Chương 3 Nghị định 38/2014/NĐ-CP: Thanh sát cơ sở hóa chất
Số hiệu: | 38/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 20/05/2014 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý hóa chất dùng chế tạo vũ khí hóa học
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2014/NĐ-CP về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định quy định về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ, và XK-NK các hóa chất và áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động trên.
Theo đó, Các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất các hóa chất thuộc diện được kiểm soát phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định, tùy thuộc vào từng loại hóa chất: Nhóm 1, Nhóm 2, hay Nhóm 3 và phải thực hiện khai báo với Bộ công thương về các hoạt động liên quan đến hóa chất theo thời hạn quy định cụ thể tại Nghị định.
Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục hóa chất thuộc diện kiểm soát.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ sở hóa chất Bảng 1 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học theo một thỏa thuận cơ sở tương ứng.
2. Các cơ sở hóa chất Bảng 2 là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát có hệ thống của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học nếu có sản lượng bằng hoặc vượt ngưỡng sau:
a) 10 kg/năm đối với một hóa chất 2A*;
b) 01 tấn/năm đối với một hóa chất 2A;
c) 10 tấn/năm đối với một hóa chất 2B.
3. Các cơ sở hóa chất Bảng 3 có sản lượng từ 200 tấn/năm trở lên là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
4. Các cơ sở sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF có sản lượng trên 200 tấn/năm là đối tượng thanh sát ban đầu và thanh sát lại của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
5. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học có thể tiến hành thanh sát đột xuất tại bất kỳ cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF khi có cáo buộc về việc vi phạm Công ước Cấm vũ khí hóa học.
1. Chấp hành đầy đủ các quy định về thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học; tuân thủ hướng dẫn của đội hộ tống trong quá trình tiến hành thanh sát tại cơ sở; hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để Đội Thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học hoàn thành nhiệm vụ quy định trong lệnh thanh sát.
2. Bố trí phòng làm việc, tủ tài liệu có khóa, điện thoại cố định nối mạng quốc tế, máy fax và máy hủy tài liệu cho Đội Thanh sát.
3. Bố trí cán bộ có thẩm quyền và am hiểu về hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng như: Quản lý, kỹ thuật công nghệ, kinh doanh, tài chính, môi trường, an toàn lao động để làm việc với Đội Thanh sát.
4. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, sơ đồ, bản vẽ, sổ sách cần thiết để làm việc với Đội thanh sát.
5. Giúp Đội Thanh sát lấy mẫu khi được yêu cầu.
6. Các chi phí sử dụng được Ban Thư ký của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học hoàn trả cho cơ sở khi phía cơ sở yêu cầu.
1. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại phần VI - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về khai báo hóa chất Bảng 1;
c) Đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hóa chất tại cơ sở.
2. Đối với hóa chất Bảng 2
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại phần VII - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về khai báo hóa chất Bảng 2;
c) Đánh giá khả năng gây rủi ro của các hoạt động hóa chất tại cơ sở.
3. Đối với hóa chất Bảng 3 và DOC, DOC-PSF
a) Kiểm tra các hoạt động tại cơ sở theo yêu cầu tại phần VIII - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Kiểm tra các hóa chất Bảng được sản xuất tại cơ sở theo yêu cầu tại phần IX - Phụ lục Kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm:
1. Tiếp đón và làm việc với Đội Thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học; thực hiện quyền kiểm tra theo Khoản 29 Mục c Phần II - Phụ lục kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học để đảm bảo sự phù hợp của số thiết bị do Đội Thanh sát mang vào Việt Nam.
2. Tạo điều kiện để Đội Thanh sát hoàn thành nhiệm vụ theo đúng nội dung tại lệnh thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
3. Phối hợp với cơ sở bị thanh sát thực hiện mọi biện pháp bảo vệ cơ sở, thông tin và số liệu không liên quan đến mục đích và nội dung thanh sát.
4. Đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2: Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu, Cơ quan Quốc gia Việt Nam cùng đại diện cơ sở tổ chức đàm phán với Đội Thanh sát để thống nhất nội dung của thỏa thuận cơ sở trong đó quy định các chi tiết cho việc thanh sát có hệ thống tại cơ sở kể từ sau cuộc thanh sát ban đầu.
1. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 24 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở phụ thuộc vào nguy cơ rủi ro đối với các mục tiêu và mục đích của Công ước.
2. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 2
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 48 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở là 96 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thỏa thuận riêng cụ thể.
3. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF
a) Thời gian thông báo quyết định thanh sát không dưới 120 giờ trước khi tới địa điểm bị thanh sát;
b) Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở là 24 giờ, có thể kéo dài trên cơ sở thỏa thuận riêng cụ thể.
1. Phương pháp tiến hành thanh sát
a) Thanh sát bằng trực quan thiết bị sản xuất, phòng điều khiển, phòng thí nghiệm, kho chứa nguyên liệu và khu vực xử lý chất thải;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu;
c) Thảo luận và phỏng vấn;
d) Lấy mẫu và phân tích nếu cần.
2. Trình tự thanh sát
a) Nghe đại diện cơ sở giới thiệu về cơ sở, gồm các nội dung: Hoạt động của cơ sở; sơ đồ mặt bằng của nhà máy, phân xưởng là đối tượng thanh sát; phản ứng hóa học; quy trình công nghệ; cân bằng vật chất, nguyên liệu của sản xuất; xử lý chất thải; các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe;
b) Thăm các hạng mục nằm trong phạm vi cơ sở;
c) Thống nhất kế hoạch và nội dung thanh sát;
d) Kiểm tra khu vực vận hành sản xuất; kiểm tra các hồ sơ về cung ứng nguyên liệu, sản phẩm và sản xuất; kiểm tra kho hàng, khu vực xử lý chất thải, khu vực lưu giữ các hóa chất không đạt chỉ tiêu kỹ thuật; tham quan phòng thí nghiệm (nếu có); kiểm tra tài liệu.
Kiểm tra tài liệu bao gồm những hạng mục: Tài liệu quy trình công nghệ (sơ đồ tiến trình công nghệ, công suất, sơ đồ công ty, bản đồ nhà máy); nhật ký vận hành nhà máy, hồ sơ các mẻ; hồ sơ kiểm tra chất lượng, kể cả các số liệu phân tích; hồ sơ về kho hàng và vận chuyển (cả bên trong lẫn bên ngoài); các tài liệu về đảm bảo sức khỏe, an toàn và môi trường, gồm Phiếu an toàn hóa chất (MSDS) của các hóa chất, quy trình vận hành chuẩn (SOP), quy định an toàn riêng của cơ sở, quy định về giới hạn tiếp xúc với các hóa chất có trong cơ sở, cảnh báo nguy hại có thể có;
đ) Trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc thanh sát, Đội Thanh sát cùng đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam xem xét lại kết quả thanh sát ban đầu do Đội Thanh sát đưa ra và làm rõ các nội dung còn nghi ngờ (nếu có). Kết quả ban đầu được thể hiện trong dự thảo Báo cáo sơ bộ về cuộc thanh sát được ký giữa đại diện của cơ sở và Cơ quan Quốc gia Việt Nam với Đội trưởng Đội Thanh sát.
3. Đối với cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2
a) Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu sẽ diễn ra các cuộc đàm phán giữa Đội Thanh sát và Cơ quan Quốc gia Việt Nam thống nhất về nội dung dự thảo thỏa thuận liên quan đến việc thanh sát tại các cơ sở để trình Tổ chức Cấm vũ khí hóa học và Chính phủ Việt Nam ký kết;
b) Việc thanh sát lại cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 thực hiện như thanh sát đối với cơ sở hóa chất Bảng 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF quy định tại Điểm b Khoản 13 Điều 4 Nghị định này.
4. Thanh sát đột xuất
a) Thanh sát đột xuất nhằm làm sáng tỏ cáo buộc của một quốc gia thành viên về việc vi phạm quy định Công ước tại một cơ sở hóa chất thuộc diện kiểm soát của một quốc gia thành viên khác;
b) Thời gian thông báo quyết định thanh sát đột xuất: Không dưới 12 giờ trước khi tới địa điểm nhập cảnh. Thời gian tiến hành thanh sát tại cơ sở không quá 84 giờ, trừ khi được kéo dài theo thỏa thuận với quốc gia bị thanh sát.
1. Trong thời gian thực hiện việc thanh sát tại Việt Nam, thành viên của Đội thanh sát được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định của Công ước về các đặc quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc năm 1946.
2. Mẫu vật, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học phê chuẩn do Đội Thanh sát mang vào Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ thanh sát thì được miễn khai báo và kiểm tra hải quan; được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.
VERIFICATION OF CHEMICAL FACILITIES
1. c) The Schedule 1 chemical facilities are the objects subject to the systematic and initial verification of the Organization due to the corresponding facility agreement.
2. c) The Schedule 2 chemical facilities are the objects subject to the systematic and initial verification of the Organization when their output is equal to or more than:
a) 10kg of a 2A* chemical per year;
a) 1 tonne of a 2A chemical per year;
c) 10 tonnes of a 2B chemical per year.
3. c) The Schedule 3 chemical facilities whose output is at least 200 tonnes/year are the objects subject to the initial verification and re-verification of the Organization.
4. The DOC and DOC-PSF facilities whose output is at least 200 tonnes/year are the objects subject to the initial verification and re-verification of the Organization.
5. The organization may carry out surprise verification at any Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3, DOC and DOC-PSF facility when any violation of the CWC is reported.
Article 23. Responsibilities of verified facilities
1. Comply with the regulations on verification activities of the Organization; follow the instructions given by the accompanying delegation during the verification at the facilities; facilitate the Inspectorate of the Organization to perform their tasks prescribed in the inspection order.
2. Equip the Inspectorate with offices, filling cabinets with locks, international roaming landline telephones, fax machines and shredders.
3. Assign experts in charge of the activities of the Schedule chemical facilities such as: management, technology, business, finance, environment, occupational safety to cooperate with the Inspectorate.
4. Prepare the necessary documents, material, diagrams, and designs to facilitate the Inspectorate.
5. Provide samples for the Inspectorate when required.
6. All of the expenses shall be returned to the facilities by the Secretariat of the Organization by request.
Article 24. Requirements for verification
1. With regard to the Schedule 1 chemical facilities
b) Inspect the activities in the facilities pursuant to the regulations in part VI of the Verification Annex of the CWC;
b) Inspect the implementation of the regulations on the declaration of the Schedule 1 chemicals;
c) Evaluate the potential risks of the activities related to chemicals in the facilities.
2. With regard to the Schedule 2 chemical facilities
b) Inspect the activities in the facilities pursuant to the regulations in part VI of the Verification Annex of the CWC;
b) Inspect the implementation of the regulations on the declaration of the Schedule 2 chemicals;
c) Evaluate the potential risks of the activities related to chemicals in the facilities.
3. With regard to the Schedule 3 chemical, DOC and DOC-PSF facilities
b) Inspect the activities in the facilities pursuant to the regulations in part VI of the Verification Annex of the CWC;
b) Inspect the Schedule chemicals produced in the facilities pursuant to the regulations in part VI of the Verification Annex of the CWC;
Article 25. Reception and working with Inspectorate of the Organization
The Vietnam National Agency shall
1. Welcome and work with the Inspectorate of the Organization; exercise the inspection rights pursuant to Clause 29 Section c Part II of the Verification Annex of the CWC to ensure the suitability of the equipment carried to Vietnam by the Inspectorate.
2. Facilitate the Inspectorate to fulfill its duties in accordance with the regulations on the verification order of the Organization.
3. Cooperate with the verified facilities in imposing protective measures for the facilities, information and figures irrelevant to the inspection purposes and content.
4. Cooperate with the representatives of the facilities during the initial verification in negotiating with the Inspectorate for the facility agreement in the systematic verification at the facilities after the initial verification with regard to the Schedule 1 and Schedule 2 chemical facilities.
Article 26. Processing time for verification
1. With regard to the Schedule 1 chemical facilities
a) The decision on the verification shall be announced at least 24 hours before the arrival at the entry location;
b) The duration for the verification activities to be carried out at the facilities depends on the potential risks to the objectives and purposes of the CWC.
2. With regard to the Schedule 2 chemical facilities
a) The decision on the verification shall be announced at least 48 hours before the arrival at the entry location;
b) The duration for the verification activities to be carried out at the facilities is 96 hours which can be extended according to each specific agreement.
3. With regard to the Schedule 3 chemical, DOC and DOC-PSF facilities
a) The decision on the verification shall be announced at least 120 hours before the arrival at the entry location;
b) The duration for the verification activities to be carried out is 24 hours which can be extended according to each specific agreement.
Article 27. Procedures for verification
1. Methods of Verification
a) Conduct visual inspections of the manufacturing equipment, control rooms, laboratories, sheds and waste treatment areas;
b) Review the documents and applications;
c) Discuss and interview;
d) Collect and analyze samples if necessary.
2. Verification procedures
a) Attend the presentations on the facilities given by their representatives. Such presentations include: activities of the facilities, site plans of the factories and shops subject to verification; chemical reactions; technology process; production materials balance; waste treatment; measures for protecting the environment, ensuring the occupational safety and maintaining health;
b) Examine the items of the facilities;
c) Make consistent verification plans and contents;
d) Examine the production areas; review the documents on the supply of materials, products and production; examine the warehouses, waste treatment areas, and storage areas for substandard chemicals; examine the laboratories (if any); review the documents.
The documents that are reviewed includes: documents on the technology process (technology process diagram, power, company diagrams, factory maps); factory operation diaries, documents on patches, documents on quality inspection including the analyzed data, documents on the warehouses and transportation (both inside and outside); documents on the health, safety and environment maintenance, Material Safety Data Sheets (MSDS) of the chemicals, Standard Operation Process (SOP), regulations on safety of each facility, regulations on the limits on the contact with the chemicals in the facilities, warnings of potential risks;
dd) Review the initial verification results with the representatives of the facilities and the Vietnam National Agency which are given by the Inspectorate; clarify the suspicious content (if any) within 24 hours after the inspection is finished. The initial results shall be presented in the draft of the preliminary Reports on the verification which are signed by the representatives of the facilities and the Vietnam National Agency with the Chief of the Inspectorate.
3. With regard to the Schedule 1, Schedule 2 chemical facilities
a) During the initial verification, the Inspectorate shall negotiate with the Vietnam National Agency for the uniformity of the content of the draft agreements related to the inspections at the facilities. Such agreements shall be submitted to the Organization and the Government of Vietnam to be concluded.
b) The re-verification activities of the Schedule 1, Schedule 2 chemical facilities shall be carried out the same as those of the Schedule 3 chemical, DOC and DOC-PSF facilities as prescribed in the Point b Clause 13 Article 4 of this Decree.
4. Surprise verification
a) Surprise verifications are carried out to deal with the accusation of the violation of the CWC regulations made by an State Party against any chemical facility under the management of another State Party.
a) The decision on the surprise verification shall be announced at lease 12 hours before the arrival at the entry location; b) The duration for the verification activities to be carried out at the facilities is not more than 84 hours which can be extended according to agreement with the inspected nation.
Article 28. Incentives and exemptions
1. During the verification in Vietnam, the members of the Inspectorate shall be provided incentives and granted diplomatic immunity according to the regulations of the CWC on the incentives and exemptions of the UN dated 1946.
2. Samples and equipment in the list of the equipment approved by the Conference for the State Parties of the CWC which are carried to Vietnam by the Inspectorate to conduct verification activities shall be given exemption from report, customs inspection, import and export tax.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực