Nghị định 29/CP năm 1995 Hướng dẫn Luật khuyến khích đầu tư trong nước
Số hiệu: | 29/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 12/05/1995 | Ngày hiệu lực: | 12/05/1995 |
Ngày công báo: | 31/07/1995 | Số công báo: | Số 14 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/01/1998 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1995 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/CP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 4 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
- Đối tượng áp dụng của Luật khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm:
1/ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:
a- Doanh nghiệp nhà nước.
b- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, xã hội.
c- Hợp tác xã.
d- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
đ- Công ty cổ phần.
e- Doanh nghiệp tư nhân.
2/ Đơn vị kinh doanh hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
3/ Tổ chức, cá nhân mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp.
4/ Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam .
5/ Doanh nghiệp người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắc là người Việt Nam ở nước ngoài) bao gồm người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác.
Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp về nước có quyền lựa chọn theo Luật đầu tư tại Việt Nam hoặc Luật khuyết khích đầu tư trong nước, nhưng mỗi dự án đầu tư chỉ áp dụng một trong hai luật đó.
- Để thực hiện đầu tư trực tiếp theo Luật khuyến khích đầu từ trong nước, người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác phải khai báo nguồn gốc người Việt Nam của mình và phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu, người gốc Việt Nam có quốc tịch khác phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước mà người gốc Việt Nam mang quốc tịch về nguồn gốc người Việt Nam của mình bằng một trong các ngôn ngữ quốc tế thông dụng
- Để được phép đầu tư trực tiếp thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
1/ Đủ 18 tuổi trở lên.
2/ Không bị mất trí.
3/ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài mà chưa được xoá án, hoặc còn ở trong thời gian bị cấm quyền kinh doanh theo bản án của Toà án nước ngoài.
4/ Có số vốn đầu tư ít nhất bằng mức vốn pháp định cho loại hình doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh theo Nghị định số 221/HĐBT và số 222/ HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Nhà nước hỗ trợ đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước thông qua các Chương trình đầu tư quốc gia, dự án đầu tư quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, phủ xanh đất trống, đồi, núi trọc, sử dụng mặt nước chưa khai thác... Đối tượng được hỗ trợ đầu tư, phương thức tổ chức quản lý và thời hạn thực hiện các Chương trình đầu tư quốc gia và dự án đầu tư quốc gia do Chính phủ quy định cho từng chương trình và dự án cụ thể.
- Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia được thành lập nhằm mục đích:
1/ Huy động vốn trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
2/ Cho vay vốn trung hạn và dài hạn đối với các dự án đầu tư trong các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi;
3/ Cho vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn quy định tại danh mục C kèm theo Nghị định này.
- Vốn điều lệ ban đầu của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia gồm vốn góp của ngân sách Nhà nước, vốn góp của các quỹ bảo hiểm, của các tổ chức tín dụng và của các doanh nghiệp khác trên lãnh thổ Việt Nam . Danh sách và mức vốn góp ban đầu của các tổ chức nói trên cho Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia do Chính phủ quyết định. Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định mức vốn ngân sách Nhà nước góp lần đầu và bổ sung hàng năm vào Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
Các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể góp vốn vào Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia theo nguyên tắc tự nguyện.
.- Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc diện ưu tiên phát triển đã ký kết hợp đồng xuất khẩu hoặc đã bán hàng ra nước ngoài được ngân hàng thương mại quốc doanh ưu tiên về mức vốn cho vay để sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu. Trong trường hợp ngân hàng thương mại quốc doanh không có đủ vốn để cho vay, thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bổ sung thêm vốn tín dụng cho ngân hàng thương mại quốc doanh trong khuôn khổ quy định hiện hành.
Riêng đối với một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng thuộc diện ưu tiên phát triển nói trên do Bộ Thương mại chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ liên quan trình chính phủ theo quy định tại Điều 9 Nghị định của Chính phủ số 33/CP ngày 19/4/1994, khi giá thị trường thế giới xuống giá thấp hoặc giá thị trường trong nước đối với các nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu đó lên cao gây thua lỗ lớn cho cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ thông qua Quỹ bình ổn giá để giảm một phần lãi suất tín dụng. Ban Vật giá của Chính phủ chủ trì cùng các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức và thời điểm hỗ trợ cụ thể theo mục tiêu và điều lệ quản lý của Quỹ này.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn pháp lý, tổ chức dạy nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao kiến thức quản lý, cung cấp thông tin kinh tế, phổ biến và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ hoạt động đầu tư trong nước.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ thể hướng dẫn việc chuyển giao công nghệ được tạo ra bởi kinh phí của ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của Nghị định này.
- Sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo pháp luật Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp về nước được chuyển ra nước ngoài:
1/ Lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2/ Tiền gốc và lãi của các khoản vay từ nước ngoài trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
3/ Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Trong trường hợp giải thể doanh nghiệp, bán toàn bộ doanh nghiệp, hoặc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số vốn đầu tư đã chuyển hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Những dự án đầu tư sau đây thuộc diện ưu đãi về thuế:
1/ Đầu tư vào các ngành, nghề được quy định tại Danh mục A kèm theo Nghị định này.
2/ Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại có ít nhất một trong các tiêu chuẩn quy định dưới đây:
a) Công nghệ được áp dụng có khả năng tạo ra sự đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành khác, như công nghệ chế tạo máy, điện, điện tử, tin học...
b) Công nghệ sử dụng nguyên liệu trong nước để làm ra sản phẩm đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn so với các sản phảm hiện có cùng loại.
c) Công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc có thể thay thế hàng nhập khẩu.
d) Công nghệ có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm của các ngành, nghề truyền thống.
đ) Công nghệ sạch, công nghệ sử dụng nguyên liệu là các chất phế thải có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường.
e) Công nghệ sản xuất vật liệu mới.
g) Công nghệ cao.
3/ Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất mà từ khi bắt đầu hoạt động đã sử dụng số lao động tối thiểu là:
- Ở đô thị: 300 người.
- Ở miền núi: 50 người.
- Ở các vùng khác: 200 người.
4/ Đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được quy định tại Danh mục B kèm theo Nghị định này.
5/ Đầu tư vào các vùng khó khăn khác được quy định tại Danh mục C kèm theo Nghị định này.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập từ các dự án đầu từ ở những huyện ngoài vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác được hưởng ưu đãi về thuế như sau:
1/ Cơ sở sản xuất có một trong các điều hiện quy định tại khoản 1,2 và 3 Điều 15 của Nghị định này được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 1 năm, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong 3 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ hai điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi túc phải nộp thêm 1 năm nữa.
2/ Cơ sở vận tải, thương mại, dịch vụ được quy định tại Danh mục A kèm theo Nghị định này được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 2 năm, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập từ các dự án đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi cao được quy định tại Phần I Danh mục B kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi về thuế như sau:
1/ Cơ sở sản xuất có một trong các điều kiện được quy định tại khoản 1,2 và 3 Điều 15 của Nghị định này được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 4 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ hai điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.
2/ Cơ sở vận tải, thương mại, dịch vụ được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 2 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo.
- Cơ sơ sản xuất, kinh doanh mới thành lập từ các dự án đầu từ ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo quy định tại phần II Danh mục B kèm theo Nghị định này được ưu đãi về thuế như sau:
1/ Cơ sở sản xuất có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1,2, 3 Điều 15 của Nghị định này được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 3 năm, kể từ tháng có doanh chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong 4 năm đầu, kể từ khi lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo; Đối với những cơ sở sản xuất có từ hai điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.
2/ Cơ sở vận tải, thương mại, dịch vụ được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 2 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 4 năm tiếp theo.
- Cơ sơ sản xuất, kinh doanh mới thành lập từ các dự án đầu từ ở những huyện thuộc vùng khó khăn khác được quy định tại Danh mục C kèm theo Nghị định này được ưu đãi về thuế như sau:
1/ Cơ sở sản xuất có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1,2, 3 Điều 15 của Nghị định này được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 2 năm, kể từ tháng có doanh chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong 3 năm đầu, kể từ khi lợi nhuận chịu thuế và được giảm 50% thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo. Đối với những cơ sở sản xuất có từ hai điều kiện trở lên thì được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp thêm 2 năm nữa.
2/ Cơ sở vận tải, thương mại, dịch vụ được giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp trong thời hạn 2 năm, kể từ tháng có doanh thu chịu thuế; được miễn thuế lợi tức trong thời hạn 1 năm đầu, kể từ khi có lợi nhuận chịu thuế, và được giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo.
Các quy định miễn, giảm thuế đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện ưu đãi đầu tư tại các điều 16, 17, 18 và 19 của Nghị định này bao gồm toàn bộ các khoản miễn, giảm thuế được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức hiện hành.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh bỏ thêm vốn đầu tư hoặc sử dụng lợi nhuận còn lại để tái đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ được miễn thuế lợi tức cho phần lợi nhuận tăng thêm của năm tiếp theo do đầu tư mới đem lại.
Phần lợi nhuận tăng thêm được tính toán căn cứ vào tổng số lợi nhuận thu được và tỷ lệ vốn đầu tư mới.
- Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển sự nghiệp đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc, nghiên cứu khoa học và công nghệ, những dự án đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được miễn thuế nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc nhập khẩu uỷ thác) đối với thiết bị, máy móc, phụ tùng lắp đặt trong dây chuyền sản xuất. Thiết bị máy móc, phụ tùng được miễn thuế nhập khẩu phải hiện đại mà trong nước chưa sản xuất được; nếu sử dụng không đúng mục đích, sẽ bị truy thu số thuế nhập khẩu được miễn.
- Tổ chức, cá nhân nói tại Điều 1 của Nghị định này mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước được phép đa dạng hoá sở hữu, được miễn thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập cá nhân, kể cả thuế thu nhập bổ sung đối với người có thu nhập cao, đối với phần lợi nhuận được hưởng trong thời hạn 3 năm, kể từ khi được hưởng lần đầu.
1/ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư có các nhiệm vụ; quyền hạn sau đây:
a) Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thuộc thẩm quyền để chủ đầu tư chủ động và tự giác thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Quy định các thủ tục hành chính cụ thể, rõ ràng, giảm đến mức tối thiểu thủ tục xin và cho phép đối với từng công việc cụ thể.
c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, các quy định do Bộ ban hành; xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền.
2/ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Xây dựng trình Chính phủ quyết định bổ sung, thay đổi danh mục các ngành, nghề và phạm vi các vùng được hưởng ưu đãi đầu tư. (Quy định tại danh mục A, B, C kèm theo Nghị định này).
b) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư.
c) Quy định trình tự, thủ tục, mẫu đơn về giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất trong cả nước.
d) Quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 18 Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư trên địa bàn của địa phương phù hợp với các quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, trong đó có việc xác định danh mực dự án đầu tư ưu đãi, quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư và giám sát thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư trong nước.
Việc cấp chứng nhập ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp mới thành lập được thực hiện cùng một lúc với việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Kế hoạch cấp tỉnh) giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư ở địa phương, xem xét trình Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc diện được khuyến khích đầu tư.
- Thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong các ngành, nghề được quy định tại Điều 5 của Luật doanh nghiệp tư nhân và Điều 11 của Luật Công ty vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
Thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không thuộc các ngành, nghề nói tại đoạn 1 Điều này thực hiện theo quy định dưới đây:
1/ Người xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, Công ty gửi đơn xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty đến Uỷ ban Kế hoạch cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp, công ty đặt hoặc dự định đặt sở chính. Đơn xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty bao gồm cả nội dung xin hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (nếu có).
2/ Uỷ ban Kế hoạch cấp tỉnh tiếp nhận đơn xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty, tham khảo và lấy ý kiến Sở Quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và Sở Tài chính, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty và về việc cấp hay từ chối cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, (nếu có).
3/ Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (nếu có).
Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty hoặc giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Uỷ ban Kế hoạch cấp tỉnh phải thông báo nói rõ lý do cho đương sự biết.
4/ Việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày đối với trường hợp không thuê đất và 60 ngày đối với trường hợp có thuê đất. Việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập công ty phải thực hiện trong thời hạn 60 ngày đối với trường hợp không thuê đất và 90 ngày đối với trường hợp cho thuê đất.
Thời hạn trên được tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu đơn trực tiếp đưa đến Uỷ ban Kế hoạch tỉnh; hoặc tính theo ngày nhận được gửi qua bưu điện. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Uỷ ban Kế hoạch tỉnh phải thông báo yêu cầu người xin phép thành lập doanh nghiệp, công ty bổ sung hoặc sửa đổi những nội dung cho phù hợp với quy định của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Thời hạn cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp sẽ tính từ ngày Uỷ ban Kế hoạch tỉnh nhận được hồ sơ đã bổ sung, sửa đổi hợp lệ.
5/ Việc thành lập doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam thực hiện theo các quy định như trên về thủ tục thành lập doanh nghiệp, và các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ trái với nội dung Nghị định này đều bãi bỏ.
Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện ưu đãi đầu tư đã được thành lập trước khi Luật khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu lực thì được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư trong thời gian còn lại, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp tổ chức thực hiện Nghị định này./.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
DANH MỤC A
NGÀNH NGHỀ THUỘC CÁC LĨNH VỰC ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29/CP ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước)
Các dự án đầu tư vào các ngành, nghề trong từng lĩnh vực sau đây được hưởng ưu đãi:
I. TRỒNG RỪNG, TRỒNG CÂY LÂU NĂM TRÊN ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG, ĐẤT TRỒNG, ĐỒI NÚI TRỌC; NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC VÙNG NƯỚC CHƯA ĐƯỢC KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN XA BỜ.
1/ Trồng rừng phòng hộ (đầu nguồn, vên biển, bảo vệ môi sinh), rừng đặc dụng.
2/ Trồng cao su, cà ph, chè, dâu tằm, điều, tiêu... cây ăn quả, dược liệu trên đất tự nhiên chưa được đầu tư cải tạo, trên đất trống, đồi núi trọc.
3/ Nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo, chưa từng được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích kinh doanh.
4/ Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
II. XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT; PHÁT TRIỂN VẬN TẢI CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ, PHÁT TRIỂN SƯ NGHỆP GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, Y TẾ, VĂN HOÁ DÂN TỘC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
1/ Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các nhà máy điện, phát triển mạng lưới điện, xây dựng các cơ sở sử dụng năng lượng mật trời, gió, khí sinh vật.
- Xây dựng mới, nâng cấp đường bộ, xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá sân bay, bến cảng; khôi phục nâng cấp, xây dựng dựng mới, mở thêm các tuyến đường sắt.
- Cải tạo và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc.
- Xây dựng nhà máy sản xuất, và hệ thống ống dẫn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống; các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, hệ thống thoát nước cho đô thị, khu công nghiệp.
2/ Phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị và khu công nghiệp.
3/ Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc.
- Trường học, trường dân lập, nhà trẻ, mẫu giáo dân lập.
- Trường dạy nghề dân lập.
- Cơ sở khám, chữa bệnh, sản xuất thuốc chữa bệnh.
- Nhà văn hoá dân tộc; các đoàn ca, múa, nhạc dân tộc.
4/ Nghiên cứu khoa học, công nghệ.
- Nghiên cứu cơ ban, nghiên cứu ứng dụng khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
- Nghiên cứu đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất.
- Ưng dụng và phát triển các công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo và gia công vật liệu từ nguồn nguyên liệu trong nước.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ công nghệ: Đo lường, tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng sản phẩm đánh giá và thẩm định công nghệ, thông tinh công nghệ, hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
III. CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, LÂM SẢN, THUỶ SẢN, CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP.
1/ Chế biến lương thực, thịt, sữa, cá, tôm, dầu ăn, đường, rua quả, cao su, tơ tằm, chè, cà phê, chế biến nước giải khát, nước quả...
2/ Chế biến lâm sản (trừ chế biến gỗ).
3/ Dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi; nhân và lai tạo giống mới; dịch vụ bảo quản nông sản, hải sản.
Xây dựng mới, mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến hành xuất khẩu.
V. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN (TRONG THỜI KỲ 1995-2000), NGOÀI CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÃ NÊU Ở PHẦN TRÊN.
1/ Sản xuất hàng tiêu dùng: Hàng dệt, da, may mặc, đồ dùng trong nhà, giấy, dụng cụ học tập.
2/ Cơ khí và điện tử - tin học: Sản xuất máy móc, thiết bị để sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, hàng công nghiệp tiêu dùng; sản xuất thiết bị, phương tiện xây dựng, khai khoáng; đóng tầu sông, biển; sản xuất đầu máy, toa xe, sản xuất và lắp ráp ô tô các loại; thiết bị cho đường dây và trạm biến thế điện.
3/ Sản xuất nguyên, nhiên, vật liệu: khai thác dầu khí và lọc dầu; công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên; khai thác và chế biến than; luyện và cán thép; sản xuất kim loại mầu, xi măng, vật liệu xây dựng khác; sản xuất phân bón (phân đạm, phân lân, phân hỗn hợp, phân vi sinh, vi lượng); sản xuất hoá chất cơ bản.
4/ Các ngành nghề truyền thống cần khuyến khích phát triển: chạm trổ, khảm trai, sơn mài, mây tre, thảm, gốm, sứ, dệt lụa tơ tằm.
DANH MỤC B
CÁC HUYỆN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29/CP ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
I. DANH MỰC CÁC HUYỆN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI CAO.
Thứ tự ,Tên tỉnh, huyện
------------------------------
1/ Tỉnh Hà Giang:
1. Huyện Đồng Văn
2. Huyện Mèo Vạc
3. Huyện Yên Ninh
4. Huyện Quản Bạ
5. Huyện Vị Xuyên
6. Huyện Bắc Mê
7. Huyện Xín Mần
8. Huyện Hoàng Su Pì.
2/ Tỉnh Cao Bằng:
1. Huyện Bảo Lạc
2. Huyện Thông Nông
3. Huyện Hà Quảng
4. Huyện Trà Lĩnh
5. Huyện Trùng Khánh
6. Huyện Nguyên Bình
7. Huyện Hoà An
8. Huyện Quảng Hoà
9. Huyện Thạch An
10. Huyện Hà Lang
11. Huyện Ngân Sơn
12. Huyện Ba Bể.
3/ Tỉnh Sơn La:
1. Huyện Quỳnh Nhai
2. Huyện Thuận Châu
3. Huyện Mai Sơn
4. Huyện Sông Mã
5. Huyện Bắc Yên
6. Huyện Mộc Châu
7. Huyện Mường La.
4/ Tỉnh Lai Châu:
1. Huyện Mường Tè
2. Huyện Phong Thổ
3. Huyện Sỉn Hồ
4. Huyện Mường Lay
5. Huyện Tủa Chùa
6. Huyện Tuần Giáo.
5/ Tỉnh Lào Cai:
1. Huyện Bát Sát
2. Huyện Mường Khương
3. Huyện Bắc Hà
4. Huyện Sa Pa
5. Huyện Than Uyên
6. Huyện Văn Bàn
7. Thị xã Cam Đường.
6/ Tỉnh Gia Lai:
1. Huyện Kon Chro
2. Huyện An Khê
3. Huyện Mang Jang
4. Huyện Ajunpa
5. Huyện Chư Pa
6. Huyện Đức Cơ
7. Huyện Chư Prong
8. Huyện Krông Pa
9. Huyện Chư Sê
10. Huyện Kbang.
7/ Tỉnh Kon Tum:
1. Huyện Konplon
2. Huyện Đắc Tô
3. Huyện Đakglei
4. Huyện Sa Thầy.
8/ Tỉnh Đắc Lắc:
1. Huyện Easúp
2. Huyện Krong Buk
3. Huyện Krong Pac
4. Huyện Đắc Mil
5. Huyện MĐ Rắc
6. Huyện Lắc
7. Huyện Đắc Nông
8. Huyện EaHĐ Leo
9. Huyện Krông Bông
10. Huyện Krông An a
11. Huyện Cư Mgar
12. Huyện Đăk Rlap
13. Huyện Eakar
14. Huyện Krông Năng
15. Huyện Krông Nô
16. Huyện Cưjut.
9/ Tỉnh Lâm Đồng:
1. Huyện Đơn Dương
2. Huyện Đức Trọng
3. Huyện Di Linh
4. Huyện Bảo Lộc
5. Huyện Lạc Dương
6. Huyện Lâm Hà.
10/ Tỉnh Yên Bái:
1. Huyện Mù Căng Trải
2. Huyện Trạm Tấu.
11/ Tỉnh Hoà Bình:
1. Huyện Đà Bắc
2. Huyện Mai Châu.
12/ Tỉnh Lạng Sơn:
1. Huyện Tràng Định
2. Huyện Bình Gia
3. Huyện Đình Lập
4. Huyện Văn Lãng
5. Huyện Bắc Sơn
6. Huyện Văn Quan
7. Huyện Cao Lộc.
13/ Tỉnh Bắc Thái:
1. Huyện Nà Rì
2. Huyện Chợ Đồn
3. Huyện Võ Nhai.
14/ Tỉnh Tuyên Quang:
1. Huyện Na Quang
15/ Tỉnh Quảng Ninh:
1. Huyện Ba Chẽ
2. Huyện Bình Liêu.
16/ Tỉnh Hà Bắc:
1. Huyện Sơn Động
17/ Tỉnh Thanh Hoá:
1. Huyện Quan Hoá
2. Huyện Bá Thước
3. Huyện Lang Chánh
4. Huyện Thường Xuân.
18/ Tỉnh Nghệ An:
1. Huyện Kỳ Sơn
2. Huyện Tương Dương
3. Huyện Con Cuông
4. Huyện Quỳ Châu
5. Huyện Quế Phong.
19/ Tỉnh Quảng Bình:
1. Huyện Minh Hoá.
20/ Tỉnh Quảng Trị:
1. Huyện Hướng Hoá.
21/ Tỉnh Thừa Thiên - Huế:
1. Huyện A lưới
22/ Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng:
1. Huyện Trà My
2. Huyện Hiên
3. Huyện Giằng
4. Huyện Phước Sơn.
23/ Tỉnh Quảng Ngãi:
1. Huyện Trà Bồng
2. Huyện Sơn Hà
3. Huyện Ba Tơ
4. Huyện Minh Long.
24/ Tỉnh Ninh Thuận:
1. Huyện Ninh Sơn
II. DANH MỤC CÁC HUYỆN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO.
1/ Tỉnh Hà Giang:
1. Huyện Bắc Quang
2. Thị xã Hà Giang.
2/ Tỉnh Cao Bằng:
1. Thị xã Cao Bằng
3/ Tỉnh Sơn La:
1. Huyện Yên Châu
2. Huyện Phú Yên
3. Thị xã Sơn La
4/ Tỉnh Lai Châu:
1. Huyện Điện Biên
5/ Tỉnh Lao Cai:
1. Huyện Bảo Thắng
2. Huyện Bảo Yên
3. Thị xã Lào Cai
6/ Tỉnh Kon Tum:
1. Thị xã Kon Tum.
7/ Tỉnh Lâm Đồng:
1. Huyện Đa Hoai
2. Huyện Đạ Tẻ
3. Huyện Cát Tiên
4. Thành phố Đà Lạt.
8/ Tỉnh Gia Rai:
1. Thị xã Plây Ku
9/ Tỉnh Đắc Lắc:
1. Thị xã Buôn Ma Thuột
10/ Tỉnh Yên Bái:
1. Thị xã Yên Bái
2. Huyện Yên Bình
3. Huyện Trấn Yên
4. Huyện Văn Chấn
5. Huyện Lạc Yên
6. Huyện Văn Yên.
11/ Tỉnh Hoà Bình:
1. Thị xã Hoà Bình
2. Huyện Tân Lạc
3. Huyện Lạc Sơn
4. Huyện Kỳ Sơn
5. Huyện Lương Sơn
6. Huyện Kim Bôi
7. Huyện Lạc Thuỷ
8. Huyện Yên Thuỷ.
12/ Tỉnh Lạng Sơn:
1. Thị xã Lạng Sơn
2. Huyện Văn Lãng
3. Huyện Bắc Sơn
4. Huyện Văn Quang
5. Huyện Cao Lộc
6. Huyện Lộc Bình
7. Huyện Chi Lăng
8. Huyện Hữu Lũng.
13/ Tỉnh Bắc Thái:
1. Huyện Bạch Thông
2. Huyện Định Hoá
3. Huyện Phú Lương
4. Huyện Đại Từ
5. Huyện Võ Nhai
6. Huyện Đồng Hỷ
7. Huyện Bắc Cạn.
14/ Tỉnh Tuyên Quang:
1. Thị xã Tuyên Quang
2. Huyện Hàm Yên
3. Huyện Chiêm Hoá
4. Huyện Yên Sơn
5. Huyện Sơn Dương.
15/ Tỉnh Quảng Ninh:
1. Huyện Cẩm Phả
2. Huyện Tiên Yên
3. Huyện Quảng Hà
4. Huyện Hoành Bồ
5. Huyện Đông Triều
6. Huyện Hải Ninh.
16/ Tỉnh Hà Bắc:
1. Huyện Lục Nam
2. Huyện Yên Thế
3. Huyện Lục Ngạn
17/ Tỉnh Vĩnh Phú:
1. Huyện Thanh Sơn
2. Huyện Yên Lập
3. Huyện Đoan Hùng
4. Huyện Sông Thao.
18/ Tỉnh Hải Hưng:
1. Huyện Chí Linh.
19/ Tỉnh Ninh Bình:
1. Huyện Hoàng Long
2. Huyện Tam Điệp.
20/ Tỉnh Thanh Hoá:
1. Huyện Ngọc Lạc
2. Huyện Như Xuân
3. Huyện Cẩm Thuỷ
4. Huyện Thạch Thành.
21/ Tỉnh Nghệ An:
1. Huyện Quỳ Hợp
2. Huyện Nghĩa Đàn
3. Huyện Anh Sơn
4. Huyện Tân Kỳ
5. Huyện Thanh Chương.
22/ Tỉnh Quảng Bình:
1. Huyện Tuyên Hoá.
23/ Tỉnh Hà Tĩnh:
1. Huyện Hương Khê
2. Huyện Hương Sơn.
24/ Tỉnh Thừa Thiên Huế:
1. Huyện Nam Đông.
25/ Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng:
1. Huyện Hiệp Đức.
26/ Tỉnh Bình Định:
1. Huyện An Lão
2. Huyện Vĩnh Thạch
3. Huyện Vân Canh.
27/ Tỉnh Phú Yên:
1. Huyện Sơn Hà
2. Huyện Sông Hinh
3. Huyện Đồng Xuân.
28/ Tỉnh Khánh Hoà:
1. Huyện Khánh Sơn
2. Huyện Khánh Vĩnh.
29/ Tỉnh Bình Thuận:
1. Huyện Tám Linh
2. Huyện Bắc Bình
3. Huyện Đức Linh.
30/ Tỉnh Sông Bé:
1. Huyện Bù Đăng
2. Huyện Phước Long
3. Huyện Lộc Ninh.
31/ Tỉnh Đồng Nai:
1. Huyện Tân Phú
2. Huyện Xuân Lộc
3. Huyện Định Quán.
32/ Tỉnh An Giang:
1. Huyện Tịnh Biên
2. Huyện Tri Tôn.
33/ Các huyện hải đảo thuộc các tỉnh, thành phố Duyên hải.
DANH MỤC C
CÁC VÙNG KHÓ KHĂN KHÁC
(Kèm theo Nghị định số 29/CP ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
1. Hoà Bình (trừ thị xã Hoà Bình và các huyện thuộc Danh mục B).
2. Nghệ An (trừ thành phố Vinh và các huyện thuộc Danh mục B).
3. Thanh Hoá (trừ thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các huyện thuộc Danh mục B).
4. Hà Tĩnh (trừ thị xã Hà Tĩnh và các huyện thuộc Danh mục B).
5. Quảng Bình (trừ thị xã Đồng Hới và các huyên thuộc Danh mục B).
6. Quảng Trị (trừ thị xã Đông Hà và các huyên thuộc Danh mục B).
7. Quảng Ngãi (trừ thị xã Quãng Ngãi và các huyện thuộc Danh mục B).
8. Bình Định (trừ thành phố Quy Nhơn và các huyện thuộc Danh mục B).
9. Phú Yên (trừ thị xã Tuy Hoà và các huyện thuộc Danh mục B).
10. Ninh Thuận (trừ thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện thuộc Danh mục B).
11. Bình Thuận (trừ thị xã Phan Thiết và các huyện thuộc Danh mục B).
12. Các huyện thuộc vùng dân tộc Chàm và dân tộc Khơmer thuộc các tỉnh miền Nam trung bộ và Nam bộ (trừ các huyện thuộc Danh mục B).
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 29-CP |
Hanoi, May 12, 1995 |
STIPULATING DETAILED PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON PROMOTION OF DOMESTIC INVESTMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Proceeding from the Law on Promotion of Domestic Investment on the 22nd of June 1994;
At the proposal of the Minister-Chairman of the State Planning Committee,
DECREES:
Article 1.- The objects of the Law on Promotion of Domestic Investment include:
1. Enterprises of various economic sectors:
a) State-owned enterprises.
b) Enterprises of the political and social organizations.
c) Cooperatives.
d) Limited liability companies.
e) Joint-stock companies.
f) Private enterprises.
2. The business units operating under Decree No.66-HDBT on the 2nd of March 1992 of the Council of Ministers.
3. Organizations and individuals that buy stocks or invest capital in enterprises.
4. Enterprises which are direct investments in Vietnam by Vietnamese who reside overseas.
5. Enterprises which are direct investments in Vietnam by foreign permanent residents.
Article 2.- The Vietnamese who reside overseas (hereafter referred to as overseas Vietnamese) include people who bear Vietnamese citizenship and reside overseas, and people who are of Vietnamese descent but have a foreign nationality.
Overseas Vietnamese who make direct investment in Vietnam are entitled to being subject to either the Law on Foreign Investment or the Law on Promotion of Domestic Investment. But for each investment project, they can adhere only to one law.
Article 3.- In order to make a direct investment under the Law on Promotion of Domestic Investment, a person of Vietnamese descent and bearing foreign nationality must declare his/her origin and must comply with the provisions of Vietnamese laws on investment and the establishment of enterprises.
If requested by the authorized Vietnamese State agency, a person of Vietnamese descent and bearing a foreign nationality must obtain a written certificate from an overseas Vietnamese diplomatic representation, or from the authorized State agency of the country to which he/she belongs, on his/her Vietnamese origin in one of the commonly used international languages.
Article 4.- The foreign permanent resident in Vietnam is the foreigner who has been registered for permanent residence in Vietnam by the authorized Vietnamese State agency.
Article 5.- To be licensed for direct investment in establishing an enterprise in Vietnam, the overseas Vietnamese and the foreign permanent resident in Vietnam must satisfy the following conditions:
1. Aged 18 years or above.
2. Not insane.
3. Not subject to prosecution for criminal liability; not a sentence-serving convict in Vietnam or a foreign country; not banned from doing business by the ruling of a foreign court.
4. Having an investment capital at least equal to the legal capital required for the form and nature of the business by Decrees No.221-HDBT and No.222-HDBT on the 23rd of July 1991 of the Council of Ministers (now the Government).
Article 6.- The State shall provide support for direct investment from its budget through national investment programs and projects with a view to creating employment, alleviating poverty, facilitating sedentary farming, regreening bare hills, tapping unused water surface and realizing other objectives. The subjects of investment support, the modes of management and the time length for national investment programs and projects shall be provided for separately by the Government.
Article 7.- The National Fund for Investment Support is formed with a view to:
1. Mobilizing mid-term and long-term capital from organizations and individuals at home and abroad;
2. Making mid-term and long-term loans for investment in projects of priority industries and business lines;
3. Making preferential mid-term and long-term loans for investment projects in areas of ethnic minorities, mountainous and island areas and difficult areas as stipulated in List C attached to this Decree.
Article 8.- The National Fund for Investment Support is a financial organization which has the juridical person status and operates for non-profit purposes but which must preserve its capital and cover its own operating expenses. The fund shall operate according to its own statute as agreed upon by the original capital contributors and approved by the Prime Minister.
Article 9.- The starting legal capital of the National Fund for Investment Support includes the capital contributed by the State from its budget, by insurance funds, credit organizations and other businesses on Vietnamese territory. The contributors and their levels of contribution to the National Fund for Investment Support shall be decided by the Government. The Ministry of Finance shall submit to the Government for decision on the level of initial contribution and annual additions from the State budget to the National Fund for Investment Support.
The economic and social organizations and individuals at home and abroad, irrespective of their economic sectors, may contribute capital to the National Fund for Investment Support on a voluntary basis.
Article 10.- The Ministry of Finance is responsible for consulting concerned economic and social organizations in drafting the Regulations for Organization and Operation of the National Fund for Investment Support to submit to the Prime Minister for approval.
Article 11.- Units producing priority goods for export under signed contracts or for continued overseas sales shall enjoy preferential treatment by State-owned Commercial Banks in taking loans for production and procurement of goods for export. In case the concerned State-owned Commercial Bank runs short of the needed capital for the loan, the State Bank shall have to provide additional credit to the Commercial Bank, in accordance with the existing legal provisions.
With regard to a number of important goods for export in the priority list drawn up by the Ministry of Trade in consultation with the State Planning Committee, the Ministry of Finance, the State Bank and the concerned ministries as provided for in Article 9 of Decree No.33-CP on the 19th of April 1994 of the Government, in the event of a fall of their prices on the world market, or a rise in the costs of their materials in the home market resulting in serious losses to their producers, the State shall consider providing subsidies through the Fund for Price Stabilization so as to reduce interest rates. The Government Pricing Committee shall, in cooperation with the concerned agencies, design and submit to the Government for approval the level of the subsidies and its timing, in accordance with the targets and regulations for management of this Fund.
Article 12.- The State encourages organizations and individuals to establish enterprises to provide consulting services in management, legal affairs, vocational education and training of technical staffs, training and upgrading managerial skills, providing economic information and technology transfer, in order to support domestic investment activities.
The Ministry of Finance shall, in cooperation with the Ministry of Science, Technology and Environment, draft detailed provisions to guide activities in technology transfer done with the State's budget allocations to enterprises covered by this Decree.
Article 13.- All State agencies are banned from directly engaging in investment consulting services for profit.
Article 14.- After meeting all of his/her financial obligations as required by Vietnamese law, the overseas Vietnamese who makes direct investment at home is allowed to transfer overseas:
1. The profit obtained through the process of production and business.
2. The principals and profits of the overseas loans made during the process of production and business.
3. His/her legally owned money and other properties.
In the event of a dissolution of the enterprise, or a complete sale of the enterprise, or a transfer of his/her share to another person, the overseas Vietnamese is allowed to transfer overseas the capital that he/she has legally transferred into Vietnam.
PREFERENTIAL TREATMENT ON DUTIES
Article 15.- The following types of investment projects are eligible for preferential treatment on duties:
1. Investment in industries and crafts described in List A of the Appendix to this Decree.
2. Investment in production establishments which use modern technology and which satisfy at least one of the following criteria:
a) The applied technology is capable of leading to an upgrading of technologies and equipment in other industries such as machine building, electricity, electronics, informatics, etc.
b) The applied technology uses domestic materials to make products which are of higher technical quality than the available products of the same kind.
c) The applied technology makes products which are of exportable quality or which can serve as import substitutes.
d) The applied technology helps improve product quality of traditional industries and crafts.
e) The applied technology is clean and employs wastes as materials, thus helping reduce environmental pollution.
f) The applied technology produces new materials.
g) The applied technology is high technology.
3. Investment in production establishments which, from the start, employ at least:
- In urban areas: 300 laborers.
- In mountainous areas: 50 laborers.
- In other areas: 200 laborers.
4. Investment in districts of ethnic minorities or in mountainous or island areas described in List B of the Appendix to this Decree.
5. Investment in other difficult areas as described in List C of the Appendix to this Decree.
Article 16.- New production or business establishments formed under investment projects in districts outside areas of ethnic minorities or mountainous and island areas and other difficult areas shall enjoy the following preferential treatments on duties:
1. An establishment which satisfies one of the conditions stipulated in Items 1, 2 and 3 of Article 15 of this Decree is entitled to a 50% reduction of the turnover tax in its first year, starting from the month its turnover is subject to duty; an exemption from income tax for the first two years starting from the time when a taxable profit is made and a 50% reduction of income tax in the ensuing three years. A production establishment which satisfies two or more conditions is entitled to a 50% reduction of income tax for one more year after that.
2. Transport, trade and servicing establishments described in List A of the Appendix to this Decree are entitled to a 50% reduction of income tax for two years, starting from the time when a taxable profit is made.
Article 17.- New production or business establishments formed under investment projects in districts of ethnic minorities or in mountainous areas described in Part I of List B of the Appendix to this Decree are entitled to the following preferential treatment on duties:
1. A production establishment which satisfies one of the conditions stipulated in Items 1, 2 and 3 of Article 15 of this Decree is entitled to a 50% reduction on income tax for four years, starting from the month when a taxable turnover is made; exemption from income tax in the first four years and a 50% reduction of income tax for the next seven years. A production establishment which satisfies two or more conditions is entitled to a 50% reduction of income tax for two more years after that.
2. Transport, trade and servicing establishments are entitled to a 50% reduction of income tax for two years, starting from the month when their taxable turnover is made; exemption from income tax in the first two years, starting from the time when a taxable profit is made, and 50% reduction of income tax for the next five years.
Article 18.- New production and business establishments formed under investment projects in districts of ethnic minorities and in mountainous and island areas stipulated in Part II of List B of the Appendix to this Decree are entitled the following preferential treatments on duties:
1. A production establishment which satisfies one of the conditions stipulated in Items 1, 2 and 3 of Article 15 of this Decree is entitled to a 50% reduction of turnover tax for three years, starting from the month when a taxable turnover is made; exemption from income tax for the first four years, starting from the time when a taxable profit is made, and a 50% reduction of income tax in the next five years; a production establishment which satisfies two or more conditions is entitled to a 50% reduction of income tax for two more years after that.
2. Transport, trade and servicing establishments are entitled to a 50% reduction on turnover tax for two years, starting from the month when a taxable turnover is made; exemption from income tax for the first two years, starting from the time when a taxable profit is made, and a 50% reduction of income tax for four more years after that.
Article 19.- New production and business establishments formed under investment projects in districts of other difficult areas described in List C of the Appendix to this Decree are entitled to the following preferential treatment on duties:
1. A production establishment which satisfies one of the conditions stipulated in Items 1, 2 and 3 of Article 15 of this Decree is entitled to a 50% reduction of income tax for two years, starting from the month when a taxable turnover is made; exemption from income tax in the first three years/starting from the time when a taxable profit is made, and a 50% reduction of income tax for the next five years. A production establishment which satisfies two or more conditions is entitled to a 50% reduction of income tax for two more years after that.
2. Transport, trade and servicing establishments are entitled to a 50% reduction of turnover tax for two years, starting from the month when a taxable turnover is made; an exemption from income tax in the first year starting from the time when a taxable profit is made, and a 50% reduction of income tax for the next three years.
The provisions on tax exemption and reduction for production and business establishments, which are classified as investment priorities in Articles 16, 17, 18 and 19 of this Decree, include all tax exemptions and reductions stipulated in the Law on Promotion of Domestic Investment and the current Law on Turnover Taxes and Law on Income Taxes.
Article 20.- A production or business establishment, which puts in additional investment capital or reinvest the remaining profit to expand its production or improve its production capacity or renew its technology, is entitled to an exemption from income tax on the additional profit in the following years as a result of the new investment.
The increased profit is measured on the basis of the total profit gained and the ratio of the new investment.
Article 21.- The investment projects on technical infrastructure construction, education and training, health, ethnic cultures, scientific and technological studies, and the investment projects in districts of ethnic minorities and in mountainous and island areas, are exempted from import taxes (for both direct and consigned import) on equipment, machinery and component parts for production chains. The equipment, machinery and component parts to be exempted from import taxes must be modern and not yet manufactured domestically; in case they are not employed as intended, the import taxes already exempted on them will be recollected.
Article 22.- The organizations and individuals stipulated in Article 1 of this Decree who buy stocks or contribute capital to enterprises, including State enterprises, are allowed to diversify their ownership and are exempted from income taxes or taxes on personal incomes, including the additional taxes on high-income earners, for the profit they make in the first three years, starting from the time when they enjoy their first dividends.
Article 23.- Overseas Vietnamese who contribute capital in the form of investments stipulated in Article 4 of the Law on Promotion of Domestic Investment, when transferring overseas their profits, shall pay a tax equivalent to 5% of the transferred sums.
Article 24.- On the basis of Articles 18 and 19 of the Law on Promotion of Domestic Investment and the provisions in Chapter III and Articles 26 and 27 of this Decree, the Ministry of Finance shall issue guidance on the procedures and modalities for the determination of preferential treatments on duties.
STATE MANAGEMENT IN INVESTMENT PROMOTION
1. The Ministries, Agencies at ministerial level, and Agencies attached to the Government which exercise the function of State management over investment have the following tasks and powers:
a) To issue guidance documents on the implementation of laws, norms, procedures and modalities within their jurisdiction to make the investors conscious and forthcoming in their compliance with, and responsible before law.
b) To make detailed and clear administrative procedures and minimize procedures for license application and licensing required for each part of the process.
c) To inspect and control the implementation of State laws and the regulations issued by each ministry; and handle acts of violation which are within the spheres of their jurisdiction.
2. The State Planning Committee shall help the Government in exercising State management of promotion of domestic investment. The State Planning Committee has the following tasks and powers:
a/ To work out and submit to the Government for decision to supplement or modify the lists of industries and crafts and the scope of the areas eligible for preferential investment treatment (defined in Lists A, B and C attached to this Decree).
b/ To coordinate with the State management agencies in each branch in guiding and supervising the implementation of investment support and preferential treatment.
c/ To define the order, procedures, forms of application and certificates of investment preferential treatment for uniform application in the whole country.
d) To issue or not to issue certificates of investment priority to enterprises formed with the permission of the Prime Minister, as described in Point C, Item 2, Article 18 of the Law on Promotion of Domestic Investment.
Article 26.- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the Provincial People's Committee) shall have to exercise State management over investment in their localities in accordance with the provisions of the Law on Promotion of Domestic Investment, including the defining of investment priorities, the decision to grant or not to grant preferential treatment to investors and the supervising of the implementation of policies to promote domestic investment.
The granting of preferential treatment to investors in newly-established enterprises shall be done at the same time with the licensing of their establishment.
The Planning Departments in the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the Provincial Planning Departments) shall assist the Provincial People's Committees in their performance of the State management function over investment in their localities, consider and submit to the Provincial People's Committee for issuing certificates of preferential investment treatment according to the Law on Promotion of Domestic Investment, and licensing the establishment of private enterprises, limited liability companies and joint-stock companies which belong to the categories of investment promotion.
Article 27.- The modalities for licensing the establishment of private enterprises, limited liability companies and joint-stock companies in industries and crafts which are defined in Article 5 of the Law on Private Enterprises and Article 11 of the Corporate Law still apply in accordance with existing regulations.
The modalities for licensing the establishment of private enterprises, limited liability companies and joint-stock companies not in the industries and crafts stipulated in Paragraph 1 of this Article shall be as follows:
1. The applicant for license to establish a private enterprise or company shall submit his/her application to the Provincial Planning Department in the province where he/she wishes to locate the headquarters of the enterprise or company. The application shall include the request (if any) for preferential investment treatment in accordance with the Law on Promotion of Domestic Investment.
2. The Provincial Planning Department shall receive the application, consult the provincial services in charge of economic-technical affairs and finance, and report to the President of the Provincial People's Committee for decision on whether or not to grant the license for establishment of the private enterprise or company, and whether or not to issue the certificate for preferential investment treatment (if any).
3. Upon the proposal of the Director of the Provincial Planning Department, the President of the Provincial People's Committee shall consider and decide on licensing the establishment of private enterprises, limited liability companies and joint-stock companies and certifying the granting of preferential investment treatment (if any).
In the event of a denial of the license for establishment of a private enterprise or company or of the certificate for preferential investment treatment, the Provincial Planning Department must notify the concerned party of the reasons for the denial.
4. The granting or denial of the license for establishment of a private enterprise must be completed within 30 days if it does not involve land rent, and 60 days if it involves land rent. The granting or denial of the license for establishment of a company must be completed within 60 days if it does not involve land rent, and 90 days if it involves land rent.
The above-mentioned time limit is counted from the date of receipt of the proper application if it is submited directly to the Provincial Planning Department; or from the date the application is delivered through the post office. In case the application is found not proper, the Provincial Planning Department shall, within five days of the reception of the improper application, notify the applicant and request him/her to make changes to the application to make it comply with the provisions of the Corporate Law and the Law on Private Enterprises. The time limit for the granting or denial of the license for the establishment of the enterprise shall be counted from the date the Provincial Planning Department receives the changed and proper application.
5. The establishment of an enterprise of overseas Vietnamese or foreign permanent residents in Vietnam shall be conducted in accordance with the above-mentioned provisions regarding the modalities for establishment of enterprises and the stipulations in Article 5 of this Decree.
Article 28.- This Decree takes effect from the date of its signing. The earlier provisions issued by the Government, the Ministries, the Agencies at ministerial level and the Agencies attached to the Government which are contrary to the provisions of this Decree are now annulled.
Regarding the production and business units which belong to the investment priority categories and which were established prior to the effective date of the Law on Promotion of Domestic Investment, they shall enjoy preferential investment treatment in the remaining period of their existence, starting from the 1st of January 1995.
Article 29.- The Ministers, the Heads of the agencies at ministerial level, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the provinces and cities directly under the Central Government shall be responsible for implementing this Decree.
The State Planning Committee, the Ministry of Finance, the State Bank, the Ministry of Science, Technology and Environment, and the Ministry of Justice are responsible for guiding and coordinating the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
INDUSTRIES AND CRAFTS ELIGIBLE FOR PREFERENTIAL INVESTMENT TREATMENT
(Issued in conjunction with Decree No.29-CP on the 12th of May 1995 of the Government stipulating detailed provisions for the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment)
Projects in industries and crafts of the following areas are eligible for preferential investment treatment:
I. Afforestation and planting of long-term crops on unused and waste land and on bare hills and mountainous areas; raising aquatic products in unused water surface and fishing sea products in remote offshore areas.
1. To plant protection forests (in upstream or coastal areas, or for ecological protection), and special purpose forests.
2. To plant rubber, coffee, tea, mulberry for silk worm, cashew, pepper, etc., and fruit or herbal plants in waste or un-transformed land, or in waste or bare hills and mountainous areas.
3. To rear aquatic products in waste water areas, or in water areas which have not been transformed or used for aquaculture for commercial purposes.
4. To fish for sea products in remote offshore areas.
II. Construction of technical infrastructure; development of urban public transport, education and training, health care and ethnic cultures, and scientific and technological research.
1. Construction of technical infrastructure:
- New construction or transformation or expansion of electric power plants, development of electric grid, and construction of facilities which employ solar power, wind power and bio-gas.
- New construction and upgrading of roads, new constructions or expansions, upgrading and modernization of airports and harbors; restoration or upgrading and new construction of railways.
- Transformation and development of communications networks.
- Construction of plants for manufacturing water pipes and installation of water supply systems in service of production and life; projects for environmental protection and waste disposal, and sewage systems for urban and industrial areas.
2. Development of public passenger transport in urban and industrial areas.
3. Development of education and training, health care and ethnic cultures:
- Schools and people-established schools, crches and kindergartens.
- People-established vocational schools.
- Health clinics and pharmaceutical facilities.
- Ethnic cultural houses; ethnic art troupes.
4. Scientific and technological research:
- Basic and applied researches in natural science and technology, and social sciences and humanities.
- Researches for renewal of equipment and modernization of production lines.
- Application and development of information technology, bio-technology and technologies for manufacturing and production of materials from domestic raw materials.
- Development of the network of technological services: measuring, standardization, product quality control, technological evaluation, information of technological development and support for technology transfer.
III. Processing of farm, forest and aquatic produce, and direct technological services for agriculture, forestry and fisheries.
1. Processing of food, meat, dairy product, fish, shrimp, edible oil, sugar, vegetables, rubber, natural silk, tea, coffee, refreshments, fruit juices, etc.
2. Processing of forest products (except for wood).
3. Plant and animal protection services; hybridization or creation of new strains; services in storage of farm, forest and sea produce.
IV. Production of export goods:
New construction or expansion of production and processing facilities for export goods.
V. Industries outside those mentioned above which are prioritized for development (in the 1995-2000 period).
1. Production of consumer goods: textile, leather ware, garment, house utensils, paper and school utensils.
2. Manufactured and electronic-informatic goods: manufacturing machines and facilities for production and processing of farm, forest and aquatic produce and industrial consumer goods; manufacturing of equipment and facilities for construction and mining; building of river and sea-going ships; building of locomotives and coaches and assembling cars of various types; manufacturing equipment for electric grids and transformer stations.
3. Production of materials, fuels and semi-finished products: extraction and refinery of oil and natural gas; building industrial facilities employing natural gas; mining and processing of coal; milling and rolling of steel; producing non-ferrous metals, cement and other construction materials; producing fertilizers (nitrogenous, potassium, composite, micro-biological and oligoelement); and producing basic chemicals.
4. Traditional crafts which need to be encouraged: wood carving, mother-of-pearl inlaying, lacquer ware, wickerwork, carpet making, ceramics, earthenware and natural-silk weaving.-
DISTRICTS IN ETHNIC MINORITY, MOUNTAINOUS, ISLAND AREASFOR PREFERENTIAL INVESTMENT TREATMENT
(Issued in conjunction with Decree No.29-CP on the 12th of May 1995 of the Government stipulating detailed provisions for the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment)
I. LIST OF DISTRICTS IN ETHNIC MINORITY AND HIGH MOUNTAINOUS AREAS:
1. Ha Giang province:
1. Dong Van district
2. Meo Vac district
3. Yen Minh district
4. Quan Ba district
5. Vi Xuyen district
6. Bac Me district
7. Xin Man district
8. Hoang Su Pi district
2. Cao Bang province:
1. Bao Lac district
2. Thong Nong district
3. Ha Quang district
4. Tra Linh district
5. Trung Khanh district
6. Nguyen Binh distric
7. Hoa An district
8. Quang Hoa district
9. Thach An district
10. Ha Lang district
11. Ngan Son district
12. Ba Be district
3. Son La province:
1. Quynh Nhai district
2. Thuan Chau district
3. Mai Son district
4. Song Ma district
5. Bac Yen district
6. Moc Chau district
7. Muong La district.
4. Lai Chau province:
1. Muong Te district
2. Phong Tho district
3. Sin Ho district
4. Muong Lay district
5. Tua Chua district
6. Tuan Giao district
5. Lao Cai province:
1. Bat Sat district
2. Muong Khuong district
3. Bac Ha district
4. Sa Pa district
5. Than Uyen district
6. Van Ban district
7. Cam Duong town
6. Gia Lai province:
1. Kon Chro district
2. An Khe district
3. Mang Jang district
4. Ajunpa district
5. Chu Pa district:
6. Duc Co district
2. Chu Prong district
8. Krong Pa district
9. Chu Se district
10. Kbang district
7. Kon Tum province:
1. Konplon district
2. Dac To district
3. Dakglei district
4. Sa Thay district
8. Darlac province:
1. Easup district
2. Krong Buk district
3. Krong Pac district
4. Dac Mil district
5. MD Rac district
6. Lac district
7. Dak Nong district
8. EaHD Leo district
9. Krong Bong district
10. Krong An district
11. Cu Mgar district
12. Dak Rlap district
13. Eakar district
14. Krong Nang district
15. Krong No district
16. Cujut district.
9. Lam Dong province:
1. Don Duong district
2. Duc Trong district
3. Di Linh district
4. Bao Loc district
5. Lac Duong district
6. Lam Ha district.
10. Yen Bai province:
1. Mu Cang Trai district
2. Tram Tau district.
11. Hoa Binh province:
1. Da Bac district
2. Mai Chau district
12. Lang Son province:
1. Trang Dinh district
2. Binh Gia district
3. Dinh Lap district
4. Van Lang district
5. Bac Son district
6. Van Quan district
7. Cao Loc district.
13. Bac Thai province:
1. Na Ri district
2. Cho Don district
3. Vo Nhai district.
14. Tuyen Quang province:
1. Na hang district.
15. Quang Ninh province:
1 . Ba Che district
2 . Binh Lieu district
16. Ha bac province:
1 . Son Dong district
17. Thanh Hoa province:
1.Quan Hoa district
2. Ba Thuoc district
3. Lang Chanh district
4. Thuong Xuan district.
18. Nghe An province:
1. Ky Son district
2. Tuong Duong district
3. Con Cuong district
4. Quy Chau district
5. Que Phong district
19. Quang Binh province:
1. Minh Hoa district
20. Qung Tri province:
1. Huong Hoa district
21. Thua Thien - Hue province:
1. A Luoi district
22. Quang Nam - Da Nang province:
1. Tra My district
2. Hien district
3. Giang district
4. Phuoc Son district
23. Quang Ngai province:
1. Tra Bong district
2. Son Ha district
3. Ba To district
4. Minh Long district
24. Ninh Thuan province:
1. Ninh Son district
II. LIST OF DISTRICTS OF ETHNIC MINORITY, MOUNTAINOUS AND ISLAND AREAS:
1. Ha Giang province:
1. Bac Quang district
2. Ha Giang town
2. Cao Bang province:
1. Cao Bang town
3. Son La province:
1. Yen Chau disitrct
2. Phu Yen district
3. Son La town
4. Lai Chau province:
1. Dien Bien district
5. Lao Cai province:
1. Bao Thang district
2. Bao Yen district
3. Lao Cai town
7. Kon Tum province:
1. Kon Tum town
8.Lam Dong province:
1. Da Hoai district
2. Da Te district
3. Cat Tien district
4. Da Lat City
9. Gia Lai province:
1. Play Ku town
10. Darlac province:
1. Buon Me Thuot town
11. Yen Bai province:
1. Yen Bia town
2. Yen Binh district
3. Tran Yen district
4. Van Tran district
5. Lac Yen district
6. Van Yen district
12. Hoa Binh province:
1. Hoa Binh town
2. Tan Lac district
3. Lac Son district
4. Ky Son district
5. Luong Son district
6. Kim Boi district
7. Lac Thuy district
8. Yen Thuy district
13. Lang Son province:
1. Lang Son town
2. Van Lang district
3. Bac Son district
4. Van Quan district
5. Cao Loc district
6. Loc Binh district
7. Chi Lang district
8. Huu Lung district
14. Bac Thai province:
1. Bach Thong district
2. Dinh Hoa district
3. Phu Luong district
4. Dai Tu district
5. Vo Nhai district
6. Dong Hy district
7. Bac Can district
15. Tuyen Quang province:
1. Tuyen Quang town
2. Ham Yen district
3. Chiem Hoa district
4. Yen Son district
5. Son Duong district
16. Quang Ninh province:
1. Cam Pha district
2. Tien Yen district
3. Quang Ha district
4. Hoanh Bo district
5. Dong Trieu district
6. Hai Ninh district
17. Ha Bac province:
1. Luc Nam district
2. Yen The district
3. Luc Ngan district
18. Vinh Phu province:
1. Thanh Son district
2. Yen Lap district
3. Doan Hung district
4. Song Thao district
19. Hai Hung province:
1. Chi Linh district
20. Ninh Binh province:
1. Hoang Long district
2. Tam Diep district
21. Thanh Hoa province:
1. Ngoc Lac district
2. Nhu Xuan district
3. Cam Thuy district
4. Thach Thanh district
22. Nghe An province:
1. Quy Hop district
2. Nghia Dan district
3. Anh Son district
4. Tan ky district
5. Thanh Chuong district
23. Quang Binh province:
1. Tuyen Hoa district
24. Ha Tinh province:
1. Huong Khe district
2. Huong Son district
25. Thua Thien - Hue province:
1. Nam Dong district
26. Quang Nam - Da Nang province:
1. Hiep Duc district
27. Binh Dinh province:
1. An Lao district
2. Vinh Thach district
3. Van Canh district
28. Phu Yen province:
1. Son Hoa district
2. Song Hinh district
3. Dong Xuan district
29. Khanh Hoa province:
1. Khanh Son district
2. Khanh Vinh district
30. Binh Thuan province:
1. Tam Linh district
2. Bac Binh district
3. Duc Linh district
31. Song Be province:
1. Bu Dang district
2. Phuoc long district
3. Loc Ninh district
32. Dong Nai province:
1. Tan Phu district
2. Xuan Loc district
3. Dinh Quan district
33. An Giang province:
1. Tinh Bien district
2. Tri Ton district
34. Island districts of coastal provinces and cities.
OTHER DIFFICULT AREAS
(Issued in conjunction with Decree 29-CP on the 12th of May 1995 of the Government stipulating detailed provisions for the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment)
1. Hoa Binh (except Hoa Binh town and districts in List B).
2. Nghe An (except Vinh city and districts in List B).
3. Thanh Hoa (except Thanh Hoa city, Sam Son town, Bim Son town and districts in List B).
4. Ha Tinh (except Ha Tinh town and districts in List B).
5. Quang Binh (except Dong Hoi town and districts in List B).
6. Quang Tri (except Dong Ha town and districts in List B).
7. Quang Ngai (except Quang Ngai town and districts in List B).
8. Binh Dinh (except Quy Nhon City and districts in List B).
9. Phu Yen (except Tuy Hoa town and districts in List B).
10. Ninh Thuan (except Phan Rang - Thap Cham town and districts in List B).
11. Binh Thuan (except Phan Thiet town and districts in List B).
12. Districts of Cham and Khmer minority areas in South Central and Southern Vietnam (except districts in List B).-
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực