Chương II Nghị định 23/2018/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 23/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2018 |
Ngày công báo: | 06/03/2018 | Số công báo: | Từ số 423 đến số 424 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
06/09/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Ngày 23/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
- Số tiền bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó, trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm theo quy định.
- Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ:
+ Không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
+ Và dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
- Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm.
Nghị định 23/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
- Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
- Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
- Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
2. Mức khấu trừ bảo hiểm
Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mức khấu trừ bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro và lịch sử xảy ra tổn thất của từng cơ sở.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.Bổ sung
1. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
b) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
c) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
d) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
đ) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
e) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm thu thập tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải đảm bảo minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy gửi Bộ Tài chính theo quy định pháp luật.
3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:
a) Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 40% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
b) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy; chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chi cho nội dung này không vượt quá 30% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
c) Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động sau: Điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Chi cho nội dung này không vượt quá 20% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 10% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
4. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 3 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này.
3 Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Công bố danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ các cơ sở liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Nghị định này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an tổ chức thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất do cháy, nổ gây ra.
1. Lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định sau:
a) Báo cáo nghiệp vụ:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ quý, năm (bao gồm cả bản cứng và bản mềm) theo mẫu quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
- Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
- Báo cáo năm: Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm.
b) Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo (bao gồm cả bản cứng và bản mềm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
- Báo cáo 6 tháng: Chậm nhất là ngày 31 tháng 7 hàng năm.
- Báo cáo năm: Chậm nhất là ngày 31 tháng 01 của năm tài chính kế tiếp.
c) Ngoài các báo cáo theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
2. Hàng năm, nộp 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
SPECIFIC PROVISIONS
Section 1: CONDITIONS FOR SALE OR PURCHASE OF COMPULSORY INSURANCE, INSURANCE PREMIUMS; MINIMUM SUM INSURED
1. Insured property is the property of the insured facility, including:
a) Houses, works and properties on houses and works; machines, equipment.
b) Goods and supplies (including materials, finished goods, semi-finished goods).
2. The insured property and its location must be specified in the insurance contract and insurance certificate.
Article 5. Minimum sum insured
1. The minimum sum insured is the market value of the properties specified in Clause 1, Article 4 of this Decree on the inception date.
2. In case of failure to determine the market value of the properties, the sum insured shall be agreed upon by the parties as follows:
a) For the properties specified in Point a, Clause 1, Article 4 of this Decree, the sum insured is the remaining value or the replacement value of the properties on the inception date.
b) For the properties specified in Point b, Clause 1, Article 4 of this Decree, the sum insured is the monetary value of the properties according to valid vouchers or relevant documents.
Article 6. Insurance coverage and insurance exclusions
1. Insurance coverage
The insurer shall indemnify for any damage to the policyholder specified in Clause 1, Article 4 of this Decree, which arises from fire and explosion risk, except those specified in Clause 2 of this Article.
2. Insurance exclusions
a) For the insured facilities mentioned in Clause 1, Article 2 of this Decree (except nuclear facilities), the insurer shall not be liable to indemnify in the following cases:
- Earthquakes, volcanic eruptions or other convulsions of nature.
- Damage occasioned by unexpected political, security or social order and safety events.
- Damage occasioned by burning or explosion of properties according to regulations of a competent authority.
- Damage occasioned by property’s own fermentation or natural heating; property's undergoing any process involving the application of heat.
- Damage occasioned by direct hit of lightning strike without causing fire or explosion.
- Fire and explosion caused by nuclear weapon materials.
- Damage to any electrical machine, apparatus, or any portion of the electrical installation occasioned by over-running, excessive pressure, short circuiting, self heating, arcing or leakage of electricity arising from whatever cause, lightning included.
- Damage occasioned by malicious act of the insured or by deliberate violation of fire safety regulations and direct cause of fire or explosion.
- Damage to data, software and computer programs.
- Damage occasioned by the burning of forests, bush, prairie or the clearing of lands by fire.
b) For the nuclear facilities, the insurer and the policyholder shall reach an agreement on insurance exclusions with the reinsurer’s approval.
Article 7. Insurance premiums and deductible
1. Insurance premiums
The insurance premiums specified in Section I, Appendix II enclosed with this Decree shall be applied to the insured facilities specified in Clause 1, Article 2 of this Decree. To be specific:
a) If the total sum insured on a single facility (except nuclear facilities) is less than VND 1,000 billion, the insurance premiums are provided in Clause 1, Section I, Appendix II hereof.
The insurer and the policyholder may increase the insurance premiums applied to each insured facility according to its risk level and regulations of law.
b) If the total sum insured on a single facility (except nuclear facilities) is VND 1,000 billion or over or the insured facility is a nuclear facility, the insurer and the policyholder shall reach an agreement on the insurance premiums in accordance with regulations of law and with the reinsurer’s approval.
2. Deductible
A deductible is the amount of money a policyholder must pay upon the occurrence of each insured event, specified in Section II, Appendix II hereof. To be specific:
a) If the total sum insured on a single facility (except nuclear facilities) is less than VND 1,000 billion, the deductible is provided in Clause 1, Section I, Appendix II hereof.
The insurer and the policyholder shall enter into an insurance contract specifying the deductible applied to each insured facility according to its risk level and history of losses.
b) If the total sum insured on a single facility (except nuclear facilities) is VND 1,000 billion or over or the insured facility is a nuclear facility, the insurer and the policyholder shall reach an agreement on the deductible with the reinsurer’s approval.
Article 8. Insurance indemnity
1. Rules for insurance indemnity
The insurer shall consider providing insurance indemnity in accordance with regulations of the Law on Insurance Business and the following rules:
a) The indemnity for the damaged property shall not exceed sum insured for such property (already specified in the insurance contract and insurance certificate), minus (-) the deductible specified in Clause 2, Article 7 of this Decree.
b) Up to 10% of the indemnity shall be deducted in case the insured facility fails to implement all the recommendations specified in the record on fire safety inspection by the fire department on schedule, resulting in increased damage upon occurrence of fire or explosion.
c) The insurer shall not be liable for additional amounts due to insurance scam as prescribed by the Criminal Code.
2. Claim applications
A claim application includes the following documents:
a) A policyholder’s claim letter.
b) Documents concerning the insured property, including: insurance contract and insurance certificate.
c) A copy of the record on fire safety inspection by the fire department at the time nearest to the time an insured event occurs.
d) An assessment record of the insurer or the person authorized by the insurer.
dd) A copy of the competent authority’s conclusion or notice of the cause of the fire or explosion or proof of the cause of the fire or explosion.
e) List of damage and documentary evidences for damage.
The policyholder shall collect and send the documents specified in Points a, b, c, dd and e, Clause 2 of this Article to the insurer. The policyholder shall collect the document specified in Point d, Clause 2 of this Article.
Section 2: TRANSFER, MANAGEMENT AND USE OF REVENUE FROM SALE OF COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE FOR FIRE PREVENTION AND FIGHTING PURPOSES
Article 9. Transfer of revenue from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes
1. In a fiscal year, the insurer that provides compulsory fire and explosion insurance shall transfer 1% of the total premiums for compulsory fire and explosion insurance that are collected from its original insurance contracts in the previous fiscal year.
2. The amount specified in Clause 1 of this Article shall be transferred to the Fire and Rescue Police Department’s account opened at the State Treasury by the Ministry of Public Security. To be specific:
a) Transfer 50% of the total amount specified in Clause 1 of this Article before June 30.
b) Transfer the remaining amount specified in Clause 1 of this Article before December 31.
Article 10. Management and use of revenue from sale of compulsory fire and explosion insurance
1. Revenue from sale of compulsory fire and explosion insurance must be managed and used in a transparent manner and for the right purposes according to regulations of this Decree and relevant regulations of law.
2. The Ministry of Public Security shall make and submit an annual estimate of revenue from sale of compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes to the Ministry of Finance in accordance with regulations of law.
3. The revenue from sale of compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes shall be used as follows:
a) Provide assistance in firefighting equipment for the fire police. The assistance shall not exceed 40% of the insurer’s collected premiums for compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year.
b) Provide assistance in dissemination of law and knowledge about fire prevention; fire fighting and compulsory fire and explosion insurance. The assistance shall not exceed 30% of the insurer’s collected premiums for compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year.
c) Provide assistance for fire departments in the following activities: fire investigation; provision of professional training and inspection of fire safety; supervision of participation in compulsory fire and explosion insurance by the insured facilities. The assistance shall not exceed 20% of the insurer’s collected premiums for compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year.
d) Provide assistance in rewarding organizations and individuals directly engaging and cooperating in fire prevention and fighting. The assistance shall not exceed 10% of the insurer’s collected premiums for compulsory fire and explosion insurance in the fiscal year.
4. The collected premiums for compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes that remain after completing the tasks specified in Clause 3 of this Article shall be carried over the succeeding year.
Section 3: RESPONSIBILITIES OF RELEVANT MINISTRIES AND AUTHORITIES AND INSURERS FOR PARTICIPATION IN COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE
Article 11. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Disseminate the law on compulsory fire and explosion insurance.
2. Inspect and supervise insurers providing compulsory fire and explosion insurance in accordance with regulations of this Decree.
3. Take actions against violations of the law on compulsory fire and explosion insurance that are committed by insurers.
Article 12. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Cooperate with the Ministry of Finance in disseminating the law on compulsory fire and explosion insurance.
2. Inspect and take actions against violations of the law on compulsory fire and explosion insurance at insured facilities.
3. Publish the list of insured facilities (except the facilities related to national defense, security and state secrets) by December 31 on its website.
Article 13. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies
Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall, within their competence, cooperate in inspecting, providing guidance on and implement policies on compulsory fire and explosion insurance in accordance with regulations of this Decree.
Article 14. Responsibilities of the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall disseminate the Decree and cooperate with the Ministry of Finance and Ministry of Public Security in implementing policies on compulsory fire and explosion insurance and adopting measures for preventing damage inflicted by fire and explosion.
Article 15. Responsibilities of insurers
1. Prepare and submit reports on compulsory fire and explosion insurance to the Ministry of Finance according to the following regulations:
a) Insurer’s reports:
The insurer shall prepare and submit quarterly and annual reports (both electronic and physical copies) to the Ministry of Finance by using the form specified in Appendix III and Appendix IV hereof. To be specific:
- Submit quarterly reports within 30 days from the end of the quarter.
- Submit annual report within 90 days from the end of the year.
b) Reports on transfer of revenue from compulsory fire and explosion insurance for fire prevention and fighting purposes
The insurer shall prepare and submit reports (both electronic and physical copies) to the Ministry of Finance by using the form specified in Appendix V hereof. To be specific:
- Submit biennial reports by July 31.
- Submit annual report by January 31 of the succeeding fiscal year.
c) In addition to the reports specified in Points and b of this Clause, the insurer shall prepare and submit unscheduled reports at the request of the Ministry of Finance.
2. Annually, the insurer shall transfer 1% of the total premiums for compulsory fire and explosion insurance that are collected from its original insurance contracts for fire prevention and fighting purposes in the previous fiscal year as prescribed in Article 9 of this Decree.