Nghị định 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu
Số hiệu: | 40/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2008 |
Ngày công báo: | 16/04/2008 | Số công báo: | Từ số 233 đến số 234 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2008 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về sản xuất, kinh doanh rượu và cồn rượu bao gồm: đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu và cồn rượu.
Rượu và cồn rượu trong Nghị định này được gọi chung là rượu.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, cồn rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu và cồn rượu trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Rượu” là đồ uống chứa cồn rượu. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc không chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của các loại cây và hoa quả.
2. “Cồn rượu” là cồn để sản xuất, pha chế rượu, có tên khoa học là Etanol, công thức hóa học là C2,H5OH.
3. “Sản xuất rượu thủ công” là hoạt động sản xuất rượu bằng thiết bị đơn giản, quy mô nhỏ do tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện.
4. “Rượu thuốc” là rượu được pha chế với dược liệu. Dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất.
1. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Nhà nước thống nhất quản lý đối với hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, ghi nhãn mác, quảng cáo, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, phòng, chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu.
3. Nhà nước hạn chế sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu thuốc ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này phải thực hiện các quy định khác liên quan của Bộ Y tế.
1. Quy hoạch sản xuất rượu là quy hoạch ngành nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, được lập cho giai đoạn 10 năm và xét đến 10 năm tiếp theo.
2. Bộ Công Thương chủ trì tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, trong đó có Quy hoạch sản xuất rượu trên phạm vi cả nước.
3. Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã được Bộ Công thương phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên địa bàn, trong đó có Quy hoạch sản xuất rượu và làng nghề sản xuất rượu.
4. Việc lập, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý quy hoạch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu trên địa bàn theo các quy định hiện hành về công nhận làng nghề, đảm bảo các điều kiện sau:
1. Làng nghề sản xuất rượu nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trên địa bàn.
2. Làng nghề phải xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất chung đối với rượu mang thương hiệu làng nghề.
3. Sản phẩm rượu đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa áp dụng cho mọi thành viên hoạt động sản xuất rượu trong khu vực làng nghề.
4. Đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ áp dụng cho mọi thành viên hoạt động sản xuất rượu trong khu vực làng nghề.
5. Các làng nghề sản xuất rượu đã được công nhận phải thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này trong vòng 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
6. Các làng nghề sản xuất rượu được công nhận có trách nhiệm xây dựng, bảo tồn và phát triển thương hiệu làng nghề.
1. Đầu tư sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch đã được phê duyệt. Các dự án đầu tư chưa có trong Quy hoạch phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất rượu có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác liên quan.
Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu bao gồm:
1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu.
2. Sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt.
3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rượu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu sản phẩm rượu tại Việt Nam.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
7. Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.
1. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu.
2. Doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép
1. Giấy phép sản xuất rượu bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Do doanh nghiệp đề nghị;
b) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo Luật Doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;
đ) Doanh nghiệp không triển khai hoạt động sau 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép sản xuất mà không có lý do chính đáng được cấp có thẩm quyền xác nhận.
e) Khi phát hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bị cố ý làm sai lệnh.
2. Sau thời hạn tối thiểu 03 tháng, kể từ khi bị thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này thì doanh nghiệp có thể đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu, thủ tục cấp lại thực hiện như cấp mới.
1. Rượu là sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về rượu.
4. Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề sản xuất rượu phải công bố tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng rượu của làng nghề.
5. Tiêu chuẩn chất lượng của rượu xuất khẩu thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.
1. Sản phẩm rượu chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hàng hóa đã được đăng ký.
2. Sản phẩm rượu tiêu thụ tại Việt Nam phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa thực phẩm.
3. Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu thì thực hiện ghi nhãn theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
1. Sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được dán tem nhập khẩu trên bao bì theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính quy định việc in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem sản phẩm rượu nhập khẩu.
3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng lộ trình dán tem rượu sản xuất trong nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Sản phẩm rượu sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài thực hiện dán tem theo quy định của nước nhập khẩu.
1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu có trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu của mình theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và trên phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin về sản phẩm rượu phải nêu rõ thành phần, hàm lượng, tác hại của việc lạm dụng rượu.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và truyền thông quy định cụ thể trách nhiệm cung cấp thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng đối với sản phẩm rượu.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất rượu còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Đào tạo nhân viên về an toàn phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hiệu hàng hóa.
3. Thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu theo đúng hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 12 tháng 1 lần cho nhân viên trực tiếp sản xuất rượu, đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Được tổ chức hệ thống phân phối theo đúng quy định mà không phải đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ.
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công tham gia làng nghề sản xuất rượu nếu thuộc địa phận có làng nghề.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu theo quy định về đăng ký kinh doanh.
3. Trước ngày 01 tháng 01 năm 2010, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
4. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công:
a) Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;
b) Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của Nghị định này.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp và thu hồi Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Được tham gia hiệp hội làng nghề sản xuất rượu nếu thuộc địa phận có làng nghề;
b) Phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này và đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích tự tiêu dùng không được bán trên thị trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu, về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm rượu do mình sản xuất.
1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn rượu bao gồm:
a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị do Bộ Công thương quy định;
c) Có kho dự trữ hàng, đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
d) Có hệ thống phân phối.
2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ rượu bao gồm:
a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu và phòng, chống cháy, nổ.
1. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn, Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
2. Thương nhân chỉ được quyền hoạt động kinh doanh rượu kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn hoặc Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
3. Thương nhân có Giấy phép sản xuất rượu được tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm của mình sản xuất mà không phải đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân kinh doanh rượu có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Mua rượu có nguồn gốc hợp pháp.
2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ rượu trên thị trường theo Giấy phép kinh doanh rượu được cấp.
3. Chỉ được bán buôn rượu cho các thương nhân có Giấy phép kinh doanh rượu.
4. Tổ chức các cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng. Không được bán rượu cho người dưới 18 tuổi.
5. Phải niêm yết bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu và chủng loại, giá cả các loại rượu đang có bán tại tất cả các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
6. Chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước đã cấp Giấy phép kinh doanh rượu cho thương nhân theo đúng quy định của pháp luật.
1. Rượu nhập khẩu bao gồm rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và rượu dưới dạng nước cốt và phục liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
2. Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và dán tem rượu nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành.
3. Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu mới được nhập khẩu trực tiếp, ủy thác nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.
5. Đối với sản phẩm rượu lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi làm thủ tục nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có giấy xác nhận đã kiểm tra mẫu đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Thương nhân nhập khẩu rượu ở dạng nước cốt rượu và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.
7. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân nhập khẩu rượu có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Tổ chức hệ thống phân phối rượu do mình trực tiếp nhập khẩu hoặc bán cho thương nhân có Giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn rượu.
2. Báo cáo tổng hợp tình hình nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ rượu theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
1. Rượu giả, rượu nhái, rượu lậu, rượu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định đều bị tịch thu để tiêu hủy.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu, có nghĩa vụ tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác phòng, chống buôn lậu rượu và gian lận thương mại.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát, quản lý việc sản xuất, kinh doanh rượu thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
3. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này.
4. Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, quy định thủ tục đăng ký tiêu chuẩn cơ sở.
5. Tổ chức quản lý chuyên ngành chất lượng sản phẩm rượu và vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn công nghiệp.
6. Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất rượu thủ công, Giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn, Giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
7. Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở sản xuất rượu về việc chấp hành Quy hoạch sản xuất rượu, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với các vi phạm về kinh doanh rượu khác.
9. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức tịch thu, tiêu hủy đối với sản phẩm rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nhái, rượu kém phẩm chất, hết thời hạn sử dụng hoặc các sản phẩm rượu mang nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ tại Việt Nam, không ghi nhãn bao bì, không dán tem theo quy định.
10. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này.
Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quy định việc dán tem, in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem rượu nhập khẩu, Nghiên cứu xây dựng lộ trình dán tem rượu sản xuất trong nước.
1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra xử lý các cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rượu cho các tổ chức, cá nhân.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành các quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu thuốc.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định sản xuất, kinh doanh rượu.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu trên địa bàn thuộc địa phương. Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương.
2. Chỉ đạo các cơ sở sản xuất rượu của địa phương thực hiện theo đúng Quy hoạch, bảo đảm đúng mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra.
3. Lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu –Nước giải khát trên địa bàn, trong đó có Quy hoạch sản xuất rượu, làng nghề sản xuất rượu; thẩm định, quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu.
4. Kiểm tra việc sản xuất, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn.
5. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
6. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện sản xuất rượu thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu –Nước giải khát và quy định của Nghị định này.
7. Tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu với hàm lượng các thành phần độc tố cao, dần dần thay thế bằng các loại rượu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
8. Chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn, có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
1. Sản xuất, kinh doanh rượu không có Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Sản xuất, mua bán, tiêu thụ sản phẩm rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nhái nhãn mác, kiểu dáng, không đảm bảo chất lượng theo các quy định của pháp luật.
3. Lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm không ghi nhãn bao bì, không đăng ký chất lượng sản phẩm, rượu nhập khẩu không dán tem theo quy định của pháp luật.
4. Kinh doanh rượu không đúng địa điểm, nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh rượu được cấp.
5. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, mua bán Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu.
6. Kinh doanh rượu tại các địa điểm cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
7. Bán lẻ rượu bằng máy bán tự động.
8. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi.
9. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
10. Tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu.
11. Dùng rượu làm giải thưởng cho các cuộc thi, trừ các cuộc thi về rượu.
12. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu không báo cáo hoặc báo cáo không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân đang sản xuất rượu công nghiệp phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu; tổ chức, cá nhân đang sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu thủ công theo quy định của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân đang kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn, kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn hoặc Giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu theo quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
1. Bộ Công thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT ---------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 40/2008/ND-CP |
Hanoi, April 7, 2008 |
ON LIQUOR PRODUCTION AND TRADING
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
This Decree prescribes liquor and liquor alcohol production and trading, covering investment in, production, import, export, purchase and sale of liquor and liquor alcohol and other activities related to liquor and liquor alcohol production and trading.
Liquor and liquor alcohol are collectively referred to in this Decree as liquor.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to organizations and individuals involved in liquor and liquor alcohol production and trading and related activities in the Vietnamese territory.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Liquor means alcoholic drinks made through the process of fermentation, whether or not distilled from starch of various cereals or sugar juices of various plants and fruits.
2. Liquor alcohol means an alcohol used for liquor production or preparation with the scientific name Ethanol and the chemical formula C2H5OH.
3. Manual production of liquor means liquor production activities conducted by organizations, households or individuals with simple equipment and on a small scale.
4. Medicated liquor means liquor prepared with materia medica. Materia medica means medicaments made from materials naturally originating from animals, plants or minerals.
Article 4.- Principles for management of liquor production and trading
1. Liquor belongs to the group of commodities subject to restricted trading under the States regulations. Organizations and individuals engaged in liquor production or trading (wholesale or retail sale) must have relevant licenses, except for those producing liquor by manual methods for their own consumption. All activities of liquor production or trading must comply with legal provisions.
2. The State performs the unified management of activities of investment in, production, import, export, distribution, labeling, advertisement, quality, good hygiene and safety, environmental protection, fire and explosion prevention and fight in the liquor production and trading and related activities.
3. The State restricts the production of liquor for producers own consumption.
4. Organizations and individuals producing or trading in medicated liquor shall comply with the provisions of this Decree and other relevant regulations of the Ministry of Health.
Article 5.- Liquor production planning
1. Liquor production planning is a branch planning incorporated in the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry elaborated for the next decade with a vision toward the subsequent decade.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for organizing the elaboration, appraisal and approval of the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry, covering the planning on nationwide liquor production.
3. Based on the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry approved by the Ministry of Industry and Trade, provincial-level Peoples Committees shall organize the elaboration, appraisal and approval of master plans on development of the beer, liquor and beverage industry in their localities, covering plannings on liquor production and traditional liquor production villages.
4. The elaboration, adjustment, amendment and supplementation of master plans on development of the beer, liquor and beverage industry must comply with current regulations on management of plans.
Article 6.- Recognition of traditional liquor villages
Provincial-level Peoples Committees shall decide on recognition of traditional liquor production villages in their localities under current regulations on recognition of traditional craft villages, ensuring the following conditions:
1. Traditional liquor production villages are identified in local master plans on development of the beer, liquor and beverage industry.
2. These villages shall elaborate and apply common production processes to the production of liquor bearing their brands.
3. Liquor products satisfy all conditions on food quality, hygiene and safety standards and goods labeling applicable to all liquor producers within these villages.
4. These village satisfy environmental protection and fire and explosion prevention and fight standards applicable to all liquor producers within these villages.
5. Recognized traditional liquor production villages shall comply with the provisions of Clauses 2, 3 and 4 of this Article within twelve months after the effective date of this Decree.
6. Recognized traditional liquor production villages shall build, preserve and develop traditional craft village brands.
Article 7.- Investment in liquor production
1. Investment in liquor production must comply with approved plans. Investment projects not yet incorporated in these plans must be approved in writing by the agency competent to approve plans.
2. Investors of liquor production projects shall strictly comply with legal provisions on investment; construction; food quality, safety and hygiene standards; environmental protection; fire and explosion prevention and fight and other relevant legal provisions.
Article 8.- Conditions for grant of liquor production licenses
Conditions for the grant of a liquor production license to an enterprise:
1. It has registered liquor production business.
2. Its liquor production is in line with the approved master plan on development of the beer, liquor and beverage industry.
3. It has machinery, equipment and technological process for liquor production up to food quality, hygiene and safety standards.
4. It satisfies specified conditions on labor safety and sanitation, fire and explosion prevention and fight and environmental protection.
5. It has the right to lawfully own or use liquor product brands in Vietnam.
6. It is staffed with technicians who are professionally qualified for liquor production.
7. Its employees who are personally engaged in liquor production must be physically fit and free from infectious diseases.
Article 9.- Liquor production licenses
1. The Ministry of Industry and Trade shall specifically guide the competence, order and procedures for the grant of liquor production licenses.
2. Enterprises may only conduct production or business activities from the time they are granted the licenses.
Article 10.- Withdrawal of liquor production licenses
1. A liquor production license is withdrawn in the following cases:
a/ The enterprise so requests;
b/ The enterprise is dissolved or goes bankrupt under the Law on Enterprises;
c/ The enterprise has its business registration certificate revoked;
d/ The enterprise fails to satisfy the conditions specified in Article 8 of this Decree;
e/ The enterprise fails to commence its operation six months after being granted a production license without any plausible reasons certified by a competent authority;
f/ It is detected that the enterprises license application dossier has been intentionally falsified.
2. If the enterprise can once again satisfy the conditions specified in Article 8 of this Decree, it may apply for a renewed liquor production license at least three months after having its liquor production license withdrawn. The procedures for renewal of licenses are the same as those for grant of new licenses.
Article 11.- Liquor quality standards
1. Liquor is a commodity product subject to compulsory announcement of quality standards.
2. The order and procedures for elaboration and announcement of manufacturer standards comply with the Ministry of Science and Technologys guidance.
3. The application of national and international standards of liquor is encouraged.
4. Organizations and individuals representing traditional liquor production villages shall announce manufacturer standards on quality of their liquor products.
5. Quality standards of exported liquor comply with importing countries regulations.
Article 12.- Liquor product labels
1. Liquor products may be sold in Vietnam only when labeled with registered trademarks.
2. Liquor products sold in Vietnam must be labeled under legal provisions on labels of food products.
3. For liquor products for export, their labeling must be made at the request of importing countries.
Article 13.- Stamps of liquors made in Vietnam and imported liquors
1. Imported liquor products for sale in Vietnam must be stuck with import stamps on their packages under the Ministry of Finances regulations.
2. The Ministry of Finance shall specify the printing, distribution and management of use of import liquor product stamps.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, studying and mapping out a schedule for sticking of stamps on liquor products made in Vietnam, and submitting it to the Prime Minister for consideration and decision.
4. Liquor products produced for export, overseas introduction or exhibition must be stuck with stamps under importing countries regulations.
Article 14.- Responsibility for supply of information on liquor products
1. Organizations and individuals producing or trading in liquors shall supply information on their liquor products to the mass media when requested by functional agencies. Information on liquor products must clearly state their ingredients and chemical contents and harms of liquor abuse.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communication in, specifying the responsibility for the supply of information on liquor products to the mass media.
Article 15.- Rights and obligations of liquor production enterprises
Apart from the rights and obligations provided for by law, liquor production enterprises have the following rights and obligations:
1. To train staff in charge of fire and explosion prevention and fight, environmental protection and food hygiene and safety under regulations.
2. To strictly comply with regulations on food quality, safety and hygiene standards, and trademarks.
3. To supply information on liquor products in strict compliance with competent state agencies guidance.
4. To observe the reporting regime prescribed by law.
5. To organize medical checks once every 12 months for their employees who are directly engaged in liquor production, ensuring that these persons are free from infectious diseases.
6. To organize their distribution systems in strict compliance with regulations without having to apply for wholesale or retail licenses.
Article 16.- Manual production of liquors for commercial purposes
1. Organizations and individuals manually producing liquors are encouraged to join in a traditional liquor production village if they reside in the same locality with this village.
2. Organizations and individuals manually producing liquors for commercial purposes shall make registration of the liquor production business under regulations on business registration.
3. Before January 1, 2010, organizations and individuals manually producing liquors for commercial purposes shall apply for licenses for manual liquor production.
4. Conditions on grant of licenses for manual liquor production:
a/ Having certificates of registration of the manual liquor production business;
b/ Ensuring conditions on environmental protection; food quality, safety and hygiene; labeling of liquor products specified in this Decree.
5. The Ministry of Industry and Trade shall guide in detail the competence, order, procedures and dossiers of application for grant and withdrawal of licenses for manual liquor production.
6. Rights and obligations of organizations and individuals manually producing liquors for commercial purposes.
Apart from the rights and obligations provided for by law, organizations and individuals manually producing liquors also have the following rights and obligations:
a/ To join the association of traditional liquor production villages in case they reside in the same locality with such a village;
b/ To make business registration under Clause 2 of this Article and apply for licenses for manual liquor production under Clause 3 of this Article;
c/ To comply with regulations on environmental protection; food quality, safety and hygiene standards; and labeling of liquor production under this Decree.
Article 17.- Manual liquor production for producers consumption
1. Organizations and individuals manually producing liquors for their own consumption may not sell these liquors on the market.
2. Organizations and individuals manually producing liquors for their own consumption shall comply with regulations on environmental protection in liquor production, and are responsible for food quality, hygiene and safety standards applicable to their liquor production.
Article 18.- Conditions on grant of liquor trading licenses
1. Conditions on a trader to be granted a liquor wholesale or wholesale agency license include:
a/ Being an enterprise lawfully established and having made business registration for liquor trading;
b/ Having a fixed place of business with a clear address, which ensures technical, facility and equipment requirements set by the Ministry of Industry and Trade;
c/ Having a storage satisfying requirements on liquor quality preservation, environmental protection, and fire and explosion prevention and fight;
d/ Having a distribution system.
2. Conditions on a trader to be granted a liquor retail or retail agency include:
a/ Having made business registration for liquor trading;
b/ Satisfying requirements on liquor quality preservation and fire and explosion prevention and fight.
Article 19.- Liquor trading licenses
1. The Ministry of Industry and Trade shall guide in detail the order, procedures and competence for the grant of liquor wholesale or wholesale agency licenses, liquor retail or retail agency licenses.
2. Traders may conduct liquor trading activities from the date they are granted the licenses.
3. Traders with liquor production licenses may organize systems for distribution of their products without having to apply for liquor wholesale or retail licenses.
Article 20.- Rights and obligations of liquor traders
Apart from the rights and obligations provided for by law, liquor traders also have the following rights and obligations:
1. To buy liquors of lawful origin.
2. To organize the liquor circulation and sale on the market according to their liquor trading licenses.
3. To wholesale liquors only to traders with liquor trading licenses.
4. To organize shops for retailing liquors to consumers. Not to sell liquors to persons aged under 18.
5. To post up valid copies of their liquor trading licenses as well as categories and prices of liquors on sale at all their places of business.
6. To comply with regulations on invoices, vouchers, accounting books and send periodical reports on business activities to the state management agency that has granted liquor trading licenses to them in strict accordance with law.
1. Imported liquors include finished liquor products which are bottled, or packaged in boxes or cartons for instant sale and liquors in the forms of essence and auxiliary materials for the preparation of finished liquor products in Vietnam.
2. Imported liquors must be accompanied with lawful import documents under current regulations and stuck with import liquor stamps issued by the Ministry of Finance.
3. Imported liquors must be labeled in accordance with law.
4. Only enterprises with liquor production licenses or liquor wholesale licenses may directly import or entrust other entities to import liquors. They are responsible for ensuring the imported products satisfaction of food quality, hygiene and safety standards.
5. For liquor products imported for the first time into Vietnam, importers shall obtain a competent state agencys certification of satisfaction of food hygiene and safety requirements for inspected samples of imported products before carrying out import procedures.
6. Traders importing liquor essences and auxiliary materials for the preparation of finished liquor products may only sell these imports to enterprises with liquor production licenses.
7. Liquors may only be imported into Vietnam through international border gates.
Article 22.- Rights and obligations of liquor importers
Apart from the rights and obligations provided for by law, liquor importers also have the following rights and obligations:
1. To organize systems for distribution of liquors they directly import or sell imported liquors to traders with liquor wholesale or wholesale agency licenses.
2. To send reports reviewing the liquor import, distribution and sale to the Ministry of Industry and Trade under the latters guidance.
Article 23.- Smuggling and trade fraud prevention and combat
1. Fake liquors, imitate liquors, smuggled liquors and liquors not up to prescribed food quality, hygiene and safety standards must all be confiscated for destruction.
2. Organizations and individuals trading in liquors are obliged to collaborate with competent state agencies in preventing and combating liquor smuggling and fraud in liquor trading.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 24.- Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation, or promulgate according to its competence legal documents on liquor production and trading.
2. To coordinate with ministries, branches and localities in controlling and managing liquor production and trading under the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry.
3. To perform the state management of the liquor industry in its construction investment in accordance with law and this Decree.
4. To guide the elaboration and application of Vietnam standards, application of manufacturer standards and prescribe procedures for registration of manufacturer standards.
5. To organize the line management of quality of liquor products, food hygiene and safety and industrial safety.
6. To specify the competence, order and procedures for the grant, modification and withdrawal of liquor production licenses, licenses for manual liquor production, liquor wholesale or wholesale agency licenses, liquor retail or retail agency licenses.
7. To inspect and examine the observance of liquor production master plans, regulations on product quality, food hygiene and safety, environmental protection by liquor production establishments; to settle complaints and denunciations and handle illegal acts in liquor production and trading.
8. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned functional agencies in, organizing inspections for detecting and handling other violations in liquor trading.
9. To coordinate with functional state agencies in organizing the confiscation and destruction of smuggled, fake, imitation or inferior-quality liquor products or those with expired use durations, bearing trademarks not protected in Vietnam, neither properly labeled nor stuck with stamps.
10. To coordinate with other entities in organizing the dissemination and public information for the implementation of this Decree.
Article 25.- Responsibilities of the Ministry of Finance
To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, prescribing the sticking, printing and issuance of imported liquor stamps and managing the use of these stamps. To study and elaborate a schedule of sticking stamps on domestically produced liquors.
Article 26.- Responsibilities of the Ministry of Health
1. To draft and submit to the Government or the Prime Minister for promulgation legal documents on food hygiene and safety, prevention and control of harms of liquor abuse.
2. To inspect and supervise the observance of regulations on food hygiene and safety and prevention and control of harms of liquor abuse.
3. To coordinate with concerned agencies in detecting, inspecting and handling establishments producing fake liquors or trading in smuggled liquors or failing to ensure food hygiene and safety.
4. To specify the competence, order and procedures for the grant, modification and withdrawal of certificates of satisfaction of food hygiene and safety for liquor products of organizations and individuals.
5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating and promulgating regulations on management of medicated liquor production and trading.
Article 27.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their powers and under the Governments assignment, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in performing the state management of liquor production and trading, disseminating the Decree on liquor production and trading for its effective enforcement.
Article 28.- Responsibilities of provincial/municipal Peoples Committees
1. To perform the state management of the liquor industry in their respective localities. To manage and solve problems of the liquor industry falling under their competence.
2. To direct local liquor production establishments in strictly observing the master plan, ensuring the achievement of the set objectives and development orientations.
3. To elaborate, appraise and approve master plans on development of the beer, liquor and beverage industry in their localities, including plannings on liquor production and traditional liquor production villages; to evaluate and decide on recognition of traditional liquor production villages.
4. To inspect the liquor production, circulation and sale in their localities.
5. To supervise and inspect the implementation of the master plan, product quality standards, food safety and hygiene, and fulfillment of tax obligations toward the State, labor safety and environmental protection in liquor production enterprises, and handle violations in their localities in accordance with law.
6. To organize the implementation of the master plan on development of the beer, liquor and beverage industry and the provisions of this Decree, and disseminate and educate about them among people for their strict observance in liquor production.
7. To conduct public information and education about harms of liquor abuse and use of liquors with high contents of toxic ingredients in order to improve public awareness about the necessity to gradually replace them with high-quality liquors up to the prescribed food quality, hygiene and safety standards.
8. To direct local administrations at all levels in identifying causes of liquor poisoning in their localities and taking remedial measures according to their competence.
VIOLATIONS AND HANDLING THEREOF
Article 29.- Acts of violation of legal provisions on liquor production and trading
1. Producing or trading in liquors without licenses granted by competent state agencies.
2. Producing, buying or selling smuggled or fake liquor products, liquor products with imitation marks or bottle designs or not up to quality standards prescribed by law.
3. Circulating or selling liquor products without package labels or product quality registrations, or imported liquors not stuck with stamps in accordance with law.
4. Trading in liquors outside permitted places or at variance with granted liquor trading licenses.
5. Forging, erasing, modifying, lending, leasing, transferring, buying or selling liquor production or trading licenses.
6. Trading in liquors at places banned from business by law.
7. Retailing liquors by slot machines.
8. Selling liquors to people aged under 18 years.
9. Conduct liquor advertisement or sales promotion in contravention of law.
10. Sponsoring cultural, artistic, sport, entertainment, recreation, healthcare and other social activities associated with advertisements of liquor products.
11. Offering liquors as prizes of contests, except for liquor contests.
12. Failing to report or reporting on liquor production or trading at variance with regulations of competent state agencies applicable to liquor producers or traders.
13. Other illegal acts specified by law.
Article 30.- Handling of violations
Organizations and individuals that commit acts of violation of legal provisions on liquor production and trading shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing material damage, they shall pay compensations in accordance with law.
Article 31.- Transitional provisions
1. Within six months after the effective date of this Decree, organizations and individuals that are conducting liquor production on an industrial scale shall carry out procedures for applying for liquor production licenses; organizations and individuals that are conducting manual liquor production for commercial purposes shall carry out procedures for registration of the manual liquor production business under this Decree.
2. Within six months after the effective date of this Decree, organizations and individuals that are acting as liquor wholesalers, wholesale agents, retailers or retail agents shall carry out procedures for applying for liquor wholesale, wholesale agency, retail or retail agency licenses under this Decree.
Article 32.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces all previous stipulations which are contrary to it.
Article 33.- Organization of implementation and implementation responsibilities
1. The Ministry of Industry and Trade shall coordinate with concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực