Chương I Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: Quy định chung
Số hiệu: | 27/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 31/05/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2023 |
Ngày công báo: | 12/06/2023 | Số công báo: | Từ số 733 đến số 734 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Ngày 31/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP về quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Theo đó, mức thu phí đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:
Mức thu phí bảo vệ môi trường với quặng khoáng sản kim loại
- Quặng sắt với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng măng-gan (mangan) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng /tấn.
- Quặng ti – tan (titan) với mức thu là 10.000 – 70.000 đồng/tấn (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 50.000 – 70.000 đồng/tấn).
- Quặng vàng với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng đất hiểm với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng/tấn
- Quặng chì, quặng kẽm với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng nhôm. Quặng bô – xít (bauxit) với mức thu là 10.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken) với mức thu là 35.000 – 60.000 đồng/tấn.
- Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-di (vanadi) với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.
- Quặng crô-mit (cromit) với mức thu là 10.000 – 60.000 đồng/tấn (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 40.000 -60.000 đồng/tấn).
- Quặng khoáng sản kim loại khác với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
Mức thu phí bảo vệ môi trường với khoáng sản không kim loại.
- Đất khai thác để san lắp, xây dựng công trình với mức thu 1.000 – 2.000 đồng/m3. Đá, Sỏi với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/m3.
- Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan là ốp lát mỹ nghệ với mức thu là 60.000 – 90.000 đồng/m3 (Mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 50.000 – 70.000 đồng/m3)
- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường với mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 1.000 – 5.000 đồng/ m3)
- Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit) với mức thu 1.500 – 6.750 đồng/m3
Đá làm fluorit với mức thu là 1.500 – 4.500 đồng/m3
Đá hoa trắng (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu như sau:
Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ có mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3
- Đá hoa trắng làm bột carbonat có mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3
Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3
- Cát vàng với mức thu là 4.500 – 7.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 3.000 – 5.000 đồng/m3).
- Cát trắng với mức thu là 7.500 – 10.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 5.000 – 7.000 đồng/m3).
- Các loại cát khác với mức thu là 3.000 – 6.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 2.000 – 4.000 đồng/m3).
- Đất sét, đất làm gạch, ngói với mức thu là 2.250 – 3.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 1.500 – 2.000 đồng/m3).
- Sét chịu lửa với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Đôlômít (dolomit), quắc-zit (quartzit) với mức thu là 30.000 – 45.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 20.000 – 30.000 đồng/m3).
- Cao lanh với mức thu là 4.200 – 5.800 đồng/tấn.
- Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- A-pa-tit (apatit) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Séc-păng-tín (secpentin) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Than gồm: Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò, than an-tra-xit (antraxit) lộ thiên, than nâu, than mỡ, than khác với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/tấn.
- Cuội, sạn với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/tấn.
- Đất làm thạch cao với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3.
- Các loại đất khác với mức thu là 1.000 – 2.000 đồng/m3.
- Talc, diatomit với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.
- Graphit, serecit với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.
- Phen – sờ - phát (felspat) với mức thu là 3.300 – 4.600 đồng/tấn.
- Nước khoáng thiên nhiên với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3.
- Các khoáng sản không kim loại khác với mức thu là 20.000 - 30.000 đồng/tấn.
Nghị định 27/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí; người nộp phí; tổ chức thu phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu, phương pháp tính, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
2. Nghị định này áp dụng đối với: tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; tổ chức, cá nhân khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của pháp luật dầu khí; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than; khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định này.
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
1. Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
2. Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
3. Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 tháng 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
b) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.
c) Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree provides for entities subject to environmental protection fees, payers, collectors, cases exempt from fees, fees, calculation method, declaration, payment and use of environmental protection fees on mineral extraction.
2. This Decree applies to entities performing mineral extraction activities according to regulations of law on mineral, entities extracting crude oil, natural gas and coal gas according to regulations of petroleum law, other state agencies and entities involved in management and collection of environmental protection fees on mineral extraction.
Article 2. Entities subject to environmental protection fees
Extraction of crude oil, natural gas and coal gas; metallic minerals and non-metallic minerals specified in the Table of environmental protection fee rate for mineral extraction issued together with this Decree shall incur environmental protection fees for mineral extraction
Collectors of environmental protection fees on mineral extraction are tax authorities according to regulations of law on tax administration.
Payers of environmental protection fees on mineral extraction according to this Decree include:
1. Entities extracting minerals according to regulations of law on minerals.
2. Vietnamese or foreign entities licensed to extract crude oil, natural gas and coal gas according to petroleum contracts or provide petroleum services in accordance with the petroleum law.
3. If an entity licensed to extract small and scattered minerals for sale to an entity that acts as the focal point for purchase and the entity that acts as the focal point for purchase make a written commitment to approval for the declaration and payment of fees on behalf of the mineral-extracting entity, the entity that acts as the focal point for purchase shall pay environmental protection fees.
Article 5. Cases exempt from environmental protection fees
1. Extracting minerals as common building materials in the land area under the land use right of households and individuals for construction of works of households and individuals in that area.
2. Extracting soil and stone with a view to leveling and constructing security and military works, preventing and controlling natural disasters, and making recovery from natural disasters. If the extracted soil and stone are used to level or construct security and military works or prevent and mitigate the effects of natural disasters, and for other purposes, the entity shall be responsible for determining the volume of soil and stone that are exempt from environmental protection fees; and the quantity of soil and stone used for other purposes that are subject to environmental protection fees on mineral extraction.
3. Using excavated soil and stone from the process of extraction for environmental remediation and improvement in the extraction area according to the environmental remediation and improvement plan approved by the competent authority.
The quantity of excavated soil and stone that are exempt from environmental protection fees shall be determined according to:
a) Acceptance record of quantity of each extraction stage, including: soil preparation, loading, transport, stone waste as prescribed at Point b, Clause 2, Article 41 of Decree No. 158/2016/ND-CP dated 29 November 2016 of the Government on the implementation of a number of Articles of the Mineral Law
b) Environmental remediation and improvement plan approved by the competent authority as prescribed at Clause 3 Article 67 of Law on Environmental Protection.
c) Application for mine closure approved by the competent authority according to regulations of law on minerals.