Chương 4 Nghị định 40/2008/NĐ-CP: Trách nhiệm quản lý nhà nước
Số hiệu: | 40/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2008 |
Ngày công báo: | 16/04/2008 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát, quản lý việc sản xuất, kinh doanh rượu thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
3. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này.
4. Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, quy định thủ tục đăng ký tiêu chuẩn cơ sở.
5. Tổ chức quản lý chuyên ngành chất lượng sản phẩm rượu và vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn công nghiệp.
6. Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất rượu thủ công, Giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn, Giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
7. Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở sản xuất rượu về việc chấp hành Quy hoạch sản xuất rượu, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các vi phạm về kinh doanh rượu khác.
9. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức tịch thu, tiêu hủy đối với sản phẩm rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nhái, rượu kém phẩm chất, hết thời hạn sử dụng hoặc các sản phẩm rượu mang nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ tại Việt Nam, không ghi nhãn bao bì, không dán tem theo quy định.
10. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.
Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quy định việc dán tem, in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem rượu nhập khẩu, Nghiên cứu xây dựng lộ trình dán tem rượu sản xuất trong nước.
1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra xử lý các cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rượu cho các tổ chức, cá nhân.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành các quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu thuốc.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định sản xuất, kinh doanh rượu.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu trên địa bàn thuộc địa phương. Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương.
2. Chỉ đạo các cơ sở sản xuất rượu của địa phương thực hiện theo đúng Quy hoạch, bảo đảm đúng mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra.
3. Lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu –Nước giải khát trên địa bàn, trong đó có Quy hoạch sản xuất rượu, làng nghề sản xuất rượu; thẩm định, quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu.
4. Kiểm tra việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn.
5. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
6. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện sản xuất rượu thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu –Nước giải khát và quy định của Nghị định này.
7. Tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu với hàm lượng các thành phần độc tố cao, dần dần thay thế bằng các loại rượu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
8. Chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn, có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 24.- Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation, or promulgate according to its competence legal documents on liquor production and trading.
2. To coordinate with ministries, branches and localities in controlling and managing liquor production and trading under the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry.
3. To perform the state management of the liquor industry in its construction investment in accordance with law and this Decree.
4. To guide the elaboration and application of Vietnam standards, application of manufacturer standards and prescribe procedures for registration of manufacturer standards.
5. To organize the line management of quality of liquor products, food hygiene and safety and industrial safety.
6. To specify the competence, order and procedures for the grant, modification and withdrawal of liquor production licenses, licenses for manual liquor production, liquor wholesale or wholesale agency licenses, liquor retail or retail agency licenses.
7. To inspect and examine the observance of liquor production master plans, regulations on product quality, food hygiene and safety, environmental protection by liquor production establishments; to settle complaints and denunciations and handle illegal acts in liquor production and trading.
8. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned functional agencies in, organizing inspections for detecting and handling other violations in liquor trading.
9. To coordinate with functional state agencies in organizing the confiscation and destruction of smuggled, fake, imitation or inferior-quality liquor products or those with expired use durations, bearing trademarks not protected in Vietnam, neither properly labeled nor stuck with stamps.
10. To coordinate with other entities in organizing the dissemination and public information for the implementation of this Decree.
Article 25.- Responsibilities of the Ministry of Finance
To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, prescribing the sticking, printing and issuance of imported liquor stamps and managing the use of these stamps. To study and elaborate a schedule of sticking stamps on domestically produced liquors.
Article 26.- Responsibilities of the Ministry of Health
1. To draft and submit to the Government or the Prime Minister for promulgation legal documents on food hygiene and safety, prevention and control of harms of liquor abuse.
2. To inspect and supervise the observance of regulations on food hygiene and safety and prevention and control of harms of liquor abuse.
3. To coordinate with concerned agencies in detecting, inspecting and handling establishments producing fake liquors or trading in smuggled liquors or failing to ensure food hygiene and safety.
4. To specify the competence, order and procedures for the grant, modification and withdrawal of certificates of satisfaction of food hygiene and safety for liquor products of organizations and individuals.
5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating regulations on management of medicated liquor production and trading.
Article 27.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their powers and under the Governments assignment, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in performing the state management of liquor production and trading, disseminating the Decree on liquor production and trading for its effective enforcement.
Article 28.- Responsibilities of provincial/municipal Peoples Committees
1. To perform the state management of the liquor industry in their respective localities. To manage and solve problems of the liquor industry falling under their competence.
2. To direct local liquor production establishments in strictly observing the master plan, ensuring the achievement of the set objectives and development orientations.
3. To elaborate, appraise and approve master plans on development of the beer, liquor and beverage industry in their localities, including plannings on liquor production and traditional liquor production villages; to evaluate and decide on recognition of traditional liquor production villages.
4. To inspect the liquor production, circulation and sale in their localities.
5. To supervise and inspect the implementation of the master plan, product quality standards, food safety and hygiene, and fulfillment of tax obligations toward the State, labor safety and environmental protection in liquor production enterprises, and handle violations in their localities in accordance with law.
6. To organize the implementation of the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry and the provisions of this Decree, and disseminate and educate about them among people for their strict observance in liquor production.
7. To conduct public information and education about harms of liquor abuse and use of liquors with high contents of toxic ingredients in order to improve public awareness about the necessity to gradually replace them with high-quality liquors up to the prescribed food quality, hygiene and safety standards.
8. To direct local administrations at all levels in identifying causes of liquor poisoning in their localities and taking remedial measures according to their competence.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực