Chương 1 Nghị định 38/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 38/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 20/05/2014 | Số công báo: | Từ số 509 đến số 510 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý hóa chất dùng chế tạo vũ khí hóa học
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2014/NĐ-CP về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định quy định về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ, và XK-NK các hóa chất và áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động trên.
Theo đó, Các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất các hóa chất thuộc diện được kiểm soát phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định, tùy thuộc vào từng loại hóa chất: Nhóm 1, Nhóm 2, hay Nhóm 3 và phải thực hiện khai báo với Bộ công thương về các hoạt động liên quan đến hóa chất theo thời hạn quy định cụ thể tại Nghị định.
Ban hành kèm theo Nghị định này danh mục hóa chất thuộc diện kiểm soát.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ và xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất được Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Công ước Cấm vũ khí hóa học) kiểm soát tại lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ và xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
1. Các hoạt động liên quan đến hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp Nghị định này chưa quy định hoặc quy định khác với Công ước Cấm vũ khí hóa học thì thực hiện theo Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa chất độc là bất kỳ hóa chất nào thông qua tác động hóa học của nó lên quá trình sống của con người hoặc động vật có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, gây hủy hoại môi trường, môi sinh. Cụm từ này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính này, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất.
2. Tiền chất là hóa chất được sử dụng trong bất kỳ một công đoạn nào của một quá trình công nghệ khi phản ứng với hóa chất khác có thể tạo thành một hóa chất độc và có vai trò quyết định nhất về mặt độc tính của hóa chất độc đó.
3. Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân loại thành hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 (bao gồm cả hóa chất 2A*; 2A và 2B) và hóa chất Bảng 3 theo mức độ độc tính giảm dần.
4. Chất chống bạo loạn là hóa chất không phải hóa chất Bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động này sẽ hết sau một thời gian ngắn khi con người ngừng tiếp xúc với hóa chất.
5. Hóa chất khác là hóa chất không phải hóa chất Bảng được phân thành hóa chất DOC và hóa chất DOC-PSF, trong đó:
a) Hóa chất DOC là hóa chất hữu cơ riêng biệt, bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxit, sunfua của nó và các cacbonat kim loại;
b) Hóa chất DOC-PSF là hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.
6. Sản xuất hóa chất là việc tạo ra một hóa chất thông qua phản ứng hóa học.
7. Chế biến hóa chất là việc thực hiện một quá trình lý học như pha chế, chưng cất, chiết xuất, tinh chế hóa chất. Sau quá trình chế biến, hóa chất không bị biến đổi thành hóa chất khác.
8. Tiêu dùng hóa chất là việc chuyển hóa một hóa chất thành một hóa chất khác thông qua một phản ứng hóa học hoặc sự hiện diện của hóa chất này là cần thiết trong quy trình tạo ra một hóa chất khác.
9. Cất giữ hóa chất là việc lưu giữ, bảo quản hóa chất chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết trong kho chứa, thùng chứa, bồn chứa chuyên dụng tại cơ sở hóa chất.
10. Cơ sở hóa chất là nơi diễn ra một hay nhiều các hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất chịu sự kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Cơ sở hóa chất được phân thành cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3, cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF, trong đó:
a) Cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 là nơi diễn ra một hay nhiều các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, cất giữ và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3;
b) Cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
11. Sản lượng là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất, chế biến, tiêu dùng hoặc dự kiến sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong năm nào đó của một cơ sở hóa chất đối với một hóa chất cụ thể. Sản lượng có thể bằng hoặc vượt công suất sản xuất, chế biến, tiêu dùng của cơ sở đối với hóa chất đó.
12. Kiểm chứng số liệu là việc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học hoặc Cơ quan Quốc gia Việt Nam kiểm tra, xem xét, đối chiếu số liệu đầu tư cơ sở hóa chất, sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu dùng, môi giới và xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất Bảng của các tổ chức, cá nhân được cấp phép, đã khai báo nhằm mục đích tái xác nhận sự phù hợp của các số liệu đã khai báo hoặc phát hiện các sai sót phải điều chỉnh để bảo đảm sự minh bạch, chính xác và trung thực của việc khai báo.
13. Thanh sát là cuộc kiểm tra tại chỗ do Tổ chức cấm vũ khí hóa học tiến hành tại một cơ sở hóa chất thuộc diện bị thanh sát đã được quốc gia thành viên khai báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học nhằm xác nhận sự phù hợp của thông tin đã khai báo và chứng nhận việc tuân thủ các quy định của Công ước tại cơ sở hóa chất, trong đó:
a) Thanh sát ban đầu là cuộc thanh sát đầu tiên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ thuộc diện bị thanh sát;
b) Thanh sát lại là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu đối với một cơ sở hóa chất Bảng hoặc cơ sở DOC, DOC-PSF do Tổ chức Cấm vũ khí hóa học tiến hành để tái kiểm tra sự phù hợp của khai báo mà quốc gia thành viên đã nộp cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học;
c) Thanh sát có hệ thống là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu được tiến hành định kỳ tại một cơ sở hóa chất Bảng 1 hoặc cơ sở hóa chất Bảng 2 theo một thỏa thuận riêng về cơ sở đó nhằm mục đích kiểm tra và tái xác nhận sự phù hợp của khai báo mà quốc gia thành viên đã đệ trình với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học;
d) Thanh sát đột xuất là cuộc thanh sát đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ nằm trên lãnh thổ hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của một quốc gia thành viên vào bất kỳ thời điểm nào nhằm mục đích làm sáng tỏ các cáo buộc về việc không tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở hóa chất.
14. Thỏa thuận cơ sở là thỏa thuận được ký kết giữa quốc gia thành viên với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học liên quan đến việc thanh sát một cơ sở hóa chất cụ thể thuộc diện bị thanh sát. Thỏa thuận cơ sở được dự thảo trong thời gian diễn ra cuộc thanh sát ban đầu và thường được lập cho các cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2.
15. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học là tổ chức do các quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học thành lập nhằm thực hiện các mục đích và mục tiêu của Công ước thông qua việc bảo đảm tuân thủ các điều khoản của Công ước.
16. Quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học là quốc gia đã ký và phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Cấm vũ khí hóa học và chính thức trở thành thành viên Công ước sau ngày thứ 30 kể từ ngày nộp lưu chiểu phê chuẩn hoặc thông báo về việc gia nhập Công ước cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
17. Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Cơ quan Quốc gia Việt Nam) là tổ chức liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
18. Đội hộ tống là nhóm chuyên gia do Cơ quan Quốc gia Việt Nam cử ra để phối hợp làm việc với Đội thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học trong quá trình Đội thanh sát tiến hành hoạt động thanh sát tại Việt Nam.
19. Bản sao là bản có chứng thực hoặc đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện), bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), bản scan từ bản gốc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
Cơ sở hóa chất Bảng 1 gồm: Cơ sở quy mô đơn lẻ và Cơ sở khác.
1. Cơ sở quy mô đơn lẻ
Cơ sở quy mô đơn lẻ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc bảo vệ. Việc sản xuất tại cơ sở quy mô đơn lẻ được thực hiện trong các thiết bị phản ứng không liên tục. Dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít.
2. Cơ sở khác gồm
a) Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 cho mục đích bảo vệ với tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm;
b) Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế hoặc dược phẩm với sản lượng trên 100 gam/năm đối với một hóa chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm;
c) Phòng thí nghiệm điều chế tổng hợp hóa chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm với tổng sản lượng dưới 100 gam/năm.
Vũ khí hóa học bao gồm một, hai hoặc tất cả các loại sau:
1. Các hóa chất độc và tiền chất của chúng, trừ trường hợp được sử dụng cho những mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm với số lượng và chủng loại phù hợp với các mục đích đó.
2. Đạn dược và trang thiết bị được thiết kế đặc biệt để sử dụng các độc tính của các hóa chất độc và tiền chất quy định tại Khoản 1 Điều này nhằm gây tử vong hoặc các tác hại khác.
3. Bất kỳ loại trang thiết bị nào được thiết kế đặc biệt để dùng trực tiếp các loại đạn dược và thiết bị quy định tại Khoản 2 Điều này.
Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục các hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và để phù hợp với Công ước Cấm vũ khí hóa học, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3.
1. Các hành vi bị cấm
a) Phát triển, sản xuất, sở hữu, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học; xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí hóa học trực tiếp hay gián tiếp với mọi tổ chức, cá nhân; tham gia vào bất cứ hoạt động chuẩn bị quân sự nào có sử dụng vũ khí hóa học; hỗ trợ, khuyến khích hoặc xúi giục mọi tổ chức, cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; sử dụng chất chống bạo loạn như là phương tiện chiến tranh;
b) Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1, trừ trường hợp được phép của cơ quan có thẩm quyền cho những mục đích đặc biệt như nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc bảo vệ; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học; tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia thứ ba;
c) Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, trừ trường hợp được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước;
d) Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, trừ trường hợp được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học mà không có giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này;
đ) Sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF, trừ trường hợp cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm.
2. Các mục đích không bị cấm
a) Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu, y tế, dược phẩm và các mục đích hòa bình khác;
b) Bảo vệ liên quan trực tiếp đến việc phòng, chống hóa chất độc và vũ khí hóa học;
c) Hoạt động quốc phòng, an ninh không gắn với việc sử dụng vũ khí hóa học và không sử dụng độc tính của hóa chất như là phương tiện chiến tranh;
d) Cưỡng chế thi hành luật, kể cả chống bạo loạn trong nước.
1. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Quốc gia Việt Nam
a) Tham mưu, tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các Bộ, ngành và cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
c) Theo dõi, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học;
d) Đầu mối quan hệ công tác giữa Việt Nam với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
2. Cơ quan thường trực của Cơ quan Quốc gia Việt Nam
Bộ Công Thương là cơ quan đại diện, thường trực thay mặt Cơ quan Quốc gia Việt Nam giải quyết các công việc liên quan đến Công ước Cấm vũ khí hóa học.
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công Thương thực hiện các nội dung sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Cấp, đình chỉ, thu hồi theo thẩm quyền Giấy phép sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
c) Quản lý việc sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động này tại các cơ sở hóa chất thuộc phạm vi quản lý của mình;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Công ước Cấm vũ khí hóa học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
đ) Chủ trì thực hiện hợp tác quốc tế trong khuôn khổ của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
a) Bộ Tài chính theo định kỳ 06 tháng và hàng năm chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp số liệu nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng chuyển Bộ Công Thương xử lý để thực hiện khai báo quốc gia với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến Công ước Cấm vũ khí hóa học trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc tổ chức thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
c) Bộ Y tế quản lý việc sử dụng hóa chất Bảng 1 tại các cơ sở nghiên cứu y tế hoặc dược phẩm, có trách nhiệm tổng hợp tình hình quản lý sử dụng hóa chất Bảng 1 gửi Bộ Công Thương để thực hiện khai báo quốc gia với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học;
d) Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học và hợp tác quốc tế theo quy định của Công ước; có trách nhiệm cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần hoặc thẻ tạm trú có thời hạn đến 02 năm cho thanh sát viên và trợ lý thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học, đồng thời thông báo cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học danh sách các thanh sát viên và trợ lý thanh sát mà Việt Nam đã cấp thị thực.
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến hóa chất bị kiểm soát bởi Công ước Cấm vũ khí hóa học.
2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra đột xuất dựa trên những căn cứ sau đây:
a) Thông qua công tác quản lý của mình, cơ quan có thẩm quyền phát hiện các thông tin, tài liệu có dấu hiệu vi phạm các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học, quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Có tin báo, tố giác về các hoạt động vi phạm;
c) Theo yêu cầu của Cơ quan Quốc gia Việt Nam hoặc của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
1. Mọi thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ các thông tin mật trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Cơ quan Quốc gia Việt Nam khi trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Thông tin bảo mật của các cơ sở hóa chất chỉ được trao đổi, tiết lộ với những người có trách nhiệm để thực hiện nghĩa vụ Công ước Cấm vũ khí hóa học và trong trường hợp khẩn cấp có liên quan đến an toàn cộng đồng.
1. Trường hợp thay đổi hóa chất được sử dụng làm chất chống bạo loạn thì cơ quan nhà nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng chất chống bạo loạn phải thông báo với Cơ quan Quốc gia Việt Nam về hóa chất được thay thế, gồm: Tên hóa chất (tên gọi theo IUPAC, tên thương mại hay tên gọi thông thường); công thức hóa học và số CAS. Thông báo này phải gửi đến Cơ quan Quốc gia Việt Nam trước 30 ngày, kể từ ngày hóa chất chính thức được sử dụng làm chất chống bạo loạn.
2. Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc lập báo cáo hàng năm về chương trình phòng vệ và đóng góp tự nguyện của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Article 1. Scope of regulation
This Decree imposes regulations on the production, business, process, use, stockpiling, import and export of the chemicals controled in the Socialist Republic of Vietnam which are governed by the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction (hereinafter referred to as Chemical Weapons Convention or CWC)
This Decree is applied to the organizations and individuals involved in the production, business, process, use, stockpiling, import and export of the chemicals governed by the CWC.
1. The activities related to the chemicals governed by the CWC must comply with the regulations of this Decree and other relevant law regulations.
2. Cases which are not prescribed in this Decree or prescribed differently from the CWC, they shall be implemented in accordance with the CWC.
Article 4. Interpretation of terms
In this Decree, these terms shall be construed as follows:
1. “Toxic chemical” means any chemical which through its chemical action on life processes can cause death, temporary incapacitation, acute or chronic poisoning in the long term to humans or animals; or damage to environment and habitat. This term includes all such chemicals, regardless of their origin or of their method of production, and production facilities.
2. “ Precursor” means any chemical reactant which takes part at any stage in the production by whatever method of a toxic chemical. A precursor participates in the chemical reaction that produces a toxic chemical and plays the key role in term of the toxicity of that toxic chemical
3. “Schedule chemical” means any toxic chemical and precursor governed by the CWC and is classified as Schedule 1 chemical, Schedule 2 chemical (including 2A*; 2A and 2B) and Schedule 3 chemical according to the decrease of the toxicity level.
4. “Riot Control Agent" means any chemical not listed in a Schedule, which can produce rapidly in humans sensory irritation or disabling physical effects which disappear within a short time following termination of exposure.
5. “Other chemical” mean any chemical not listed in a Schedule which is classified as DOC and DOC-PSF, of which:
a) DOC means any chemical belonging to the class of chemical compounds consisting of all compounds of carbon except for its oxides, sulfides and metal carbonates.
b) DOC-PSF means any unscheduled discrete organic chemical containing one or more elements phosphorus, sulfur or fluorine.
6. "Production" of a chemical means its formation through chemical reaction.
7. "Processing" of a chemical means a physical process, such as formulation, extraction and purification, in which a chemical is not converted into another chemical.
8. "Consumption" of a chemical means its conversion into another chemical via a chemical reaction or the presentation of the chemical is necessary in the process of the formulation of another chemical.
9. “Stockpiling” of a chemical means the stockpiling or maintenance of an unused chemical or remaining chemical in the specialized warehouse, cask or basin in chemical facilities.
10. “Chemical facility” means any place where one or more than one activities related to the production, business, process, use, stockpiling, import and export of the chemicals governed by the CWC take place. Chemical facilities are classified as Schedule 1 chemical facilities, Schedule 2 chemical facilities, Schedule 3 chemical facilities, DOC and DOC-PSF facilities, of which:
a) Schedule 1 chemical facilities, Schedule 2 chemical facilities, Schedule 3 chemical facilities are the places where one or more than one activities related to the production, business, process, use, stockpiling, import and export of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3 chemicals take place.
b) DOC, DOC-PSF facilities are the facilities which produce DOC and DOC-PSF.
11. "Production Capacity" means the annual quantitative potential for manufacturing a specific chemical based on the technological process actually used or, if the process is not yet operational, planned to be used at the relevant facility. It shall be deemed to be equal or exceeding the manufacturing output, processing or consumption of that facility.
12. “Data verification” is the assessment and comparison of the investment data of the facilities producing, trading, processing, using, brokering, exporting and importing the Schedule chemicals from the licensed suppliers which is declared in order to reconfirm the conformability of the declared data or to detect errors needing adjusting to ensure the obviousness, accuracy and trueness of the declaration.
13. “Verification” is an on-site inspection carried out by the Organization for the Prohibition of Chemical Weapons at a facility subject to verification which is declared to the Organization in order to verify the conformability of the declared information and confirm the compliance with the regulations of the CWC of the chemical facility, of which:
a) “Initial verification” is the first verification of the Organization of any chemical facility subject to verification;
c) “Re-verification” is the verification conducted by the Organization after the initial verification of a Schedule chemical, DOC or DOC-PSF facility to verify the conformability of the declaration which is submitted to the Organization by the State Party.
c) “Systematic Verification” is the verification periodically conducted after the initial verification at a Schedule 1 or Schedule 2 facility according to a particular agreement on such chemical facility in order to verify and re-confirm the conformability of the declaration which is submitted to the Organization by the State Party.
d) “Surprise verification" is the verification conducted at any chemical facility in any territory under the jurisdiction of a State Party at any time in order to deal with the accusation of the violation of the CWC at such chemical facility.
14. “Facility agreement” is the agreement between a State Party with the Organization on the verification of a specific chemical facility subject to verification; The facility agreement shall be negotiated during the initial verification and usually applied to the Schedule 1 and Schedule 2 chemical facilities.
15. “Organization for the Prohibition of Chemical Weapons” (hereinafter referred to as the Organization) is the organization established by the State Parties to the CWC in order to achieve the objectives and purposes of the CWC by ensuring full compliance with the provisions of the CWC.
16. “State Party” to the CWC is any country which has signed, approved or participated in the CWC and officially become a member of the CWC after 30 days from the day on which the copy of the approval is deposited or the notification of the participation of the CWC is submitted to the UN Secretary-General.
17. “Vietnam National Agency” in charge of the implementation of the CWC (hereinafter referred to as Vietnam National Agency) is an interdisciplinary organization of which the establishment is approved by the Prime Minister.
18. “Accompanying delegation” is an group of experts assigned by the Vietnam National Agency to cooperate with the Inspectorate of the Organization during the verification of the Inspectorate in Vietnam.
19. “Copy” is an photocopy certified or sealed by an organization or individual (if it is sent by post), a photocopy attached to the original one in order to be compared (if it is submitted directly), a scan copy of the original one (if it is submitted via the Internet)
Article 5. Form and purposes of the Schedule 1 chemical facilities
Schedule 1 chemical facilities include: Single small-scale facilities and other facilities.
1. Single small-scale facilities
Single small-scale facilities are established to serve the research, medical, pharmaceutical or protective purposes. The production at a single small-scale facility shall be carried out in reaction vessels in production lines not configured for continuous operation. The volume of such a reaction vessel shall not exceed 100 litres, and the total volume of all reaction vessels with a volume exceeding 5 litres shall not be more than 500 litres.
2. Other facilities:
a) Production of Schedule 1 chemicals in aggregate quantities not exceeding 10 kg per year may be carried out for protective purposes at one facility outside a single small-scale facility;
b) Production of Schedule 1 chemicals in quantities of more than 100 g per year may be carried out for research, medical or pharmaceutical purposes outside a single small-scale facility in aggregate quantities not exceeding 10 kg per year per facility;
c) Synthesis of Schedule 1 chemicals for research, medical or pharmaceutical purposes, but not for protective purposes, may be carried out at laboratories in aggregate quantities less than 100g per year per facility.
Chemical weapons include one, two or all of these:
1. The toxic chemicals and their precursors, except for the ones used for the purposes which are not prohibited in the CWC with the quantity and types conformable with those purposes.
2. Munitions and equipment that are specially designed to use the toxicity of the toxic chemicals and precursors as prescribed in Clause 1 of Article in order to cause death or other evils.
3. Any equipment that is specially designed to directly use the munitions and equipment prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 7. List of Schedule chemicals
The List of the Schedule 1, Schedule 2 and Schedule 3 chemicals is issued together with this Decree. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with regulatory Ministries in considering and submitting the amendments to such List to the Government according to the administration requirements of each stage and the conformity with the CWC.
Article 8. Activities prohibited and purposes not prohibited under the CWC
1. Activities prohibited under the CWC
a) Development, production, acquirement, acquisition, use, import or export of the chemical weapons directly or indirectly of any organization or individual; engagement with any military preparation using chemical weapons; encouragement or incitement to any organization or individual in any form to take part in any activities prohibited under the CWC; use of the riot control agent as war weapons.
b) Development, production, acquirement, acquisition, use, import or export of the Schedule 1 chemicals, except for the research, medical, pharmaceutical or protective purposes which are approved by the competent authorities; import or export of the Schedule 1 chemicals of any individual or organization in any nation that is not a State Party of the CWC; re-import or re-export of the Schedule 1 chemicals of any organization or individual in a third country;
b) Development, production, acquirement, acquisition, use, import or export of the Schedule 2 chemicals, except for the purposes which are approved by the competent authorities and unprohibited under the CWC; import or export of the Schedule 1 chemicals of any individual or organization in any nation that is not a State Party of the CWC;
b) Development, production, acquirement, acquisition, use, import or export of the Schedule 3 chemicals, except for the purposes which are approved by the competent authorities and unprohibited under the CWC; import or export of the Schedule 1 chemicals of any individual or organization in any nation that is not a State Party of the CWC without the end use certificate issued by the competent authorities of such nation;
dd) Production of DOC, DOC-PSF, except for the purposes not prohibited under the CWC.
2. Purposes Not Prohibited Under this Convention:
a) Industrial, agricultural, research, medical, pharmaceutical or other peaceful purposes;
b) Protective purposes, namely those purposes directly related to protection against toxic chemicals and to protection against chemical weapons;
c) Military purposes not connected with the use of chemical weapons and not dependent on the use of the toxic properties of chemicals as a method of warfare;
d) Law enforcement including domestic riot control purposes.
Article 9. Functions and responsibilities of the Vietnam National Agency
1. The Vietnam National Agency shall:
a) Consult the Government and the Prime Minister on the implementation of the CWC;
b) Ensure the consistent, close and effective cooperation among the Ministries, regulatory authorities and relevant authorities in implementing the CWC;
c) Supervise and inspect to ensure the compliance with the CWC;
d) Act as a contact between Vietnam and the Organization.
2. Permanent authority of the Vietnam National Agency
The Ministry of Industry and Trade is the representative and permanent authority of the Vietnam National Agency and in charge of dealing with every issues related to the CWC on behalf of the Vietnam National Agency.
Article 10. Responsibilities of governing authorities for the implementation of the CWC;
1. The Governing shall take measures to ensure the consistent implementation of the CWC;
2. The Ministry of Industry and Trade shall be responsible for State administration of the implementation of the CWC to the Government;
Within its authority, the Ministry of Industry and Trade shall:
a) Promulgate or request the Government to consider promulgating the legislative documents to implement the CWC;
b) Issue, suspend or revoke the Certificates of the production, business, process, use, stockpiling, import and export of the chemicals governed by the CWC.
c) Administer the production, business, process, use, stockpiling, import and export of the chemicals governed by the CWC; inspect these activities in the chemical facilities within its ambit of competence;
d) Disseminate the CWC and related legislative documents.
dd) Take charge of the international cooperation within the framework of the CWC.
3. Responsibilities of relevant Ministries and regulatory authorities
a) The Ministry of Finance shall collect the biannual and annual import and export data of the Schedule chemicals to send a report to the Ministry of Industry and Trade to submit an national declaration to the Organization for the Prohibition of Chemical Weapons (hereinafter referred to as the Organization).
b) The Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security shall assess the activities related to the CWC in the units affiliated to the armed forces; cooperate with the Ministry of Industry and Trade in implementing the CWC;
c) The Ministry of Health shall administer the use of the Schedule 1 chemicals in the facilities for the medical or pharmaceutical research , report the administration of the use of the Schedule 1 chemicals to the Ministry of Industry and Trade in order to submit an national declaration to the Organization;
d) Ministry of Foreign Affairs shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Public Security in fulfilling the commitment of Vietnam to implement the CWC and ensure the international cooperation in accordance with the CWC; issue the visas many times or temporary residence cards whose effective periods are 2 years to the inspectors and inspection assistants of the Organization as well as send the list of the inspectors and inspection assistants that have been issued visas to the Organization.
1. The Vietnam National Agency shall cooperate with the Ministries, regulatory authorities and relevant authorities in inspecting the activities related to the chemicals governed by CWC;
2. The inspections shall be conducted according to current law regulations Surprise inspections shall be conducted when:
a) The competent authorities find any information and material that are likely to violate the regulations of the CWC, this Decree and relevant laws through their administration.
b) Any violation is reported or denounced;
c) The Vietnam National Agency or the Organization makes a request.
Article 12. Information security
1. Every member of the Vietnam National Agency shall protect the confidential information while conducting the missions in accordance with the regulations of the CWC and national information security.
2. The Vietnam National Agency must comply with the regulations of the law on the national information security in the relationship with the foreign organizations and individuals while exchanging, providing the national confidential information, material or objects for the Organization.
3. The confidential information about the chemical facilities may only be disclosed to the persons in charge to perform duties prescribed in the CWC and for emergencies related to the community safety.
Article 13. Declaration of change in name of Riot Control Agent
1. In case any chemical used as the Riot Control Agent is changed, the regulatory authorities related to the administration and use of the Riot Control Agency must report the information of the chemical used to replace the abovementioned chemical to the Vietnam National Agency, such information includes: Name of the chemical (the name prescribed by the IUPAC, trade name or common name); chemical formula and CSA registry number. This report must be sent to the Vietnam National Agency before 30 days from the date such chemical is used as the Riot Control Agent.
2. The Vietnam National Agency shall notify the Organization of the regulations in Clause 1 this Article.
Article 14. Annual declaration of the defense and voluntary contribution programme
The Vietnam National Agency shall cooperate with the relevant regulatory authorities in making annual declarations on the defense and voluntary contribution programme to request the Prime Minister to consider approving and notify the Organization.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực