Số hiệu: | 36/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2012 |
Ngày công báo: | 30/04/2012 | Số công báo: | Từ số 355 đến số 356 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2016 |
1. Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ); chế độ làm việc và quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng).
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.
3. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Chương III Nghị định này không áp dụng đối với cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
4. Tên của Bộ và tên của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được dịch tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ và các công tác khác của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, các quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
2. Người giữ chức vụ cấp phó của Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) là người được giao phụ trách, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng.
3. Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Article 1. Scope and subjects of regulation
1. This Decree generally provides the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministries); work regimes and powers and responsibilities of ministers and heads of ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministers).
2. The specific functions, tasks and powers of ministries to manage branches or sectors comply with the decrees defining their functions, tasks and organizational structures.
3. The provisions in Chapter III of this Decree on organizational structures of ministries do not apply to the organizational structures of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
4. The names of ministries and the names of organizations and units under ministries shall be translated into foreign languages for international transactions under the guidance of the Ministry of Foreign Affairs.
Article 2. Positions and functions of ministries
Ministries are governmental agencies performing the state management of their assigned branches or sectors nationwide, and the state management of public services within these branches or sectors.
1. Ministers are government members, heads and leaders of their respective ministries. They shall participate in activities of the Government collective and other works of the Government; perform the tasks and exercise the powers defined in the Law on Organization of the Government, this Decree and relevant legal documents; and they are answerable to the Prime Minister and the National Assembly for the state management of their respective branches or sectors nationwide.
2. Deputy ministers are assigned by their ministers to manage and direct the implementation of one or some working aspects of their ministries and take responsibility for their assigned tasks before their ministers and law. When a minister is absent, a deputy minister authorized by the minister shall administer and settle on the latter's behalf affairs of his/her ministry and minister.
3. The number of deputy ministers in a ministry must not exceed four. Ministries managing many major, important and complex branches or sectors may have more than 4 deputy ministers as decided by the Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực