Chương III Nghị định 22/2017/NĐ-CP hòa giải thương mại: Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Số hiệu: | 22/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2017 |
Ngày công báo: | 16/03/2016 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định phạm vi, nguyên tắc hòa giải thương mại, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại.
1. Hòa giải viên thương mại
- Theo Nghị định số 22/2017, một hòa giải viên thương mại phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; tốt nghiệp đại học trở lên và kinh nghiệm 02 năm trở lên trong lĩnh vực được đào tạo; có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại.
Nghị định 22/NĐ-CP cho phép các tổ chức hòa giải thương mại được quy định tiêu chuẩn cao hơn quy định trên đối với hòa giải viên thương mại của tổ chức mình.
- Các đối tượng đang là người đang chấp hành án hình sự, bị can, bị cáo hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.
- Hòa giải viên thương mại thực hiện hòa giải với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại.
Người muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc nếu đủ điều kiện thì đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
2. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Nghị định 22/2017 quy định việc hòa giải thương mại được tiến hành theo trình tự sau:
+ Thỏa thuận hòa giải: Các bên thỏa thuận hòa giải bằng văn bản dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận riêng.
+ Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại: Nghị định số 22 cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn hòa giải viên thương mại từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc hòa giải viên vụ việc do Sở Tư pháp công bố. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
+ Tiến hành hòa giải: Theo Nghị định 22/2017/CP, các bên được lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải và nếu không lựa chọn được thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục phù hợp nhất. Địa điểm, thời gian hòa giải do các bên thỏa thuận hoặc theo hòa giải viên thương mại nếu không có thỏa thuận.
+ Kết quả hòa giải: Nếu hòa giải thành thì các bên lập biên bản về kết quả hòa giải thành. Kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo pháp luật dân sự. Trường hợp không thành thì có thể tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp.
+ Công nhận kết quả hòa giải thành.
+ Chấm dứt thủ tục hòa giải trong trường hợp các bên hòa giải thành; một hoặc hai bên đề nghị hoặc hòa giải viên thương mại xét thấy không cần tiếp tục nữa.
Ngoài ra, Nghị định 22/CP còn quy định về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại và tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại có hiệu lực ngày 15/4/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
1. Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
2. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
1. Các bên tranh chấp có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;
b) Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;
c) Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;
d) Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;
đ) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;
b) Thi hành kết quả hòa giải thành;
c) Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;
d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
2. Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
3. Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.
ORDER AND PROCEDURES FOR COMMERCIAL MEDIATION
Article 11. Mediation agreement
1. Mediation agreement may be established in the form of a mediation clause in a contract or of a separate agreement.
2. Mediation agreement shall be established in writing.
Article 12. Selection and appointment of commercial mediators
1. Involved parties shall reach agreement on selecting a commercial mediator from the list of commercial mediators of a commercial mediation institution or from the list of ad hoc commercial mediators publicized by the provincial-level Department of Justice.
2. The appointment of a commercial mediator via a commercial mediation institution must comply with the Mediation Rule of this institution.
Article 13. Rights and obligation of disputing parties in the mediation process
1. Disputing parties have the following rights:
a/ To select the mediation order and procedures, commercial mediators, and venue and time for mediation;
b/ To accept or refuse mediation; to request suspension or termination of mediation;
c/ To request mediation to be conducted publicly or behind closed doors;
d/ To express their wills and decisions on mediation contents;
dd/ Other rights as prescribed in this Decree and relevant laws.
2. Disputing parties have the following obligations:
a/ To truthfully present circumstances of their dispute, and provide information and documents relating to the dispute at the request of the commercial mediator;
b/ To comply with the successful mediation result;
c/ To pay remuneration and costs for commercial mediation, unless otherwise agreed upon;
d/ Other obligations as prescribed in this Decree and relevant laws.
Article 14. Mediation order and procedures
1. Involved parties may select to apply the Mediation Rule of a commercial mediation institution for conducting mediation or reach agreement on the mediation order and procedures. If the parties do not reach such agreement, the commercial mediator may conduct mediation according to the order and procedures he/she finds suitable to the circumstances of the dispute and the aspirations of the parties, which are accepted by the parties.
2. The resolution of a dispute may be mediated by one or more than one commercial mediator as agreed upon by involved parties.
3. At any time in the mediation process, a commercial mediator may put forth proposals for dispute resolution.
4. The venue and time of mediation may be agreed upon by involved parties or selected by the commercial mediator in case the parties reach no agreement thereon.
Article 15. Successful mediation result
1. When attaining a successful mediation result, involved parties shall make a written record thereof. This record is binding on the parties in accordance with the civil law.
2. A written record of successful mediation result must contain the following principal contents:
a/ Grounds for conducting mediation;
b/ Basic information of involved parties;
c/ Major circumstances of the dispute;
d/ Agreement reached and solution;
dd/ Other contents as agreed upon by the parties in accordance with law.
3. A written record of successful mediation result must bear the signatures of the involved parties and the commercial mediator.
4. If unable to attain a successful mediation result, involved parties may either continue the mediation or request an arbitration or a court to resolve their dispute in accordance with law.
Article 16. Recognition of successful mediation results
A written record of successful mediation result shall be recognized in accordance with the civil procedure law.
Article 17. Termination of mediation proceedings
A mediation proceeding shall terminate in the following cases:
1. Involved parties have attained a successful mediation result.
2. The commercial mediator finds it unnecessary to continue the mediation after consulting involved parties.
3. At the request of one or more than one disputing party.