Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Số hiệu: | 38/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 11/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 11/03/2018 |
Ngày công báo: | 25/03/2018 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi Điều chỉnh:
Nghị định này hướng dẫn về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
2. Đối tượng Điều chỉnh:
a) Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi tắt là đầu tư khởi nghiệp sáng tạo) là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa phải là công ty đại chúng.
2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
3. Vốn góp của quỹ là tổng giá trị tài sản do các nhà đầu tư đã góp vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
4. Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
1. Nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo các hình thức mà pháp luật không cấm, trong đó bao gồm:
a) Góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
b) Thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư.
2. Doanh nghiệp được sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định này. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của số tiền đầu tư là hợp pháp, không vi phạm luật pháp về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam và quốc tế.
1. Doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp có quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bổ sung ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện bổ sung ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.
2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
3. Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:
a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.
4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.
5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).
1. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải được tất cả nhà đầu tư thông qua.
2. Điều lệ quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quỹ đầu tư, ngày thành lập, thời hạn hoạt động của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; nguyên tắc hoạt động; thời hạn hoạt động của quỹ;
c) Vốn góp của quỹ và quy định về tăng, giảm vốn góp của quỹ;
d) Quyền và nghĩa vụ (bao gồm lương, thưởng, phí hoạt động) của công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ; các trường hợp thay đổi công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;
đ) Quy định về Đại hội nhà đầu tư;
e) Quy định về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư;
g) Quy định về việc lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ;
h) Quy định về phân chia lợi nhuận;
i) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;
k) Quy định về chế độ báo cáo;
l) Quy định về giải thể, thanh lý quỹ;
m) Quy định về chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư;
n) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;
o) Các nội dung khác (nếu có).
3. Phần Mục tiêu hoạt động tại Điều lệ quỹ phải ghi rõ khuyến cáo như sau: Quỹ này nhằm Mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Nhà đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư.
1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo một trong các mô hình sau:
a) Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
b) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
c) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ và Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
2. Các nhà đầu tư của quỹ có thể thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thành lập quỹ và thông báo bổ sung ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
3. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Nghị định này thực hiện theo Điều lệ của quỹ, các hợp đồng ký kết với quỹ (nếu có) và không chịu sự Điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.
4. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng các thông tin:
a) Thông tin về danh Mục đầu tư của quỹ, bao gồm số tiền đã đầu tư tại từng doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
b) Thông tin về kế hoạch đầu tư, thoái vốn dự kiến (nếu có).
c) Chi phí quản lý, phí thưởng (nếu có) trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ và các phí dịch vụ khác được quy định tại Điều lệ quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo.
d) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ.
5. Việc chuyển nhượng cổ Phần của cổ đông sáng lập tại công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp.
1. Đại hội nhà đầu tư gồm tất cả các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ. Đại hội nhà đầu tư quyết định những nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ, hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ;
b) Thay đổi chính sách, Mục tiêu đầu tư của quỹ; thay thế công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;
c) Giải thể quỹ; tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời hạn hoạt động của quỹ;
d) Quyết định các hợp đồng, giao dịch theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
đ) Thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ, tổ chức định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hàng năm của quỹ;
e) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty thực hiện quản lý quỹ gây tổn thất cho quỹ;
g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ quỹ.
2. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi nhà đầu tư có số phiếu biểu quyết tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào quỹ.
3. Đại hội nhà đầu tư được tổ chức theo quy định tại Điều lệ quỹ.
4. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ, nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu trên 10% tổng số vốn góp trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ trong các trường hợp sau:
a) Có căn cứ xác thực về việc công ty thực hiện quản lý quỹ vi phạm quyền của nhà đầu tư, hoặc nghĩa vụ của công ty thực hiện quản lý quỹ hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ quỹ hoặc được giao bởi Đại hội nhà đầu tư, gây tổn thất cho quỹ;
b) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
5. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty thực hiện quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư. Chậm nhất 15 ngày trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi toàn bộ Chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan tới tất cả các nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và Mục tiêu của cuộc họp.
6. Trường hợp công ty thực hiện quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư như quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này thì công ty thực hiện quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với quỹ (nếu có).
1. Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ do Đại hội nhà đầu tư bầu ra để đại diện cho các nhà đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ.
2. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết ngang nhau.
3. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, Ban đại diện, Giám đốc quỹ có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra tính tuân thủ, hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong hoạt động của công ty thực hiện quản lý quỹ;
b) Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của các báo cáo do công ty thực hiện quản lý quỹ gửi;
c) Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công ty thực hiện quản lý quỹ, quản lý rủi ro và cảnh báo cho các nhà đầu tư.
1. Các giao dịch sau đây của quỹ phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua trước khi thực hiện:
a) Giao dịch giữa quỹ với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đó là người có liên quan với nhà đầu tư góp vốn từ 35% tổng vốn góp của quỹ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có quyền lợi liên quan không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số nhà đầu tư đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;
b) Giao dịch khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
2. Trường hợp Điều lệ quỹ không có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ trong vòng 07 ngày kể từ ngày phát sinh, đồng thời thông báo cho Đại hội nhà đầu tư tại cuộc họp thường niên các thông tin sau đây:
a) Danh sách của những người có liên quan với công ty thực hiện quản lý quỹ;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thực hiện quản lý quỹ có sở hữu Phần vốn góp hoặc cổ Phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu Phần vốn góp hoặc cổ Phần đó.
3. Người có liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp.
1. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi thông báo theo Mẫu số 01a và 01b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này về việc thành lập quỹ tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trước khi quỹ hoạt động. Thông báo kèm các tài liệu sau:
a) Điều lệ quỹ;
b) Hợp đồng thuê công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có);
c) Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp;
d) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
đ) Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của thông báo và các tài liệu kèm theo trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Trường hợp thông báo và các tài liệu kèm theo là hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh có văn bản gửi công ty thực hiện quản lý quỹ về việc thành lập quỹ hợp lệ. Trường hợp thông báo và tài liệu kèm theo không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này thì cơ quan đăng ký kinh doanh gửi văn bản cho công ty thực hiện quản lý quỹ biết và phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo thành lập quỹ hợp lệ, công ty thực hiện quản lý quỹ công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử) của công ty thực hiện quản lý quỹ và gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Công ty thực hiện quản lý quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung thông báo thành lập quỹ và các tài liệu kèm theo. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của thông báo thành lập quỹ và các tài liệu kèm theo, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của công ty thực hiện quản lý quỹ và các nhà đầu tư.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau, với công ty thực hiện quản lý quỹ hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
7. Các thay đổi sau đây phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty thực hiện quản lý quỹ đặt trụ sở chính để công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời gian hoạt động của quỹ; thanh lý, giải thể quỹ; chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các nhà đầu tư của quỹ.
1. Việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tuân thủ các quy định sau:
a) Điều lệ quỹ có quy định việc tăng, giảm vốn góp của quỹ;
b) Việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư quỹ thông qua.
2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tăng vốn bằng hình thức huy động thêm từ các nhà đầu tư hiện hữu, hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư mới. Trong trường hợp này, số lượng nhà đầu tư của quỹ vẫn phải đảm bảo theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Trong trường hợp giảm vốn, tài sản phân bổ cho các nhà đầu tư có thể là tiền hoặc các tài sản khác theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm phân bổ tài sản một cách công bằng tương ứng với tỷ lệ vốn góp của mỗi nhà đầu tư. Việc chuyển tên, đăng ký sở hữu tài sản cho các nhà đầu tư, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trong thời hạn 07 ngày sau khi hoàn tất việc tăng, giảm vốn góp của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ như sau:
a) Thông báo việc tăng, giảm vốn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư về việc tăng, giảm vốn và các tài liệu liên quan;
c) Điều lệ quỹ sửa đổi;
d) Biên bản thỏa thuận góp vốn và danh sách các nhà đầu tư góp vốn, số vốn góp, tỷ lệ sở hữu vốn góp trước và sau khi tăng, giảm vốn góp của quỹ;
đ) Giấy chứng nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ về Phần vốn đã góp thêm, danh Mục tài sản góp vào quỹ. Trường hợp giảm vốn: Giấy xác nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ về việc phân bổ tài sản cho từng nhà đầu tư, trong đó nêu rõ danh Mục tài sản đã phân bổ cho nhà đầu tư.
5. Trình tự thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này.
1. Việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ thực hiện theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ.
2. Trong thời hạn ít nhất 15 ngày, trước khi quỹ kết thúc thời hạn hoạt động, công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ. Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ bao gồm các tài liệu sau:
a) Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư của quỹ về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ, trong đó nêu rõ thời gian gia hạn hoạt động của quỹ;
c) Chi tiết danh Mục đầu tư và báo cáo giá trị tài sản ròng của quỹ tại ngày định giá gần nhất tính tới ngày nộp hồ sơ gia hạn;
d) Các thay đổi về nhà đầu tư, Điều lệ quỹ (nếu có).
3. Trình tự thông báo gia hạn quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này.
1. Việc thanh lý, giải thể quỹ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;
b) Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;
c) Công ty thực hiện quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp mà ban đại diện quỹ không xác lập được công ty thực hiện quản lý quỹ thay thế trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quỹ giải thể theo quy định tại điểm b, c, d Khoản 1 Điều này, hoặc 03 tháng trước ngày tiến hành giải thể quỹ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này, công ty thực hiện quản lý quỹ triệu tập Đại hội nhà đầu tư để thông qua phương án giải thể quỹ.
3. Đại hội nhà đầu tư có quyền chỉ định một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ hoạt động thanh lý, định giá, thẩm định lại việc định giá và phân phối tài sản của quỹ cho nhà đầu tư; hoặc duy trì hoạt động của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ đương nhiệm để thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.
4. Công ty thực hiện quản lý quỹ chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh lý, phân chia tài sản cho nhà đầu tư theo phương án đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
5. Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ không được:
a) Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ;
b) Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Thực hiện các giao dịch khác với Mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.
6. Tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm:
a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
b) Các Khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể.
7. Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ và các tài sản còn lại được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
b) Các Khoản phải trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ các Khoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ. Trong trường hợp quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này, quỹ không phải thanh toán cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ các Khoản phí theo hợp đồng kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Phần tài sản còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ.
8. Kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi công ty thực hiện quản lý quỹ và thông qua bởi Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý tài sản.
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua việc giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo việc giải thể quỹ cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Thông báo việc thanh lý, giải thể quỹ bao gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ, kèm theo phương án, lộ trình thanh lý và phân phối tài sản đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, trong đó nêu rõ nguyên tắc xác định giá trị tài sản tại ngày giải thể và thời gian quỹ thanh lý tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ và sổ tay định giá; phương thức phân phối tài sản cho nhà đầu tư và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về hoạt động thanh lý và phân phối tài sản;
b) Cam kết bằng văn bản được ký bởi đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện quản lý quỹ về việc chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý tài sản để giải thể quỹ.
3. Trình tự thông báo thanh lý, giải thể quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11 Nghị định này.
4. Hoạt động thanh lý tài sản, thời hạn thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, nhưng không quá 01 năm, kể từ ngày công bố bản thông báo về việc giải thể quỹ. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, phí quản lý, phí giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu phí đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Sau ngày giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, công ty thực hiện quản lý quỹ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mức thanh toán trên một Phần vốn góp, chi phí phát sinh trong kỳ, giá trị tài sản ròng còn lại của quỹ và giá trị tài sản phân phối cho nhà đầu tư. Thông báo gửi cho nhà đầu tư phải được cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh để theo dõi, giám sát.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm công bố thông tin về việc hoàn tất thanh lý, phân phối và giải thể quỹ trên cổng thông tin điện tử của công ty thực hiện quản lý quỹ, đồng thời thông báo kết quả giải thể quỹ cho cơ quan đăng ký kinh doanh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Trường hợp thông báo kết quả giải thể không chính xác, có tài liệu giả mạo, công ty thực hiện quản lý quỹ, những tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Nhà đầu tư được nhận lợi tức từ quỹ theo chính sách phân phối lợi nhuận quy định tại Điều lệ quỹ và phương án phân chia đã được Đại hội nhà đầu tư gần nhất thông qua. Việc chi trả lợi tức quỹ bảo đảm nguyên tắc:
a) Quỹ chỉ được chia lợi tức cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Phù hợp với chính sách phân chia lợi tức quy định tại Điều lệ quỹ;
c) Mức chi trả lợi tức do Đại hội nhà đầu tư quyết định, phù hợp với Mục tiêu đầu tư, các quy định tại Điều lệ quỹ về chính sách phân chia lợi nhuận của quỹ.
2. Tối thiểu 15 ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo đến địa chỉ đăng ký của nhà đầu tư.
1. Trừ trường hợp Điều lệ quỹ hoặc pháp luật có quy định khác, nhà đầu tư góp vốn vào quỹ được tự do chuyển nhượng Phần vốn góp tại quỹ. Việc chuyển nhượng một Phần hay toàn bộ Phần vốn góp tại quỹ phải bảo đảm sau khi chuyển nhượng, số lượng nhà đầu tư của quỹ vẫn đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn tất giao dịch, công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư như sau:
a) Thông báo về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư theo Mẫu số 05 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ thông tin về các bên giao dịch, tỷ lệ sở hữu của các bên (trước và sau khi giao dịch), giá trị giao dịch;
b) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng của các nhà đầu tư có xác nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ.
1. Trước 15/01 hàng năm, doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động theo Mẫu số 06 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với công ty thực hiện quản lý quỹ về những nội dung trong thông báo thành lập quỹ, thay đổi quỹ và các tài liệu khác về quỹ quy định tại Nghị định này.
1. Chế độ kế toán của doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Việc chuyển vốn đầu tư, lợi nhuận vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý ngoại hối.
1. Căn cứ vào Điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương có chức năng đầu tư tài chính để thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
2. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì việc giao nhiệm vụ và hỗ trợ vốn Điều lệ cho quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải đáp ứng quy định tại Khoản 11 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thì việc bổ sung vốn Điều lệ phải đáp ứng quy định tại Điều 4, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Nguyên tắc đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu khi thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
6. Thông tin về hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sử dụng ngân sách địa phương phải công khai trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện.
1. Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương lựa chọn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư đảm bảo tối thiểu các Điều kiện sau:
a) Có cam kết cùng với tổ chức tài chính nhà nước của địa phương đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
b) Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
c) Có khả năng tự trang trải chi phí khi tham gia thực hiện đầu tư;
d) Các Điều kiện khác (nếu có).
2. Hằng năm, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tiến hành đánh giá, Điều chỉnh và công bố danh sách các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn trên cổng thông tin điện tử của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Doanh nghiệp nhận đầu tư từ tổ chức tài chính nhà nước của địa phương là doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Hoạt động trong các lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển.
b) Phải được ít nhất một trong các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 21 Nghị định này lựa chọn để đầu tư.
2. Định kỳ hàng quý, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương cập nhật, công bố danh sách các doanh nghiệp nhận đầu tư trên cổng thông tin điện tử cửa tổ chức tài chính nhà nước của địa phương và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 21 Nghị định này tiến hành đánh giá và đề xuất phương án lựa chọn các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, gửi tổ chức tài chính nhà nước của địa phương để xem xét, quyết định cùng đầu tư.
2. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước thì trình tự, thủ tục đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quản lý Phần vốn góp thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 30 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
3. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì trình tự, thủ tục đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quản lý Phần vốn góp thực hiện theo quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ đó và Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Quyết định đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ nguồn vốn của các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không phụ thuộc vào quyết định đầu tư của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương.
5. Khoản vốn đầu tư từ tổ chức tài chính nhà nước của địa phương cho một doanh nghiệp nhận đầu tư quy định tại Điều 22 Nghị định này không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư mà doanh nghiệp đó huy động được từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư.
Thời hạn đầu tư từ ngân sách địa phương tối đa là 05 năm kể từ thời điểm đầu tư. Thời điểm đầu tư là ngày ký kết hợp đồng đầu tư giữa tổ chức tài chính nhà nước của địa phương với doanh nghiệp nhận đầu tư.
1. Trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm đầu tư, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tiến hành chuyển nhượng cổ Phần, Phần vốn góp tại doanh nghiệp nhận đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân. Ưu tiên chuyển nhượng vốn cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư, cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp nhận đầu tư.
2. Việc chuyển nhượng Khoản đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
3. Toàn bộ giá trị thu được từ chuyển nhượng vốn, sau khi trừ các chi phí chuyển nhượng, nghĩa vụ thuế (nếu có), phải nộp về ngân sách nhà nước.
Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương phải trích lập quỹ dự phòng đối với Khoản đầu tư theo quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức tài chính nhà nước của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định này khi cần thiết.
Hướng dẫn hạch toán kế toán cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động.
1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
2. Thực hiện công khai ngân sách địa phương sử dụng cho hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chịu trách nhiệm về những vi phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật khi giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
3. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về kết quả và tình hình hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này.
4. Kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo từ ngân sách địa phương; kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Phần vốn từ ngân sách địa phương đầu tư tại các công ty khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
1. Cung cấp thông tin trung thực trong quá trình huy động vốn đầu tư.
2. Sử dụng vốn đầu tư một cách cẩn trọng, theo đúng quy định tại các hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, Chính phủ rà soát, chỉnh sửa Nghị định khi thấy cần thiết.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc các tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 38/2018/ND-CP |
Hanoi, March 11, 2018 |
INVESTMENTS IN SMALL AND MEDIUM-SIZED STARTUP COMPANIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 16, 2014;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law dated November 26, 2014 on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on assistance for small and medium-sized enterprises dated June 12, 2017;
At the request of the Minister of Planning and Investment;
The Government promulgates a Decree providing for the investments in small and medium-sized startup companies.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope:
This Decree provides guidelines for investments in small and medium-sized startup companies (hereinafter referred to as “startups”), the establishment, management and operation of venture capital funds, and use of local government budgets to make investments in startups.
2. Regulated entities:
a) Entities making investments in startups as prescribed in Clause 1 Article 18 of the Law on assistance for small and medium-sized enterprises;
b) Startups as defined in Clause 2 Article 3 of the Law on assistance for small and medium-sized enterprises;
c) Authorities, organizations and individuals involved in the implementation of this Decree.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “venture capital” refers to financing that investors provide to do business via contribution of capital to establishment of startups or purchase of shares or stakes of startups which are not public companies.
2. “venture capital fund” means the fund which is established from investments made by private investors to invest in startups.
3. "paid-in capital” means the total amount of assets contributed by investors to the venture capital fund.
4. “fund management company” refers to the company which is established under the law on enterprises and engages in management of venture capital funds.
1. Investors prescribed in Clause 1 Article 18 of the Law on assistance of small and medium-sized enterprises are entitled to make investments in startups under the forms stipulated by law, including:
a) Contribution of capital to establishment of startups, or purchase of shares or stakes of startups;
b) Establishment or contribution of capital to establishment of venture capital funds to make investments.
2. Enterprises are entitled to use their science and technology development funds to invest in startups in accordance with regulations of the Law on technology transfer and regulations herein. State-owned enterprises shall make investments in startups in accordance with regulations on management and utilization of state capital invested in enterprises’ manufacturing and business operations, and relevant laws.
3. Venture capitalists must ensure that the money they use to make investments is legal and in consistent with Vietnamese and international laws on anti-money laundering.
Article 4. Enterprises making investments in startups
1. Enterprises that are established under the Law on enterprises are entitled to make investments in startups in accordance with regulations herein.
2. When making investments in startups, these enterprises must apply for registration of additional business sectors regarding venture capital in accordance with the law regulations on company registration.
3. Company registration offices shall consider the validity of applications and certify the registration for venture capital by enterprises in accordance with the law regulations on company registration.
Article 5. Venture capital funds
1. A venture capital fund is not considered a juridical person and established by capital contributed by not more than 30 investors according to the fund’s Charter. A venture capital fund is not entitled to make investments in other venture capital funds.
2. Investors may make contributions to a venture capital fund by VND cash, gold, land-use rights and other assets which may be valued in VND. Investors are not entitled to contribute borrowed capital to a venture capital fund.
3. Portfolio and investments of a venture capital fund include:
a) Deposits at commercial banks as prescribed by law;
b) Total investment made in a startup shall not exceed 50% of its charter capital after receiving investments.
4. Total paid-in capital and assets of investors at a venture capital fund must be recorded separately from those of the fund management company.
5. Investors that contribute capital to a venture capital fund shall themselves reach an agreement on the power to make decision on investment portfolio which must be specified in the fund’s Charter and the contract signed with the fund management company (if any).
Article 6. Charter of the venture capital fund
1. The charter of the venture capital fund must be approved by all investors.
2. The fund’s Charter includes the following main contents:
a) Name of the fund, date of establishment, operating period, and the fund management company;
b) Objectives of the fund, investment fields, principles for operating the fund, and operating period of the fund;
c) The fund’s paid-in capital and regulations on increase and decrease in paid-in capital;
d) Rights and obligations (including salaries, bonuses and expenses) of the fund management company, fund’s Board of representatives and Director; cases of change of the fund management company, fund’s board of representatives and manager;
dd) Regulations on General meeting of investors;
e) Regulations on the power to make decision on the investment portfolio;
g) Regulations on retention of the fund’s register of investors;
h) Regulations on profit distribution;
i) Regulations on settlement of conflicts of interest;
k) Regulations on reporting;
l) Regulations on fund dissolution and liquidation;
m) Regulations on transfer of capital contributions between investors;
n) Procedures for amending the fund’s Charter;
o) Other contents (if any),
3. The fund’s objective specified in its charter must include the following precautions: This fund aims to invest in startups. Only investors that are ready to face high risks from the fund's investments should contribute capital to this fund. Investors should carefully consider before contributing capital or make investments in this fund.
Article 7. Management of venture capital funds
1. A venture capital fund shall be managed under at least one of the following models:
a) General meeting of investors, the fund management company;
b) General meeting of investors, the fund’s Board of representatives or Director, the fund management company;
c) General meeting of investors, the fund’s Board of representatives and Director, the fund management company.
2. The fund’s investors may either establish or hire a company to take charge of managing the venture capital fund. The fund management company shall carry out procedures for establishment of the venture capital fund and apply for registration of its additional business sector, which is management of venture capital fund, in accordance with the law regulations on company registration when taking charge of managing the venture capital fund.
3. The management of the venture capital fund prescribed herein shall be done according to the fund’s Charter and agreements or contracts signed with the fund (if any), and not be governed by regulations of the Law on securities.
4. Unless otherwise specified in the fund’s Charter, the fund management company shall submit reports to the fund’s Board of representatives/ Director on a three-month basis on the following contents:
a) The fund’s investment portfolio, including total investment made in each startup.
b) The investment plan and divestment plan (if any).
c) The administration costs and bonuses (if any) paid to the fund management company, the fund’s Board of representatives or Director and other service charges as regulated in the fund’s Charter that arise during the reporting period.
d) Other contents at the request of the fund’s Board of representatives or Director.
5. Transfer of shares of a founding shareholder of the fund management company shall be made in accordance with regulations of the Law on enterprises.
Article 8: General meeting of investors
1. The General meeting of investors shall include all investors who pay capital to the fund and be the highest decision-making body of the fund. The General meeting of investors shall make decisions on the following contents:
a) Amendments to the fund’s Charter or changes to the contract signed with the fund management company;
b) Changes in the fund’s policies or objectives; change of the fund management company, the fund’s Board of representatives or Director;
c) The fund dissolution; increase or decrease in the fund’s paid-in capital; extension of the fund’s operating period;
d) Decisions about contracts or transactions as prescribed in Article 10 herein;
dd) Approval for the selection of accredited audit firm to conduct audits of annual financial statements of the fund, and independent valuation firm (if any); approval for annual financial statements, reports on asset flows, and profit and loss statements of the fund;
e) Consideration and actions against the violations which have been committed by the fund management company and cause damage to the fund;
g) Other issues within the authority of the General meeting of investors as prescribed in the fund’s Charter.
2. Resolutions of the General meeting of investors shall be approved by voting, or giving written opinions, or in other forms as regulated in the fund’s Charter. The number of votes an investor has corresponds to the percentage of capital he contributed to the fund.
3. The General meeting of investors shall be convened in accordance with regulations in the fund’s Charter.
4. The fund management company shall convene extraordinary general meeting of investors on the requisition of the fund’s Board of representatives or Director or an investor or a group of investors owning more than 10% of the total paid-in capital for a period of at least 06 months or a smaller percentage of the total paid-in capital as prescribed in the fund’s Charter in the following cases:
a) There is a well-founded conclusion that the fund management company infringes the investor's rights, or fails to discharge its obligations, or makes a decision beyond its authority prescribed in the fund’s Charter, or delegated by the General meeting of investor, resulting in damage to the fund; or
b) Other cases prescribed in the fund's Charter.
5. The extraordinary general meeting of investors shall be held within 30 days from the date on which the fund management company receives a requisition thereof. At least 15 days before the extraordinary general meeting of investors, the fund management company must send written meeting program, which must specify the reasons and objectives of the meeting, and relevant documents to all investors.
6. In case the fund management company refuses to convene the General meeting of investors as prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article, it shall assume responsibility under the law and make compensation for any damage caused to the fund.
Article 9. The fund’s Board of representatives and Director
1. The fund’s Board of representatives or Director is elected by the General meeting of investors to represent investors. Rights and obligations of the fund’s Board of representatives or Director are specified in the fund’s Charter.
2. Resolutions of the fund’s Board of representatives shall be approved by voting in the meeting, or giving written opinions, or in other forms as regulated in the fund’s Charter. Each member of the fund’s Board of representatives has one vote of equal weight.
3. Unless otherwise specified in the fund’s Charter, the fund’s Board of representatives or Director shall discharge the following duties:
a) Inspect the compliance, rationality, legality, truthfulness and carefulness in the operation of the fund management company;
b) Appraise the adequacy, legality and truthfulness of reports submitted by the fund management company;
c) Review, inspect and evaluate the efficiency of performance of the fund management company, risk management and precautions for investors.
Article 10. Transactions requiring approval from General meeting of investors and notification of related interests
1. The following transactions must be approved by the General meeting of investors before they are carried out:
a) Transactions between the venture capital fund and a startup whose legal representative is related to the investor who owns at least 35% of the fund’s paid-in capital or a smaller percentage thereof prescribed in the fund’s Charter. Investor having related interests cannot vote on such case. A contract or transaction is considered approved when at least 65% of votes are “yes” votes;
b) Other transactions prescribed in the fund's Charter.
2. Unless otherwise specified in the fund’s Charter, the fund management company shall take charge of informing the fund’s Board of representatives or Director within 07 days from the occurrence of the event, and report in the annual general meeting of investors the following contents:
a) The list of individuals related to the fund management company;
b) Name, registration number and head office’s address of the enterprise the shares or paid-in capital of which is owned by a member of the Member Board (or the Management Board), or the Director (or General Director) of the fund management company; percentage and time of owning such shares or paid-in capital.
3. Related parties (or individuals) shall be determined in conformity with regulations in Article 4 of the Law on enterprises.
Article 11. Notice of establishment of venture capital fund
1. Within 05 working days from the date of establishment of the venture capital fund, the fund management company must submit the notice of establishment which is prepared according to the forms No. 01a and 01b enclosed herewith to the company registration office at the place where the fund’s head office is located. Such notice must be enclosed with the following documents:
a) The fund’s Charter;
b) Service contract signed with the fund management company (if any);
c) The bank’s certification of paid-in capital;
d) Certified copies of ID cards or Passports or citizen’s identity cards of individual investors; or certified copies of establishment decisions or company registration certificates or documents of equivalent validity of institutional investors;
dd) The minutes and resolution of the General meeting of shareholders or the Management Board, or decision of the Member Board or of the owner in conformity with regulations in the Charter of the institutional investor, that contributes capital to the fund, on the appointment of its official to represent its capital contributed to the fund, enclosed with personal profiles of this authorized official.
2. The company registration office shall consider the validity of the notice and enclosed documents received within a period of 15 working days from the receipt of the notice.
3. If the notice and enclosed documents are valid, the company registration office shall send a certification of establishment to the fund management company. If the notice and enclosed documents are invalid, the company registration office shall send a written response which specifies the reasons and contents to be modified (if any) to the fund management company.
4. Within 05 working days from the receipt of certification of the notice of establishment of the venture capital fund, the fund management company shall publish information about the establishment of the venture capital fund on its website or portal and send the copy of the notice of the fund establishment to the Ministry of Planning and Investment for publishing on the National SMEs support portal. The fund shall begin its operations after the fund-related information has been published on the National SMEs support portal.
5. The fund management company shall assume responsibility before the law for the truthfulness and accuracy of contents of the notice of establishment and enclosed documents. The company registration office shall assume responsibility for the validity of the notice of establishment and enclosed documents, and not assume responsibility for violations against the law committed by the fund management company or investors.
6. The company registration office shall not settle disputes that arise among investors, or between an investor and the fund management company or another organization or individual.
7. The following changes must be reported to the company registration office at the place where the fund's head office is located for publishing on the National Business Registration Portal: Increase or decrease in the fund’s paid-in capital; extension of operating period of the fund; the fund liquidation or dissolution; transfer of capital contributions between investors.
Article 12. Increase and decrease in the paid-in capital of the venture capital fund
1. Any increase or decrease in the paid-in capital of the venture capital fund must comply with the following provisions:
a) The fund’s Charter has regulations on the increase and decrease in its paid-in capital;
b) The increase or decrease in the fund’s paid-in capital has been approved by the General meeting of investors.
2. The venture capital fund’s paid-in capital may be raised from existing investors or new investors. In such cases, the number of investors contributing money to the fund must be ensured as regulated in Article 5 herein.
3. In case of decrease in the fund’s paid-in capital, assets distributed to investors may be cash or other assets as prescribed by the General meeting of investors. The fund management company shall fairly distribute assets to investors according to the capital contribution percentage of each investor. The conveyance or registration for ownership of assets for investors as well as tax liabilities to the Government shall be carried out in accordance with relevant laws.
4. Within 07 days after the completion of increase or decrease in the fund’s paid-in capital, the fund management company must report the company registration business on such increase or decrease in the fund’s paid-in capital as follows:
a) The notice of the increase or decrease in the paid-in capital of the venture capital fund made according to the form No. 02 enclosed herewith;
b) The minutes and resolution of the General meeting of investors on the capital increase or decrease and relevant documents;
c) The amended Charter;
d) The written agreement on capital contribution and the list of investors contributing capital, contributed capital amounts and contribution percentage of each investor before and after the increase or decrease in the fund's paid-in capital;
dd) The certificate of additional paid-in capital and the list of assets contributed to the fund made by the fund management company. In case of capital decrease: The Certificate of distribution of assets to each investor which is made by the fund management company and specifies the list of assets distributed to investors.
5. The procedures for notice of increase or decrease in the fund's paid-in capital and responsibilities of the fund management company shall be the same as those for notice of establishment of venture capital fund specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 11 herein.
Article 13. Notification of extension of operating period of the venture capital fund
1. The operating period of a fund shall be extended according to the resolution of the General meeting of investors.
2. At least 15 days before the end of operating period of the fund, the fund management company must notify the company registration office at the place where the fund’s head office is located of the extension of the fund’s operating period. A notification of the extension of the fund’s operating period includes the following documents:
a) The notice of extension of the fund’s operating period made according to the form No. 03 enclosed herewith;
b) The minutes and resolution of the General meeting of investors of the extension of the fund’s operating period, specifying the extended operating period;
c) The investment portfolio and report on the fund’s net asset value made on the latest valuation date;
d) Changes in investors and the fund’s Charter (if any).
3. The procedures for notice of extension of the fund’s operating period and responsibilities of the fund management company shall be the same as those for notice of establishment of venture capital fund specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 11 herein.
1. A fund shall be liquidated or dissolved in the following cases:
a) The operating period specified in the fund’s Charter ends;
b) The General meeting of investors decides to dissolve the fund before the end of its operating period specified in the fund’s Charter;
c) The fund management company is dissolved, or declared bankrupt, or has its company registration certificate revoked but the fund’s Board of representatives is unable to establish a new fund management company within 02 months from the date on which one of such events occurs;
d) Other cases as prescribed in the fund's Charter.
2. Within 30 days from the date on which the fund is dissolved as prescribed in Points b, c, d Clause 1 of this Article, or at least 03 months prior to the fund dissolution as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, the fund management company shall convene the General meeting of investors to consider giving approval for the plan of fund dissolution.
3. The General meeting of investors shall have the right to select an independent audit firm to supervise the liquidation, valuation and distribution of the fund’s assets to its investors; or appoint the existing Board of representatives or Director of the fund to supervise the liquidation and distribution of the fund’s assets.
4. The fund management company shall carry out the liquidation and distribution of assets to investors according to the dissolution plan approved by the General meeting of investors.
5. The General meeting of investors shall vote on the dissolution date. Since the dissolution date, the fund management company shall not:
a) Make investments or purchase assets for the fund;
b) Give or donate fund’s assets to other organizations and individuals;
c) Perform other transactions for the purposes of illegally liquidating the fund’s assets.
6. The assets of the fund being dissolved include:
a) The assets and asset-related rights of the fund existing at the time of compulsory dissolution;
b) The profits, assets and asset-related rights that the fund will obtain from transactions made before the dissolution date.
7. The proceeds from the liquidation of the fund’s assets and remaining assets shall use for:
a) Fulfilling financial obligations to the State;
b) Making payment for amounts payable to the fund management company and the fund’s Board of representatives or Director, other amounts payable and dissolution expenses. In case the fund is dissolved according to Point c Clause 1 of this Article, the fund shall not pay contractual fees to the fund management company, the fund’s Board of representatives or Director from the date on which the dissolution event occurs;
c) The rest of assets shall be distributed to the fund’s investors according to the capital contribution percentage of each investor.
8. Liquidation results must be certified by the fund management company and approved by the fund’s Board of representatives or Director in charge of supervising the liquidation process.
Article 15. Notification of fund dissolution
1. Within 07 days from the date on which the fund dissolution is approved by the General meeting of investors, the fund management company must send a notice of fund dissolution using the form No. 04 enclosed herewith to the company registration office at the place where the fund's head office is located.
2. The notification of the fund dissolution and liquidation shall include:
a) The minutes and resolution of the General meeting of investors on the fund dissolution, enclosed with the plan of liquidation and distribution of the fund's assets approved by the General meeting of investors, which must specify the principle of asset valuation made at the dissolution date and time-limit for asset distribution in conformity with the law regulations, the fund's Charter and valuation manual; the methods of distributing assets to investors and providing information concerning asset liquidation and distribution for investors.
b) The written commitment signed by the legal representative of the fund management company on the completion of the procedures for asset liquidation.
3. The procedures for notice of the fund dissolution and liquidation, and responsibilities of the fund management company shall be the same as those for notice of establishment of venture capital fund specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 11 herein.
4. The asset liquidation and the time-limit for completing asset liquidation shall be performed according to the dissolution plan approved by the General meeting of investors provided that the liquidation of assets must be completed within one year from the date on which the fund dissolution is published. During the liquidation of assets, the administration costs, supervisions costs and other costs shall be paid according to the cost levels approved by the General meeting of investors. Since the dissolution date, the fund management company must monthly provide investors with information about the payment rate for each proportion of paid-in capital, expenses incurred in the period, the remaining net asset value and value of assets distributed to investors. The information provided for investors must be also provided for the company registration office for monitoring.
5. Within 05 working days from the completion of fund dissolution, the fund management company shall publish information concerning the completion of asset liquidation and distribution, and fund dissolution on its website, and at the same time, submit reports on fund dissolution results to the company registration office and the Ministry of Planning and Investment for publishing on the National SMEs support portal.
6. In case the notification of fund dissolution contains inaccurate information or forged documents, the fund management company and relevant organizations/individuals shall be jointly responsible for paying outstanding debts and bear liability before the law for any consequences arising within 03 years from the date on which the reports on the fund dissolution results are sent to the company registration office.
1. Investors shall receive dividend income according to the regulations on profit distribution specified in the fund’s Charter and the dividend payment plan approved by the latest General meeting of investors. Dividend payment must be made according to the following principle:
a) The fund shall pay dividends to its investors only when its investment is lucrative and after it has adequately fulfilled tax liability and other financial obligations as regulated by law;
b) Dividend payment shall be made in conformity with the regulations on profit distribution specified in the fund’s Charter;
c) The dividend rate shall be subject to the decision made by the General meeting of investors in conformity with the fund’s investment objectives and regulations on profit distribution specified in the fund’s Charter.
2. At least 15 days before the date of dividend payment, the fund management company must send notifications to investors according to their registered addresses.
Article 17. Transfer of capital contributions between investors
1. Unless otherwise specified in the fund’s Charter or relevant laws, each investor has the right to freely transfer his/her capital contributions at the fund. An investor may partially or entirely transfer his/her capital contribution at the fund provided that total number of investors of the fund, after completion of transfer, must be ensured as regulated in Article 5 herein.
2. Within 15 days from the completion of transfer procedures, the fund management company is required to send a report on such transfer of capital ownership between investors to the company registration office. Such report includes:
a) The notice of transfer of capital contribution between investors, which is made according to the Form No. 05 stated in the Appendix enclosed herewith and includes information about related parties, ownership percentages of the parties (before and after transfer of capital ownership), and total capital contribution to be transferred;
b) The copy of the written contract for transfer of capital contribution between investors, which must be certified by the fund management company.
Article 18. Reporting and inspection of operations of venture capital funds
1. Enterprises providing venture capital and companies in charge of managing venture capital funds, by January 15 every year, shall submit statements of operations, made according to the Form No. 06 stated in the Appendix enclosed herewith, to the Ministry of Planning and Investment for publishing on the National SMEs support portal.
2. Company business offices have the right to directly, or request competent authorities to, conduct inspections of fund management companies in terms of contents of notice of establishment of venture capital fund, changes in fund and relevant documents as regulated herein.
Article 19. Accounting and financial policies
1. Enterprises providing venture capital, fund management companies and venture capital funds shall assume responsibility to comply with law regulations on accounting.
2. Transfer of investments or profits into or out of the territory of Vietnam by foreign investors who provide capital for startups shall be made in compliance with regulations on investment and foreign exchange management.
USE OF LOCAL GOVERNMENT BUDGETS TO MAKE INVESTMENTS IN STARTUPS
Article 20. Regulations on use of local government budgets to make investments in startups
1. Based on the reality of local government budget, each Provincial People’s Committee shall request the People’s Council of the same level to consider designating the local financial agency to make investments in startups.
2. If the local financial agency is organized and operates in the form of an extra-budgetary fund, assigning duties and providing charter capital for this fund shall comply with Clause 11 Article 8 of the Law on state budget.
3. If the local financial agency is organized and operates in the form of an enterprise, the provision of additional charter capital for this enterprise must comply with regulations in Article 4, Article 13, Article 14 and Article 15 of the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations.
4. The local financial agency shall make investments in startups in conformity with regulations in Clause 4 Article 18 of the Law on assistance for small and medium-sized enterprises.
5. The local financial agency shall exercise the rights and fulfill responsibilities of the agency representing state capital contributed to a startup.
6. Information concerning investments in startups with funding from local government budgets must be published on the website of relevant Provincial People's Committee.
Article 21. Selection of venture capital fund to jointly make investments
1. The local financial agency shall select venture capital funds to jointly make investments. A venture capital fund to be selected must:
a) make a commitment with the local financial agency to jointly make investments in startups;
b) have at least 01 year of experience in investing in startups;
c) be financially capable of making investments; and
d) satisfy other requirements (if any).
2. The local financial agency shall annually evaluate, amend and publish the list of selected venture capital funds on its website and the website of Provincial People's Committee.
Article 22. Invested enterprises
1. An enterprise invested by the local financial agency must be a startup that:
a) operates in priority industries or sectors; and
b) is invested by at least one venture capital fund prescribed in Article 21 herein.
2. The local financial agency shall quarterly update and publish the list of invested enterprises on its website and the website of Provincial People's Committee.
Article 23. Investment form and method
1. Venture capital funds prescribed in Article 21 herein shall evaluate and propose the plan on selection of potential startups to the local financial agency for consideration.
2. If the local financial agency is organized and operates in the form of a state-owned enterprise, procedures and formalities for investment in startups and management of state funding contributed shall be performed in compliance with regulations in Article 28 and Article 30 of the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations.
3. If the local financial agency is organized and operates in the form of an extra-budgetary fund, procedures and formalities for investment in startups and management of state funding contributed shall be performed in compliance with specific organizational and operational regulations of that fund and the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations.
4. Decision on investments in startups by a venture capital fund shall be independent from that of the local financial agency.
5. Total investment made by the local financial agency in a startup as prescribed in Article 22 herein shall not exceed 30% of total investments jointly made by venture capital funds in that startup.
The term of an investment with funding from local government budget shall exceed 05 years from the investment date. The investment date is the date on which the investment agreement is entered into between the local financial agency and the invested startup.
Article 25. Transfer of invested capital
1. Within 05 years from the investment date, the local financial agency may carry out procedures for transfer of its shares or stakes in the invested startup to a private investor. Venture capital funds that jointly make investments in a startup and existing shareholders of the invested startups shall be given priority to such transfer of invested capital.
2. Transfer of investments shall be performed in compliance with regulations in Article 31 of the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations.
3. All proceeds from the transfer of invested capital, after payment for transfer fees and taxes (if any), shall be paid to state budget.
The local financial agency must set aside the reserve fund for its investments in startups in conformity with financial management policies applicable to local financial agencies.
Article 27. Investment performance evaluation
Each local financial agency shall evaluate performance of its investments in startups with funding from local government budget and submit reports thereof to the Provincial People's Committee and Ministry of Planning and Investment in accordance with regulations in Article 31 of the Law on assistance for small and medium-sized enterprises.
STATE MANAGEMENT OF VENTURE CAPITAL AND IMPLEMENTATION OF THIS DECREE
Article 28. Responsibility of Ministry of Planning and Investment
Take charge and cooperate with relevant ministries and Provincial People's Committees to monitor and evaluate the implementation of this Decree, and propose any amendments or supplements to this Decree.
Article 29. Responsibility of Ministry of Finance
Provide guidelines on accounting for enterprises making investments in startups, companies in charge of managing venture capital funds and venture capital funds.
Article 30. Responsibility of each Provincial People’s Committee
1. Perform state management of investments in startups in the province; conduct inspections of operations of fund management companies and venture capital funds.
2. Announce investments in startups with funding from local government budget and assume responsibility for violations within its management as regulated by law when assigning the local financial agency to make investments in startups.
3. Send annual and unexpected reports to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance on performance and status of investments in startups in compliance with regulations herein.
4. Propose solutions for dealing with difficulties that arise during the investment in startups with funding from local government budget; propose amendments or supplements to policies on investments in startups.
Article 31. Responsibility of each local financial agency
1. Exercise the rights and discharge obligations of the agency representing state capital invested in startups in accordance with regulations of the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprises’ manufacturing and business operations.
2. Propose solutions for dealing with difficulties that arise during the investment in startups.
Article 32. Responsibility of every invested startup
1. Provide accurate information during its capital mobilization.
2. Prudently use capital mobilized in conformity with terms and provisions of agreements signed with investors.
1. This Decree comes into force as from the date on which it is signed.
2. During the implementation of this Decree, the Government shall take charge of reviewing and making necessary amendments.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of Provincial People’s Committees, Chairpersons of management councils and Directors of local financial agencies, heads of relevant agencies or organizations shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |