Nghị định 36/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp
Số hiệu: | 36/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/06/2015 |
Ngày công báo: | 30/04/2015 | Số công báo: | Từ số 531 đến số 532 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí thành lập Cục Hải quan
Ngày 17/04/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan và hoạt động của Hải quan các cấp.
Theo đó, Cục Hải quan thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí sau:
- Số lượng kim ngạch xuất - nhập khẩu (KNXNK) lớn hơn 30% trung bình cộng KNXNK của cả nước hoặc trung bình cộng KNXNK của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP.HCM & Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị.
- Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia.
- Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.
Trong một số trường hợp đặc biệt (để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế - xã hội…) thì việc thành lập Cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định về nhiệm vụ và hoạt động của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/06/2015.
Văn bản tiếng việt
Tiêu đề | Nghị định 36/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp | Mục lục |
---|---|---|
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2015 |
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ THÀNH LẬP CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN CÁC CẤP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp.
Nghị định này quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cục Hải quan); tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp.
1. Cơ quan hải quan các cấp.
2. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Việc thành lập Cục Hải quan xuất phát từ yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách hành chính, chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đáp ứng các tiêu chí thành lập Cục Hải quan theo quy định tại Nghị định này.
3. Đảm bảo đúng trình tự, thủ tục thành lập tổ chức hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Cục Hải quan thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí sau:
a) Có số lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn hơn 30% trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước hoặc trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị.
b) Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia.
c) Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.
2. Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế - xã hội tại các địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp hoặc tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực trọng điểm của đất nước thì việc thành lập Cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Căn cứ các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính rà soát, xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các Cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong trường hợp thành lập mới Cục Hải quan thì địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và tổ chức lại Cục Hải quan.
1. Tổng cục Hải quan
a) Đề nghị Bộ Tài chính việc thành lập Cục Hải quan.
b) Tổ chức triển khai hoạt động của Cục Hải quan theo quyết định thành lập.
2. Bộ Tài chính
a) Căn cứ các quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, xây dựng Đề án thành lập Cục Hải quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Chỉ đạo và bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động của Cục Hải quan.
3. Bộ Nội vụ
Thẩm định việc thành lập Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi dự kiến thành lập Cục Hải quan
Bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động của Cục Hải quan.
1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
1. Tổng cục Hải quan:
a) Văn phòng, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Các Cục Hải quan.
Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
2. Cục Hải quan:
a) Văn phòng và các Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Hải quan.
b) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan; quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
3. Trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định:
a) Các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan.
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan.
c) Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan.
b) Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan.
3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
đ) Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan trên địa bàn, gồm:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới, ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
đ) Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan.
1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
c) Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.
d) Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
đ) Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý.
2. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan của công chức thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
3. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2015.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 36/2015/ND-CP |
Hanoi, April 17, 2015 |
SETTING CRITERIA FOR ESTABLISHMENT OF CUSTOMS DEPARTMENTS OF PROVINCES, INTER-PROVINCES AND CENTRALLY RUN CITIES; AND PRESCRIBING ORGANIZATION, TASKS AND OPERATION OF CUSTOMS OFFICES AT ALL LEVELS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 2014 Law on Customs;
At the proposal of the Minister of Finance,
The Government promulgates the Decree setting criteria for establishment of Customs Departments of provinces, inter-provinces and centrally run cities; and prescribing organization, tasks and operation of customs offices at all levels.
Article 1. Scope of regulation
This Decree sets criteria for establishment of Customs Departments of provinces, inter-provinces and centrally run cities (below refereed to as Customs Departments); and prescribing organization, tasks and operation of customs offices at all levels.
Article 2. Subjects of application
1. Customs offices at all levels.
2. Other state agencies involved in the coordinated state management of customs.
CRITERIA FOR CUSTOMS DEPARTMENTS
Article 3. Principles of establishment
The establishment of Customs Departments must meet requirements of state customs management in provinces, inter-provinces and centrally run cities and comply with the following principles:
1. To conform with administrative reform programs and customs reform and modernization programs approved by the Government or the Prime Minister.
2. To meet criteria for establishment of Customs Departments set in this Decree.
3. To comply with the order and procedures for establishment of state administrative organizations in accordance with law.
Article 4. Criteria for establishment
1. A Customs Department may be established when the area expected to be under its management meets two out of the following three criteria:
a/ Having an export and import value 30 percent higher than average national export and import value or higher than the average export and value of the whole country (excluding areas under the management of Ho Chi Minh City Customs Department and Hai Phong City Customs Department) in the year before the year of request for establishment.
b/ Having an international land border gate, civil airport or national important seaport.
c/ Having an industrial park or economic zone.
2. In special cases, the Prime Minister shall consider and decide on the establishment of a Customs Department to meet requirements of management, protection of national sovereignty and socio-economic security in areas with long borders and complicated topography, or to facilitate socio-economic development investment in key areas.
3. Based on the criteria set in Clause 1 of this Article, the Minister of Finance shall review and plan rearrangement of Customs Departments, and submit it to the Prime Minister for consideration and decision. In case of establishment of a new Customs Department, its projected management area must meet the condition specified at Point a, Clause 1 of this Article.
4. The Prime Minister shall decide on establishment and reorganization of Customs Departments.
Article 5. Responsibilities of ministries, agencies and localities
1. The General Department of Customs
a/ To propose to the Ministry of Finance the establishment of Customs Departments;
b/ To organize the operations of Customs Departments according to their establishment decisions.
2. The Ministry of Finance
a/ To prepare schemes for establishment of Customs Departments under Articles 3 and 4 of this Decree and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
b/ To direct and ensure necessary conditions for the operations of Customs Departments.
3. The Ministry of Home Affairs
To appraise the establishment of Customs Departments in accordance with law.
4. People’s Committees of provinces where Customs Departments are planned to be established
To ensure necessary conditions for operations of Customs Departments.
ORGANIZATION, TASKS AND OPERATION OF CUSTOMS OFFICES AT ALL LEVELS
Article 6. Principles of organization and operation of the customs service
1. Vietnam Customs shall be organized and operate on the principle of centralization and uniformity.
2. The General Director of Customs shall uniformly manage and administer activities of customs offices at all levels; customs offices at lower levels shall submit to the management and direction by customs offices at higher levels.
Article 7. Organizational structure of the customs service
1. The General Department of Customs:
a/ The office, departments and public non-business units;
b/ Customs Departments.
The Prime Minister shall prescribe the organizational structure of the General Department of Customs.
2. Customs Departments:
a/ Offices and advisory divisions assisting the director of the Customs Department;
b/ Customs Branches, customs control squads and equivalent units.
The Minister of Finance shall prescribe the organizational structure of Customs Departments; and decide on the establishment and reorganization of Customs Branches, customs control squads and equivalent units.
3. In case of necessity to meet management requirements, the General Director of Customs shall decide on the establishment or reorganization of professional teams or groups of Customs Branches, customs control squads and equivalent units as decentralized by the Minister of Finance.
Article 8. Tasks and operation of the General Department of Customs
1. To submit to the Minister of Finance for further submission to the Government or the Prime Minister for consideration and decision:
a/ Draft laws, ordinances and resolutions of the National Assembly; draft resolutions of the National Assembly Standing Committee; draft resolutions and decrees of the Government; and draft decisions and directives of the Prime Minister on customs;
b/ Strategies, master plans, plans, national target programs and important programs of action, schemes and projects on customs;
c/ Annual import and export duty estimates in accordance with the State Budget Law.
2. To submit to the Minister of Finance for consideration and decision:
a/ Draft circulars, decisions, directives and other documents on customs;
b/ Annual activity plans of the customs service.
3. To promulgate according to its competence documents providing professional guidance; documents falling under the scope of its management in accordance with law.
4. To organize the implementation of legal documents, strategies, master plans, plans, programs, projects and schemes on customs after they are promulgated or approved by competent authorities.
5. To organize the performance of the following tasks:
a/ To carry out customs procedures and conduct customs inspection and supervision of imported, exported and transit goods; vehicles on exit or entry or in transit;
b/ To prevent and combat smuggling and illegal cross-border transportation of goods within customs operation areas; and to take measures to prevent and combat smuggling and illegal cross-border transportation of goods outside customs operation areas in accordance with law;
c/ To organize the implementation of the laws on taxes and other charges on imported and exported goods in accordance with law;
d/ To carry out post-customs clearance inspection of imported and exported goods;
dd/ To make state statistics on customs.
6. To conduct inspection and examination and settle complaints and denunciations; to handle according to its competence or propose to competent authorities for handling under law violations of the customs law; to prevent and fight corruption and negative practices; to practice thrift and combat waste in the use of assigned assets and allocated funds in accordance with law.
7. To propose to competent state agencies policies and measures for customs-related state management of import, export, exit, entry and transit activities and tax policies applicable to imported and exported goods.
The Prime Minister shall define functions, tasks and powers of the General Department of Customs.
Article 9. Tasks and operation of Customs Departments
1. To organize, direct and guide units under then management in implementing the customs law in their localities, including:
a/ To carry out customs procedures and conduct customs inspection and supervision of imported, exported and transit goods, goods in border-gate transfer, luggage of people on exit or entry and vehicles on exit or entry or in transit in accordance with law;
b/ To apply necessary professional measures to proactively prevent and combat smuggling and illegal cross-border transportation of goods and drugs within customs operation areas. To coordinate in preventing and combating smuggling and illegal cross-border transportation of goods and drugs outside their customs operation areas in accordance with law;
c/ To organize the implementation of the laws on taxes and other charges on imported and exported goods in accordance with law;
d/ To carry out post-customs clearance inspection of imported and exported goods in accordance with law;
dd/ To make customs-related state statistics on imported, exported and transited goods and vehicles on exit or entry or in transit under the management of Customs Departments in accordance with law.
2. To inspect and examine the implementation of the customs law in accordance with law.
3. To propose amendments and supplements to the customs law applicable to import, export, exit, entry and transit activities and tax policies applicable to imported and exported goods; to report arising problems or issues falling beyond the competence of Customs Departments to the General Director of Customs.
4. The Minister of Finance shall define functions, tasks and powers of Customs Departments.
Article 10. Tasks and operation of Customs Branches, customs control squads and equivalent units
1. To perform tasks and powers under the Customs Law, other relevant laws and the following tasks and powers:
a/ To carry out customs procedures and conduct customs inspection and supervision of imported, exported and transit goods, goods in border-gate transfer, luggage and vehicles on exit or entry or in transit in accordance with law;
b/ To conduct customs control to prevent and combat smuggling, trade fraud and illegal cross-border transportation of goods and prevent and fight drugs within customs operation areas.
To coordinate with other functional forces in preventing and combating smuggling and illegal cross-border transportation of goods outside customs operation areas;
c/ To collect taxes and other charges on imported and exported goods in accordance with law; to assess tax liability, monitor and collect tax arrears and enforce tax administrative decisions; and ensure correct and full collection of taxes and promptly pay them to the state budget;
d/ To carry out post-customs clearance inspection in accordance with law;
dd/ To make customs-related state statistics on exported, imported and transit goods and vehicles on exit, entry or in transit under their management.
2. To inspect officers of Customs Branches, customs control squads and equivalent units in implementing customs policies and laws.
3. To propose amendments and supplements to the customs law applicable to import, export, exit, entry and transit activities and tax policies applicable to imported and exported goods and issues falling beyond the competence of Customs Branches, customs control squads and equivalent units.
The General Director of Customs shall define functions, tasks and powers of Customs Branches, customs control squads and equivalent units.
This Decree takes effect on June 10, 2015.
Article 12. Implementation responsibility
The Minister of Finance, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and heads of related agencies, organizations and related individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực