Chương II Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: Mức thu, phương pháp tính, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Số hiệu: | 27/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 31/05/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2023 |
Ngày công báo: | 12/06/2023 | Số công báo: | Từ số 733 đến số 734 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Ngày 31/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP về quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Theo đó, mức thu phí đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:
Mức thu phí bảo vệ môi trường với quặng khoáng sản kim loại
- Quặng sắt với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng măng-gan (mangan) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng /tấn.
- Quặng ti – tan (titan) với mức thu là 10.000 – 70.000 đồng/tấn (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 50.000 – 70.000 đồng/tấn).
- Quặng vàng với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng đất hiểm với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng/tấn
- Quặng chì, quặng kẽm với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng nhôm. Quặng bô – xít (bauxit) với mức thu là 10.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken) với mức thu là 35.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-di (vanadi) với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng crô-mit (cromit) với mức thu là 10.000 – 60.000 đồng/tấn (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 40.000 -60.000 đồng/tấn).
- Quặng khoáng sản kim loại khác với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
Mức thu phí bảo vệ môi trường với khoáng sản không kim loại.
- Đất khai thác để san lắp, xây dựng công trình với mức thu 1.000 – 2.000 đồng/m3. Đá, Sỏi với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/m3.
- Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan là ốp lát mỹ nghệ với mức thu là 60.000 – 90.000 đồng/m3 (Mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 50.000 – 70.000 đồng/m3)
- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường với mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 1.000 – 5.000 đồng/ m3)
- Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit) với mức thu 1.500 – 6.750 đồng/m3
Đá làm fluorit với mức thu là 1.500 – 4.500 đồng/m3
Đá hoa trắng (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu như sau:
Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ có mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3
- Đá hoa trắng làm bột carbonat có mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3
Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3
- Cát vàng với mức thu là 4.500 – 7.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 3.000 – 5.000 đồng/m3).
- Cát trắng với mức thu là 7.500 – 10.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 5.000 – 7.000 đồng/m3).
- Các loại cát khác với mức thu là 3.000 – 6.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 2.000 – 4.000 đồng/m3).
- Đất sét, đất làm gạch, ngói với mức thu là 2.250 – 3.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 1.500 – 2.000 đồng/m3).
- Sét chịu lửa với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Đôlômít (dolomit), quắc-zit (quartzit) với mức thu là 30.000 – 45.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 20.000 – 30.000 đồng/m3).
- Cao lanh với mức thu là 4.200 – 5.800 đồng/tấn.
- Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- A-pa-tit (apatit) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Séc-păng-tín (secpentin) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Than gồm: Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò, than an-tra-xit (antraxit) lộ thiên, than nâu, than mỡ, than khác với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/tấn.
- Cuội, sạn với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/tấn.
- Đất làm thạch cao với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3.
- Các loại đất khác với mức thu là 1.000 – 2.000 đồng/m3.
- Talc, diatomit với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Graphit, serecit với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Phen – sờ - phát (felspat) với mức thu là 3.300 – 4.600 đồng/tấn.
- Nước khoáng thiên nhiên với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3.
- Các khoáng sản không kim loại khác với mức thu là 20.000 - 30.000 đồng/tấn.
Nghị định 27/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.
Trong đó:
F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.
Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.
f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.
Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
2. Đối với khoáng sản chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong đó, số phí phải nộp của từng loại khoáng sản trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích = Tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích x Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích khai thác trong kỳ nộp phí (Q2) x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (f2).
Tỷ lệ từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai |
= |
Hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản |
Tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản |
Căn cứ hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác và tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác trong hồ sơ về trữ lượng khoáng sản hoặc báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích (sau đây gọi tắt là tỷ lệ) để tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cụ thể:
a) Đối với khoáng sản được cấp phép khai thác lần đầu: căn cứ hồ sơ về trữ lượng khoáng sản, phải ban hành tỷ lệ trước khi tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác khoáng sản, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường.
Năm sau, căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.
b) Đối với khoáng sản đang khai thác: căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của năm trước liền kề, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.
3. Đối với trường hợp thu hồi than lẫn trong đất đá bóc, đất đá thải, số phí bảo vệ môi trường phải nộp thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp than lẫn trong đất đá phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Đối với khoáng sản tận thu quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
a) Việc xác định số phí phải nộp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, số phí phải nộp = Khối lượng khoáng sản thu mua x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản.
1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
FEES, CALCULATION METHOD, DECLARATION, TRANSFER, AND USE OF ENVIRONMENTAL PROTECTION FEES ON MINERAL EXTRACTION
1. Environmental protection fee on the extraction of crude oil: 100.000 VND/ton. That on the extraction of natural gas or coal gas: 50 VND/ m3. In particular, the environmental protection fee on natural gas obtained in the process of extraction of crude oil (associated gas): 35 VND/ m3.
2. Environmental protection fees on mineral extraction (including case where entities conduct production and business other than mineral extraction but acquire minerals) are regulated in the Fee Schedule enclosed to this Decree.
3. The environmental protection fee on the full extraction of a type of mineral according to regulations of law on minerals is equal to 60% of that on the extraction of such type of mineral laid down in the Fee Schedule enclosed to this Decree.
4. According to rules for determination of fees specified in Law on Fees and Charges, the Fee Schedule enclosed to this Decree, and reference of fees of local authorities in provinces, each People’s Council of province/central- affiliated city (hereinafter referred to as “Provincial-level People’s Council”) shall decide fee-calculating entities, environmental protection fees on the extraction of each type of mineral to apply in that province in conformity with actual situations in each specified period.
1. The environmental protection fee on mineral extraction payable within a period shall be calculated by the following formula:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.
Where:
F: the environmental protection fee payable in the period (month);
Q1: the volume of soil/stone excavated in the calculation period (m3).
The volume of soil/stone excavated in the calculation period (Q1) shall be determined by regulations in Clause 2, Article 41 and Clause 4, Article 42 of Decree No. 158/2016/ND-CP.
f1: the fee imposed on the volume of excavated soil/ stone: 200 VND/m3;
Q2: the total volume of crude minerals extracted in the period (tons or m3);
(Q2) shall be determined by regulations in Article 42 of Decree No. 158/2016/ND-CP
f2: the environmental protection fee on each type of extracted mineral (VND/ton or VND/m3);
K: the fee calculation coefficient by extraction technique, in which:
Open-cast mining (including hydraulic mining such as mining of titan, sand or gravel from riverbeds, hydroelectric reservoirs, irrigation, estuaries): K = 1,1.
Underground mining and other mining techniques (extraction of crude oil, natural gas, natural mineral water and other cases): K = 1.
2. Regarding minerals containing many mineral substances that are useful, the formula specified in Clause 1 of this Article shall be applied.
The fee payable of each type of minerals in the total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful equals (=) The rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful multiplied by (x) Total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful, extracted the period (Q2) multiplied by (x) the environmental protection fee on each type of extracted mineral (f2).
Rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals |
= |
Average content of each type of minerals in extracted crude ore |
Total average content of minerals in extracted crude ore |
According to the average content of each type of minerals in the crude ore and the total average content of minerals in the crude ore in the dossier on mineral reserves or the periodic report on the result of mineral extraction of the entity in accordance with the mineral law, the Department of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Department of Taxation and related agencies in submitting the decision on the rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals containing many minerals substances that are useful (hereinafter referred to as ”the rate”) for calculation of the environmental protection fee in accordance with the actual situation of the province to the People's Committee of province. To be specific:
a) Regarding minerals that are entitled to be extracted for the first time, according to the dossier on mineral reserves, the rate shall be provided before the entity conducts mineral extraction to serve as the basis for declaration of environmental protection fees by the payer.
In the next year, according to the data in the periodic report on the result of mineral extraction activities, the rate to be provided shall be appropriate to the actual situation in order to serve as a basis for declaration and payment of environmental protection fees by the payer for next time.
b) Regarding minerals that are being extracted, according to the data in the periodic report on the result of mineral extraction of the preceding year, the rate to be provided shall be appropriate to the actual situation in order to serve as a basis for declaration and payment of environmental protection fees by the payer for next time
3. In case of recovery of coal mixed with excavated soil and stone, the environmental protection fee payable shall comply with the formula specified in Clause 1 of this Article.
If it is required to screen, select, classify and enrich coal mixed with soil and stone before it is sold, the Department of Natural Resources and Environment shall, according to actual conditions of extraction and processing technology in the province, take charge and cooperate with the Department of Taxation and relevant agencies in submitting the decision on the conversion rate from the volume of finished minerals to the volume of crude minerals as the basis for calculation of environmental protection fees in accordance with the actual situation of the province to the provincial People's Committee.
4. Regarding full extraction of minerals specified in Clause 3 Article 6 of this Decree.
a) The determination of fees payable shall comply with regulations of Clauses 1 and 2 of this Article.
b) If it is required to screen, select, classify and enrich extracted minerals before they are sold, the Department of Natural Resources and Environment shall, according to actual conditions of extraction and processing technology in the province, take charge and cooperate with the Department of Taxation and relevant agencies in submitting the decision on the conversion rate from the volume of finished minerals to the volume of crude minerals as the basis for calculation of environmental protection fees in accordance with the actual situation of the province to the provincial People's Committee.
5. Regarding the case specified in Clause 3, Article 4 of this Decree, the fee payable equals (=) the quantity of purchased minerals multiplied by (x) the environmental protection fee on each type of extracted mineral.
Article 8. Declaration, payment, management and use of fees
1. The declaration and payment of environmental protection fees on mineral extraction shall comply with regulations of the law on tax administration.
2. Environmental protection fees on mineral extraction (excluding crude oil, natural gas and coal gas) shall be revenues of local government budget, managed and used in accordance with regulations of the Law on State Budget.
3. Environmental protection fees on extraction of crude oil, natural gas and coal gas) shall be revenues of central government budget, managed and used in accordance with regulations of the Law on State Budget.