whether it accepts or refuses to accept such dossiers. In case of refusal, the Ministry of Finance must explain in writing the reasons therefor.
Article 20.- Insurance commissions
1. Insurance enterprises may only pay insurance commissions from the actually collected amount of insurance premiums at the insurance commission rates set by the Ministry of Finance for each type of insurance operation.
2. Subjects entitled to insurance commissions include:
a/ Insurance brokerage enterprises;
b/ Insurance agents.
3. Insurance commissions must not be paid to the following subjects:
a/ Organizations and individuals that are not permitted to conduct insurance agency and insurance brokerage activities in Vietnam;
b/ Organizations and individuals that directly buy insurance, except for cases where insurance agents buy life insurance for themselves;
c/ Officials and employees of insurance enterprises.
Section 3. REINSURANCE ACTIVITIES
Insurance enterprises may accept reinsurance for other insurance enterprises by effective mode and must ensure liabilities already committed to the insurance buyers.
Article 22.- Compulsory reinsurance
1. In cases of reinsurance for overseas insurance enterprises, insurance enterprises must reinsure at a rate of 20% liabilities of the already concluded insurance contracts at Vietnam National Reinsurance Company. The reduction of compulsory reinsurance rates shall accord with international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
2. The rights and obligations of Vietnam National Reinsurance Company for every risk related to compulsory reinsurance acceptance contracts shall commence and terminate at the same time with original insurance contracts of insurance enterprises.
3. The Ministry of Finance shall prescribe the list of reinsurance operations and compulsory reinsurance commissions.
Article 23.- Assignment of reinsurance
Insurance enterprises may assign part of liability they have accepted to insure to one or several other insurance enterprises but must not assign the entire liability already accepted in an insurance contract to other insurance enterprises in order to enjoy reinsurance commission.
Article 24.- Acceptance of reinsurance
Insurance enterprises may accept to reinsure liabilities which other insurance enterprises have accepted to insure. When accepting reinsurance, insurance enterprises must assess risks in order to ensure suitability with their financial capability.
Section 4. OTHER ACTIVITIES OF INSURANCE ENTERPRISES
Article 25.- Prevention and restriction of damage
1. Insurance enterprises may apply preventive measures to ensure safety for the insured objects when it is so agreed by the insurance buyers or competent State bodies.
2. Measures to prevent and restrict damage include:
a/ Organizing propaganda and education;
b/ Financing and providing means and material support so as to prevent and restrict risks;
c/ Supporting the construction of projects for the purpose of preventing and mitigating risks for the insured objects.
3. Insurance enterprises may deduct part of the actually collected amount of insurance premiums according to regulations of the Ministry of Finance for applying measures to prevent and restrict damage.
Article 26.- Expertise of damage
1. The damage expertise shall comply with the provisions of Article 48 of the Law on Insurance Business. The expertising agencies shall be responsible for their expertise results.
2. The damage expertise must be honest, objective, scientific, timely and accurate.
3. The damage expertise results must be reflected in the expertise records.
Article 27.- Transfer of insurance contracts
1. The transfer of insurance contracts shall comply with the provisions of Articles 74, 75 and 76 of the Law on Insurance Business.
2. Where insurance enterprises transfer the whole insurance contracts for one or several insurance operations, they must send written requests to the Ministry of Finance for amendments and/or supplements to their establishment and operation licenses.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực