Chương 5 Nghị định 37/2010/NĐ-CP: Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch
Số hiệu: | 37/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/05/2010 |
Ngày công báo: | 21/04/2010 | Số công báo: | Từ số 167 đến số 168 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới liên tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới thuộc tỉnh.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý phát triển đô thị mới.
Trên cơ sở quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt, Ban Quản lý phát triển đô thị mới có trách nhiệm:
1. Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lập kế hoạch phát triển tổng thể đô thị mới về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình thương mại, công nghiệp và dịch vụ đô thị.
3. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án đảm bảo đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển theo từng giai đoạn của đô thị mới.
4. Phối hợp với Bộ, ngành và địa phương có liên quan, các chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng và không gian, kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch đô thị; kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị.
1. Trường hợp xây dựng lại toàn bộ một khu vực trong đô thị phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong khu vực và với khu vực xung quanh.
2. Trường hợp cải tạo, nâng cấp một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân trong khu vực phải đảm bảo kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
3. Trường hợp nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị.
4. Trường hợp chỉnh trang kiến trúc công trình phải đảm bảo nâng cao chất lượng không gian, cảnh quan của khu vực và đô thị.
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng để xác định khu vực cần cải tạo trong đô thị.
2. Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các cơ quan có liên quan về nội dung và kế hoạch cải tạo đô thị.
3. Lập danh mục các dự án cải tạo đô thị và đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo giai đoạn 5 năm và hàng năm, để làm cơ sở bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
4. Công khai chương trình, kế hoạch cải tạo hàng năm để tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và giám sát thực hiện.
Kế hoạch cải tạo đô thị bao gồm nội dung chính sau:
1. Phạm vi, ranh giới khu vực và dự án cải tạo đô thị;
2. Kế hoạch lập quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị.
3. Kế hoạch định cư và di dời;
4. Dự kiến nguồn vốn và tiến độ thực hiện;
5. Tổ chức thực hiện.
1. Khu vực có công trình trong tình trạng hư hỏng, cũ nát có khả năng gây nguy hiểm đến sự an toàn của cộng đồng dân cư.
2. Khu vực có điều kiện và môi trường sống không đảm bảo, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và trật tự xã hội.
3. Khu vực trung tâm, trục không gian chính, cửa ngõ của đô thị cần chỉnh trang.
4. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực và đô thị.
MANAGEMENT OF URBAN CONSTRUCTION ACCORDING TO PLANNING
SECTION 1. MANAGEMENT OF DEVELOPMENT OF NEW URBAN CENTERS
Article 42. Management of development of new urban centers
1. The Prime Minister shall decide to set up development management boards for inter-provincial new urban centers.
2. Provincial-level People's Committees shall decide to set up development management boards for new urban centers within provinces.
3. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and provincial-level
People's Committees in, defining the functions and tasks of new urban center development management boards.
Article 43. Responsibilities of a new urban center development management board
On the basis of the approved general planning of a new urban center, a new urban development management board shall:
1. Organize the formulation of zoning and detailed plannings and submit them to competent authorities for approval.
2. Formulating a plan on comprehensive development of the new urban center regarding its technical and social infrastructure and trade, industrial and service works.
3. Organize the implementation of investment plans on projects in a coordinated manner to meet requirements in each period of development of the new urban center.
4. Coordinate with concerned ministries, branches and localities and investors in managing land use. construction investment, space, architecture and landscape according to urban planning: and inspect and supervise the implementation of urban planning.
SECTION 2. MANAGEMENT OF URBAN RENOVATION
Article 44. Principles on urban renovation
1. In case of rebuilding a whole zone in an urban center, land therein must be reasonably and thrifty used with synchronous technical infrastructure facilities, meeting requirements on social infrastructure, public services and environment in the zone and its adjacent zones.
2. In case of renovating and upgrading a zone for improving and increasing living conditions of people in the zone, reasonable connection of technical and social infrastructure and harmony of the space and architecture in the zone and its adjacent zones must be ensured.
3. In case of upgrading and improving technical infrastructure conditions, safely must be ensured and urban activities and environment must not be adversely affected.
4. In case of embellishing work architecture, the quality of space and landscape in the zone and urban area must be increased.
Article 45. Responsibility for managing urban renovation
People's Committees of centrally run cities, provincial cities, towns and townships shall:
1. Conduct investigations and evaluation of the actual conditions of technical and social infrastructure, houses and public works in order to identify to-be-renovated zones in urban centers.
2. Organize collection of opinions of population communities and concerned agencies on the contents and plans of urban renovation.
3. Make a list of urban renovation projects and include them in socio-economic development programs and plans of urban centers for five-years and annual periods as a basis for allocating funds and conducting construction investment according to planning.
4. Make public annual renovation programs and plans for related organizations and individuals to implement and supervise their implementation.
Article 46. Contents of urban renovation plans
An urban renovation plan has the following principal contents:
1. Scope or boundary of the area and the urban renovation project;
2. Plan on the formulation of detailed planning or urban design:
3. Settlement and relocation plans;
4. Projected funding sources and renovation schedule:
5. Organization of implementation
Article 47. Priority cases to be included in renovation plans
1. Zones with works in a state of damage or dilapidation likely to affect the safety of population communities.
2. Zones with poor living conditions and environment affecting community health and social order.
3. Central areas, major spatial axes and gateways to urban centers in need of embellishment.
4. Technical and social infrastructure works failing to meet development requirements of urban zones or centers.