Chương 4 Nghị định 38/2003/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 38/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2003 |
Ngày công báo: | 07/05/2003 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 08 (tám) bộ, trong đó có ít nhất 01 (một) bộ là bản chính; mỗi bộ bao gồm:
1. Đơn xin chuyển đổi do Tổng giám đốc doanh nghiệp ký;
2. Phương án chuyển đổi;
3. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi;
4. Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần;
5. Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc của chủ đầu tư thông qua Phương án chuyển đổi.
1. Phương án chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Mục tiêu và yêu cầu đối với việc chuyển đổi;
b) Quy mô và hình thức chuyển đổi dự kiến: vốn điều lệ, số lượng cổ phần, giá trị một cổ phần, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông khác nắm giữ;
c) Thời gian thực hiện việc chuyển đổi, thời gian phát hành và địa điểm bán cổ phần (nếu có);
d) Phương án sử dụng lao động và chế độ ưu đãi (nếu có) đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp (giảm giá, trả chậm, khấu trừ vào tiền lương, thưởng ...);
đ) Dự kiến việc phát hành cổ phiếu tại thị trường chứng khoán trong và ngoài nước bao gồm số lượng, cơ chế kiểm soát và quản lý;
e) Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện dự án, bao gồm thực hiện vốn đầu tư, vốn pháp định, tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm;
b) Tình hình công nợ, tài sản, vật tư, hàng hoá tồn kho, phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết;
c) Tình hình lao động;
d) Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 3 năm cuối cùng tính đến thời điểm đề nghị chuyển đổi.
3. Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ;
d) Họ tên, quốc tịch, địa chỉ của tất cả cổ đông sáng lập;
đ) Số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
e) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
f) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của Công ty cổ phần, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Những trường hợp cổ đông có thể yêu cầu Công ty cổ phần mua lại cổ phần;
k) Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại Công ty cổ phần; nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh;
l) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty cổ phần;
n) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập.
Các nội dung khác của Điều lệ Công ty cổ phần do cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào quy định tại Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các doanh nghiệp lập và trình hồ sơ đề nghị chuyển đổi.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho doanh nghiệp để thực hiện các công việc quy định tại Điều 23 Nghị định này và báo cáo kết quả về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp. Giấy phép đầu tư điều chỉnh có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi phương án chuyển đổi của doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chấp thuận, Doanh nghiệp tiến hành các công việc sau:
1. Thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cho các chủ nợ của doanh nghiệp.
2. Tổ chức bán cổ phần hoặc phát hành cổ phiếu.
3. Triệu tập Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ công ty và bầu Hội đồng quản trị Công ty cổ phần.
4. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
5. Tổ chức bàn giao giữa Hội đồng quản trị hoặc chủ đầu tư doanh nghiệp với Hội đồng quản trị Công ty cổ phần về vốn, tài sản, lao động, công nợ ....
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh việc chuyển đổi doanh nghiệp, Công ty cổ phần phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Số và ngày Giấy phép đầu tư điều chỉnh;
c) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
d) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
đ) Vốn điều lệ;
e) Họ, tên và địa chỉ của các cổ đông sáng lập;
f) Họ, tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
2. Khi thay đổi nội dung trên, Công ty cổ phần phải công bố những thay đổi đó theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với việc chuyển đổi của doanh nghiệp và hoạt động của Công ty cổ phần theo thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Định kỳ 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ và thừa uỷ quyền của Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tình hình thực hiện việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành Công ty cổ phần.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 20.- Dossiers of application for transformation
Dossiers of application for transformation shall be addressed to the Ministry of Planning and Investment with 8 (eight) sets, of which at least 1 (one) set is the original; each set comprises:
1. The application for transformation, signed by the enterprise’s general director;
2. The transformation plan;
3. The report on the enterprise’s pre-transformation operation situation;
4. The draft Charter of the joint-stock company;
5. The Resolution of the Managing Board or the investor(s) ratifying the transformation plan.
Article 21.- Contents of transformation plans and reports on the operation situation of enterprises
1. The enterprise’s transformation plan shall include the following contents:
a/ Objectives and requirements of the transformation;
b/ The planned scale and form of transformation: the charter capital, the quantity of shares, the value of a share, percentages of shares held by founding shareholders, percentages of shares held by other shareholders;
c/ The time of transformation, the time of issuance and the venue of sale of shares (if any);
d/ The labor employment plan and the preferential treatment regime (if any) applicable to laborers working at the enterprise when buying the enterprise’s shares (discounts, deferred payment, deductions into wages, bonuses…);
e/ The plan on issuance of share certificates on the domestic and overseas securities markets, stating quantities, control and management mechanisms;
f/ The result of the enterprise’s valuation.
2. The report on the enterprise’s operation situation shall contain the following contents:
a/ The project execution situation regarding the investment capital, legal capital and production and business situation over the past years;
b/ The situation of liabilities, assets, supplies, inventory, an analysis of causes and proposed remedies;
c/ The labor situation;
d/ Inventory of assets, supplies, capital and liabilities of the enterprise;
e/ The audited financial statements of the last three years immediately preceding the time of application for transformation;
3. The draft charter of a joint-stock company shall have the following principal contents:
a/ The names and addresses of the head office, branches and representative offices (if any);
b/ The business objectives and lines;
c/ Charter capital;
d/ The full names, nationalities and addresses of all founding shareholders;
e/ The quantity of shares which the founding shareholders have pledged to buy, types and par value of shares and the total quantity of shares of each type entitled for sale offer;
f/ Rights and obligations of shareholders;
g/ The organizational and managerial structure;
h/ The representative at law;
i/ Modes of adopting decisions of the joint-stock company, principles for settling internal disputes;
j/ Cases where shareholders may request the joint-stock company to re-purchase shares;
k/ Various funds and the limit for each fund established at the joint-stock company; the principles for profit distribution, payment of dividends as well as sharing of business losses;
l/ Cases of dissolution, order of dissolution and procedures for liquidation of the company’s assets;
m/ Modes of amending and supplementing the joint-stock company’s Charter;
n/ The signature of the representative at law or signatures of all founding shareholders;
Other contents of the joint-stock companies’ Charters shall be agreed upon by shareholders but must not be contrary to the law provisions.
Article 22.- Competence to decide on transformation
1. Basing itself on the provisions of this Decree, the Ministry of Planning and Investment shall guide enterprises to compile and submit the dossiers of application for transformation.
Within thirty days after receiving the valid dossiers, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for collecting the opinions of the concerned ministries and branches and submitting them to the Prime Minister for consideration and approval.
2. After they are approved by the Prime Minister, the Ministry of Planning and Investment shall notify the enterprises thereof so that they can perform the work specified in Article 23 of this Decree and report the results thereof to the Ministry of Planning and Investment for granting the adjusted investment licenses approving the enterprise transformation. The adjusted investment licenses shall be as valid as the business registration certificates.
After the Ministry of Planning and Investment notifies that their transformation plans have been approved, the enterprises shall perform the following work:
1. Widely notifying their transformation on the mass media and to their creditors.
2. Organizing the sale of shares or issuance of share certificates.
3. Convening the first shareholders’ general assembly to adopt the Charter and elect the Managing Board of the joint-stock company.
4. Electing the general director or director by the Managing Board.
5. Organizing the hand-over of capital, assets, labor, liabilities… between the Managing Board or the enterprise investor(s) and the Managing Board of the joint-stock company
Article 24.- Publicization of operation in the form of joint-stock company
1. Within thirty days after being granted the adjusted investment licenses regarding the enterprise transformation, the joint-stock companies must publish on local newspapers or central dailies for three consecutive issues the following principal contents:
a/ The enterprise’s name;
b/ The serial number and date of the adjusted investment license;
c/ The addresses of the head office of the enterprise, its branch(es) and representative office(s) (if any);
d/ The business objectives and line(s);
e/ Charter capital;
f/ Full names and addresses of founding shareholders;
g/ The full name and permanent address of the joint-stock company’s representative at law.
2. When changing the above-said contents, the joint-stock companies must publicize such changes according to the provisions in Clause 1 of this Article.
Article 25.- Responsibilities of State management agencies
The State management agencies shall perform the function of management over the transformation of enterprises and the operation of joint-stock companies in accordance with their respective jurisdiction and the law provisions.
Once every six months, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Government and, as authorized by the Government, report to the National Assembly Standing Committee the situation of transformation of foreign-invested enterprises into joint-stock companies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực