Chương 3 Nghị định 22/2006/NĐ-CP : Ngân hàng liên doanh
Số hiệu: | 22/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/02/2006 | Ngày hiệu lực: | 24/03/2006 |
Ngày công báo: | 09/03/2006 | Số công báo: | Số 9 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngân hàng liên doanh. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
2. Hội đồng quản trị có tối thiểu là 3 thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do các bên tham gia liên doanh quyết định trên cơ sở số vốn góp của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh.
3. Thành viên Hội đồng quản trị là những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng.
4. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng liên doanh và không được phép tham gia quản trị hoặc điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng liên doanh.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể trong Điều lệ ngân hàng liên doanh.
6. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị do các bên tham gia trong ngân hàng liên doanh thỏa thuận, nhưng không được quá 5 năm.
1. Ban kiểm soát của ngân hàng liên doanh có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng liên doanh, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của ngân hàng liên doanh.
2. Ban kiểm soát của ngân hàng liên doanh có tối thiểu 3 thành viên; trong đó phải có một người là Trưởng ban và ít nhất một nửa số thành viên là chuyên trách. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 3 thành viên thì tối thiểu phải có 1 thành viên chuyên trách.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định, không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng, và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng liên doanh để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
5. Nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát được quy định cụ thể trong Điều lệ ngân hàng liên doanh.
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng liên doanh trừ trường hợp Điều lệ ngân hàng liên doanh có quy định khác, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định khác của pháp luật và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng liên doanh không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng liên doanh.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng liên doanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật các Tổ chức tín dụng, và không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc (Giám đốc) phải được ghi trong Điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Tỷ lệ, phương thức góp vốn điều lệ của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh do các Bên thoả thuận và phải được ghi rõ trong Điều lệ. Mức góp vốn của Bên nước ngoài tối đa không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, trừ những trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong ngân hàng liên doanh được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các Bên trong ngân hàng liên doanh.
2. Việc chuyển nhượng vốn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện. Hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận việc chuyển nhượng vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Trong trường hợp việc chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, bên chuyển nhượng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các Bên tham gia ngân hàng liên doanh phân chia lãi, lỗ theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác quy định trong hợp đồng liên doanh.
1. Các Bên tham gia quản trị ngân hàng liên doanh thông qua các thành viên đại diện cho mình trong Hội đồng quản trị, theo quy chế do Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh ban hành; không được trực tiếp can thiệp vào việc quản trị, điều hành ngân hàng liên doanh.
2. Các Bên tham gia liên doanh thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của ngân hàng liên doanh, yêu cầu ngân hàng liên doanh cung cấp thông tin, báo cáo theo quy chế do Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh ban hành phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng liên doanh được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho ngân hàng liên doanh căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh giải thể, kết thúc hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động: trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phộp 180 ngày, ngân hàng liên doanh không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận: trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng liên doanh phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
3. Ngân hàng liên doanh bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
Article 42.- Operation network
Joint-venture banks may open transaction offices at the location of their head offices; open branches, representative offices and establish affiliated companies under the provisions of Articles 32 and 33 of the Credit Institutions Law and regulations of the State Bank.
Article 43.- The Management Board
1. The Management Board is the highest leading body of a joint-venture bank. The Management Board shall be composed of the chairman, the vice chairman and members. The vice chairman and other members of the Management Board must be approved by the Governor of the State Bank.
2. The Management Board shall have at least three members. The number of members of the Management Board shall be decided by the joint-venture parties on the basis of the contributed capital amounts of the foreign and Vietnamese parties to the joint-venture bank.
3. Members of the Management Board shall be those who have professional reputation and ethics and knowledge about banking operations as required by the State Bank and be other than those who are specified in Article 40 of the Credit Institutions Law.
4. The chairman and other members of the Management Board shall not authorize non-members of the Management Board to perform their tasks and powers. The chairman of the Management Board shall not concurrently be the general director (director) or deputy general director (deputy director) of the joint-venture bank and shall not be allowed to join in administering or directing other credit institutions, except credit institutions which are affiliated companies of the joint-venture bank.
5. Tasks and powers of the Management Board and its members and the working regime of the Management Board shall be specified in the charter of the joint-venture bank.
6. The term of office of Management Board members shall be agreed upon by the parties to the joint-venture bank but shall not exceed 5 years.
Article 44.- The Control Board
1. The Control Board of the joint-venture bank shall have the tasks of supervising financial operations, overseeing the observance of the cost-accounting and safety assurance regulations by the joint-venture bank, and conducting internal audit of operations in each period and domain for accurate assessment of business operations and the financial status of the joint-venture bank.
2. The Control Board of the joint-venture bank shall have at least 3 members, of whom one is the head and at least half of them work on a full-time basis. Where the Control Board has only 3 members, at least one of them must be a full-timer.
3. Members of the Control Board must meet requirements of professional qualification and ethics set by the State Bank, be other than those who are specified in Article 40 of the Credit Institutions Law, and be approved by the Governor of the State Bank.
4. The Control Board shall have an assisting unit and may use the internal supervision and control system of the joint-venture bank in performing its tasks.
5. Tasks and powers of the head and members of the Control Board shall be specified in the charter of the joint-venture bank.
Article 45.- The general director
1. The general director (director) of the joint-venture bank shall be the representative-at-law of the bank, unless otherwise provided for in its charter, be responsible before the Management Board for administering day-to-day operations according to his/her tasks and powers in accordance with the provisions of the Credit Institutions Law and other provisions of law, and must be approved the Governor of the State Bank. The general director (director) of the joint-venture bank shall not concurrently be the general director (director) or deputy general director (deputy director) of another credit institution, except credit institutions which are affiliated companies of the joint-venture bank.
2. The general director (director) and deputy general director (deputy director) of the foreign bank branch must satisfy the criteria specified in Clause 2, Article 39 of the Credit Institutions Law and be other than those specified in Article 40 of the Credit Institutions Law.
3. Tasks and powers of the general director (director) of the joint-venture bank shall be specified in the charter of the joint-venture bank.
Article 46.- Ratios and modes of contribution of charter capital
Ratios and modes of contribution of charter capital by the foreign and Vietnamese parties to the joint-venture bank shall be agreed upon by the parties and stated in the charter. The foreign party's contributed capital shall not exceed 50% of the charter capital of the joint-venture bank, except for special cases decided by the Prime Minister.
Article 47.- Transfer of contributed capital
1. The Vietnamese and foreign parties to the joint-venture bank may transfer their contributed capital amounts and must prioritize the transfer to other parties to the joint-venture bank.
2. The transfer of capital shall be subject to approval of the State Bank before it is effected. Dossiers and procedures of application for approval of capital transfer shall be specified by the State Bank.
3. In case of earning some profit from the transfer of capital, the transferor must pay tax thereon according to the provisions of Vietnamese law.
Article 48.- Division of profits and losses
The parties to the joint-venture bank shall divide profits and losses in proportion to the capital contribution ratios of each party, unless otherwise agreed upon by the parties in the joint-venture bank.
Article 49.- The managerial role of joint-venture parties
1. The parties shall participate in administering the joint-venture bank through their respective representative members in the Management Board according to regulations issued by the Management Board of the joint-venture bank; shall not directly intervene in the administration and direction of the joint-venture bank.
2. The joint-venture parties shall inspect and supervise the operations of the joint-venture bank and request the joint-venture bank to supply information and reports according to regulations issued by the Management Board of the joint-venture bank in accordance with the provisions of law.
Article 50.- Contents of operation
1. Joint-venture banks shall perform professional operations of commercial bank, development bank, investment bank or other types of bank as provided for in the Credit Institutions Law and the provisions of law on operations of such type of bank.
2. The State Bank shall specify the type and content of operation in the license granted to the joint-venture bank in accordance with the provisions of the Credit Institutions Law and in compatibility with the size, type and operation domain of the parent bank.
Article 51.- Dissolution, termination of operation
Joint-venture banks shall be dissolved or terminate operation in the following cases:
1. Expiry of the operation duration: 180 days before the expiry of the operation duration indicated in the license, the joint-venture bank does not submit a dossier of application for extension or submits such dossier but does not obtain approval of the State Bank;
2. Voluntary termination of operation if capable of paying off all debts and approved by the State Bank: in this case, at least 180 days before the intended date of termination of operation of the joint-venture bank, it must send an application to this effect to the State Bank;
3. Joint-venture banks shall have their licenses revoked in the following cases:
a/ Upon the occurrence of one of the circumstances specified at Points a, b, d and e, Clause 1, Article 29 of the Credit Institutions Law;
b/ Failure to meet all the conditions specified in Clause 1, Article 28 of the Credit Institutions Law;
c/ Suspension of operation for 12 consecutive months.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực