Chương V Luật bảo vệ môi trường 2020: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nông thôn; trong một số lĩnh vực
Số hiệu: | 23/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 17/04/2014 | Số công báo: | Từ số 449 đến số 450 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khu kinh tế phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn;
b) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa;
c) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với trường hợp khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung phải quan trắc tự động, liên tục theo quy định của Luật này;
d) Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
3. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường các khu chức năng sản xuất công nghiệp trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trong khu kinh tế theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
g) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của Luật này;
d) Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, thanh tra về bảo vệ môi trường và thực hiện công tác bảo vệ môi trường khác của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của pháp luật;
g) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
d) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
đ) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
e) Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm;
g) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
i) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
k) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;
m) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật;
n) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung do Nhà nước đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
c) Ban hành quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Cụm công nghiệp phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này.
2. Cụm công nghiệp đang hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hoàn thành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Các trường hợp đã được miễn trừ đấu nối vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường; có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định của pháp luật.
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
d) Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
đ) Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
e) Bố trí ít nhất một nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm;
g) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường; phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp;
i) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
k) Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
l) Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cụm công nghiệp gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
m) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc khuyến khích xã hội hóa, ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp trong trường hợp không có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp;
b) Lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp;
b) Ban hành quy định khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp;
c) Ban hành lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;
c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;
d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;
b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;
đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp đối với công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành lộ trình thực hiện đối với cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hằng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết và lộ trình thực hiện Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này, trừ sản phẩm xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; mức đóng góp tài chính được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì.
3. Các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
a) Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
b) Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
4. Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:
a) Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
b) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
2. Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;
b) Bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;
d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
đ) Có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.
1. Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tập trung phải thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch.
2. Khu đô thị, khu dân cư tập trung phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Mạng lưới cấp, thoát nước, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; trường hợp khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 86 của Luật này;
b) Thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;
c) Có diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định của pháp luật.
3. Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.
4. Khu dân cư, cụm dân cư phân tán phải có địa điểm lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.
5. Chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung phải thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;
c) Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt, nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;
d) Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.
2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn.
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, thiết bị thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải trong quá trình thẩm định, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Chính phủ.
1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
4. Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.
5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
6. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
1. Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;
đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.
2. Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
3. Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:
a) Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;
b) Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;
c) Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; xác định, đánh giá, cảnh báo, theo dõi và phát hiện triệu chứng, nguyên nhân của bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến các chất ô nhiễm; xác định và công bố về giới hạn của các chất ô nhiễm trong cơ thể con người có nguy cơ tác động đến sức khỏe con người; quản lý, thống kê, chia sẻ, công bố thông tin về các vấn đề bệnh tật liên quan đến các chất ô nhiễm; đánh giá chi phí và thiệt hại kinh tế do bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai biện pháp giám sát, dự phòng bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe con người do các chất ô nhiễm gây ra; quản lý, chia sẻ, trao đổi, công bố thông tin về các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn.
1. Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.
1. Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Việc quy hoạch khu đô thị, khu dân cư tập trung phải hướng tới phát triển khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo đảm tỷ lệ diện tích cây xanh, mặt nước, cảnh quan theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng.
4. Khi cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng phải bảo đảm các công trình, hạng mục công trình, thiết bị xử lý chất thải, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
e) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
g) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
6. Chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 5 Điều này.
7. Chất thải từ hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại vùng nông thôn chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải phải được tái sử dụng hoặc đổ thải theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và nguồn nước mặt khác làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại chất thải rắn tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ; chung cư kết hợp với văn phòng; tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp.
1. Phương tiện giao thông vận tải phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông.
3. Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
5. Việc xây dựng công trình giao thông phải có giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động đến địa hình, cảnh quan, địa chất, di sản thiên nhiên.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; có giải pháp phân luồng giao thông, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I.
7. Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông vận tải theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan; hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
2. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;
b) Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa;
c) Giữ gìn vệ sinh công cộng;
d) Không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường;
b) Tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải theo quy định;
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh;
d) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về khoáng sản;
đ) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này.
2. Đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:
a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt;
c) Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:
a) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
b) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;
c) Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;
d) Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.
4. Khoáng sản có tính chất độc hại phải được lưu giữ, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, được che chắn bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
5. Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải được đánh giá tác động môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
6. Việc thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản khác có chất phóng xạ, chất độc hại, chất nổ phải thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về an toàn hóa chất, năng lượng nguyên tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; quy định yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong vận hành thử nghiệm, quản lý chất thải, quan trắc môi trường đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành biểu mẫu, hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện Điều này.
1. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
c) Xử lý, tiêu hủy mẫu, vật phẩm phân tích thí nghiệm, hóa chất bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đ) Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định như sau:
a) Không được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm có hàm lượng vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật, trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đã được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm;
b) Phải kiểm soát nguồn phát sinh và công bố thông tin, dán nhãn, đánh giá sự phù hợp, kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của pháp luật;
c) Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật được phép tái chế, tiêu hủy, với điều kiện việc tái chế và tiêu hủy không dẫn đến thu hồi các chất này để tái sử dụng và phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép phải được lưu giữ, thu hồi, quản lý và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp đã tái chế, tiêu hủy theo quy định tại điểm c khoản này;
đ) Chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo về chủng loại và kết quả tính toán lượng chất ô nhiễm phát thải vào môi trường nước, không khí, đất theo danh mục và chuyển giao xử lý để quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro môi trường theo quy định của pháp luật;
e) Khu vực tồn lưu, ô nhiễm các chất ô nhiễm khó phân hủy phải được đánh giá, xác định, cảnh báo rủi ro và đề xuất biện pháp quản lý an toàn, xử lý và cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này; tích hợp thông tin quan trắc các chất ô nhiễm khó phân hủy trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia theo quy định của Công ước Stockholm, điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy thuộc lĩnh vực ngành, địa phương mình phụ trách theo quy định của Công ước Stockholm, điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của pháp luật;
d) Chính phủ quy định chi tiết về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm và điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức, cá nhân không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu, hàng hóa sau đây:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện, hàng hóa, nguyên liệu, phế liệu bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch.
2. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
3. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
ENVIRONMENTAL PROTECTION DURING PRODUCTION, BUSINESS OPERATION AND SERVICE PROVISION; URBAN AND RURAL ENVIRONMENTAL PROTECTION; ENVIRONMENTAL PROTECTION IN SOME FIELDS
Section 1. ENVIRONMENTAL PROTECTION DURING PRODUCTION, BUSINESS OPERATION AND SERVICE PROVISION
Article 50. Environmental protection in economic zones
1. An economic zone must have environmental protection infrastructure, including:
a) A solid waste collection and storage system;
b) A rainwater collection and drainage system;
c) A wastewater collection, drainage and treatment system which ensures that treated wastewater complies with environmental protection requirements; automatic and continuous wastewater monitoring system if the economic zone has a centralized wastewater treatment system and is required to carry out automatic and continuous monitoring in accordance with this Law;
d) Green space with the ratio prescribed by the law on construction.
2. Economic zone management boards must have an environmental protection department and personnel in charge of environmental protection majoring in environment or field suitable for their assigned tasks.
3. Every economic zone management board shall:
a) inspect and supervise the construction of environmental protection infrastructure in dedicated areas for industrial production of the economic zone as prescribed by law;
b) cooperate with local environmental protection authorities in appraising EIARs, issuing environmental licenses, carrying out environmental protection inspection and perform other environmental protection-related tasks in the economic zone as prescribed by law;
c) carry out inspection of environmental protection by businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial cluster in the economic zone according to the plan approved by the provincial People’s Committee;
d) promptly discover violations against the law on environmental protection committed by entities and propose penalties therefor as prescribed by law;
dd) perform other environmental protection-related tasks assigned by the provincial People’s Committee as prescribed by law;
e) submit a report on environmental protection by the economic zone as prescribed by law;
g) assume other responsibilities prescribed by law.
Article 51. Environmental protection in dedicated areas for production, business operation and service provision
1. A dedicated area for production, business operation and service provision must have environmental protection infrastructure, including:
a) A rainwater collection and drainage system; centralized wastewater collection, drainage and treatment system which ensures that treated wastewater satisfies environmental protection requirements;
b) Works and equipment serving environmental emergency prevention and response for wastewater as prescribed by law;
c) An automatic and continuous wastewater monitoring system for the centralized wastewater treatment system as prescribed by this Law;
d) Green space with the ratio prescribed by the law on construction.
2. Management boards of industrial parks, export-processing zones and hi-tech zones of provinces and central-affiliated cities must have an environmental protection department and personnel in charge of environmental protection majoring in environment or field suitable for their assigned tasks.
3. Every management board of an industrial park, export-processing zone or hi-tech zone of a province or central-affiliated city shall:
a) inspect and supervise the construction of environmental protection infrastructure in dedicated areas for production, business operation and service provision as prescribed by law;
b) cooperate with local environmental protection authorities in appraising EIARs, issuing environmental licenses, carrying out environmental protection inspection and perform other environmental protection-related tasks in dedicated areas for production, business operation and service provision as prescribed by law;
c) carry out inspection of environmental protection in dedicated areas for production, business operation and service provision as prescribed by law;
d) promptly discover violations against the law on environmental protection committed by entities and propose penalties therefor as prescribed by law;
dd) submit a report on environmental protection in dedicated areas for production, business operation and service provision as prescribed by law;
e) perform other environmental protection-related tasks assigned by the provincial People’s Committee as prescribed by law;
g) assume other responsibilities prescribed by law.
4. Every investor in construction and commercial operation of infrastructure of a dedicated area for production, business operation and service provision shall:
a) satisfy the requirements set out in Clause 1 of this Article;
b) arrange dedicated areas and types of production, business and services in conformity with environmental protection requirements;
c) construct a rainwater collection and drainage system separately from the centralized wastewater collection, drainage and treatment system;
d) collect and connect wastewater of facilities in the dedicated area for production, business operation and service provision to the centralized water collection, drainage and treatment system;
dd) request facilities discharging treated wastewater into the rainwater collection and drainage system to halt discharge of treated wastewater into the rainwater collection and drainage system within 24 months from the effective date of this Law;
e) provide personnel in charge of environmental protection majoring in environment or field suitable for their assigned tasks;
g) cooperate with an environmental protection authority, management board of an industrial park, export-processing zone, hi-tech zone or economic zone of a province or central-affiliated city in environmental protection; cooperate in organizing inspection of environmental protection by facilities in the dedicated area for production, business operation and service provision as prescribed by law;
h) organize the inspection of fulfillment of environmental commitments by the investment project/business owner upon registering investment in the dedicated area for production, business operation and service provision;
i) promptly discover violations against the law on environmental protection committed by entities and propose penalties therefor as prescribed by law;
k) promulgate environmental protection regulations of the dedicated area for production, business operation and service provision in conformity with environmental protection requirements as prescribed by law;
l) carry out environmental monitoring as prescribed by law;
m) prepare a report on environmental protection in the dedicated area for production, business operation and service provision and send it to the provincial specialized environmental protection authority, licensing authority and management board of the industrial park, export-processing zone, hi-tech zone or economic zone of the province or central-affiliated city as prescribed by law;
n) assume other responsibilities prescribed by law.
5. Provincial People’s Committees shall:
a) assist in construction and operation of infrastructure serving environmental protection in dedicated areas for production, business operation and service provision invested in by the State within their provinces;
b) direct specialized agencies and management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and economic zones of provinces and central-affiliated cities to comply with regulations of law on environmental protection applicable to dedicated areas for production, business and service provision;
c) promulgate regulations on encouraging involvement of private sector in construction, commercial operation and operation of infrastructure serving environmental protection in dedicated areas for production, business and service provision;
d) assume other responsibilities prescribed by law.
6. The Government shall elaborate this Article.
Article 52. Environmental protection in industrial clusters
1. Every industrial cluster must have the environmental protection infrastructure specified in Clause 1 Article 51 of this Law.
2. An industrial cluster that is operating must satisfy the following requirements:
a) The environmental protection infrastructure specified in Clause 1 Article 51 of this Law must be completed within 24 months from the effective date of this Law;
b) In the case of exemption from connection to the centralized wastewater collection, drainage and treatment system, it is required to ensure that treated wastewater complies with environmental protection requirements before discharging it into the environment; there should be an environmental emergency prevention and response scheme tailored for the wastewater and automatic and continuous wastewater monitoring system as prescribed by law.
3. An investor in construction and commercial operation of an industrial cluster shall:
a) satisfy the requirements set out in Clause 1 of this Article;
b) construct, manage and operate environmental protection infrastructure as prescribed in Clause 1 of this Article.
c) not accept new projects and capacity increase of existing projects that generate waste in the industrial cluster before a centralized wastewater collection, drainage and treatment system is available;
d) collect and connect wastewater of facilities in the industrial cluster to the centralized water collection, drainage and treatment system;
dd) request facilities discharging treated wastewater into the rainwater collection and drainage system to halt discharge of treated wastewater into the rainwater collection and drainage system within 24 months from the effective date of this Law;
e) assign at least one person in charge of environmental protection majoring in environment or field suitable for his/her assigned tasks;
g) cooperate with an environmental protection authority in environmental protection; cooperate in organizing inspection of environmental protection by facilities in the industrial cluster as prescribed by law;
h) organize the inspection of fulfillment of environmental commitments by the investment project/business owner upon registering investment in the industrial cluster;
i) promptly discover violations against the law on environmental protection committed by entities and propose penalties therefor as prescribed by law;
k) promulgate regulations on environmental protection of the industrial cluster in conformity with the environmental protection requirements as prescribed by law;
l) prepare a report on environmental protection by the industrial cluster and send it to the provincial specialized environmental protection authority, licensing authority and district-level People’s Committee as prescribed by law;
m) assume other responsibilities prescribed by law.
4. Encouragement of private sector involvement and provision of incentives and assistance to investors in construction and commercial operation of environmental protection infrastructure of industrial clusters shall comply with regulations of the Government and provincial People’s Committees.
5. District-level People’s Committees shall:
a) construct, manage and operate infrastructure serving environmental protection in industrial clusters if investors on construction and commercial operation of industrial cluster infrastructure are not available.
b) prepare a list of industrial clusters that fail to have a centralized wastewater collection, drainage and treatment system within their districts and notify the provincial People’s Committees;
c) assume other responsibilities prescribed by law.
6. Provincial People’s Committees shall:
a) direct specialized agencies, district and communal-level People’s Committee to comply with regulations of law on environmental protection of industrial clusters;
b) promulgate regulations on encouraging involvement of private sector in construction, commercial operation and operation of infrastructure serving environmental protection in industrial clusters;
c) introduce a roadmap for relocate residents (if any) from industrial clusters.
Article 53. Environmental protection in businesses
1. Every business shall:
a) collect and treat wastewater in line with environmental protection requirements. If the business operates in an industrial cluster, dedicated area for production, business operation and service provision, urban area or high density residential area that has a centralized wastewater collection, drainage and treatment system, the business owner shall connect wastewater to the centralized wastewater collection, drainage and treatment of the investor in construction and commercial operation of that centralized wastewater collection, drainage and treatment system, except for the case where the business has been exempted from wastewater connection before the effective date of this Law;
b) comply with regulations set forth in Point dd Clause 4 Article 51 and Point dd Clause 3 Article 52 of this Law, regarding the business operating in an industrial cluster or dedicated area for production, business operation and service provision and discharging treated wastewater into the rainwater collection and drainage system;
c) collect, classify, store, reuse, recycle and treat waste as prescribe by this Law;
d) reduce, collect and treat dusts, emissions and unpleasant odors; ensure noxious gases are not leaked or released into the environment; control noise, vibration, light and heat radiation;
dd) provide resources and equipment for environmental emergency prevention and response;
e) regarding the business specified in Point b Clause 2 Article 111 and Clause 2 Article 112 hereof, provide personnel in charge of environmental protection majoring in environment or field suitable for their assigned tasks; establish an environmental management system according to the national standard TCVN ISO 14001 or international standard ISO 14001;
g) carry out monitoring of wastewater, dusts and exhaust gases in accordance with this Law.
2. In the following cases, businesses and warehouses must maintain a safe environmental distance from residential areas:
a) Flammable and explosive substances are present;
b) Radioactive substances, radioactive waste or radiation equipment is present;
c) Substances harmful to humans and animals are present;
d) There is a risk of generating dusts, unpleasant odors or noise resulting in adverse impacts on human health;
dd) There is a risk of causing water contamination.
3. Household or individual businesses that generate wastewater or exhaust gases must have works or equipment for in situ waste treatment in accordance with environmental protection requirements or regulations of the provincial People’s Committee.
4. The Government shall elaborate Clause 2 of this Article.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide technical guidance and assess conformity of works or equipment for in situ waste treatment specified in Clause 3 of this Article.
6. The provincial People’s Committee shall introduce a roadmap to the business in Clause 2 of this Article operating within its province and failing to maintain the safe environmental distance.
Article 54. Responsibility of producers and importers for recycling
1. Producers and importers of recyclable products and packages must recycle them according to the mandatory recycling rate and specifications, except for products and packages exported/temporarily imported or produced/imported for research, learning or testing purposes.
2. The producers and importers specified in Clause 1 of this Article are entitled to recycle products and packages adopting one of the following methods:
a) Organize recycling of products and packages;
b) Make a financial contribution to the Vietnam Environment Protection Fund to support recycling of products and packages.
3. The producers and importers specified in Clause 1 of this Article shall register their recycling plans and submit annual reports on recycling results to the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case in Point b Clause 2 of this Article.
4. The financial contribution and use of financial assistance in recycling of products and packages specified in Point b Clause 2 of this Article shall adhere to the following principles:
a) The financial contributions and financial assistance in recycling are determined according to the quantity or unit of products/packages;
b) Financial contributions are used to support the recycling of products and packages specified in Clause 1 of this Article;
c) The receipt and use of financial contributions must be carried out in a public and transparent manner and for intended purposes in accordance with law.
5. The Government shall elaborate and introduce a roadmap for implementation of this Article.
Article 55. Responsibility of producers and importers for waste collection and treatment
1. The producers and importers of products and packages which contain toxic substances, are difficult to recycle or cause a difficulty in collection and treatment must make a financial contribution to support the activities mentioned in Clause 3 of this Article, except for products exported/temporarily imported or produced/imported for research, learning or testing purposes.
2. The producers and importers specified in Clause 1 of this Article shall make a financial contribution to the Vietnam Environment Protection Fund; the financial contributions shall be determined according to the quantity or unit of products/packages.
3. Activities supported by the Vietnam Environment Protection Fund include:
a) Collecting, transporting and treating domestic solid waste generated from households and individuals;
b) Researching and developing technologies, techniques and initiatives for domestic solid waste treatment;
c) Collecting, transporting and handling packages containing agrochemicals.
4. The receipt and use of financial contributions must be carried out in a public and transparent manner and for intended purposes in accordance with law.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 56. Environmental protection in craft villages
1. Every craft village must have an environmental protection plan, an autonomous environmental protection organization and environmental protection infrastructure. Environmental protection infrastructure of a craft village includes:
a) A wastewater and rainwater collection system which meets the craft village’s needs for water drainage;
b) A centralized wastewater collection, drainage and treatment system (if any) which ensures that treated wastewater satisfies environmental protection requirements;
c) A solid waste aggregation point which satisfies technical requirements for environmental protection; a solid waste treatment facility (if any) which complies with regulations on solid waste management or a scheme to transport solid waste to a solid waste treatment facility outside the craft village.
2. Manufacturing establishments and households in a craft village must seek and implement environmental protection measures as prescribed by law; implement measures for noise, vibration, light, dusts, heat radiation, emissions and wastewater reduction and in situ pollution remediation; collect, classify, store and treat solid waste as prescribed by law.
3. Manufacturing establishments and households involved in industries and business lines that are not recommended in craft villages shall comply with the regulations laid down in Clause 2 of this Article and adhere to the plans for relocation or industry and business line conversion made by competent authorities.
4. Communal People’s Committees shall:
a) prepare and implement environmental protection plans for craft villages within their communes;
b) provide guidance on operation of autonomous environmental protection organizations in craft villages.
5. District-level People’s Committees shall:
a) estimate budget for environmental protection of craft villages;
b) provide instructions on and develop models for environmental protection of craft villages; produce and operate solid waste collection and treatment models and in situ waste water treatment systems that satisfy environmental protection requirements, which are funded by the State from the budget for construction and environmental protection, and contributions of entities in accordance with regulations of law.
6. Provincial People’s Committees shall:
a) formulate planning for, build, renovate and develop craft villages and craft villages clusters in association with environmental protection;
b) provide funding for environmental protection of craft villages;
c) direct and organize assessment of pollution levels and remediation of environmental pollution in local craft villages;
d) direct the construction of wastewater collection and treatment systems; hazardous waste and normal solid waste dump sites and hazardous waste and normal solid waste aggregation points and treatment facilities in craft villages;
dd) formulate a plan to relocate facilities causing long-lasting or serious environmental pollution from residential areas and craft villages.
7. The Government shall elaborate this Article.
Section 2. URBAN AND RURAL ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 57. Environmental protection of urban areas and residential areas
1. Environmental protection of urban areas and high density residential areas shall must ensure sustainable development associated with sustention of natural, cultural, historical elements, the ratio of green space, and satisfaction of requirements concerning landscape and environmental hygiene according to the planning.
2. Urban areas and high density residential areas shall satisfy environmental protection requirements. To be specific:
a) Water supply and drainage networks and public sanitation facilities must satisfy environmental protection requirements; wastewater collection and treatment systems must be consistent and conformable with the approved planning; if such urban areas and high density residential areas are formed before the effective date of this Circular but fail to provide land for construction of wastewater collection and treatment systems, they shall comply with Point c Clause 5 Article 86 of this Law;
b) Equipment, vehicles and places for classifying solid waste at source, collecting and storing domestic solid waste must suit the quantity and type of waste generated from households and individuals in the urban areas and high density residential areas;
c) The green space, water surface and open space are present in urban areas and high density residential areas as prescribed by law.
3. Parks, flower gardens, trees, water surface, public roads and natural ecosystem must be protected, preserved and renewed in accordance with requirements concerning aesthetics and environmental protection and must not be encroached upon, leveled or used for wrong purposes.
4. Residential areas and residential clusters must designate a pollution-free place for temporary storage of domestic solid waste before being transported a designated place for treatment as prescribed.
5. Investors in urban areas and high density residential areas must comply with the environmental protection requirements specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 58. Rural environmental protection
1. Requirements for rural environmental protection:
a) Organizations, households and individuals involved in handicraft production, agricultural production and processing must adhere to the planning and regulations of law on environmental protection without affecting ambient environment quality; waste must be collected, reused and treated in accordance with environmental protection requirements;
b) Rural residential clusters must have water drainage systems and take appropriate measures for waste treatment; waste aggregation points must be properly located; domestic animals must not be pastured in public places; autonomy in environmental protection is encouraged;
c) Landscapes, trees, lakes, ponds and surface water ecosystems; water sources must be preserved, protected, remediated and improved;
d) Waste generated in rural areas must be managed in accordance with law; organic domestic waste, waste generated from livestock production and processing, and agricultural by-products must be recalled, reused or used as production materials;
dd) Rural environmental quality must be monitored and assessed; pollution areas must be determined, zoned, dealt with, improved and remediated and measures must be implemented to improve environmental quality.
2. Responsibility for rural environmental protection:
a) Communal People’s Committees shall statistically report and manage types of domestic waste, agricultural waste and handicraft industry waste generated within their communes; organize activities aimed at maintaining environmental hygiene and improving rural landscape; promulgate regulations on autonomy in environmental protection in rural areas;
b) District-level People's Committees shall manage production, business operation and service provision in accordance with environmental protection regulations according to the approved planning; manage waste collection and treatment within their districts; invest in and upgrade systems for wastewater drainage and treatment systems, solid waste collection and treatment in rural areas; organize monitoring and assessment of changes in environmental quality; zone, deal with, improve, remediate and improve environment in pollution points and areas in rural areas;
c) Provincial People’s Committees shall provide directions and resources for rural environmental protection; direct and organize treatment of waste generated in rural areas; promulgate and provide guidelines for application of policies on provision of incentive and assistance for waste treatment, landscaping and environmental protection in rural areas;
d) The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidelines for satisfying criteria for rural environmental protection, implementing measures for waste collection and treatment, monitoring changes in environmental quality, dealing with pollution and improving and remediating environment in rural areas;
dd) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide guidelines for collecting and treating livestock waste and agriculture by-products to be reused for other purposes; preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in formulating and organizing the execution of rural development programs, projects, mechanisms and policies in association with the objectives for environmental protection and climate change adaptation;
e) The Prime Minister shall lay down criteria for environmental protection in rural development.
Article 59. Environmental protection of public places
1. Organizations, households and individuals shall implement regulations on environmental protection and maintain hygiene in public places; classify waste and put it into each type of public trashcan or designated places; not let domestic animals spoil public hygiene.
2. Managers of parks, recreation areas, concentrations of businesses and service providers, markets, train stations, bus stations, ports, ferry terminals and other public areas shall:
a) assign personnel to collect waste and clean the environment in places under their management; have personnel or teams in charge of environmental protection for supervision purpose;
b) build and install public sanitation facilities and in situ waste treatment works in accordance with environmental protection; have vehicles and equipment for collecting, managing and treating waste in line with environmental protection requirements;
c) promulgate, openly post and organize the implementation of regulations on hygiene maintenance and environmental protection in public places under their management;
d) promptly discover violations against the law on environmental protection committed by entities and propose penalties therefor as prescribed by law.
3. The authority appraising construction designs and issuing construction permits to the managers specified in Clause 2 of this Article shall, according to regulations of law on construction, collect specialized environmental protection authorities’ comments about the works and equipment for in situ wastewater treatment and equipment for collection and temporary storage of waste during the appraisal and issuance in accordance with the Government’s regulations.
Article 60. Environmental protection by households and individuals
1. Households and individuals shall:
a) minimize and classify domestic solid waste at source, collect and transport classified domestic waste to designated places;
b) minimize, treat and discharge wastewater into designated places; not let domestic animals spoil hygiene in residential areas;
c) not emit exhaust gases, make noises, vibration, and other impacts which cause negative impacts to the local community;
d) pay the fees for waste collection, transport and treatment services as prescribed by law;
dd) participate in environmental protection in residential community;
e) have sanitation works as prescribed. In case of failure to have any work or equipment for wastewater treatment or construction, renovation or repair of a detached house in an urban area or high density residential area, it is required to construct and install work or equipment for in situ wastewater treatment in accordance with environmental protection requirements as prescribed.
2. Household scale livestock farms must maintain hygiene, not make noises and emit unpleasant odors; livestock waste must be collected and treated in accordance with regulations of law on environmental protection and other relevant regulations of law.
3. Authorities appraising construction designs and issuing construction permits to construction works and residential houses of households and individuals in urban areas in accordance with regulations of law on construction shall appraise construction designs and issue construction permits, including works and equipment for in situ wastewater treatment in accordance with environmental protection requirements.
Section 3. ENVIRONMENTAL PROTECTION IN CERTAIN FIELDS
Article 61. Environmental protection in agricultural production
1. Every entity that produces, imports, sells and/or uses chemicals, agrochemicals, veterinary drugs and fertilizers must comply with regulations of law on environmental protection regulations and other relevant regulations of law.
2. It is required to register, inventory, control, manage information about, assess and manage risks and handle chemicals, agrochemicals and veterinary drugs that are highly toxic, persist, spread and accumulate in the environment resulting in adverse impacts on environment and human health.
3. Expired fertilizers, environmental remediation products in livestock production, agrochemicals, veterinary drugs, aquaculture feeds and environmental remediation products in aquaculture must be managed in accordance with relevant regulations of law. Containers of fertilizers, animal feeds, aquaculture feeds, agrochemicals, veterinary drugs, environmental remediation products in aquaculture and products for livestock waste treatment after use, and sludge and feeds accumulated after cleaning of aquaculture ponds must be managed in accordance with waste management regulations. Sludge dredged from channels and hydraulic structures must be collected, reused, recycled and managed as prescribed by law. Dead animals must be collected and dealt with in accordance with regulations on hazardous waste management and preventive medicine.
4. Agricultural by-products must be collected to manufacture products and goods, used as raw materials and fuels, used for production of fertilizers and energy or managed as prescribed; by-products of plants must not be burned in the open air to avoid causing environmental pollution.
5. The use of livestock waste as organic fertilizers or for plant watering or for other purposes must comply with the Government’s regulations.
6. The State shall introduce policies to encourage innovation of models and methods for agricultural production in a sustainable and climate-resilient manner that saves water and restricts the use of inorganic fertilizers, agrochemicals and environmental remediation products in agriculture; develop environmentally-friendly agriculture models.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and organize management of sludge dredged from channels and hydraulic structures in compliance with environmental protection requirements.
Article 62. Environmental protection in medical activities and control of effects of environmental pollution on human health
1. Hospitals and other health facilities must satisfy environmental protection requirements, including:
a) collecting and treating wastewater in line with environmental protection requirements before discharging it into the environment;
b) classifying solid waste at source; collecting, storing, transporting and treating solid waste in line with environmental protection requirements. Domestic solid waste or normal solid waste that is mixed with infectious biomedical waste must be managed as the infectious biomedical waste;
c) giving priority to non-incineration and environmentally-friendly technologies which must satisfy requirements for environmental protection in management of infectious biomedical waste;
d) encouraging disinfection of infectious biomedical waste to remove pathogens that are potentially infectious before transporting them to central treatment facilities;
dd) having plans and equipment for prevention of and response to environmental emergencies caused by biomedical waste;
e) treating exhaust gases in line with environmental protection requirements;
g) building and operating sanitation facilities and waste collection, storage and treatment systems as prescribed.
2. Health facilities that use radioactive sources and radiation equipment must comply with regulations of law on atomic energy.
3. Pollutants that directly impact human health must be managed as follows:
a) Identify, assess, warn, prevent and control pollutants that are likely to impact human health; issues concerning diseases and human health directly related to pollutants;
b) Control and deal with sources of pollutants that impact human health and issues concerning diseases directly caused by pollutants;
c) Manage, share and publish information about pollutants that directly impact human health.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate the transport and treatment of biomedical waste.
5. The Minister of Health shall elaborate the classification, collection, storage and management of biomedical waste within health facilities; determination, assessment, warning, monitoring and discovery of symptoms and causes of diseases and human health issues directly related to directly related to pollutants; identification and announcement of limits of pollutants in human body that are likely to affect human health; management, statistical reporting, sharing and publishing of information on disease issues associated with pollutants; assessment of costs and economic loss caused by diseases, health issues associated with environmental pollution; formulation, provision of instructions on and organization of implementation of measures to monitor and prevent diseases and human health issues related to pollutants; management, sharing, exchange and publishing of information about pollutants affecting human health.
6. Provincial People’s Committees shall provide for collection, transport and treatment of biomedical solid waste in conformity with local conditions; take responsibility for managing pollutants in connection with issues concerning diseases and human health within their provinces.
Article 63. Environmental protection during burial and cremation
1. Every burial and cremation site must conform to the planning, be located and maintain distance in accordance with requirements concerning environmental hygiene and landscape of the residential area and not pollute water sources and the surroundings.
The Government shall provide for environmental protection during burial and cremation in conformity with customs, practices, folk beliefs and religions.
2. Corpses and bones shall be mummified, transported, and buried in accordance with environmental hygiene requirements.
3. Provider of burial and cremation services must comply with regulations of law on environmental protection and prevention and control of infectious diseases.
4. The State recommends that cremation and burial be carried out in cemeteries according to planning and unsound customs that cause environmental pollution be eliminated.
5. The Minister of Health shall provide for the burial and cremation of people who die of dangerous epidemics.
Article 64. Environmental protection in construction
1. Construction planning must comply with requirements for environmental protection and climate change adaptation.
2. Planning for urban areas and high density residential areas shall be formulated in a manner that develops eco cities, saves energy, uses renewable energy and ensures the ratio of green space, water surface and landscape as prescribed by law.
3. The State shall encourage the reuse of waste generated from construction and use of non-baked and environmentally-friendly materials in construction.
4. When issuing construction permits and appraising construction designs of investment projects in accordance with regulations of law on construction, it is required to ensure that works, work items and equipment for waste treatment and works for environmental emergency prevention and response are conformable with regulations of law on environmental protection.
5. The construction, renovation, repair and dismantling of construction works must comply with the following environmental protection requirements:
a) There must be measures to avoid generating dust, heat, noise, vibration and light in excess of the permissible limits according to technical regulations on environment;
b) During construction, materials and waste must be transported using appropriate vehicles to prevent leakage, spillage or environmental pollution;
c) Wastewater must be collected and treated in line with environmental protection requirements;
d) Usable solid waste and scrap shall be recycled and reused as prescribed; soil, rocks and solid waste generated from construction shall be reused as production materials and for leveling as prescribed;
dd) Soil and sewage sludge generated from excavation, dredging of topsoil and foundation excavation are used to fortify soil for planting trees or suitable soil areas;
e) Sewage sludge generated from septic tanks and cesspools must be managed in accordance with regulations on management of normal industrial solid waste;
g) Solid waste and other types of waste must be collected, stored and transported to treatment facilities in accordance with waste management regulations.
6. Waste generated from renovation and dismantling of construction works of households and individuals in urban areas must be collected and transferred to facilities licensed for treatment thereof in accordance with regulations of provincial People's Committees, except for the cases specified in Points d and dd Clause 5 of this Article.
7. Waste generated from renovation and dismantling of construction works of households and individuals in rural areas that do not have waste collection and treatment systems must be reused or dumped in accordance with regulations of provincial People's Committees; must not be dumped on roads, into rivers, streams, channels and other sources of surface water affecting landscape and environment.
8. Provincial People's Committees shall provide for collection, transport and treatment of construction solid waste and planning for sites for dumping of construction waste; sewage sludge from septic tanks, cesspools and water drainage systems.
9. The Minister of Construction shall formulate standards and technical regulations on design requirements for solid waste collection systems in line with the classification of solid waste at source of shopping-residential complexes; officetels; complex of mixed-use high-rise buildings.
Article 65. Environmental protection in transport
1. Transport vehicles must be tested and certified conformable with technical regulations on environment by registration authorities in accordance with regulations of law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Vehicles used for transporting raw materials, materials and waste must be covered while they are using public roads in order to avoid leakage and pollution.
3. Entities involved in transport of dangerous goods must have necessary qualifications in environmental protection as prescribed by law.
4. The goods and materials at risk of pollution and environmental emergencies must be transported using specialized equipment and vehicles to prevent leakage.
5. Upon construction of traffic works, measures should be in place to minimize and reduce impacts on topography, landscape, geology and natural heritage sites.
6. Provincial People’s Committees shall specify areas and sites for discharge and dumping of materials dredged from the inland waterway and sea transport system; introduce measures for traffic diversion and control of environmental pollution in order to limit air pollution in special class and class I cities.
7. The Government shall promulgate policies to provide incentives for, assistance in and encourage the use of public transport, and renewable energy, fuel-efficient, low emission or zero emission vehicles; a roadmap for converting or removing vehicles using fossil fuels and causing environmental pollution.
8. The Minister of Transport shall promulgate national technical regulations on technical and environmental safety inspection of vehicles in accordance with regulations of law on transport and quality of products and goods and other relevant regulations of law; provide guidance on and organize the dredging within seaport waters and inland waterway waters as prescribed.
Article 66. Environmental protection during culture, sport and tourism activities
1. Every entity that manages and operates sites/monuments, tourism areas, tourist attractions, tourist accommodation establishments and places for sports practice, performance and competition and every festival organizer shall comply with the regulations set out in Clause 2 Article 59 of this Law.
2. Visitors to sites/monuments, tourism areas, tourist attractions, tourist accommodation establishments, places for sports practice, performance and competition and festivals must:
a) comply with the regulations on hygiene maintenance and environmental protection;
b) dispose of waste in designated places; limit the generation of plastic waste;
c) maintain public hygiene;
d) not infringe upon landscapes and animals.
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall:
a) organize the implementation of regulations on environmental protection of tourist accommodation establishments and tourism services; development of tourist accommodation establishments and environmentally-friendly tourism services;
b) organize the implementation of regulations on encouraging the reduction, reuse and recycling of plastic waste in culture, sport and tourism activities.
Article 67. Environmental protection during exploration, mining and processing of minerals and oil and gas activities
1. Every entity that explores, mines and processes minerals must formulate an environmental emergency prevention and response scheme and satisfy the following requirements for environmental protection, improvement and remediation:
a) Collect and treat wastewater as prescribed;
b) Collect and treat solid waste in accordance with solid waste management regulations;
c) Take measures to prevent and restrict the discharge of dusts and exhaust gases and other adverse impacts on the surroundings;
d) Formulate an environment improvement and remediation scheme and improve and remediate environment during mineral mining in accordance with regulations of this Law and regulations of law on minerals;
dd) Pay deposits on environmental protection as prescribed in Article 137 of this Law.
2. Projects and facilities required to formulate an environmental improvement and remediation scheme include:
a) Mineral mining projects;
b) Mineral mining facilities operating before the effective date of this Law but failing to formulate an environmental improvement and remediation scheme or changing the environmental improvement and remediation contents specified in the approved plan;
c) Mineral mining facilities operating before the effective date of this Law and having their environmental improvement and remediation scheme approved but failing to cover the cost of implementation thereof as prescribed by law.
3. Contents of an environmental protection and remediation scheme include:
a) Solutions for environmental improvement and remediation; analyzing and assessing the solutions and selecting the best solutions;
b) List and quantity of items serving environmental improvement and remediation for the selected solution;
c) The implementation plan divided into multiple years and stages of environmental improvement and remediation; environmental monitoring program during the environmental improvement and remediation; plan to inspect and confirm completion of the scheme;
d) An estimate of costs of environmental improvement and remediation for each item serving environmental improvement and remediation; deposits paid according to a roadmap.
4. Toxic minerals must be stored and transported using specialized equipment and vehicles and covered to ensure no leakage or discharge.
5. The use of machinery and equipment adversely impacting the environment and toxic chemicals in mineral exploration, mining and processing and mine closure must be subject to EIA and specified in the application for environmental license.
6. The exploration, mining, transport and processing of other minerals containing radioactive substances, toxic substances and explosives must comply with regulations of this Law, regulations of law on chemical safety and atomic energy and other relevant regulations of law.
7. The Government shall elaborate the formulation and appraisal of schemes for environmental improvement and remediation in mineral mining; provide for specific requirements for environmental protection during trial operation, waste management and environmental monitoring in the case of oil and gas exploration, extraction and transport and relevant services at sea.
8. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide forms and technical guidance to implement this Article.
Article 68. Environmental protection by research institutes, training institutes and laboratories
1. Research institutes, training institutes and laboratories must:
a) Collect and treat wastewater and exhaust gases in accordance with environmental protection requirements;
b) Classify solid waste at sources; collect and manage solid waste in accordance with regulations of law on waste management;
c) Process and destroy test specimens and chemicals in accordance with technical regulations on environment;
d) Make plans and provide equipment for prevention of and response to environmental emergencies;
dd) Satisfy other requirements in accordance with relevant regulations of law.
2. Every research institute, training institute or laboratory that uses radioactive substances, radiation equipment, nuclear materials and nuclear equipment must comply with regulations of law on atomic energy.
Article 69. Environmental protection during management of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants
1. Requirements for environmental protection during management of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants are as follows:
a) It is not permitted to produce, export, import and use persistent organic pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent organic pollutants in the Annex A to the Stockholm Convention whose content exceeds the maximum permissible limits as prescribed by law, except for the persistent organic pollutants registered for the specific exemptions under the Stockholm Convention;
b) It is required to control sources of, publish information about, label, assess the conformity of and check persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants as prescribed by law;
c) Persistent organic pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent organic pollutants whose content exceeds the maximum permissible limits as prescribed by law are permitted to be recycled and disposed of provided that the recycling and disposal do not result in the recall thereof for reuse purpose, and satisfy environmental protection requirements;
d) Persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants whose content exceeds the maximum permissible limits must be stored, recalled, managed and handed in compliance with environmental protection requirements, except for the case where they have been recycled or disposed of as prescribed in Point c of this Clause;
dd) Businesses shall include types and quantity of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants discharged into water, air and soil in a list and send it to a competent authority for the purposes of information management, assessment and management of environmental risks as prescribed by law;
e) Areas in which persistent pollutants remain or which are contaminated by persistent pollutants must be assessed, determined and warned with respect to the risks they may pose, and safe management, environmental improvement and remediation measures must be taken.
2. Responsibility for environmental protection during management of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants is as follows:
a) Entities shall satisfy the requirements set forth in Clause 1 of this Article;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with other Ministries and ministerial agencies concerned in providing guidance on and organizing the compliance with the requirements in Clause 1 of this Article; incorporate information relating to monitoring of persistent pollutants into the national state of the environment report under the Stockholm Convention, other treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and regulations of law;
c) Ministries and ministerial agencies concerned and provincial People’s Committees shall organize the compliance with requirements for environmental protection during management of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants in the sectors and local authorities under their management according to the Stockholm Convention, other treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and regulations of law;
d) The Government shall elaborate the environmental protection during management of persistent pollutants and raw materials, fuels, materials, products, goods and equipment containing persistent pollutants according to the Stockholm Convention and other treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 70. Environmental protection during import, temporary import, re-export and transit of goods
1. Entities shall not import:
a) used machinery, equipment and vehicles for dismantling purposes, except for the case in Clause 2 of this Article;
b) machinery, equipment, vehicles, goods, raw materials and scrap contaminated by radioactive substances, germs or other toxins, which have not yet been cleaned or cannot be cleaned.
2. The import and demolition of used ships must comply with national regulations on environment. The Government shall provide for entities eligible and conditions for import and demolition of used ships.
3. The import, temporary import, re-export and transit of goods at risk of environmental pollution shall comply with regulations of law on foreign trade management.
Article 71. Environmental protection during import of scrap from foreign countries
1. Scrap imported into Vietnam must comply with technical regulations on environment and be included in the list of scrap permitted for import from foreign countries as production materials promulgated by the Prime Minister.
2. Entities are only permitted to import scrap from foreign countries as production materials for their manufacturing establishments and must:
a) have manufacturing establishments with technologies and equipment serving scrap recycling and reuse, warehouses and sites exclusively reserved for aggregation of scrap which satisfy environmental protection requirements; prepare a scheme to deal with impurities in the imported scrap;
b) have environmental licenses;
c) pay deposits on environmental protection as prescribed in Article 137 of this Law before scrap is unloaded in the case where it is imported through sea border checkpoint or before scrap is imported into Vietnam in other cases;
d) have a written commitment to re-export or treatment of scrap if the scrap is imported without satisfying environmental protection requirements.
3. The Government shall elaborate Clause 2 of this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 21. Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 23. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 51. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Điều 52. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp
Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
Điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
Điều 105. Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
Điều 110. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
Điều 114. Thông tin về môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 116. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường
Điều 121. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 131. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường
Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Điều 135. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
Điều 138. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 140. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Điều 141. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 143. Phát triển ngành công nghiệp môi trường
Điều 144. Phát triển dịch vụ môi trường
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 151. Quỹ bảo vệ môi trường
Điều 160. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường
Điều 167. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 171. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 8. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 27. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Điều 119. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 76. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 81. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại