Chương V Nghị định 22/2017/NĐ-CP hòa giải thương mại: Hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại việt nam
Số hiệu: | 22/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2017 |
Ngày công báo: | 16/03/2016 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định phạm vi, nguyên tắc hòa giải thương mại, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại.
1. Hòa giải viên thương mại
- Theo Nghị định số 22/2017, một hòa giải viên thương mại phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; tốt nghiệp đại học trở lên và kinh nghiệm 02 năm trở lên trong lĩnh vực được đào tạo; có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại.
Nghị định 22/NĐ-CP cho phép các tổ chức hòa giải thương mại được quy định tiêu chuẩn cao hơn quy định trên đối với hòa giải viên thương mại của tổ chức mình.
- Các đối tượng đang là người đang chấp hành án hình sự, bị can, bị cáo hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.
- Hòa giải viên thương mại thực hiện hòa giải với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại.
Người muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc nếu đủ điều kiện thì đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
2. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Nghị định 22/2017 quy định việc hòa giải thương mại được tiến hành theo trình tự sau:
+ Thỏa thuận hòa giải: Các bên thỏa thuận hòa giải bằng văn bản dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận riêng.
+ Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại: Nghị định số 22 cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn hòa giải viên thương mại từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc hòa giải viên vụ việc do Sở Tư pháp công bố. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
+ Tiến hành hòa giải: Theo Nghị định 22/2017/CP, các bên được lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải và nếu không lựa chọn được thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục phù hợp nhất. Địa điểm, thời gian hòa giải do các bên thỏa thuận hoặc theo hòa giải viên thương mại nếu không có thỏa thuận.
+ Kết quả hòa giải: Nếu hòa giải thành thì các bên lập biên bản về kết quả hòa giải thành. Kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo pháp luật dân sự. Trường hợp không thành thì có thể tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp.
+ Công nhận kết quả hòa giải thành.
+ Chấm dứt thủ tục hòa giải trong trường hợp các bên hòa giải thành; một hoặc hai bên đề nghị hoặc hòa giải viên thương mại xét thấy không cần tiếp tục nữa.
Ngoài ra, Nghị định 22/CP còn quy định về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại và tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại có hiệu lực ngày 15/4/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
b) Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (sau đây gọi là văn phòng đại diện).
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hòa giải tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
3. Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
1. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh
a) Thuê trụ sở phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
b) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật;
c) Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
d) Chuyển thu nhập của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Có con dấu theo quy định của pháp luật;
e) Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập chi nhánh;
g) Chỉ định hòa giải viên thực hiện hòa giải theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
h) Cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại;
i) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;
l) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và l Khoản 1 Điều này;
b) Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam;
c) Không được thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam; chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu.
1. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
d) Quyết định cử hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;
đ) Danh sách hòa giải viên thương mại, nhân viên dự kiến làm việc tại chi nhánh; danh sách nhân viên dự kiến làm việc tại văn phòng đại diện.
3. Các giấy tờ kèm theo Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, chi nhánh gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh. Hết thời hạn này, nếu chi nhánh không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập chi nhánh;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, văn phòng đại diện gửi 01 bộ hồ sơ thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo về việc lập văn phòng đại diện;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
1. Chi nhánh có nhu cầu thay đổi về tên gọi, Trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị thay đổi theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận nội dung thay đổi; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh có hiệu lực, chi nhánh có văn bản đề nghị thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chi nhánh, Sở Tư pháp ra quyết định thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có hiệu lực, chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt địa chỉ trụ sở mới. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 37 Nghị định này.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mới, chi nhánh có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
4. Văn phòng đại diện thay đổi tên gọi, Trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
1. Trường hợp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam gửi giấy đề nghị cấp lại đến cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Bộ Tư pháp cấp lại Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
1. Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập trong trường hợp sau đây:
a) Chi nhánh có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm;
b) Chi nhánh không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Giấy phép thành lập trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
c) Chi nhánh không đăng ký hoạt động trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập trong trường hợp có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh.
Trường hợp có căn cứ khẳng định chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập, trong đó nêu rõ lý do kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
b) Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 40 Nghị định này.
2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại diện thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại diện thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác; thanh lý các hợp đồng lao động; hoàn tất các vụ việc đã nhận đối với chi nhánh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục tại Khoản 2 Điều này, chi nhánh, văn phòng đại diện báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động, văn phòng đại diện đặt trụ sở. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của chi nhánh, văn phòng đại diện, Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, văn phòng đại diện; Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
4. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, văn phòng đại diện có hiệu lực, chi nhánh, văn phòng đại diện thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng lao động, hoàn tất các vụ việc đã nhận đối với chi nhánh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
OPERATION OF VIETNAM-BASED FOREIGN COMMERCIAL MEDIATION INSTITUTIONS
Article 33. Conditions for and forms of operation of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. Foreign commercial mediation institutions that are lawfully established and operate in foreign countries and respect the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam may operate in Vietnam in accordance with this Decree.
2. Foreign commercial mediation institutions may operate in Vietnam in the following forms:
a/ Branches of foreign commercial mediation institutions (below referred to as branches);
b/ Representative offices of foreign commercial mediation institutions (below referred to as representative offices).
Article 34. Branches and representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. Branch is a dependent unit of a foreign commercial mediation institution, which is established to carry out commercial mediation activities in Vietnam in accordance with this Decree. A foreign commercial mediation institution shall take responsibility before Vietnamese law for the operation of its branch. The foreign commercial mediation institution shall appoint a commercial mediator to be head of its branch. The head of a branch shall act as the authorized representative of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution.
2. Representative office is a dependent unit of a foreign commercial mediation institution, which is established to seek and promote opportunities of mediation activities in Vietnam in accordance with this Decree. The foreign commercial mediation institution shall take responsibility before Vietnamese law for the operation of its representative office.
3. The name of a branch of a foreign commercial mediation institution must contain the word “Chi nhanh” (branch) and the name of the institution.
The name of the representative office of a foreign commercial mediation institution must contain the words “Van phong dai dien” (representative office) and the name of the institution.
Names of branches or representative offices of foreign commercial mediation institutions must comply with Clause 1, Article 20 of this Decree.
Article 35. Rights and obligations of branches and representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. Rights and obligations of a branch
a/ To rent a working office to serve its operation;
b/ To recruit Vietnamese and foreign employees in accordance with law;
c/ To open Vietnam dong and foreign currency accounts at banks licensed to operate in Vietnam to serve its operation;
d/ To transfer its incomes abroad in accordance with Vietnamese law;
dd/ To have a seal as prescribed by law;
e/ To operate for proper purposes and within the scope and period stated in its establishment license;
g/ To appoint mediators to conduct mediation as authorized by the foreign commercial mediation institution;
h/ To provide commercial mediation services;
i/ To archive files and provide copies of written records of mediation results at the request of disputing parties or competent state agencies;
k/ To report on the organization of commercial mediation activities to the provincial-level Department of Justice of the locality where it has registered its operation on an annual basis and upon request;
l/ Other rights and obligations as prescribed by law.
2. Rights and obligations of a representative office
a/ The rights and obligations specified at Points a, b, c, dd, e and l, Clause 1 of this Article;
b/ To seek and promote opportunities of commercial mediation activities in Vietnam;
c/ To refrain from carrying out commercial mediation activities in Vietnam; to carry out only activities to promote and advertise commercial mediation activities in accordance with Vietnamese law;
d/ To report on its organization and activities to the provincial-level Department of Justice of the locality where it is located on an annual basis and upon request.
Article 36. Grant of licenses for establishment of branches or representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. A foreign commercial mediation institution that wishes to establish a branch or representative office in Vietnam shall send 1 set of dossier to the Ministry of Justice, comprising:
a/ A written request for establishment of a branch or representative office, made according to a form issued by the Ministry of Justice;
b/ A certified copy of the paper proving the lawful establishment of the institution, issued by a competent foreign authority;
c/ A written introduction of the institution’s operation;
d/ The decision appointing a commercial mediator to be the head of the branch or representative office;
dd/ A list of commercial mediators and staff members expected to work at the branch; or a list of staff members expected to work at the representative office.
3. Foreign-language papers accompanying the written request for establishment of a branch or representative office must have Vietnamese translations which are certified in accordance with Vietnamese law.
Papers issued by foreign agencies or organizations or notarized or certified in foreign countries must be consularly legalized in accordance with Vietnamese law, unless they are exempted from consular legalization under a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
4. Within 30 days after receiving a valid dossier, the Ministry of Justice shall grant an establishment license to the branch or representative office of a foreign commercial mediation institution; in case of refusal, it shall notify the reason in writing.
Article 37. Registration of operation of branches or announcement of establishment of representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. Within 60 days from the effective date of the decision on grant of its establishment license, a branch shall send 1 set of dossier for operation registration to the provincial-level Department of Justice of the locality where it is located. Past this time limit, if the branch fails to register operation, its establishment license shall be invalidated, unless it has a plausible reason.
2. A dossier for operation registration must comprise:
a/ A written request for operation registration, made according to a form issued by the Ministry of Justice;
b/ A certified copy, or a copy enclosed with the original for comparison, of the branch’s establishment license;
c/ Papers proving the branch’s office.
3. Within 10 days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Department of Justice shall grant an operation registration certificate to the branch. The branch may start operation on the date it is granted the operation registration certificate.
Within 7 working days after granting the operation registration certificate to the branch, the provincial-level Department of Justice shall send a copy of this certificate to the Ministry of Justice.
4. Within 7 working days from the effective date of the decision on grant of its establishment license, a representative office shall send 1 set of dossier notifying its establishment to the provincial-level Department of Justice of the locality where it is located, comprising:
a/ A notice of the establishment of the representative office;
b/ A certified copy, or a copy enclosed with the original for comparison, of the representative office establishment license.
Article 38. Change of names, heads or addresses of branches or representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. A branch that wishes to change its name or head or change its address from a province or centrally run city to another shall send 1 set of dossier of request for the change to the Ministry of Justice, comprising:
a/ A written request for the change, made according to a form issued by the Ministry of Justice;
b/ Papers relevant to the change.
Within 15 days after receiving a valid dossier, the Ministry of Justice shall issue a written approval of the change; in case of refusal, it shall notify the reason in writing.
2. Within 15 days from the effective date of the Ministry of Justice’s written approval of the change of its name or head, a branch shall send a written request for the change of its name or head in its operation registration certificate to the provincial-level Department of Justice of the locality where it has registered its operation. Within 7 working days after receiving the branch’s written request, the provincial-level Department of Justice shall issue a decision to change the name or head of the branch in its operation registration certificate.
3. Within 20 days from the effective date of the Ministry of Justice’s written approval of the change of its address from a province or centrally run city to another, a branch shall register operation with the provincial-level Department of Justice of the locality where it moves to. The order and procedures for operation registration must comply with Clauses 2 and 3, Article 37 of this Decree.
Within 7 working days after being granted a new operation registration certificate, the branch shall send a written notice thereof to the provincial-level Department of Justice of the locality where it has registered its operation before the change of its address. The provincial-level Department of Justice shall issue a decision to revoke the branch’s operation registration certificate.
4. A representative office that wishes to change its name or head or change its address from a province or centrally run city to another shall, within 7 working days after deciding on the change, send a written notice thereof to the Ministry of Justice and provincial-level Department of Justice of the locality where it is located.
Article 39. Re-grant of establishment licenses or operation registration certificates of branches or licenses for establishment of representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. In case its establishment license or operation registration certificate is lost, burnt, torn or rumpled or otherwise destroyed, a branch or representative office of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution shall send a written request for re-grant to the competent agency that has granted such license or certificate.
2. Within 10 days after receiving the written request, the Ministry of justice shall re-grant an establishment license to the branch or representative office of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution. Within 5 working days after receiving the written request, the provincial-level Department of Justice shall re-grant an operation registration certificate to the branch of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution.
Article 40. Revocation of establishment licenses or operation registration certificates of branches or establishment licenses of representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. The branch of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution may have its establishment license revoked in the following cases:
a/ It repeats a violation related to commercial mediation for which it has been administratively sanctioned under the law on handling of administrative violations;
b/ It does not carry out any activity stated in its establishment license within 5 consecutive years from the date it is granted this license;
c/ It fails to register operation within 60 days from the effective date of the decision on grant of its establishment license, unless it has a plausible reason.
2. The representative office of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution shall have its establishment license revoked in case it repeats a violation related to commercial mediation for which it has been administratively sanctioned under the law on handling of administrative violations.
3. An organization or individual that detects a branch or representative office falling into any of the cases subject to revocation of establishment license shall notify such to the provincial-level Department of Justice of the locality where such branch or representative office is located for the latter to verify.
If having grounds to believe that the branch or representative office falls into the case specified in Clause 1 or 2 of this Article, the provincial-level Department of Justice shall send a written request enclosed with relevant papers (if any) to the Ministry of Justice for revocation of its establishment license, stating the reason.
4. Within 15 days after receiving the written request from the provincial-level Department of Justice, the Ministry of Justice shall consider and decide to revoke the branch’s or representative office’s establishment license.
5. Within 15 days from the effective date of the Ministry of Justice’s decision on revocation of the establishment license of the branch of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution, the provincial-level Department of Justice of the locality where such branch has registered its operation shall issue a decision to revoke its operation registration certificate.
Article 41. Termination of operation of branches or representative offices of Vietnam-based foreign commercial mediation institutions
1. A branch or the representative office of a Vietnam-based foreign commercial mediation institution shall terminate operation in the following cases:
a/ Under the institution’s decision;
b/ The institution terminates operation overseas;
c/ It has its establishment license revoked under Clause 1 or 2, Article 40 of this Decree.
2. In case of operation termination under Point a or b, Clause 1 of this Article, at least 30 days before the date of operation termination, the branch or representative office shall send a written notice thereof to the Ministry of Justice and provincial-level Department of Justice of the locality where it is located.
Within 60 days from the date of operation termination, the branch or representative office shall pay off all debts and asset liabilities; liquidate labor contracts; and fulfill all cases it has accepted, unless otherwise agreed upon.
3. Within 10 days after completing the activities specified in Clause 2 of this Article, the branch or representative office shall send a written report thereon to the Ministry of Justice and provincial-level Department of Justice of the locality where the branch has registered its operation or the representative office is located. Within 7 working days after receiving such report, the Ministry of Justice shall issue a decision to revoke the establishment license of the branch or representative office; or the provincial-level Department of Justice shall issue a decision to revoke the operation registration certificate of the branch.
4. In case of operation termination under Point c, Clause 1 of this Article, within 60 days from the effective date of the Ministry of Justice’s decision on revocation of its establishment license, the branch or representative shall pay off all debts and asset liabilities, liquidate labor contracts, and fulfill all cases it has accepted, unless otherwise agreed upon.