Chương 2 Nghị định 25/2010/NĐ-CP chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức quản lý: Đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi
Số hiệu: | 25/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/03/2010 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2010 |
Ngày công báo: | 01/04/2010 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty nhà nước độc lập.
2. Công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty mẹ).
3. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước.
4. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;
5. Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
1. Các doanh nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này được tổ chức lại, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 7 Nghị định này thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước và các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ, thông tin của tổng công ty, tập đoàn mà tổng công ty, tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung vốn nhà nước; nếu không được bổ sung vốn thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 80 Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ (dự kiến) của công ty không thấp hơn vốn pháp định.
2. Đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này, ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thể tách thành đơn vị hạch toán độc lập;
b) Việc chuyển đổi đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ.
3. Doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa triển khai thực hiện cổ phần hóa hoặc đang thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần nhưng dự kiến đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa có quyết định xác định giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền.
Doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này sau khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Thông báo kế hoạch và lộ trình chuyển đổi:
Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu thông báo cho doanh nghiệp về kế hoạch, lộ trình chuyển đổi.
2. Thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp:
a) Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định thành lập Ban chuyển đổi công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cho Hội đồng quản trị công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp do mình quyết định thành lập. Hội đồng quản trị công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty quyết định thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp thành viên tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
b) Thành phần Ban chuyển đổi doanh nghiệp gồm: Trưởng ban là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty; ủy viên thường trực là Kế toán trưởng; ủy viên Ban chuyển đổi doanh nghiệp có thể gồm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, các trưởng phòng hoặc ban; đổi mới và phát triển doanh nghiệp, kế hoạch, kinh doanh, tổ chức cán bộ, lao động; có thể mời Bí thư Đảng ủy (chi bộ) tham gia là ủy viên Ban chuyển đổi.
Ban chuyển đổi doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Doanh nghiệp chuyển đổi thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết về kế hoạch và lộ trình chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Xây dựng đề án chuyển đổi, bao gồm:
a) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan đến chuyển đổi doanh nghiệp;
b) Kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng.
Tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng bao gồm: tài sản của doanh nghiệp đang sử dụng; tài sản không có nhu cầu sử dụng; tài sản chờ thanh lý; tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp; tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận vốn góp liên doanh, liên kết; tài sản dôi thừa; các khoản phải thu; các khoản phải trả; các khoản phải thu không có khả năng thu hồi;
c) Lập danh sách, phân loại lao động và phương án sử dụng diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý;
d) Lập phương án xử lý tài chính, tài sản; phương án sắp xếp lại lao động; báo cáo tài chính và dự kiến vốn điều lệ.
Doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này không phải lập phương án và thực hiện xử lý tài sản, tài chính, sắp xếp lại lao động, sử dụng đất.
5. Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; xây dựng dự thảo điều lệ.
6. Thẩm định, phê duyệt, triển khai thực hiện đề án chuyển đổi và quyết định chuyển đổi:
a) Người quyết định thành lập doanh nghiệp thẩm định và phê duyệt Đề án chuyển đổi do công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ trình;
b) Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước thẩm định và phê duyệt Đề án chuyển đổi do công ty thành viên tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước trình;
c) Ban chuyển đổi doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện đề án chuyển đổi.
7. Bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu và các chức danh quản lý, điều hành công ty:
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ chuyển đổi từ tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu quy định tại Điều 3 Nghị định này bổ nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Tổng giám đốc công ty.
Đối với các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Hội đồng quản trị thì chủ sở hữu ra quyết định bổ nhiệm lại các thành viên Hội đồng quản trị làm thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.
8. Đăng ký kinh doanh.
9. Gửi quyết định chuyển đổi đến các chủ nợ của doanh nghiệp và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi, doanh nghiệp phải gửi quyết định chuyển đổi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp.
1. Tổng công ty nhà nước tiến hành việc chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ - công ty con đồng thời với việc hình thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2. Trình tự, thủ tục tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con thực hiện theo Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục hình thành công ty mẹ theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng quyết định lộ trình và chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lộ trình và chuyển đổi doanh nghiệp do mình quyết định thành lập và các công ty thành viên tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
3. Hội đồng quản trị công ty mẹ, tổng công ty nhà nước quyết định lộ trình và chuyển đổi đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này.
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có nhiệm vụ:
a) Rà soát từng đơn vị thành viên, đối chiếu với các điều kiện chuyển đổi; xác định cơ cấu và lập phương án hình thành công ty mẹ dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; lập phương án hình thành công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu và phương án cổ phần hóa các đơn vị thành viên;
b) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ, lao động hiện có và diện tích đất do tổng công ty, từng đơn vị thành viên, các đơn vị dự kiến hình thành công ty mẹ đang quản lý; lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi, bao gồm cả tình hình đầu tư, góp vốn của tổng công ty và đơn vị thành viên ở các doanh nghiệp khác;
c) Lập phương án xử lý tài sản, tài chính, công nợ, sắp xếp lại lao động; phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động sang công ty mẹ; xác định số vốn dự kiến đăng ký thành vốn điều lệ của công ty mẹ; phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền những tồn tại về vốn, tài chính và lao động của công ty mẹ khi chuyển đổi theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
d) Xây dựng dự thảo điều lệ của công ty mẹ, công ty con dự kiến chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Các đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này có nhiệm vụ:
a) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ, lao động hiện có và diện tích do công ty đang quản lý; lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi; bao gồm cả tình hình đầu tư, góp vốn của công ty ở các doanh nghiệp khác;
b) Lập phương án xử lý tài sản, tài chính, công nợ, sắp xếp lại lao động và diện tích đất sử dụng; phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động, diện tích đất sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; xác định số vốn dự kiến đăng ký thành vốn điều lệ của công ty; phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền những tồn tại về vốn, tài chính, lao động và đất đai của công ty khi chuyển đổi theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Xây dựng dự thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
1. Việc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập tổ chức lại theo hình thức công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Tất cả các tài sản của tổng công ty, đơn vị thành viên của tổng công ty khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị;
b) Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của các đơn vị thành viên tổng công ty dự kiến chuyển đổi và hình thành công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: doanh nghiệp kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên kết: doanh nghiệp chuyển đổi phải thống nhất với người có tài sản cho thuê, cho mượn, gửi giữ hộ, góp vốn liên doanh, liên kết để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếp tục kế thừa các hợp đồng đã ký hoặc thanh lý hợp đồng;
d) Tài sản không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng, chờ thanh lý, hao hụt, mất mát, tổn thất: doanh nghiệp nhượng bán, thanh lý, xử lý theo chế độ quản lý hiện hành;
đ) Tài sản dôi thừa: doanh nghiệp hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
e) Các khoản nợ phải thu: các đơn vị thành viên tổng công ty dự kiến chuyển đổi và hình thành công ty mẹ có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp chuyển đổi và thu hồi những khoản nợ đến hạn trước khi chuyển đổi. Đến thời điểm chuyển đổi còn nợ tồn đọng phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng;
g) Các khoản nợ phải trả: doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả các khoản nợ thuế, ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên; thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không có người đòi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn chủ sở hữu. Trường hợp công ty có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng;
h) Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động và sắp xếp lại công ty nhà nước; thực hiện chế độ đối với lao động dôi dư theo nguyên tắc mỗi doanh nghiệp chỉ được Nhà nước cấp kinh phí một lần để giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư; kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Việc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động của các đối tượng chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Tất cả tài sản của công ty khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị;
b) Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của công ty: doanh nghiệp kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đất rừng và các tài sản trên đất rừng được chuyển giao nguyên trạng sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Các nguyên tắc quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3. Báo cáo tài chính được đại diện chủ sở hữu phê duyệt là báo cáo tại thời điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ việc tổ chức lại, chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo hình thức công ty mẹ - công ty con là số vốn nhà nước thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này và ghi trong Điều lệ công ty mẹ.
2. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập hoặc công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là số vốn chủ sở hữu thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này và ghi trong Điều lệ công ty.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định vốn điều lệ cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ đơn vị hạch toán phụ thuộc.
3. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển của công ty, người quyết định chuyển đổi doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất mức vốn điều lệ (điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ) và nguồn bổ sung vốn điều lệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu phê duyệt; Điều lệ gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
2. Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh.
3. Vốn điều lệ; cách thức điều chỉnh vốn điều lệ.
4. Tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu.
5. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
6. Người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
8. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và kiểm soát viên.
9. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của công ty.
10. Các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty.
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
12. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật; của người đại diện tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.
13. Các nội dung khác do tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không trái pháp luật.
1. Doanh nghiệp chuyển đổi trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này đề án chuyển đổi để ra quyết định chuyển đổi.
Nội dung quyết định chuyển đổi gồm:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp được chuyển đổi; tên, địa chỉ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Tên và địa chỉ tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu và các cá nhân được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;
đ) Trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của doanh nghiệp được chuyển đổi.
2. Doanh nghiệp chuyển đổi chịu trách nhiệm thực hiện quyết định chuyển đổi đã được phê duyệt.
Doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải bao gồm quyết định chuyển đổi và các nội dung khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với tài sản được chuyển từ doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Việc đăng ký lại quyền sở hữu tài sản không phải chịu lệ phí trước bạ.
ELIGIBLE SUBJECTS OF. CONDITIONS. ORDER AND PROCEDURES FOR TRANSFORMATION
1. Independent slate companies.
2. State companies being parent companies of state economic groups: parent companies in state corporations; parent companies in corporations belonging to state economic groups; parent companies operating after the parent-affiliate company model (below collectively referred to as parent companies).
3. Independent-accounting member companies of state corporations or state economic groups.
4. Dependent-accounting member units of state corporations, parent companies of state economic groups and parent companies of state corporations.
5. Agricultural companies, forestry companies, state-owned agricultural farms and forestry farms.
Article 8. Transformation conditions
1. Enterprises specified in Article 7 of this Decree may be reorganized or transformed into one-member limited liability companies when fully meeting the following conditions:
a/ Being subjects specified in Clauses 1. 2 and 5. Article 7 of this Decree in sectors, domains or areas in which the State needs to hold 100% of their capital: and approved by the Prime Minister.
Parent companies in corporations belonging to state economic groups and subjects specified in Clauses 3 and 4. Article 7 of this Decree whose charter capital needs not to be wholh held by the State and which play a particularly important role in production or business operations or development strategies or hold business know-how, technologies and information of these corporations or groups and whose charter capital needs to be wholly held by these corporations or groups;
b/ Still having state capital after die financial handling. In case they have no state capital left, they shall report such to the Prime Minister for decision on addition of state capital. It capital addition is not allowed, they may undergo the form of ownership transformation specified in Article 80 of the Law on State Enterprises.
In case they conduct business lines for which legal capital levels are specified by law, their (projected) charter capital must not be fewer than those legal capital levels.
2. In addition to the conditions specified in Clause 1 of this Article, the subjects specified in Clause 4. Article 7 of this Decree must also meet the following conditions:
a/ They can be divided into independent-accounting units:
b/ The transformation of dependent-accounting member units into one-member limited liability companies will neither cause difficulties to nor affect production or business efficiency of state corporations or parent companies.
3. Enterprises eligible for equitization which have not yet undergone equitization or are currently carrying out the order and procedures for their transformation into joint-stock companies and for which there will be no decision of a competent authority on the enterprise value by July 1, 2010.
After being transformed into one-member limited liability companies, enterprises specified in Clause 3 of this Article shall be further transformed into join-stock companies according to roadmaps approved by the Prime Minister.
Article 9. Order for transformation of independent state companies, parent companies, independent-accounting member companies, dependent-accounting member units of state corporations or state economic groups
1. Notification of transformation plans and roadmaps:
Based on the Prime Minister-approved overall scheme on reorganization of wholly state-owned enterprises, persons assigned to exercise the rights and perform the obligations of the owner shall notify enterprises of transformation plans and roadmaps.
2. Setting up of an enterprise transformation committee:
a/The Prime Minister shall authorize Boards of Directors of parent companies of state economic groups or corporations established under the Prime Minister's decisions to decide to set up transformation committees of these companies. Ministers or chairpersons of provincial-level People's Committees shall decide to set up transformation committees of enterprises established under their decisions. Boards of Directors of parent companies of state economic groups or corporations shall decide to set up transformation committees of member enterprises of state economic groups or corporations.
b/ An enterprise transformation committee is composed of the head who is the Chairman of the Board of Directors or Director General (Director) of the company, a standing member who is the Chief Accountant, and members who may be the grassroots trade union leader, heads of sections or divisions for enterprise renewal and development, planning, business, organization and personnel, and labor. The committee may invite the secretary of the Party Committee (Party cell) to join as a member.
The enterprise transformation committee shall organize the performance of jobs involved in the transformation of the enterprise into a one-member limited liability company.
3. Transformed enterprises shall notify their employees of transformation plans and roadmaps within 10 days after being notified under Clause 1 of this Article.
4. Elaboration of a transformation scheme, covering:
a/ Preparing dossiers and documents related to the enterprise transformation;
b/ Inventorying, classifying and identifying capital and assets currently managed or used by the enterprise.
Assets currently managed or used by an enterprise include assets currently used by the enterprise; assets not needed for use; assets awaiting liquidation; wasted or lost assets and other asset losses of the enterprise: leased or borrowed assets, assets kept for. consigned to safe-keeping by or received as joint-venture or association capital contributed by other enterprises; redundant assets; receivables; payables; and irrecoverable receivables;
c/ Listing and classifying employees, and working out a plan on the use of land areas currently managed by the enterprise;
d/ Working out a plan on financial and asset handling: a plan on employee rearrangement: and a financial statement and projected charter capital.
Enterprises specified in Clause 3. Article 8 of this Decree are not required to plan and conduct the asset and financial handling, employee rearrangement and land use.
5. Building of an organizational model and structure of the one-member limited liability company; drafting of the charter.
Appraisal, approval and implementation of the transformation scheme and decision:
a/ The person who has decided on the enterprise establishment shall appraise and approve the transformation scheme submitted by the independent state company or parent company;
b/ The Board of Directors of a state corporation or parent company of a state economic group or corporation shall appraise and approve the transformation scheme submitted by a member company of the state economic group or corporation;
c/ The enterprise transformation committee shall organize the implementation of the transformation scheme.
7. Appointment of an authorized representative of the owner and managerial and executive post holders:
The Prime Minister shall appoint members of the Members' Council, controllers and the Chairman of the Members' Council of the one-member limited liability company being a parent company of a state economic group or a parent company transformed from a corporation established under the Prime Minister's decision at the request of the line minister. Agencies and organizations assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the owner specified in Article 3 of this Decree shall appoint members of the Members" (Council, controllers, the Chairman of the Members Council or the President.
The Members' Council or the President shall appoint or hire the Director General.
For enterprises with a board of directors, the owner shall issue decisions to re-appoini members of Boards of Directors as members of the Members' Councils and Chairmen of Boards of Directors as Chairmen of the Members' Councils.
8. Business registration.
9. Sending of the transformation decision to the enterprise's creditors and notification thereof to its employees:
Within 15 days after the transformation decision is issued, the enterprise shall send the decision to its creditors and notify its employees thereof.
Article 10. Order for transformation of corporations which have been invested in and established by the State into State-owned one-member limited liability companies
1. State corporations shall carry out their transformation after the parent-affiliate company model concurrently with the formation of parent companies being State-owned one-member limited liability companies.
2. The order and procedures for the reorganization and transformation of state corporations after the parent-affiliate company model comply with the Government's Decree
No. 111/2007/ND-CP of June 26, 2007, on the organization and management of state corporations and transformation of state corporations, independent state companies and parent companies being state companies after the parent-affiliate company model to operate under the Law on Enterprises.
3. The order and procedures for the formation of parent companies in the form of one-member limited liability companies comply with Article 9 of this Decree.
Article 11. Competence to decide on transformation
1. The Prime Minister shall decide or authorize ministers to decide on the transformation and transformation roadmaps of enterprises established under his/her decisions.
2. Ministers and chairpersons of provincial-level People's Committees shall decide on the transformation and transformation roadmaps of enterprises established under their decisions and of member companies of state corporations or economic groups when so authorized by the Prime Minister.
3. Boards of Directors of parent companies or state corporations shall decide on the transformation and transformation roadmaps of subjects specified in Clauses 3 and 4, Article 7 of this Decree.
Article 12. Tasks of enterprises in elaborating transformation schemes
1. A corporation which has been established and invested in by the State has the following tasks:
a/ To scrutinize its member units against transformation conditions; to determine a structure and work out a tentative plan on the formation of a parent company in the form of one-member limited liability company; to work out a tentative plan on the transformation of affiliate companies being one-member limited liability companies owned by the parent company and a tentative plan on the equitization of member units;
b/ To inventory, classify and identify existing capital, assets, debts and employees and land areas currently managed by the corporation, member units or units expected to make up the parent company; to make a financial statement up to the time of transformation, covering the actual situation of investment and capital contribution by the corporation and member units to other enterprises;
c/ To work out a tentative plan on asset, financial and debt handling and employee rearrangement, and a tentative plan on the transfer of rights, obligations, assets, capital, debts and employees to the parent company; to determine a capital amount to be registered as the parent company's charter capital; to coordinate with concerned state agencies in addressing according to their competence existing capital, financial and employee problems of the parent company at the time of transformation under Article 13 of this Decree;
d/ To draft the charters of the parent company and affiliate companies expected to be transformed into one-member limited liability companies.
2. The subjects specified in Article 7 of this Decree have the following tasks:
a/To inventory, classify and identify existing capital, assets, debts and employees and land areas currently managed by the company; to make a financial statement up to the time of transformation, covering the actual situation of investment and capital contribution by the corporation to other enterprises:
b/ To work out a tentative plan on asset, financial and debt handling and employee and used land rearrangement, and a tentative plan on the transfer of rights, obligations, assets, capital, debts, employees and land areas to the one-member limited liability company: to determine a capital amount to be registered as the company's charter capital; to coordinate with concerned state agencies in addressing according to their competence existing capital, finance, employee and land problems of the company at the time of transformation under Article 13 of this Decree;
c/ To draft the charters of one-member limited liability companies.
Article 13. Principles of handling capital, assets, finance and employees upon transformation
1. Capital, assets, finance and employees of a corporation which has been established and invested in by the State and is reorganized after the parent-affiliate company model shall be handled on the following principles:
a/ All assets of the corporation and its member units shall be valuated upon its transformation;
b/ For assets managed and used by the corporation's member units expected to be transformed to form a parent company being a one-member limited liability company, the enterprise shall inventory, classify, quantify, and evaluate the state of, them for transfer to the one-member limited liability company;
c/ For assets which are leased, borrowed, kept for or consigned by others for safe-keeping, or received as joint-venture or partnership capital contributions, the transformed enterprise shall reach agreement with the lessors, lenders, consignors, depositors and contributors on letting the one-member limited liability company to take over or liquidate the signed contracts;
d/ For assets no longer needed, left unsold, awaiting liquidation, wasted or lost, the enterprise shall transfer, sell, liquidate or handle them under current regulations:
e/ For redundant assets, the enterprise shall account them as an increase in the equity capital in the enterprise;
f/ For receivable debts, the corporation's member units expected to be transformed to form a parent company shall take up receivable debts of the transformed enterprise and seek measures to recover due debts before transformation. By the time of transformation, any bad debts shall be handled under the State's current regulations on the handling of bad debts;
g/ For payable debts, the enterprise shall take over debts payable to its creditors as committed, including also tax and state budget remittance arrears, debts owed to its officials and employees: and pay due debts. Unclaimed debts and assets with unidentifiable owners shall be included into equity capital. In case the company encounters difficulties in paying overdue debts, these debts shall be handled under the State's current regulations on the handling of outstanding debts;
h/ The enterprise shall rearrange and employ its existing employees under the laws on labor and reorganization of state companies; implement regimes towards laid-off employees on the principle that each enterprise may receive only a once-off allocation from the State for implementing these regimes; and take over all rights and obligations towards its employees under the labor law.
2. Capital, assets, finance and employees of a transformed company shall be handled on the following principles:
a/ All assets of the company shall be valuated upon its transformation;
b/ For assets managed and used by the company, the enterprise shall inventory, classify, quantify and evaluate the state of. them for transfer to the one-member limited liability company. Forest land and assets thereon shall be transferred in their original state to the one-member limited liability company under the guidance of the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c/ The principles specified at Points c. d. e. f. g and h. Clause 1 of this Article.
3. Financial statements approved by the owner's representatives are those made at the time one-member limited liability companies receive business registration certificates.
Article 14. Determination of charter capital
1. The charter capital of a parent company formed from the reorganization or transformation of a corporation which has been established and invested in by the State after the parent-affiliate company model is a state capital amount actually existing after the financial handling on the principles specified in Clause 1, Article 13 of this Decree and stated in the parent company's charter.
2. The charter capital of a one-member limited liability company transformed from a parent company, independent state company or independent-accounting member company of a corporation is an equity capital amount actually existing after the financial handling on the principles specified in Clause 2. Article 13 of this Decree and stated in the company's charter.
The Ministry of Finance shall guide the determination of the charter capital of a one-member limited liability company transformed a dependent-accounting unit.
3. Based on the objectives, tasks and development strategy of a company, the person who has decided on the transformation or his/ her authorized person shall reach agreement with the Ministry of Finance on its charter capital level (increased or decreased) and sources for charter capital supplementation under the Ministry of Finance's guidance.
Article 15. Charters of one-member limited liability companies
The charter of a one-member limited liability company shall be approved by its owner and contains the following principal details:
1. Name and address of the head office of the company; its branches and representative offices (if any).
2. Business objectives and lines.
3. Charter capital: methods of charter capital adjustment.
4. Name, address, rights and obligations of the organization assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the owner.
5. Organizational and managerial structure of the company.
6. The representative at law of the company.
7. Mode of adoption of the company's decisions; principle(s) for resolving internal disputes.
8. Bases for and methods of determining remunerations, wages and bonuses for managers and controllers.
9. Principle(s) for division of after-tax profits and handling of business losses of the company.
10. Cases of dissolution and procedures for liquidation of assets of the company.
11. Methods of modifying and supplementing the company's charter.
12. Full names and signatures of the representative at law and representatives of organizations assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the company owner.
13. Other lawful details as decided by the organization assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the company owner.
Article 16. Submission, approval and implementation of transformation schemes
1. To-be-transformed enterprises shall submit their transformation schemes to competent persons defined in Article 11 of this Decree for issuance of transformation decisions.
A transformation decision must contain:
a/ Name, address and account number of the transformed enterprise; name and address of the one-member limited liability company;
b/ Business lines;
c/ Charter capital of the company;
d/ Name and address of the organization assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the owner and individuals appointed as authorized representatives to exercise the rights and perform the obligations of the company's owner;
e/ Responsibilities of the company to take over the rights and obligations and to solve existing and arising problems of the transformed enterprise.
2. To-be-transformed enterprises shall
implement approved transformation decisions.
Article 17. Business registration
Transformed enterprises shall make business registration and publicly announce it in the mass media under the Law on Enterprises. \ business registration dossier must comprise the transformation decision and other documents specified by the Law on Enterprises.
Article 18. Re-registration of asset ownership
After being granted a business registration certificate, a one-member limited liability company shall carry out procedures for reregistering the ownership of assets transferred from the transformed enterprise to the company at a state agency competent to grant registration. The re-registration of asset ownership is free from registration fee.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực