Chương 2: Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc Quản lý, khai thác công trình đường cao tốc
Số hiệu: | 32/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 10/06/2014 |
Ngày công báo: | 29/04/2014 | Số công báo: | Từ số 467 đến số 468 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tai nạn trên đường cao tốc: phải cứu nạn trong 30 phút
Chính Phủ ban hành Nghị định 32/2014/NĐ-CP hướng dẫn cách xử lý thông tin và trách nhiệm khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc. Theo đó:
Khi xảy ra tai nạn, sự cố giao thông, đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường giải quyết bước đầu:
- Bảo vệ hiện trường, sơ cứu về người (nếu có);
- Hướng dẫn điều tiết giao thông tạm thời.
- Bố trí lực lượng tham gia giải quyết tai nạn, sự cố theo chỉ huy của lực lượng công an
Đội cứu nạn, cứu hộ phải có mặt ngay tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để thực hiện nhiệm vụ
Đồng thời, Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến phải cung cấp thông tin về tai nạn, sự cố trên sóng radio, biển báo thông tin điện tử…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/6/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quản lý, khai thác công trình đường cao tốc:
a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;
b) Điều hành giao thông trên đường cao tốc;
c) Thông tin trên đường cao tốc;
d) Tuần tra, tuần đường, tuần kiểm trên đường cao tốc;
đ) Công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác đường cao tốc;
e) Trạm thu phí trên đường cao tốc.
2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
3. Đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc, xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc.
1. Tổ chức giao thông trên đường cao tốc tuân theo phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm:
a) Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;
b) Phê duyệt phương án tổ chức giao thông đặc biệt trên đường cao tốc khi có thiên tai, tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tình huống về quốc phòng, an ninh;
c) Quy định cụ thể trình tự, thủ tục việc lập, phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.
4. Chủ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức lập phương án tổ chức giao thông trên các tuyến đường cao tốc, trình cơ quan quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này xem xét, phê duyệt.
1. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm giám sát, điều hành hoạt động của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và điều hành giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý.
2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực kết nối với Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến qua hệ thống quản lý giám sát giao thông.
3. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực là đơn vị sự nghiệp có thu. Kinh phí hoạt động của Trung tâm được bố trí từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, trích từ nguồn thu phí của các tuyến cao tốc trong phạm vi quản lý và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý, khai thác các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu sự giám sát, điều hành của Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực; đồng thời chịu trách nhiệm gửi thông tin giao thông từ các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến tới Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực để quản lý, điều hành.
1. Thông tin trên đường cao tốc gồm thông tin cố định và thông tin thay đổi:
a) Thông tin cố định được cung cấp bằng hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc;
b) Thông tin thay đổi là những thông tin thay đổi theo thời gian gồm: Thời tiết, mật độ giao thông, tư vấn hành trình, thời gian hành trình dự kiến, thông tin về sự cố, tai nạn, tạm dừng khai thác và các thông tin khác liên quan đến giao thông trên đường cao tốc. Các thông tin này được cung cấp qua hệ thống thông tin như mạng internet, sóng radio, các điểm cung cấp thông tin, biển báo thông tin điện tử trên đường cao tốc.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm cung cấp thông tin theo phương án tổ chức giao thông đã được phê duyệt.
3. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chỉ đạo đơn vị khai thác, bảo trì cung cấp thông tin giao thông trên cơ sở phương án tổ chức giao thông đặc biệt được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi có tình huống khó khăn đột xuất xảy ra.
1. Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường cao tốc và thông qua hệ thống giám sát giao thông để phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; phối hợp với đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì đường cao tốc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường cao tốc.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì thực hiện công tác tuần đường trên đường cao tốc để tuần tra, kiểm tra và theo dõi tổ chức giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng công trình đường cao tốc; phát hiện kịp thời hư hỏng hoặc các hành vi xâm phạm công trình đường cao tốc, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường cao tốc, hành lang an toàn đường cao tốc; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
3. Cơ quan quản lý đường cao tốc thực hiện việc tuần kiểm trên đường cao tốc để kiểm tra, theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm công trình đường cao tốc, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường cao tốc, hành lang an toàn đường cao tốc.
1. Công trình đường cao tốc chỉ được đưa vào khai thác sử dụng khi bảo đảm yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định và có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.
2. Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng một chiều hoặc cả hai chiều của tuyến đường cao tốc. Tạm dừng khai thác đường cao tốc được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Một hoặc nhiều công trình trên đường cao tốc gặp sự cố không thể hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường cao tốc;
b) Xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng bắt buộc phải tạm dừng khai thác;
c) Phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh.
3. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.
Trạm thu phí trên đường cao tốc thực hiện việc thu phí phương tiện giao thông trên đường cao tốc, áp dụng công nghệ thu phí tiên tiến, hiện đại, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Hoạt động của trạm thu phí phải đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, tránh ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí.
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Việc kết nối giữa đường cao tốc với các hệ thống đường bộ khác thực hiện từ bước lập Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc, phù hợp với quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Trường hợp quy hoạch phát triển giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt của ngành, của địa phương có sự thay đổi, việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và phải xây dựng nút giao khác mức liên thông. Kinh phí xây dựng nút giao khác mức liên thông và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến kết nối chịu trách nhiệm.
1. Mọi hoạt động quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc làm hạn chế điều kiện sử dụng bình thường của đường cao tốc phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì phải bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị để cảnh báo nguy cơ gây mất an toàn giao thông, bảo vệ phạm vi cảnh báo theo quy định hiện hành về an toàn giao thông.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an ban hành quy định phối hợp về xử lý, bảo đảm trật tự an toàn và xử lý tai nạn, sự cố trên đường cao tốc; công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc; kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.
5. Nhà đầu tư, đơn vị khai thác, bảo trì chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác tại khu vực trong công tác tổ chức giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc và xử lý, giải quyết tai nạn, sự cố.
1. Nguyên tắc xử lý thông tin trên đường cao tốc:
a) Thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình trên đường cao tốc được cung cấp từ các nguồn hệ thống thu thập thông tin trên đường cao tốc; tuần tra, tuần đường, tuần kiểm đường cao tốc; thông tin từ người dân và người tham gia giao thông qua hệ thống điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.
b) Khi nhận được thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì điều động ngay lực lượng tuần đường, lực lượng ứng cứu giao thông và thông báo cho cơ quan công an; các đội cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng liên quan khẩn trương có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.
2. Mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến hoặc cơ quan công an qua số điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.
Khi xảy ra tai nạn, sự cố giao thông, tổ chức, cá nhân có liên quan ngoài việc thực hiện theo quy định của Điều 38 Luật Giao thông đường bộ cần có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:
1. Đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc có tai nạn, sự cố phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường giải quyết bước đầu, bảo vệ hiện trường, sơ cứu về người (nếu có), hướng dẫn điều tiết giao thông tạm thời; bố trí lực lượng tham gia giải quyết tai nạn, sự cố theo chỉ huy của lực lượng công an; tổ chức thực hiện các thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định.
2. Đội cứu nạn có mặt ngay tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để sơ cứu, cấp cứu ban đầu người bị nạn; vận chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Đội cứu hộ có mặt tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc.
4. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tai nạn, sự cố trên sóng radio, biển báo thông tin điện tử, các điểm cung cấp thông tin; phối hợp với đơn vị khai thác, bảo trì điều tiết giao thông từ xa, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông; điều chỉnh làn xe chạy hoặc hạn chế tốc độ chạy xe trên đường cao tốc cho phù hợp với điều kiện giao thông thực tế.
5. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và giám sát việc cung cấp các thông tin trong quá trình thực hiện cứu hộ, cứu nạn;
b) Chỉ đạo các đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc khác trong khu vực tham gia hỗ trợ giải quyết tai nạn, sự cố khi cần thiết;
c) Điều phối giao thông trên hệ thống đường cao tốc khu vực theo phương án tổ chức giao thông đặc biệt đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6. Cơ quan công an chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.
7. Chi phí cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc
a) Bộ Giao thông vận tải quy định về định mức, chi phí cứu hộ trên đường cao tốc;
b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về định mức, chi phí cho công tác cứu nạn trên đường cao tốc;
c) Chi phí cho hoạt động cứu nạn, trên đường cao tốc được tính trong chi phí quản lý khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Chi phí cho hoạt động cứu hộ sẽ do người điều khiển phương tiện chi trả nếu nguyên nhân gây ra tai nạn do người điều khiển phương tiện gây ra; do đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì hoặc chủ đầu tư tuyến cao tốc chi trả nếu nguyên nhân gây tai nạn do hư hỏng của công trình đường cao tốc hoặc nguyên nhân khách quan khác.
1. Người điều khiển phương tiện, người có liên quan trực tiếp đến tai nạn và người có mặt nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng qua số điện thoại khẩn cấp theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản công trình đường cao tốc đối với trường hợp sự cố, tai nạn do mình gây ra theo quy định.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm thực hiện việc xác định giá trị thiệt hại; dọn dẹp hiện trường sau khi lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác lập xong biên bản hiện trường và cho phép giải phóng hiện trường; tiến hành sửa chữa, phục hồi công trình đường cao tốc bị hư hại do tai nạn, sự cố gây ra.
Chapter II
MANAGEMENT AND OPERATION OF EXPRESSWAY FACILITIES
Article 5. Contents of state management of operation of expressway facilities
1. Managing and operating expressway facilities
a/ Organizing expressway traffic;
b/ Operating expressway traffic;
c/ Communicating expressway information;
d/ Patrolling and inspecting expressways;
dd/ Announcing the opening to traffic and temporary closing of expressways;
e/ Setting up toll booths on expressways;
2. Protecting expressway infrastructure.
3. Ensuring traffic safety, handling incidents, providing salvage and rescue to victims of accidents on expressways.
Article 6. Organization of expressway traffic
1. Expressway traffic shall be organized according to approved traffic organization plans. Plans on organization of expressway traffic must have contents as prescribed in Article 26 and Clause 1, Article 37 of the Law on Road Traffic.
2. The Ministry of Transport shall:
a/ Approve and adjust plans on organization of expressway traffic under its management;
b/ Approve special plans on organization of expressway traffic when disasters or specially serious accidents or incidents to expressway facilities affecting traffic safety, or national defense or security circumstances occur;
c/ Specify the order of and procedures for elaborating and approving plans on organization of expressway traffic.
3. Provincial-level People’s Committees shall approve plans on organization of traffic on expressways under their respective management after reaching agreement with the Ministry of Transport.
4. Investors shall elaborate plans on organization of traffic on expressways and submit them to the agencies specified in Clause 2 or 3 of this Article for consideration and approval.
Article 7. Regional traffic management and operation centers
1. Regional traffic management and operation centers shall supervise and direct operations of route traffic management and operation centers and operate traffic in areas under their management.
2. Regional traffic management and operation centers shall be connected with route traffic management and operation centers via traffic management and surveillance systems.
3. Regional traffic management and operation centers are revenue-generating non-business units. Their operation funds shall be allocated from the central road maintenance fund, the source of collected tolls on expressways under their management and other lawful sources as prescribed by law.
Article 8. Route traffic management and operation centers
1. Management and maintenance units shall organize, manage and operate route traffic management and operation centers under regulations of the Ministry of Transport.
2. Route traffic management and operation centers shall be supervised and directed by regional traffic management and operation centers, and shall concurrently send traffic information from their centers to regional traffic management and operation centers for management and direction.
Article 9. Expressway information
1. Expressway information includes fixed and variable information:
a/ Fixed information is provided via the road sign systems on expressways;
b/ Variable information is information which changes from time to time, including information on weather, traffic density, travel advice, estimated travel time, incidents, accidents, temporary closing, and other information relating to expressway traffic. Variable information is provided via the communication system such as internet, radio waves, information supply points and electronic information displays on expressways.
2. Operation and maintenance units shall provide information according to approved traffic organization plans.
3. Regional traffic management and operation centers shall direct operation and maintenance units to provide traffic information on the basis of special traffic organizations plans approved by competent agencies when difficult circumstances occur unexpectedly.
Article 10. Patrol and inspection on expressways
1. Traffic police shall patrol and control traffic on expressways and through traffic surveillance systems to detect and handle violations of road traffic law; coordinate with units assigned to organize operation and maintenance of expressways in detecting and stopping violations of regulations on protection of expressway facilities and safety corridors.
2. Operation and maintenance units shall conduct inspections on expressways to patrol, examine and monitor the organization of traffic, traffic accidents and conditions of expressway facilities; promptly direct breakdowns of or infringements upon expressway facilities, encroachments upon, or illegally use of, the land of expressways and their safety corridors; and handle these acts according to their competence or report them to competent authorities for handling.
3. Expressway administration agencies shall conduct inspections on expressways to examine, monitor and supervise the performance of inspection duties; handle according to their competence or coordinate in handling infringements upon expressway facilities, and encroachments and illegal use of the land of expressways and their safety corridors.
Article 11. Announcement of the opening to traffic and temporary closing of expressways
1. Expressway facilities may be put into operation or use only when they satisfy design requirements, ensure quality and meet prescribed standards, and their traffic organization plans are approved.
2. Temporary closing of expressways is the temporary closing of one direction or both directions of expressways. Temporary closing of an expressway may be applied in the following cases:
a/ One or more than one expressway facility cannot operate normally due to an incident affecting traffic safety on the expressway;
b/ A specially serious accident occurs, requiring the temporary closing of the expressway;
c/ Serving national defense or security requirements.
3. The Ministry of Transport and provincial-level People’s Committees shall announce the opening to traffic or temporary closing of expressways under their respective management.
Article 12. Toll booths on expressways
Toll booths on expressways shall collect tolls for vehicles moving on expressways, apply modem tolling technologies, and be built according to planning or investment projects approved by competent state agencies under regulations. Operations of toll booths must ensure traffic safety and uninterruptedness and avoid causing traffic jams in toll booth areas.
Article 13. Protection of expressway infrastructure
1. Protection of expressway infrastructure must comply with Article 52 of the Law on Road Traffic and guiding documents.
2. Connection of expressways with other road systems must be planned from the time of formulation of investment projects on construction of expressways, comply with planning and be approved by competent state agencies under regulations.
In case there is a change in the approved transport development master plan of a sector or locality, the supplementation of points of connection with expressways must be approved by competent state agencies under regulations and interchanges must be built. Expenses for building interchanges and other related expenses shall be borne by investors of connected routes.
Article 14. Assurance of traffic safety on expressways
1. All activities of managing and maintaining expressways facilities that restrict the normal use conditions of expressways shall be announced on means of communication to operators of vehicles joining traffic.
2. Operation and maintenance units shall arrange sufficient manpower and equipment to warn risks threatening traffic safety and protect the warned sites under current regulations on traffic safety.
3. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in, issuing regulations on assurance of traffic safety and handling of accidents and incidents on expressways; assurance of traffic safety during the management and operation of expressway facilities; and in examining and supervising the assurance of traffic safety on expressway routes.
4. Provincial-level People’s Committees shall organize examination and supervision of the assurance of traffic safety on expressway routes under their respective management.
5. Investors and operation and maintenance units shall closely coordinate with the public security and other functional forces in the areas in organizing traffic and protecting expressway infrastructure, and handling and settling accidents and incidents.
Article 15. Processing of information relating to, and responsibility to detect and report, accidents and incidents occurring on expressways
1. Principles of processing information relating to expressways
a/ Information on accidents and incidents to vehicles and incidents to facilities on expressways shall be supplied from the sources of systems of collecting information relating to expressways; patrol and inspection on expressways; people and road users via emergency telephone systems on expressways.
b/ Upon receiving information on accidents or incidents to vehicles or incidents to facilities on expressways, operation and maintenance units shall immediately send road inspection and traffic response forces and notify it to the public security agency, salvage and rescue teams and related forces to expeditiously come to the scenes and perform tasks according to their respective functions.
2. All organizations and individuals shall, upon detecting accidents or incidents to vehicles or incidents to facilities on expressways, notify them to route traffic management and operation centers or public security agencies using emergency telephone numbers displayed on expressways.
Article 16. Rescue and salvage upon occurrence of accidents and incidents on expressways
When an accident or incident occurs, related organizations and individuals shall, in addition to complying with Article 38 of the Law on Road Traffic, comply with the following provisions:
1. The operation and maintenance unit in charge of the expressway shall immediately send its force to the scene for initial settlement, protection of the scene, provision of first aid to victims (if any), and temporary guidance on traffic; arrange its force to participate in settling the accident or incident under the command of the public security force; and carry out procedures to claim compensation for damage to expressway infrastructure assets under regulations.
2. The rescue team shall immediately come to the scene no later than 30 minutes after receiving information in order to render first aid and emergency treatment for victims; and transport victims to the nearest medical establishment.
3. The salvage team shall immediately come to the scene no later than 30 minutes after receiving information in order to salvage vehicles and goods involved in the accident out of the expressway.
4. The route traffic management and operation center shall provide information on accidents and incidents on the radio waves, electronic information displays and information supply points; coordinate with the operation and maintenance unit in guiding traffic from afar and applying measures to ensure traffic safety; and adjust traffic lanes or set speed limits on the expressway suitable to actual traffic conditions.
5. The regional traffic management and operation center shall:
a/ Direct the route traffic management and operation center and supervise the provision of information in the course of salvage and rescue;
b/ Direct other operation and maintenance units of other expressway routes in the area to support the handling of accidents or incidents, when necessary;
c/ Guide traffic on the regional expressway system according to the special traffic organization plan approved by competent agencies.
6. The public security agency shall dispatch its force to the scenes of accidents or incidents no later than 30 minutes after receiving information, and assume the prime responsibility for, and coordinate with other forces in, settling accidents or incidents within the shortest time in order to open the expressway to traffic.
7. Expenses for rescue and salvage on expressways
a/ The Ministry of Transport shall prescribe levels of expenses for salvage on expressways;
b/ The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, prescribing levels of expenses for rescue on expressways;
c/ Expenses for rescue on expressways shall be included in expenses for management, operation and maintenance of expressways. Expenses for salvage activities shall be paid by vehicle operators if they cause the accidents or by the units assigned to organize operation and maintenance or by investors of expressway routes if the accidents are caused by expressway facility breakdowns or other objective reasons.
Article 17. Responsibilities of organizations and individuals upon occurrence of accidents or incidents on expressways
1. Vehicle operators and persons directly related to accidents and persons present at the scenes of accidents shall promptly provide information to functional agencies by using emergency telephone numbers prescribed in Article 38 of the Law on Road Traffic. Vehicle operators or owners shall pay compensations for damage to expressway infrastructure facilities due to accidents or incidents caused by them.
2. Operation and maintenance units shall determine the damage value; clear up scenes after the public security and other functional forces make scene records and permit such clearance; and shall repair and restore expressway facilities which are damaged due to accidents or incidents.