Chương 2 Nghị định 37/2005/NĐ-CP: Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính để thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 37/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/03/2005 | Ngày hiệu lực: | 08/04/2005 |
Ngày công báo: | 24/03/2005 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập khi:
1. Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn;
2. Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.
1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ, lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến kho bạc; thời gian thi hành; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
2. Quyết định trên được gửi đến cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và các cơ quan có liên quan.
1. Chỉ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không quá ba mươi phần trăm (30%) trên tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó. Đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người đó (nhưng không quá 50% tổng số thu nhập).
1. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngay khi đến kỳ lĩnh tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ đến tài khoản tại Kho bạc Nhà nước đã ghi trong quyết định cưỡng chế, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền lương biết.
3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng đối với cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế khi:
1. Cá nhân có tiền gửi tại ngân hàng ở Việt Nam (trừ trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập);
2. Tổ chức có tiền gửi tại ngân hàng ở Việt Nam.
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng có quyền thu thập, xác minh và yêu cầu ngân hàng cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
2. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng về ngân hàng nơi mở tài khoản, số tài khoản của mình tại ngân hàng khi có yêu cầu.
1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ, họ tên, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị khấu trừ; tên, địa chỉ ngân hàng nơi người bị áp dụng khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản của Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ từ ngân hàng đến kho bạc; thời hạn thi hành và phải được người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng ký tên và đóng dấu.
2. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng được gửi cho cá nhân, tổ chức bị khấu trừ, ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân bị áp dụng khấu trừ có tiền gửi tại ngân hàng và các cơ quan có liên quan 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
3. Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng, cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế khấu trừ có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng nơi mình mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên theo quy định tại Mục C Chương II Nghị định này.
1. Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại ngân hàng mình khi có yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
2. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thông báo cho chủ tài khoản biết. Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền của chủ tài khoản là cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, ngân hàng có trách nhiệm chuyển số tiền của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế sang tài khoản của kho bạc nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế khấu trừ biết.
3. Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để thi hành thì cơ quan ngân hàng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên theo quy định tại Mục C Chương II Nghị định này.
4. Nếu trong tài khoản của cá nhân, tổ chức còn số dư mà ngân hàng không thực hiện việc trích tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế khấu trừ của người có thẩm quyền thì ngân hàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
1. Việc khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hành chính được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.
2. Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
Chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản có giá trị để bán đấu giá đối với cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế khi:
1. Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, quản lý thu nhập cố định.
2. Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
3. Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khấu trừ hoặc cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ, không thanh toán chi phí cưỡng chế.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
2. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 5 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
1. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
2. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Đồ dùng thờ cúng thông thường; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
4. Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày (từ 8 giờ đến 17 giờ).
2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 3 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.
1. Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
b) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;
c) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho kho bạc nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một bản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thoả thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thoả thuận về giá không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.
Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
3. Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thoả thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định.
4. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
3. Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.
1. Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.
2. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.
3. Tiến hành định giá tài sản.
4. Lập biên bản định giá.
1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản được xác định theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức có chức năng bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã định dưới 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;
b) Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã định trên 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tài sản để tổ chức bán đấu giá.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.
3. Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
4. Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
5. Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản.
6. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu.
7. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho người, tổ chức bị cưỡng chế.
1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao quyết định cưỡng chế hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
b) Biên bản bán đấu giá tài sản;
c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khi nhận được quyết định về việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải tự nguyện giao tang vật, phương tiện đó hoặc chấp hành việc thu hồi tang vật, phương tiện của cơ quan và người có thẩm quyền. Trường hợp không giao nộp hoặc chỉ giao nộp một phần tang vật, phương tiện bị tịch thu thì bị cưỡng chế hành chính.
Việc cưỡng chế phải có quyết định bằng văn bản. Trong quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức sử dụng tang vật, phương tiện để vi phạm; tên tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tịch thu; chữ ký và họ tên của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
Quyết định cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được gửi đến cá nhân, tổ chức sử dụng tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
1. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
2. Khi cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
3. Việc cưỡng chế phải được lập thành biên bản. Trong biên bản cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế; cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương nơi tiến hành cưỡng chế, người chứng kiến; tên tang vật, phương tiện bị tịch thu, tình trạng tang vật, phương tiện.
4. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
PROCEDURES FOR APPLICATION OF ADMINISTRATIVELY COERCIVE MEASURES FOR EXECUTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION-SANCTIONING DECISIONS
Section A. COERCIVE MEASURE OF PARTIAL SALARY OR INCOME DEDUCTION
Article 10.- Subjects liable to the application of coercive measure of partial salary or income deduction
Individuals shall be subject to the application of coercive measure of partial salary or income deduction when:
1. They are working officials, employees or individuals, who enjoy salaries or incomes at any agencies or organizations under contracts of six-month or longer terms or contracts of indefinite term;
2. They are enjoying annual retirement allowances or working capacity loss allowances.
Article 11.- Decisions on coercive partial salary or income deduction against individuals
1. Decisions on coercive partial salary or income deduction against individuals must state clearly the date of issuance; grounds for issuance; full name, position and working unit of the decision issuer; full name and address of the individual subject to salary or income deduction; name and address of the agency or organization managing the salary or income of the coerced individual; the deducted amount, the reasons for deduction; name and address of the State Treasury receiving the money, mode of transferring the deducted money to the treasury; the execution time; signature of the decision issuer, seal of the decision-issuing agency.
2. The above-said decisions shall be addressed to coerced individuals, agencies or organizations directly managing their salaries or incomes, and relevant agencies.
Article 12.- Salary or income deduction rates applicable to individuals
1. Only salary or income portions corresponding to the money amounts stated in the sanctioning decisions of competent persons shall be deducted.
2. The rates of deduction of salaries, retirement allowances or working capacity loss allowances applicable to individuals shall not exceed 30% of the total salaries or monthly allowances of such individuals. For other revenues, the deduction rates shall be based on the actual incomes of such persons (but must not exceed 50% of their total incomes).
Article 13.- Responsibility of agencies, organizations, employers that are managing salaries or incomes of coerced individuals
1. Agencies, organizations or employers that are managing salaries or incomes of individuals subject to the application of the salary or income deduction measure have the responsibility to strictly abide by the coercion decisions of competent agencies.
2. Right on the nearest pay day, agencies, organizations or employers managing salaries or incomes of coerced individuals have the responsibility to deduct portions of salaries or incomes of coerced individuals according to the coercion decisions and transfer the deducted amounts into the accounts at the State Treasuries stated in the coercion decisions, and at the same time notify such to the persons competent to issue decisions on coercive salary deduction.
3. Where agencies, organizations or employers managing salaries or incomes of individuals subject to the application of the salary or income deduction measure deliberately decline to execute coercive-deduction decisions of competent agencies, they shall be administratively sanctioned according to law provisions.
Section B. COERCIVE MEASURE OF MONEY DEDUCTION FROM BANK ACCOUNTS
Article 14.- Subjects liable to coercive measure of bank account deduction
The measure of bank account deduction shall apply to individuals or organizations that do not voluntarily abide by sanctioning decisions, do not pay coercion expenses when:
1. The individuals have deposits at banks in Vietnam (except where they are subject to the application of the coercive measure of salary or income deduction);
2. The organizations have deposits at banks in Vietnam.
Article 15.- Verification of information on accounts of coerced individuals, organizations
1. Persons competent to issue decisions on coercive deduction of money from bank accounts are entitled to gather, verify and request banks to supply information on accounts, current balances in accounts of coerced individuals or organizations.
2. Coerced individuals and organizations have the responsibility to inform the persons competent to issue decisions on coercive money deduction from bank accounts of the banks where they open their accounts, their account numbers at the banks, when so requested.
Article 16.- Decisions on coercive deduction of money from bank accounts
1. Decisions on coercive deduction of money from bank accounts must clearly state the date of issuance; the grounds for issuance; full name, position and working unit of the decision issuer; the deducted money amount, full name of account holder and the number of the account; name and address of the bank where the subject liable to the deduction measure opens accounts; name, address and account number of the State Treasury; mode of transferring the deducted money amount from bank to treasury; the time limit for execution, and must be signed and sealed by the person competent to issue the decision on coercive deduction of money.
2. Decisions on coercive deduction of money from bank accounts shall be addressed to deduction-liable individuals or organizations, banks where such individuals or organizations open their accounts and relevant agencies 5 days before the coercion is effected.
3. Within 5 days as from the date of receiving the decisions on coercive deduction of money from their bank accounts, the deduction-liable individuals or organizations shall have to request the banks where they have opened their accounts to transfer money from their accounts into the accounts of the State Treasuries stated in the coercive deduction decisions. Where such individuals or organizations deliberately decline to abide by the coercive deduction decisions, they shall be subject to the coercive measure of property distrainment as provided for in Section C, Chapter II of this Decree.
Article 17.- Responsibility of banks where coerced individuals or organizations open their accounts
1. The banks have the responsibility to supply necessary information in writing on accounts of coerced individuals or organizations which are opened at the banks, when so requested in writing by persons competent to issue decisions on coercive deduction of money from bank accounts.
2. Within 5 days as from the date of receiving the coercive deduction decisions, the concerned banks have the responsibility to coordinate with the persons competent to issue coercion decisions in notifying the account holders thereof. Upon receiving the money transfer requests of the account holders being coerced individuals or organizations, the banks have the responsibility to transfer the money amounts of the coerced individuals or organizations into the accounts of the State Treasuries stated in the coercive deduction decisions; and at the same time to notify the agencies issuing the deduction decisions and coerced individuals or organizations thereof.
3. Where accounts are reduced to no balance or to a balance not enough for decision execution, the banks, after deducting the available money amounts, must notify such to the agencies which have issued decisions on coercive deduction of money from bank accounts for application of the coercive measure of property distrainment as provided for in Section C, Chapter II of this Decree.
4. If there still exists a balance in accounts of the coerced individuals or organizations but banks fail to deduct money for remittance into the state budget according to coercive deduction decisions of competent persons, such banks shall be administratively sanctioned according to the provisions of Article 35 of the Government’s Decree No. 202/2004/ND-CP of December 10, 2004 on sanctioning of administrative violations in the monetary and banking domain.
Article 18.- Procedures for collection of deducted money
1. The partial deduction of salaries, incomes or bank accounts of individuals and organizations subject to administrative coercion shall be effected on the basis of collection vouchers according to current regulations. Collection vouchers used for salary or income deduction shall be sent to relevant parties.
2. After collecting money, the State Treasuries receiving the deducted money shall have to inform the persons competent to issue coercion decisions thereof.
Section C. COERCIVE MEASURES OF DISTRAINMENT OF PROPERTY WITH A VALUE EQUAL TO FINE AMOUNT FOR AUCTION
Article 19.- Subjects liable to coercive measures of distrainment of valuable property for auction
The measure of distrainment of valuable property for auction shall apply only to individuals or organizations that do not voluntarily abide by sanctioning decisions, do not pay coercion expenses when:
1. Such individuals are freelance laborers having no agencies or organizations to manage their fixed salaries or incomes.
2. Such individuals or organizations have no bank accounts or their bank deposits are not enough for application of the measure of partial deduction of salaries, incomes or bank accounts.
3. Such individuals or organizations have not enough conditions for application of the deduction measure or have deliberately declined to abide by the coercive deduction measure, have not paid coercion expenses.
Only portions of property of coerced individuals or organizations, corresponding to the money amounts stated in sanctioning decisions and expenses for organization of coercion execution shall be distrained.
Article 20.- Decisions on coercion by property distrainment measure
1. Decisions on coercion by property distrainment measure must clearly state the date of issuance; grounds for issuance; full name, position (rank), unit of the decision issuer; full name, residence place, head-office of the individual or organization subject to property distrainment; the fine amount; the distrainment venue; signature of the decision issuer, seal of the decision-issuing agency.
2. The property distrainment must be notified to the target individuals or organizations, the commune-level People’s Committees of the localities where such individuals resides or such organizations are headquartered or the agencies where such persons work 5 days before the coercion is effected, except where the notification may hinder the distrainment.
Article 21.- The following properties must not be distrained
1. Curative medicines, foods, foodstuff in service of essential needs of coerced individuals and their families.
2. Labor tools, daily-life devices necessary for coerced individuals and their families.
3. Ordinary worship objects; legacy, orders, medals, diplomas of merit.
4. Properties in service of defense and security.
Article 22.- Property distrainment procedures
1. Property distrainment must be carried out during daytime (from 08.00 hrs to 17.00 hrs).
2. Persons issuing coercion decisions or persons assigned to enforce coercion shall assume the prime responsibility for the distrainment.
3. When property distrainment is carried out, the coerced persons or adult members of their families, representatives of organizations subject to the property distrainment, representatives of local administrations and witnesses must be present.
If individuals who must execute coercion decisions or adult members of their families are deliberately absent, property distrainment shall still be carried out but in the presence of representatives of local administrations and witnesses.
4. Coerced individuals and organizations are entitled to request properties to be distrained first and the persons assigned to conduct the distrainment must accept such requests if deeming that they do not affect the coercion.
If coerced individuals or organizations fail to specify properties to be distrained first, properties under their private ownership shall be distrained first.
5. Properties jointly owned by coerced individuals and other persons shall be distrained only if the coerced individuals do not have their private properties or their private properties are not enough for execution of coercion decisions. In case of disputed property, the distrainment shall still proceed and the co-owners of the to be-distrained propery shall be informed of their right to initiate lawsuits according to civil procedures.
Agencies conducting distrainment shall have to publicly announce the time and venue of distrainment to co-owners. If upon the expiration of the three-month time limit counting from the distrainment date nobody initiates a lawsuit, distrained properties shall be put up for auction according to law provisions on property auction.
Article 23.- Property distrainment records
1. Property distrainment must be recorded in writing. The written records must clearly state the property distrainment time and venue; the full names and positions of the persons taking charge of the distrainment; representatives of the organizations subject to property distrainment, individuals having their properties distrained or their lawful representatives; witnesses; representatives of local administrations (or agencies of coerced individuals); description of appellation, conditions and characteristics of each distrained property.
2. Persons taking charge of distrainment; representatives of organizations subject to property distrainment, individuals having properties distrained or their lawful representatives; witnesses; representatives of local administrations (or agencies of coerced individuals) shall sign their names in the records. Where any persons are absent, or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.
3. A distrainment record shall be made in two copies, with one copy to be kept by the coercion decision-issuing agency and one copy handed to the individual having his/her property distrained or the representative of the organization subject to coercive distrainment, right after the property distrainment record is made.
Article 24.- Assignment of distrained properties for preservation
1. Persons in charge of distrainment shall select one of the following forms for preservation of distrained properties:
a) Assigning the coerced persons or their relatives or the persons managing and/or using such properties to preserve them;
b) Assigning one of the co-owners to preserve the properties if such properties are co-owned by them;
c) Assigning organizations or individuals that have conditions to preserve them.
2. Properties being gold, silver, precious metals, gemstones or foreign currencies shall be assigned to state treasuries for management; properties being industrial explosive materials, support tools, things of historical or cultural values, national treasures, antiques, rare and precious foreign products shall be temporarily assigned to relevant state management agencies for management.
3. Upon assignment of distrained properties for preservation, persons in charge of distrainment must make records thereon, clearly stating the date of handover for preservation; full names of the persons in charge of executing the coercion decisions, coerced individuals, representatives of coerced organizations, persons assigned to preserve the properties, handover witnesses; the quantity, conditions (quality) of properties; rights and obligations of persons assigned to preserve the properties.
Persons taking charge of distrainment, persons assigned to preserve properties, coerced individuals, representatives of coerced organizations and witnesses shall sign in the records. In cases where any persons are absent or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.
Copies of records shall be handed to persons assigned to preserve the properties, coerced individuals, representatives of coerced organizations, witnesses and persons taking charge of distrainment, each to one person.
4. Persons assigned to preserve properties shall be paid with actual and reasonable expenses for preservation of properties, except those defined at Point a, Clause 1 of this Article.
5. Persons assigned to preserve properties, who cause damage to, fraudulently swap, lose or destroy such properties shall have to pay compensations therefor and, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.
Article 25.- Valuation of distrained properties
1. The valuation of distrained properties shall be conducted at the houses of individuals or headquarters of organizations that have their properties distrained or at places where distrained properties are kept (except for cases where valuation councils must be set up).
2. Distrained properties are valued under the agreement between the persons taking charge of execution of coercion decisions and representatives of coerced organizations or individuals as well as co-owners in case of distrainment of common properties. The time limit for the involved parties to reach agreement on prices shall not exceed 5 working days as from the date the properties are distrained.
For distrained properties valued at under VND 500,000 each or being perishable, if the involved parties fail to reach agreement on their prices, the persons competent to issue coercion decisions shall have to determine the prices.
3. Where distrained properties are valued at VND 500,000 or more each, of the kinds difficult to be valuated or the involved parties cannot reach agreement on their prices, within 15 days as from the date the properties are distrained, the persons who have issued coercion decisions shall propose competent agencies to set up valuation councils with the persons who have issued coercion decisions as their heads and representatives of finance bodies and relevant professional agencies as their members.
Within 7 working days after their establishment, the valuation councils must conduct the valuation. Individuals having their properties distrained or representatives of the organizations having their properties distrained may express their opinions on the valuation, but the power to decide on the prices shall rest with the valuation councils.
The property valuation shall be based on the market prices at the time of valuation. For properties whose prices are uniformly managed by the State, the valuation thereof shall be based on the property prices set by the State.
4. The property valuation must be recorded in writing. The written records must clearly state the valuation time and venue, participants in the valuation, names and values of the valuated properties; and must be signed by participants in the valuation and property owners.
Article 26.- Competence to set up property valuation councils
1. District-level People’s Committee presidents shall decide on the establishment of valuation councils for cases of administrative coercion falling under the jurisdiction of district- or commune-level state management agencies.
2. Provincial-level People’s Committee presidents shall decide on the establishment of valuation councils for cases of administrative coercion falling under the jurisdiction of provincial-level state management agencies.
3. The establishment of valuation councils at central agencies shall be decided by the managing ministers after consulting with the Finance Minister, relevant ministries and branches.
Article 27.- Tasks of valuation councils
1. To study and propose the organization and contents of their meetings.
2. To prepare documents necessary for the valuation.
3. To conduct the valuation of properties.
4 To make records on the valuation.
Article 28.- Transfer of distrained properties for auction
1. For properties already distrained for auction, basing themselves on the property values determined under the provisions of Article 25 of this Decree, the persons in charge of coercion shall, within 10 days as from the date of issuance of the distrainment decisions, sign contracts on auction authorization with organizations which have the auctioning function to organize the auction of such properties according to the following regulations:
a) For distrained properties with a determined value of under VND 10,000,000, the persons in charge of coercion shall sign auction authorization contracts with district-level finance bodies for organization of auctions;
b) For distrained properties with a determined value of over VND 10,000,000, the persons in charge of coercion shall sign auction authorization contracts with provincial-level auction service centers of the localities where the properties are located for organization of auctions.
2. The Finance Minister shall guide the determination of reserve prices for auction of the properties prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article.
3. The transfer of distrained properties to responsible agencies for auctions must be recorded in writing. The written records must clearly state the dates of transfer; the transferors and the transferees, the quantity and quality of the properties; and must be signed by the transferors and the transferees. The dossiers on handover of distrained properties to responsible agencies for auction shall each comprise the decision on coercive distrainment; papers and documents related to ownership rights, lawful use rights (if any); written valuation of the properties and records on handover of such properties.
4. In cases where distrained properties are cumbersome commodities or in great quantities, for which provincial-level auction service centers or district-level finance agencies have no place to keep them, upon the completion of transfer procedures, contracts on preservation of such properties can be signed with the subjects which are keeping such properties. The expenses for performance of preservation contracts shall be covered by the proceeds from property auctions.
5. When the distrained properties have already been transferred to responsible agencies for auctions, the procedures for auction of such properties shall comply with the provisions of current legislation on property auction.
6. For properties under common ownership, the auction thereof shall be prioritized for their co-owners first.
7. Where the proceeds from property auctions are bigger than the amounts stated in the sanctioning decisions plus the coercion expenses, within 10 days as from the auctioning dates, the agencies enforcing the coercive measure of distrainment of properties for auction shall carry out procedures to return the differences to the coerced individuals or organizations.
Article 29.- Transfer of property ownership rights
1. Purchasers of distrained properties shall have their ownership over such properties recognized and protected by law.
2. Competent state bodies shall have to carry out the procedures for transfer of ownership rights to purchasers according to law provisions.
3. Ownership right transfer dossiers shall each comprise:
a) A copy of the decision on administrative coercion by distrainment of property for auction;
b) The property auction record;
c) Other papers related to the property (if any).
Section D. COERCIVE MEASURE OF CONFISCATION OF MATERIAL EVIDENCES AND/OR MEANS USED FOR COMMISSION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 30.- Subjects liable to the application of coercive measure of confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations
Individuals and organizations committing administrative violations, upon receipt of decisions on confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations, must voluntarily hand over such material evidences and/or means or abide by the competent agencies’ or persons’ decisions on confiscation of material evidences and/or means. In cases where they decline to hand over or hand over only a portion of the material evidences and/or means subject to confiscation, they shall face the administrative coercion.
Article 31.- Coercion decisions to confiscate material evidences and/or means used for commission of administrative violations
The coercion must be decided in writing. The written decisions must clearly state the dates of issuance; the grounds for issuance; full names and positions of the decision issuers; full names and addresses of the individuals, organizations using material evidences and/or means for violations; names of confiscated material evidences and/or means used for commission of administrative violations; and contain the signatures and full names of the decision issuers and the seals of the decision-issuing agencies.
Coercion decisions to confiscate material evidences and/or means used for commission of administrative violations shall be addressed to individuals or organizations that have used material evidences and/or means for commission of administrative violations 5 days before the coercion is effected.
Article 32.- Organization of coercion execution
1. Before carrying out the coercion, if individuals or organizations subject to the coercion voluntarily execute administrative violation-sanctioning decisions, the agencies in charge of coercion shall make records on the voluntary execution.
2. The coercion to confiscate material evidences and/or means used for commission of administrative violations must be conducted in the presence of representatives of local administrations and witnesses.
3. The coercion must be recorded in writing. The written records must clearly state the coercion time and venue; the coercion-conducting agencies; the coerced individuals or organizations; representatives of the local administrations of the localities where the coercion is executed, the witnesses; the names of confiscated material evidences and/or means, the conditions thereof.
4. Coerced individuals or representatives of coerced organizations, representatives of coercion decision-issuing agencies, representatives of local administrations and witnesses shall sign the records. In cases where any persons are absent or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.
5. Where coerced individuals or organizations are deliberately absent, the coercion shall still be carried on in the presence of representatives of local administrations and witnesses.