Chương 3 Nghị định 37/2005/NĐ-CP: Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Số hiệu: | 37/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/03/2005 | Ngày hiệu lực: | 08/04/2005 |
Ngày công báo: | 24/03/2005 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải có quyết định cưỡng chế bằng văn bản. Trong quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, các biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký và họ tên của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
Quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp thực hiện.
1. Khi nhận được quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
2. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
3. Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
5. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận (trừ trường hợp có lý do chính đáng) thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại ngân hàng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.
1. Việc thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản. Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.
2. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
PROCEDURES FOR APPLICATION OF COERCIVE MEASURES TO APPLY MEASURES FOR REDRESSING CONSEQUENCES CAUSED BY ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 33.- Coercion decisions to apply measures for redressing consequences caused by administrative violations
The coercion to take measures for redressing consequences caused by administrative violations must be decided in writing. Such decisions must clearly state the dates of issuance; grounds for issuance; full names and positions of the decision issuers; full names and addresses of the coerced individuals or organizations; remedial measures to be taken; time for coercion completion; individuals, agencies in charge of coercion activities; agencies with responsibility to participate; and contain the signatures and full names of the decision issuers, and the seals of the decision-issuing agencies.
Coercion decisions to implement measures for redressing consequences caused by administrative violations must be addressed to coerced individuals or organizations, and the commune-level People’s Committees of the localities where the coercion is carried out 5 days before the coercion for coordinated implementation.
Article 34.- Organizing the execution of coercion decisions
1. Upon receiving coercion decisions on application of measures to redress consequences of administrative violations, individuals or organizations tasked to organize the execution of coercion decisions must coordinate with relevant agencies in mobilizing forces and means for the application of measures already stated in the decisions.
2. Before conducting the coercion, if the coerced individuals or organizations voluntarily execute the decisions, the agencies in charge of coercion shall make records recognizing the voluntary execution.
3. The coercion for application of measures to redress consequences of administrative violations must be conducted in the presence of representatives of local administrations and witnesses.
4. Where coerced individuals or organizations are intentionally absent, the coercion shall still be carried on in the presence of representatives of local administration and witnesses.
5. Where individuals or organizations have to execute coercion decisions on dismantlement, removal of illegally constructed works or hand-over of land where exist in the works or on such land the assets not subject to coercion, coercion organizers shall have the right to force such individuals or organizations and other persons present in the works to get out of the works or the land areas, and at the same time request them to voluntarily remove along their properties. If they fail to do so voluntarily, the coercion organizers may request the coercion forces to bring them and their assets out of such works or land areas.
If they refuse to take their assets, coercion organizers must make records thereon, clearly stating the quantity, category, conditions of each kind of properties and hire qualified organizations or individuals to watch and preserve them in warehouses of the coercion decision-issuing agencies and notify the locations and time for individuals or organizations having such assets to come and receive their assets. Individuals and organizations having the assets must bear all expenses for transportation, watch, keeping and preservation of the assets.
Past six months after the receipt of the notices on reception of assets, if individuals or organizations having the assets fail to come and receive back their assets (except for plausible reasons), such assets shall be auctioned according to law provisions. The proceeds therefrom, after the subtraction of expenses for transportation, watch, keeping, preservation and handling of the assets, shall be deposited as demand savings at banks and notify the asset-owning individuals or organizations thereof for the reception of such money amounts. For damaged and valueless assets, coercion organizers shall organize the destruction thereof according to law provisions. Coercion organizers must make records thereon, clearly stating the current conditions of the assets before they are destroyed.
Article 35.- Records on enforcement of coercion decisions to apply measures for redressing consequences of administrative violations
1. The enforcement of coercion decisions to apply measures for redressing consequences of administrative violations must be recorded in writing and copies of the written records must be handed to coerced persons, each with one. Such records must clearly state the time, venue and agencies in charge of coercion; coerced individuals or organizations; representatives of local administrations and witnesses; execution results.
2. Coerced individuals or representatives of coerced organizations, representatives of coercion decision-issuing agencies, representatives of local administrations and witnesses shall sign the records. Where any persons are absent or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.