Chương II Nghị định 39/2018/NĐ-CP: Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số hiệu: | 39/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 11/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 11/03/2018 |
Ngày công báo: | 25/03/2018 | Số công báo: | Từ số 477 đến số 478 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009.
Theo đó, Nghị định quy định chi tiết các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng lĩnh vực.
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ (trước đây không phân loại dựa vào vốn).
- Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ (trước đây là 10 tỷ trở xuống).
- Doanh nghiệp vừa: có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.
Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn chi tiết chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Nghị định 39/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/3/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.
1. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
2. Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng nội dung hỗ trợ.
3. Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.
Article 6. Criteria for determining SMEs
SMEs are classified by size, including microenterprises, small enterprises and medium-sized enterprises.
1. A microenterprise in the sector of agriculture, forestry and aquaculture and industry and construction has an annual average of 10 employers or fewer who have make contributions to social insurance and total annual revenue is not more than VND 3 billion or total capital is not more than VND 3 billion.
A microenterprise in the trade and service sector has an annual average of 10 employers or fewer and total annual revenue is not more than VND 10 billion or total capital is not more than VND 3 billion.
2. A small enterprise in the sector of agriculture, forestry and aquaculture and industry and construction has an annual average of 100 employers or fewer who have make contributions to social insurance and total annual revenue is not more than VND 50 billion or total capital is not more than VND 20 billion, other than the microenterprise prescribed in Clause 1 of this Article.
A small enterprise in the trade and service sector has an annual average of 50 employers or fewer who have make contributions to social insurance and total annual revenue is not more than VND 100 billion or total capital is not more than VND 50 billion, other than the microenterprise prescribed in Clause 1 of this Article.
3. A medium-sized enterprise in the sector of agriculture, forestry and aquaculture and industry and construction has an annual average of 200 employers or fewer who have make contributions to social insurance and total annual revenue is not more than VND 200 billion or total capital is not more than VND 100 billion, other than the microenterprise small enterprise prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
A medium-sized enterprise in the trade and service sector has an annual average of 100 employers or fewer who have make contributions to social insurance and total annual revenue is not more than VND 300 billion or total capital is not more than VND 100 billion, other than the microenterprise and small prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 7. Determination of business lines of SMEs
Business lines of SMEs are determined in accordance with regulations and laws on economic sector system and special law.
If a SME operates in multiple fields, its business lines shall be determined in the sector that it earns the highest revenue. If the sector in which the highest revenue is unidentifiable, its business lines shall be determined in the sector that it employs the most workers.
Article 8. Determination of annual average number of SMEs’ workers making contributions to social insurance
1. Number of workers contributing social insurance is total number of workers that an enterprise manages, employs and pays salaries and makes matching contributions to social insurance in accordance with law on social insurance.
2. Annual average number of workers contributing social insurance shall be considered as total workers contributing social insurance in a year divided by (:) number of months in the year, being determined in the social insurance payment documents of the preceding year that the enterprise submitted to the social security agency.
If the enterprise has operated for under 1 year, the average number of workers contributing social insurance shall be determined as total number of workers make contributions to social insurance in operating months divided by (:) number of operating months.
Article 9. Determination of total capital of SMEs
Total capital being determined in the balance sheet on the financial statement of the preceding year which the enterprise submits to the tax authority.
If the enterprise has operated for less than 1 year, total capital shall be determined in its balance sheet at the end of the quarter closely to the time that the enterprise applies for support.
Article 10. Determination of total revenue of SMEs
Total annual revenue means total revenue from goods sold and services rendered, being determined in the financial statement of preceding year which the enterprise submits to the tax authority.
If the enterprise has operated for less than 1 year or over 1 year but has not generated revenue, the enterprise is determined whether a SME according to criteria for total capital prescribed in Article 9 of this Decree.
Article 11. Determination and declaration
1. An enterprise, deemed as a SME, shall self-assess and declare that it qualifies as a microenterprise, small enterprise, or medium-sized enterprise using the form in Appendix issued herewith and submit it to the SME supporting body. The SME shall take legal responsibility for its declaration.
2. If the enterprise deems itself that the declaration is incorrect, it shall make an adjustment and make the declaration again. The re-declaration shall be made before the enterprise enjoys the support.
3. If the enterprise deliberately makes an untruthful declaration to enjoy the support, it shall take legal responsibility and reimburse all funding received.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực