Chương 1 Nghị định 37/2005/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 37/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/03/2005 | Ngày hiệu lực: | 08/04/2005 |
Ngày công báo: | 24/03/2005 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (gọi tắt là cưỡng chế hành chính) đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các quyết định nêu trên mà không tự nguyện chấp hành.
Các biện pháp cưỡng chế hành chính bao gồm:
1. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;
2. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
3. Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
1. Đối với tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khấu trừ tiền, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì thực hiện khấu trừ từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị đó.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước có thu, đơn vị vũ trang được tổ chức các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật, khi bị khấu trừ, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì lấy từ nguồn thu và tài sản do các hoạt động này mang lại.
3. Đối với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế bằng tiền, tài sản của tổ chức đó, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật không được sử dụng để chịu trách nhiệm dân sự.
4. Đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản của tổ chức, quỹ đó.
5. Đối với các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã) thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản hoặc thu nhập bằng tiền, tài sản của doanh nghiệp đó.
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định một trong các biện pháp cưỡng chế hành chính quy định tại Điều 2 của Nghị định này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;
2. Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh thuộc Bộ Công an;
3. Trưởng đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;
4. Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan;
5. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế;
7. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;
8. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra chuyên ngành Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
9. Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà, Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương.
Những người quy định tại Điều 4 Nghị định này có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định xử phạt của cấp dưới trong các trường hợp sau:
1. Cấp dưới không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế;
2. Cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế;
3. Việc thi hành quyết định xử phạt liên quan đến nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân hoặc cá nhân bị cưỡng chế là những người có chức sắc tôn giáo, có uy tín trong xã hội, cấp trên xét thấy cần thiết phải ra quyết định cưỡng chế.
1. Việc cưỡng chế hành chính chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế hành chính của người có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Quyết định cưỡng chế hành chính bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan được giao chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
2. Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trước khi thi hành. Quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cấp dưới phải gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân, tổ chức có liên quan 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
1. Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó.
2. Đối với quyết định cưỡng chế hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân mà phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trong trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định giao cho cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế cho phù hợp.
3. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế hành chính.
1. Cơ quan được giao chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo đảm trật tự trong quá trình cưỡng chế. Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành cưỡng chế thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan Công an cùng cấp 5 ngày trước khi thực hiện thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng.
2. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế hành chính.
1. Quyết định cưỡng chế hành chính có hiệu lực thi hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ra quyết định.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Đối với trường hợp cưỡng chế hành chính - buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Article 1.- Scope and objects of regulation
This Decree provides for the order and procedures for application of coercive measures for execution of administrative violation-sanctioning decisions, or decisions on application of measures to redress consequences caused by administrative violations in cases of non-sanction (called administrative coercion for short) against individuals or organizations that are sanctioned for administrative violations but fail to voluntarily execute the above-said decisions after the expiration of the voluntary execution duration or the expiration of the execution postponement duration.
Article 2.- Administratively coercive measures
Administratively coercive measures shall include:
1. Salary or income deduction; bank-deposit deduction;
2. Distrainment of property with a value equal to fine amount for auction;
3. Other coercive measures for confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations; forced restoration of the original state altered due to administrative violations or forced dismantlement of illegally constructed works; forced implementation of measures to overcome living-environment pollution or epidemics spread; forced taking out of the Vietnamese territory of articles which cause harms to human health, domestic animals and crops, baneful cultural products.
Article 3.- Sources of deducted money and distrained property of organizations subject to the application of coercive measures
1. For organizations being state agencies or armed force units which are subject to the administratively coercive measure of money deduction, property distrainment and payment of coercion expenses, deductions shall be made from state budget allocations to such agencies or units.
2. For state-run non-business units with revenues, armed force units allowed to conduct revenue-generating activities under law provisions, which are subject to money deduction, property distrainment and payment of coercion expenses, such amounts shall be taken from sources of revenue and property brought about by those activities.
3. For political organizations, socio-political organizations, the money deduction, property distrainment and payment of coercion expenses shall be made from the money and property of such organizations, excluding properties which, as provided for by law, must not be used in order to fulfill the civil liabilities.
4. For social organizations, socio-professional organizations, social funds and charity funds, the money deduction, property distrainment, payment of coercion expenses shall be made from the money and property of such organizations or funds.
5. For enterprises (state enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, joint-venture companies, companies with 100% foreign capital, private enterprises, cooperatives), the money deduction, property distrainment, payment of coercion expenses shall be made from the money, property or revenues in cash, or in kind of such enterprises.
Article 4.- Competence to issue administrative-coercion decisions
The following persons shall have competence to issue decisions to apply one of the administratively coercive measures prescribed in Article 2 of this Decree and have to organize the coercive execution of the sanctioning decisions of their own and of their subordinates:
1. Presidents of commune-, district- and provincial-level People’s Committees;
2. Chiefs of district-level police offices, directors of the provincial-level Police Departments; director of the Police Department for Administrative Management over Social Order, director of the Traffic Police Department, director of the Fire-Fighting Police Department, director of the Police Department for Investigation of Crimes related to Economic Management Order and Positions, director of the Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, director of the Police Department for Investigation of Drug-Related Crimes, director of Exit and Entry Management Department under the Ministry of Public Security;
3. Border-guard station commanders, provincial-level border-guard commanders; director of the Coast Guard Department;
4. Directors of the provincial-level Customs Departments, director of the Department for Investigation against Smuggling under the General Department of Customs;
5. Heads of the Ranger Sub-Departments, director of the Ranger Department;
6. Heads of the Tax Sub-Departments, directors of the provincial/municipal Tax Departments;
7. Heads of the Market Management Sub-Departments, director of the Market Management Department;
8. Specialized chief inspectors of the provincial/municipal Services, specialized chief inspectors of the ministries, ministerial-level agencies or Government-attached agencies;
9. Judges assigned to chair court sessions, heads of the provincial-level civil judgment execution bureaus, heads of the judgment execution offices of military zones and equivalent levels.
Article 5.- Principles for deciding on the coercion and organizing the coercive execution of sanctioning decisions of subordinates
The persons defined in Article 4 of this Decree shall have competence to issue decisions on coercion and organize the coercive execution of sanctioning decisions of their subordinates in the following cases:
1. Subordinates are not competent to issue coercion decisions;
2. Subordinates are competent to issue coercion decisions but have not enough forces and/or means to organize the execution of their coercion decisions and request in writing the superiors to issue coercion decisions;
3. The execution of sanctioning decisions involves many localities, organizations, individuals or the coerced individuals are religious dignitaries or prestigious people in the society and the superiors deem it necessary to issue coercion decisons.
Article 6.- Administrative- coercion decisions
1. Administrative coercion shall be effected only when there are administrative-coercion decisions of competent persons defined in Article 4 of this Decree. An administrative-coercion decision shall contain the following details: date of issuance of the decision; grounds for issuance of the decision; full name, position (rank), unit of the decision issuer; full name, residence place, office of the coerced individual or organization; coercive measures; execution time and venue; the agency assigned to take charge of executing the coercion decision; coordinating agencies; signature of the decision issuer, seal of the decision-issuing agency.
2. Coercion decisions must be addressed to the coerced individuals or organizations before the execution thereof. Coercion decisions of subordinate People’s Committees must also be sent to the immediate superior People’s Committees. Where the coercion is effected through measures prescribed in Clauses 2 and 3 of Article 2 of this Decree, the decisions thereon must be sent to the commune-level People’s Committees of the localities where the coercion shall be organized before the execution thereof for coordinated implementation.
Coercion decisions must be addressed to coerced individuals or organizations as well as relevant individuals and organizations 5 days before the actual coercion.
Article 7.- Responsibility to organize the execution of administrative-coercion decisions
1. Persons who have issued administrative- coercion decisions shall have to organize the execution of such decisions.
2. For administrative-coercion decisions of presidents of People’s Committees of different levels, the People’s Committee presidents who have issued coercion decisions shall base on the functions and tasks of the functional agencies of their People’s Committees to assign the agencies taking charge of execution of coercion decisions. Such assignment must be based on the principle that agencies shall be assigned to handle cases and matters falling in the professional domains of such agencies; in cases where a case or matter involves many agencies, the assignment of an agency to take charge of execution of the coercion decision shall be properly decided on a case-by-case basis.
3. Relevant organizations and individuals are obliged to coordinate with the persons competent to issue coercion decisions or agencies assigned to take charge of organizing the coercion in applying measures to execute administrative-coercion decisions.
Article 8.- Ensuring order and safety in the course of coercion
1. The agencies assigned to take charge of execution of coercion decisions shall have to ensure order throughout the course of coercion. Where they deem it necessary to involve the people’s police forces to ensure order and safety in the course of coercion, they must file written requests to the police offices of the same level 5 days before the coercion for arrangement of forces.
2. When requested to participate in ensuring order and safety in the course of coercion, the people’s police forces shall have to arrange forces to prevent in time acts of causing public disorder, resisting officials on duty in the course of executing administrative-coercion decisions.
Article 9.- Statute of limitations for execution of administrative-coercion decisions
1. Administrative-coercion decisions shall be valid within one years counting from the date of their issuance.
2. Where individuals or organizations subject to the application of coercive measures deliberately evade or delay the execution, the execution time limit shall be recalculated from the time the acts of evasion or delay are stopped.
3. For cases of administrative coercion with forced dismantlement of illegally constructed works; forced application of measures to redress the living-environment pollution, epidemics spread; forced destruction of articles causing harms to human health, domestic animals and crops, baneful cultural products, the statute of limitations provided in Clause 1 of this Article shall not apply.