Chương 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố: Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và lề lối làm việc của bảo vệ dân phố
Số hiệu: | 38/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/04/2006 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2006 |
Ngày công báo: | 30/04/2006 | Số công báo: | Từ số 34 đến số 35 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bảo vệ dân phố - Theo Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ban hành ngày 17/4/2006, Chính phủ quy định: khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường, bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của UBND và Công an phường... Bảo vệ dân phố có quyền: yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với UBND, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội... Điều kiện của Bảo vệ dân phố: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn, Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác... Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do UBND phường chi trả. Khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.
2. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
3. Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
4. Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú.
5. Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.
6. Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
1. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.
Căn cứ vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.
4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, việc thay đổi, bãi miễn, bổ sung các chức danh của Ban Bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:
a) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc) thì
tổ chức bầu bổ sung vào các chức danh đó theo thủ tục chung được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và làm thủ tục bầu người khác thay thế;
c) Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế;
d) Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên mới của Ban Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
5. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.
1. Trưởng Ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường
a) Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban uỷ quyền
b) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở cụm dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giao
2. Hàng tháng Ban Bảo vệ dân phố họp l lấn (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm và bàn chương trình công tác tháng tới
3. Trong khi làm nhiệm vụ Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu theo quy định.
1. Đối với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường: Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác.
2. Đối với Công an phường: Bảo vệ dân phố chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia phối hợp cùng Công an phường trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự
3. Đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường: phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong địa bàn, theo chỉ đạo của Đảng uỷ và Ủy ban nhân dân phường.
TASKS, POWERS, ORGANIZATION AND WORKING STYLE OF STREET CIVIL GUARD
Article 5.- Tasks of the Street Civil Guard
1. To grasp the security and order situation, detect cases of contradictions or disputes among people, cases of administrative violations, social order and safety breaches in localities; report such to police offices and ward People's Committees, take preventive measures; to participate in reconciliation and timely solution thereof without letting bad consequences to occur.
2. To disseminate and propagate the heightening of the sense of vigilance against, and prevention of, social vices and acts of violating law on security and order with a view to mobilizing people in wards to voluntarily abide by the undertakings and policies of the Party, laws of the State as well as rules, conventions and regulations on security and order protection; to participate in building wards, population groups, households safe in terms of security and order and free from crimes and social evils.
3. To urge and call the attention of people in wards to observe legal provisions on registration and management of inhabitants and households; on the use and management of people's identity cards and other personal papers; the regulations on registration of conditional business lines related to security and order; the management of weapons and explosives, support tools; to participate in the maintenance of public order, traffic order and safety, fire prevention and fighting safety.
4. To mobilize people to participate in reforming, educating, assisting and managing persons who have completely serving their imprisonment penalties or decisions on sending them to reformatories, education camps, medical treatment establishments or detoxication centers, juvenile delinquents and persons who are serving the penalty of non-custodial reform. To coordinate with agencies or organizations assigned the responsibility to manage, educate and assist subjects being placed under management and education in localities. To mobilize and persuade relatives of subjects who are being hunted for, shirk serving their sentences or criminals being at large to ask the latter to give themselves up.
5. Upon occurrence of complicated cases related to security or order in localities, to be present at the scenes in time and seek ways to notify the ward police offices thereof; to protect the scenes, participate in giving first-aids to victims, releasing and saving hostages, arresting red-handed offenders, participate in fire fighting, rescue and perform other tasks under the assignment and guidance of the ward People's Committees and police offices.
6. To coordinate with civil defense forces and specialized security forces of agencies, units, enterprises stationing in localities in protecting security and order under the direction of the ward People's Committees and police offices. To organize patrols and participate in activities of preventing, detecting and fighting crimes, social vices and other violations of social order and security under the provisions of law.
Article 6.- Powers of the Street Civil Guard
1. To arrest, dispossess dangerous weapons of, and escort red-handed offenders, persons who are being hunted for or shirk serving their imprisonment sentences to ward police offices according to provisions of law.
2. To request persons who are committing acts of disturbing the public order, construction order, traffic safety and order or violations of the regulation on fire and explosion safety and persons who violate other regulations on social order and safety to immediately stop their violation acts and report thereon to the ward People's Committees and police offices for handling measures under the provisions of law.
3. To join the police forces or functional forces in pursuing and arresting offenders, persons who are being hunted for or shirk serving their sentences; to examine temporary residence, temporary absence; check people's identity cards or other personal papers of temporary residents, suspects arriving in street areas under management.
Article 7.- Organization of the Street Civil Guard
1. Each population group may set up a Street Civil Guard team. The team leader and members shall be elected by representatives of the households in such population group. Depending on the characteristics and the number of inhabitants in the area, each Street Civil Guard team consists of between 3 and 7 members.
2. Each ward may set up a Street Civil Guard Board which is composed of the head, deputy-heads and members. The Board members shall be leaders of the Street Civil Guard teams in population groups. The Board's head and deputy-heads shall be elected through ballots by the Board members.
3. The ward police chiefs shall have to organize the election of the heads, deputy-heads of the Street Civil Guard Boards, the leaders and members of the Street Civil Guard teams and propose the ward People's Committees to decide on the recognition of such titles.
Based on the election results of the Street Civil Guard Boards and the proposals of the ward police chiefs, the presidents of ward People's Committees shall issue decisions to set up the Street Civil Guard Boards, recognize the heads, deputy-heads and members of the Boards, the leaders and members of the Street Civil Guard teams.
4. The working term of a Street Civil Guard Board shall be 5 years. During the working term of the Street Civil Guard Boards, the change, removal from office, addition of titles of the Street Civil Guard Boards shall be carried out as follows:
a/ If the position of head, deputy-head of a Street Civil Guard Board, leader or member of a Street Civil Guard team is left vacant (due to his/her death, poor health or application for resignation), additional election of people to such position shall be organized according to the general procedures provided for in Clause 2 of this Article;
b/ If a head, deputy-head of a Street Civil Guard Board fails to fulfill his/her tasks, is no longer trusted by the Board collective and people or violates disciplines or law, the ward police chief shall report thereon to, and propose the ward People's Committee president to hold a Board meeting for gathering opinions on removal of such person from office and carrying out procedures for election of replacement;
c/ Leaders and members of Street Civil Guard teams, who fail to fulfill their tasks, are no longer trusted by people or violate disciplines or law, the heads of the concerned Street Civil Guard Boards shall report thereon to, and propose the ward police chiefs to organize meetings of representatives of households in population groups where such persons were elected to gather opinions on removal them from office and elect other persons to replace them.
d/ The recognition and removal from office heads, deputy-heads, team leaders and members of Street Civil Guard Boards shall be decided in writing by presidents of ward People's Committees.
Article 8.- Conditions and criteria of the Street Civil Guard members
1. Being Vietnamese citizens aged full 18 years or older, permanently residing in localities.
Having clear backgrounds; they and their families are exemplary in observing the undertakings and policies of the Party, laws of the State.
2. Having good health, conditions and zeal and voluntarily participating in social activities; being knowledgeable about laws and being professionally trained in security and order protection.
3. Having no previous convictions or criminal records; being other than persons serving suspended sentence, criminal probation or serving other administratively handling measures.
4. Having good relations with people, being trusted by people, recommended and elected by people in their respective population groups.
Article 9.- Working styles of the Street Civil Guard
1. Heads of the Street Civil Guard Boards shall have the responsibility to manage the organization and administration of the Boards' activities, regularly report on results of activities of the Boards to the ward People's Committees and police offices.
a/ Deputy-heads of the Street Civil Guard Boards shall assist their heads and perform their assigned tasks, replace their heads in directing and administering the Boards' activities when so authorized by their heads.
b/ Members of the Street Civil Guard Boards shall submit to the direct leadership and management of the Boards' heads and deputy-heads and have the responsibility to materialize the undertakings, measures and working plans of the Street Civil Guard in population groups in their respective charge and perform other tasks on security and order, which are assigned by heads, deputy-heads of the Street Civil Guard Boards.
2. The Street Civil Guard Boards shall hold their regular meetings once a month (excluding extraordinary meetings) to review their activities and discuss the working programs in the subsequent month.
3. While performing their tasks, the Street Civil Guard members must wear their title bands and nameplates according to regulations.
Article 10.- The working relationships of the Street Civil Guard
1. The Street Civil Guard shall submit to the leadership, administration and organizational management and general working direction of the ward Party Committees and People's Committees.
2. The Street Civil Guard shall submit to the professional direction and guidance on security and order protection of the ward police offices and coordinate with the latter in maintaining security and order.
3. The Street Civil Guard shall coordinate with self- defense, militia, civil defense forces, mass organizations and specialized security forces of agencies, units, organizations and enterprises stationing in localities in performing the tasks of protecting security and order in localities under the direction of the ward Party Committees and People's Committees.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực