Chương 2 Nghị định 40/2008/NĐ-CP: Sản xuất rượu
Số hiệu: | 40/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2008 |
Ngày công báo: | 16/04/2008 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đầu tư sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch đã được phê duyệt. Các dự án đầu tư chưa có trong Quy hoạch phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất rượu có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác liên quan.
Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu bao gồm:
1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu.
2. Sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt.
3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rượu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu sản phẩm rượu tại Việt Nam.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
7. Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.
1. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu.
2. Doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép
1. Giấy phép sản xuất rượu bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Do doanh nghiệp đề nghị;
b) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo Luật Doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;
đ) Doanh nghiệp không triển khai hoạt động sau 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép sản xuất mà không có lý do chính đáng được cấp có thẩm quyền xác nhận.
e) Khi phát hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bị cố ý làm sai lệnh.
2. Sau thời hạn tối thiểu 03 tháng, kể từ khi bị thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này thì doanh nghiệp có thể đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu, thủ tục cấp lại thực hiện như cấp mới.
1. Rượu là sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về rượu.
4. Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề sản xuất rượu phải công bố tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng rượu của làng nghề.
5. Tiêu chuẩn chất lượng của rượu xuất khẩu thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.
1. Sản phẩm rượu chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hàng hóa đã được đăng ký.
2. Sản phẩm rượu tiêu thụ tại Việt Nam phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa thực phẩm.
3. Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu thì thực hiện ghi nhãn theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được dán tem nhập khẩu trên bao bì theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính quy định việc in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem sản phẩm rượu nhập khẩu.
3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng lộ trình dán tem rượu sản xuất trong nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sản phẩm rượu sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài thực hiện dán tem theo quy định của nước nhập khẩu.
1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu có trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu của mình theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và trên phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin về sản phẩm rượu phải nêu rõ thành phần, hàm lượng, tác hại của việc lạm dụng rượu.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và truyền thông quy định cụ thể trách nhiệm cung cấp thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng đối với sản phẩm rượu.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất rượu còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Đào tạo nhân viên về an toàn phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hiệu hàng hóa.
3. Thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu theo đúng hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 12 tháng 1 lần cho nhân viên trực tiếp sản xuất rượu, đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Được tổ chức hệ thống phân phối theo đúng quy định mà không phải đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ.
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công tham gia làng nghề sản xuất rượu nếu thuộc địa phận có làng nghề.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu theo quy định về đăng ký kinh doanh.
3. Trước ngày 01 tháng 01 năm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
4. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công:
a) Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;
b) Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của Nghị định này.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp và thu hồi Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Được tham gia hiệp hội làng nghề sản xuất rượu nếu thuộc địa phận có làng nghề;
b) Phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này và đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích tự tiêu dùng không được bán trên thị trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu, về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm rượu do mình sản xuất.
Article 7.- Investment in liquor production
1. Investment in liquor production must comply with approved plans. Investment projects not yet incorporated in these plans must be approved in writing by the agency competent to approve plans.
2. Investors of liquor production projects shall strictly comply with legal provisions on investment; construction; food quality, safety and hygiene standards; environmental protection; fire and explosion prevention and fight and other relevant legal provisions.
Article 8.- Conditions for grant of liquor production licenses
Conditions for the grant of a liquor production license to an enterprise:
1. It has registered liquor production business.
2. Its liquor production is in line with the approved master plan on development of the beer, liquor and beverage industry.
3. It has machinery, equipment and technological process for liquor production up to food quality, hygiene and safety standards.
4. It satisfies specified conditions on labor safety and sanitation, fire and explosion prevention and fight and environmental protection.
5. It has the right to lawfully own or use liquor product brands in Vietnam.
6. It is staffed with technicians who are professionally qualified for liquor production.
7. Its employees who are personally engaged in liquor production must be physically fit and free from infectious diseases.
Article 9.- Liquor production licenses
1. The Ministry of Industry and Trade shall specifically guide the competence, order and procedures for the grant of liquor production licenses.
2. Enterprises may only conduct production or business activities from the time they are granted the licenses.
Article 10.- Withdrawal of liquor production licenses
1. A liquor production license is withdrawn in the following cases:
a/ The enterprise so requests;
b/ The enterprise is dissolved or goes bankrupt under the Law on Enterprises;
c/ The enterprise has its business registration certificate revoked;
d/ The enterprise fails to satisfy the conditions specified in Article 8 of this Decree;
e/ The enterprise fails to commence its operation six months after being granted a production license without any plausible reasons certified by a competent authority;
f/ It is detected that the enterprises license application dossier has been intentionally falsified.
2. If the enterprise can once again satisfy the conditions specified in Article 8 of this Decree, it may apply for a renewed liquor production license at least three months after having its liquor production license withdrawn. The procedures for renewal of licenses are the same as those for grant of new licenses.
Article 11.- Liquor quality standards
1. Liquor is a commodity product subject to compulsory announcement of quality standards.
2. The order and procedures for elaboration and announcement of manufacturer standards comply with the Ministry of Science and Technologys guidance.
3. The application of national and international standards of liquor is encouraged.
4. Organizations and individuals representing traditional liquor production villages shall announce manufacturer standards on quality of their liquor products.
5. Quality standards of exported liquor comply with importing countries regulations.
Article 12.- Liquor product labels
1. Liquor products may be sold in Vietnam only when labeled with registered trademarks.
2. Liquor products sold in Vietnam must be labeled under legal provisions on labels of food products.
3. For liquor products for export, their labeling must be made at the request of importing countries.
Article 13.- Stamps of liquors made in Vietnam and imported liquors
1. Imported liquor products for sale in Vietnam must be stuck with import stamps on their packages under the Ministry of Finances regulations.
2. The Ministry of Finance shall specify the printing, distribution and management of use of import liquor product stamps.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, studying and mapping out a schedule for sticking of stamps on liquor products made in Vietnam, and submitting it to the Prime Minister for consideration and decision.
4. Liquor products produced for export, overseas introduction or exhibition must be stuck with stamps under importing countries regulations.
Article 14.- Responsibility for supply of information on liquor products
1. Organizations and individuals producing or trading in liquors shall supply information on their liquor products to the mass media when requested by functional agencies. Information on liquor products must clearly state their ingredients and chemical contents and harms of liquor abuse.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communication in, specifying the responsibility for the supply of information on liquor products to the mass media.
Article 15.- Rights and obligations of liquor production enterprises
Apart from the rights and obligations provided for by law, liquor production enterprises have the following rights and obligations:
1. To train staff in charge of fire and explosion prevention and fight, environmental protection and food hygiene and safety under regulations.
2. To strictly comply with regulations on food quality, safety and hygiene standards, and trademarks.
3. To supply information on liquor products in strict compliance with competent state agencies guidance.
4. To observe the reporting regime prescribed by law.
5. To organize medical checks once every 12 months for their employees who are directly engaged in liquor production, ensuring that these persons are free from infectious diseases.
6. To organize their distribution systems in strict compliance with regulations without having to apply for wholesale or retail licenses.
Article 16.- Manual production of liquors for commercial purposes
1. Organizations and individuals manually producing liquors are encouraged to join in a traditional liquor production village if they reside in the same locality with this village.
2. Organizations and individuals manually producing liquors for commercial purposes shall make registration of the liquor production business under regulations on business registration.
3. Before January 1, 2010, organizations and individuals manually producing liquors for commercial purposes shall apply for licenses for manual liquor production.
4. Conditions on grant of licenses for manual liquor production:
a/ Having certificates of registration of the manual liquor production business;
b/ Ensuring conditions on environmental protection; food quality, safety and hygiene; labeling of liquor products specified in this Decree.
5. The Ministry of Industry and Trade shall guide in detail the competence, order, procedures and dossiers of application for grant and withdrawal of licenses for manual liquor production.
6. Rights and obligations of organizations and individuals manually producing liquors for commercial purposes.
Apart from the rights and obligations provided for by law, organizations and individuals manually producing liquors also have the following rights and obligations:
a/ To join the association of traditional liquor production villages in case they reside in the same locality with such a village;
b/ To make business registration under Clause 2 of this Article and apply for licenses for manual liquor production under Clause 3 of this Article;
c/ To comply with regulations on environmental protection; food quality, safety and hygiene standards; and labeling of liquor production under this Decree.
Article 17.- Manual liquor production for producers consumption
1. Organizations and individuals manually producing liquors for their own consumption may not sell these liquors on the market.
2. Organizations and individuals manually producing liquors for their own consumption shall comply with regulations on environmental protection in liquor production, and are responsible for food quality, hygiene and safety standards applicable to their liquor production.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực