Chương 2 Nghị định 22/2006/NĐ-CP : Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Số hiệu: | 22/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/02/2006 | Ngày hiệu lực: | 24/03/2006 |
Ngày công báo: | 09/03/2006 | Số công báo: | Số 9 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc mở điểm giao dịch ngoài địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng nước ngoài được chuyển địa điểm của chi nhánh trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ chuyển địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
1. Các điều kiện để ngân hàng nước ngoài được mở thêm chi nhánh:
a) Các điều kiện được quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định này;
b) Chi nhánh hoặc các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả, không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
2. Hồ sơ, thủ tục mở thêm chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Việc sử dụng vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác khi được ngân hàng mẹ uỷ quyền và cấp vốn để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần đó. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc góp vốn, mua cổ phần của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, tài chính, hạch toán, báo cáo của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả việc kê khai, nộp và quyết toán thuế được thực hiện trên cơ sở tổng hợp tại một chi nhánh do ngân hàng nước ngoài lựa chọn và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật các Tổ chức tín dụng, do cấp có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4. Trường hợp ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện tài chính, hạch toán, báo cáo tổng hợp, ngân hàng nước ngoài phải uỷ quyền một Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, phù hợp với quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các nghiệp vụ mà chính ngân hàng mẹ cũng không được thực hiện theo quy định của nước nguyên xứ.
1. Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào Ngân hàng Nhà nước hoặc vào một tổ chức tín dụng hay một tổ chức khác tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện giữ và quản lý phần vốn, tài sản đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về các trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quyền phong toả vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam giải thể, kết thúc hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động: trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép 180 ngày, ngân hàng mẹ không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Tự nguyện chấm dứt hoạt động: trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng mẹ phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
4. Ngân hàng mẹ bị giải thể hoặc bị phá sản.
Article 32.- Operation network
The opening of transaction points outside the location of foreign bank branches shall comply with regulations of the State Bank.
Article 33.- Relocation of foreign bank branches
1. Foreign banks may relocate their branches within provinces or centrally run cities or to others.
2. Conditions, procedures and dossiers for relocation of foreign bank branches shall be specified by the State Bank.
Article 34.- Conditions for opening more branches
1. Conditions for foreign banks to open more branches:
a/ Conditions stated in Clauses 1 and 2, Article 8 of this Decree;
b/ Existing branch(es) operates or operate efficiently without violating regulations on safety in banking activities.
2. Dossiers and procedures for opening more branches shall comply with regulations of the State Bank.
Article 35.- Use of allocated capital
The use of allocated capital by foreign bank branches shall comply with regulations of the State Bank.
Article 36.- Capital contribution, share purchase
Foreign bank branches may contribute capital to or purchase shares from enterprises and other credit institutions only when they are so authorized by their parent banks and allocated capital for this purpose. The State Bank shall guide in detail the capital contribution and share purchase by foreign bank branches.
Article 37.- Finance, cost-accounting, general reports
Where a foreign bank has two or more branches operating in Vietnam, finance, cost-accounting and reporting of these branches, including tax declaration, payment and settlement, shall be summed up at one of these branches selected and registered by the foreign bank with the State Bank.
Article 38.- Management, direction
1. The general director (director) of the foreign bank branch shall represent the foreign bank branch before law, be responsible for all of its operations and run its day-to-day operations according to his/her tasks and powers in accordance with the provisions of the Credit Institutions Law and other provisions of law.
2. The general director (director) of the foreign bank branch shall not participate in managing and running other credit institutions or economic organizations.
3. The general director (director) of the foreign bank branch must satisfy the criteria specified in Clause 2, Article 39 of the Credit Institutions Law, shall be appointed and dismissed by competent persons of the foreign bank and must be approved by the Governor of the State Bank.
4. Where the foreign bank has two or more branches operating in Vietnam and conducting financial, cost-accounting and reporting activities, it must authorize the general director (director) of one of these branches to take responsibility before law for all operations of these branches in Vietnam.
Article 39.- Contents of operation
1. Foreign bank branches shall perform professional operations of commercial bank, development bank, investment bank or other types of bank as provided for in the Credit Institutions Law and the provisions of law on operations of such type of bank.
2. The State Bank shall specify the type and content of operation in the license granted to the foreign bank branch in accordance with the provisions of the Credit Institutions Law and in compatibility with the size, type and operation domain of the parent bank. Foreign bank branches in Vietnam shall not perform operations which their parent bank is not allowed to perform in the country of origin.
Article 40.- Blockading of capital, assets
1. In cases where it is necessary to protect the interests of money depositors, the State Bank may request foreign bank branches to deposit part or the whole of their capital and assets in the State Bank or another credit institution or organization in Vietnam designated by the State Bank to keep and manage such capital and assets.
2. The State Bank shall specify cases where it is entitled to blockade capital and assets of foreign bank branches.
Article 41.- Dissolution, termination of operation
Foreign bank branches in Vietnam shall be dissolved or terminate operation in the following cases:
1. Expiry of the operation duration: 180 days before the expiry of the operation duration indicated in the license, the parent bank does not submit a dossier of application for extension or submits such dossier but does not obtain approval of the State Bank;
2. Voluntary termination of operation: in this case, at least 180 days before the intended date of termination of operation of the foreign bank branch, the parent bank must send an application to this effect to the State Bank;
3. Foreign bank branches shall have their licenses revoked in the following cases:
a/ Upon the occurrence of one of the circumstances specified at Points a, b and e, Clause 1, Article 29 of the Credit Institutions Law;
b/ Failure to meet all the conditions specified at Points b, c and d, Clause 1, Article 28 of the Credit Institutions Law;
c/ Suspension of operation for 12 consecutive months.
4. The parent bank is dissolved or falls bankrupt.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực