Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Số hiệu: | 210/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/02/2014 |
Ngày công báo: | 02/01/2014 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
17/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
1. Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
1. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.
2. Lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư bao gồm những ngành, nghề được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và những ngành, nghề khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
3. Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư là dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư.
4. Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư.
5. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện tại vùng nông thôn.
1. Nhà đầu tư khi xây dựng vùng nguyên liệu mà có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định với người dân được ưu tiên trước xem xét ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
2. Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác nhau thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
3. Các dự án đã sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vốn bảo lãnh tín dụng của Nhà nước không thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách quy định tại Nghị định này.
1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó.
2. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.
3. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.
1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư khi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
2. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
3. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
4. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
5. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng.
1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản.
2. Khuyến khích nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định này.
2. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định này.
1. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng. Mức kinh phí đào tạo phải phù hợp với các quy định hiện hành.
Trường hợp nhà đầu tư tuyển dụng lao động dài hạn chưa qua đào tạo nghề, đang sinh sống trong rừng đặc dụng để đào tạo và sử dụng, góp phần bảo vệ rừng đặc dụng thì doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí đào tạo trực tiếp một lần tại doanh nghiệp cho mỗi lao động là 3 triệu đồng/3 tháng.
b) Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước.
c) Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.
2. Các khoản hỗ trợ nêu tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo dự án đầu tư. Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 1 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi quyết toán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các khoản hỗ trợ đối với các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này được lấy từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và từ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định này, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án.
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ thấp nhất 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị. Đối với các dự án có công suất giết mổ lớn hơn so với quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì mức hỗ trợ được tăng tương ứng.
b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Công suất giết mổ một ngày đêm của mỗi dự án phải đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm.
b) Nằm trong khu quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt.
c) Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
d) Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô nuôi tập trung được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.
b) Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
c) Ngoài hỗ trợ hạ tầng quy định tại Điểm a và b nêu trên, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi được hỗ trợ không quá 40% chi phí nhập giống gốc; hỗ trợ nhập bò sữa giống từ các nước phát triển cho doanh nghiệp nuôi trực tiếp và nuôi phân tán trong các hộ gia đình là 10 triệu đồng/con đối với tỉnh đã có đàn bò sữa trên 5.000 con và hỗ trợ 15 triệu đồng/con đối với các tỉnh còn lại (có thể lập dự án riêng).
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Điểm a và b, Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có quy mô chăn nuôi thường xuyên tập trung từ 1.000 con trở lên đối với lợn thịt; hoặc từ 500 con trở lên đối với trâu, bò, dê, cừu thịt; hoặc từ 200 con đối với bò thịt cao sản nhập ngoại; hoặc từ 500 con đối với bò sữa cao sản.
b) Dự án nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt.
c) Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
d) Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
1. Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này phải nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt; cây dược liệu nằm trong danh mục quy định ưu tiên và khuyến khích phát triển của Bộ Y tế. Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
1. Nhà đầu tư có dự án trồng cây dược liệu, cây mắc ca có quy mô từ 50 ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này phải nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt; cây dược liệu nằm trong danh mục quy định ưu tiên và khuyến khích phát triển của Bộ Y tế. Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư nuôi trồng hải sản tập trung trên biển hoặc ven hải đảo được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 100 triệu đồng cho 100 m3 lồng nuôi đối với nuôi trồng hải sản ở vùng biển xa cách bờ trên 6 hải lý hoặc ven hải đảo.
b) Hỗ trợ 40 triệu đồng cho 100 m3 lồng đối với nuôi trồng hải sản ở vùng biển gần bờ.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt.
b) Dự án có quy mô nuôi tối thiểu 5 ha hoặc có 10 lồng nuôi từ trên 100 m3/lồng trở lên.
c) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
d) Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy sản, chế biến cà phê theo phương pháp ướt được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án đối với sấy lúa, ngô, khoai, sắn; sấy phụ phẩm thủy sản để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị.
b) Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án chế biến cà phê theo phương pháp ướt để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện:
a) Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn phải đạt tối thiểu 150 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày; chế biến cà phê theo phương pháp ướt đạt tối thiểu 5.000 tấn sản phẩm/năm.
b) Dự án nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt.
c) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
d) Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 60% nguyên liệu lúa, ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản và cà phê tại địa phương.
1. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ rừng trồng; tre công nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ đầu tư 20 tỷ đồng/nhà máy sản xuất gỗ MDF quy mô trên 30.000 m3 MDF/năm trở lên; hỗ trợ đầu tư 10 tỷ đồng/nhà máy đối với các nhà máy chế biến ván dăm, tre ép công nghiệp có quy mô trên 20.000 m3 trở lên để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và xử lý chất thải.
b) Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm với mức 1.500 đồng/tấn/km; khoảng cách được tính từ địa điểm đặt nhà máy đến trung tâm thành phố Hà Nội, hoặc trung tâm thành phố Đà Nẵng, hoặc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh theo đường ô tô gần nhất; khối lượng vận chuyển tính theo công suất thiết bị thực tế nhà máy; thời gian tính hỗ trợ là 5 năm, tổng hỗ trợ được chia làm ba lần, kinh phí hỗ trợ ngay sau khi hoàn thành nhà máy bảo đảm tối thiểu 70% tổng số kinh phí hỗ trợ.
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Dự án được chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Các nhà máy sản xuất ván MDF, ván dăm phải kết hợp với sản xuất ván sàn, ván thanh, ván ghép thanh, ván ép để tránh lãng phí tài nguyên; sản lượng của sản phẩm kết hợp này được tính vào công suất hỗ trợ vận chuyển.
c) Thiết bị được sản xuất tại các nước phát triển; trường hợp sản xuất tại các nước đang phát triển thì thiết bị phải mới 100%. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm.
d) Diện tích rừng trồng và nguyên liệu hiện có trên địa bàn tỉnh phải đủ cho nhà máy hoạt động tối thiểu 60% công suất trong 5 năm đầu tiên. Dự án phải sử dụng tối thiểu 30% lao động địa phương.
đ) Tổng công suất thiết bị thực tế của các nhà máy được hỗ trợ vận chuyển không quá 200.000 tấn cho mỗi tỉnh.
e) Đối với tỉnh đã có nhà máy sản xuất bột giấy quy mô từ 50.000 tấn/năm trở lên không thuộc đối tượng hỗ trợ.
g) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
b) Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương.
c) Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm với mức 1.500 đồng/tấn/km; khoảng cách hỗ trợ được tính từ địa điểm đặt nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến đến trung tâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của địa phương đó theo đường ô tô gần nhất; khối lượng vận chuyển tính theo công suất thực tế nhà máy; hỗ trợ một lần ngay sau khi hoàn thành đầu tư; thời gian tính hỗ trợ là 5 năm.
d) Ngoài hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này, nếu dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng các hạng mục nêu trên (có thể lập dự án riêng).
2. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 2 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu.
b) Bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy mô công suất tối thiểu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt.
d) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
đ) Dự án không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này.
e) Nhà đầu tư có dự án chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 60% nguyên liệu nông lâm thủy sản chính tại địa phương.
1. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị định này bao gồm ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án và ngân sách địa phương; hàng năm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành từ 2 - 5% ngân sách địa phương để thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương theo nguyên tắc sau:
a) Đối với địa phương nhận cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% ngân sách, được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 80% kinh phí thực hiện.
b) Đối với địa phương nhận cân đối từ ngân sách trung ương từ 50 - 70% ngân sách, được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 70% kinh phí thực hiện.
c) Đối với địa phương nhận cân đối từ ngân sách trung ương dưới 50% ngân sách, được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 60% kinh phí thực hiện.
d) Đối với địa phương có cân đối ngân sách về trung ương thì ngân sách địa phương tự cân đối thực hiện.
đ) Đối với những dự án thực hiện ở vùng biên giới, hải đảo, dự án công nghệ cao được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển, hỗ trợ có mục tiêu hàng năm cho ngân sách địa phương, báo cáo cấp thẩm quyền quyết định để thực hiện chính sách này.
2. Cơ chế hỗ trợ đầu tư
a) Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ cho dự án có mức cần hỗ trợ trên 2 tỷ đồng. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho dự án còn lại, gồm cả những dự án lớn hơn 2 tỷ đồng nhưng không sử dụng ngân sách trung ương.
b) Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư; khi hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm thu thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định giao tổng mức hỗ trợ và danh mục dự án được hỗ trợ cho các địa phương; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo mức vốn hỗ trợ cho từng dự án.
d) Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định về nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đầu tư.
đ) Phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được coi như phần vốn đối ứng của doanh nghiệp, nhà nước bảo lãnh phần vốn này khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án đó.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Quy định chuyển mức hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm được quy định tại Điều 11, 12 và 16 của Nghị định này thành giá trị tuyệt đối để thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối nguồn vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương, trình cấp thẩm quyền quyết định.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra hỗ trợ đối với các dự án được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
d) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện Nghị định.
đ) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ quy định tại Nghị định này phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
a) Chủ trì hướng dẫn thanh toán, quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định này.
b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra việc hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Năm năm một lần công bố danh mục các loại giống vật nuôi cao sản cụ thể được hỗ trợ quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 11 Nghị định này.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
1. Cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
2. Căn cứ sản phẩm đặc thù và nguồn lực hiện có của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.
3. Phê duyệt các dự án đầu tư được ưu đãi, hỗ trợ từ ngân sách địa phương sau khi có thẩm tra của cơ quan chức năng.
4. Phê duyệt khoản hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các dự án sử dụng ngân sách trung ương sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra.
5. Hàng năm đánh giá tình hình thực hiện Nghị định tại địa phương, báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện ưu đãi quy định tại Nghị định này nếu đã triển khai thực hiện dự án trước khi Nghị định này có hiệu lực và chưa thực hiện ưu đãi theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này cho thời gian còn lại của dự án.
4. Nhà đầu tư đang hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 tiếp tục được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đã cấp hoặc có quyền đề nghị hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này cho thời gian còn lại của dự án.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ)
1. Trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu.
2. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Xây dựng cánh đồng lớn.
3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản tập trung.
4. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
5. Ứng dụng công nghệ sinh học; công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản.
6. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
7. Sản xuất, tinh chế muối.
8. Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học.
9. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu.
10. Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản.
11. Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
12. Sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
13. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, thoát nước.
14. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp.
15. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.
16. Xây dựng chợ nông thôn; xây dựng ký túc xá công nhân ở nông thôn.
17. Sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm.
18. Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở vùng nông thôn.
19. Dịch vụ tư vấn đầu tư, khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông, lâm, thủy sản và nghề muối ở vùng nông thôn./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 210/2013/ND-CP |
Hanoi, December 19, 2013 |
ON INCENTIVE POLICIES FOR ENTERPRISES INVESTING IN AGRICULTURE AND RURAL AREAS
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Investment;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Land;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment;
The Government promulgates the Decree on incentive policies for enterprises investing in agriculture and rural areas.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides a number of incentives and additional investment supports of the State for enterprises which invest in agriculture and rural areas.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to investors receiving incentives and supports that are enterprises established and registered their activities according to legal provisions of Vietnam.
2. State agencies, organizations or individuals related to implementation of policies on incentives and supports according to provisions under this Decree.
Article 3. Interpretation of terms
1. A rural area is an administratively delimited area, not including wards, districts under towns and cities.
2. The agricultural sector eligible for special investment incentives include branches, trades defined in the Appendix attached to this Decree and other branches or trades as decided by the Prime Minister in each period.
3. The agricultural projects eligible for special investment incentives are projects in the agricultural sector eligible for special investment incentives implemented in a geographical area on the list of geographical areas with extremely-difficult economic-social conditions under the legal provisions on investment.
4. The agricultural projects eligible for investment incentives are projects in the agricultural sector eligible for special investment incentives implemented in a geographical area on the list of geographical areas with difficult economic-social conditions under the legal provisions on investment.
5. The agricultural projects eligible for investment promotion are investment projects in the agricultural sector eligible for special investment incentives implemented in rural areas.
Article 4. Principles of application of investment incentives and supports
1. Investors when building areas for materials that have stable contracts of association in the production of materials with inhabitants shall be prioritized to be considered in advance for getting incentives and investment supports.
2. In the same time, if an enterprise has investment projects enjoying many different preferential rates, investment supports, it is entitled to choose to apply the most preferential rate and investment support.
3. Projects used preferential credit, credit guarantee funds of the State are not under the subjects using support funds from the State Budget as prescribed in this Decree.
Article 5. Exemption or reduction of land use levy
1. Investor with an agricultural project eligible for special investment incentives using land allocated by the State shall be exempted from land use levy for such project.
2. Investor with an agricultural project eligible for investment incentives using land allocated by the State shall be entitled to a reduction of 70 per cent of land use levy payable into the state budget for such project.
3. Investor with an agricultural project eligible for investment promotion using land allocated by the State shall be entitled to a reduction of 50 per cent of land use levy payable into the state budget for such project.
Article 6. Exemption or reduction of land and water surface rents of the State
1. Investor with an agricultural project eligible for investment incentives or investment promotion, leasing land or water surface of the State shall be entitled to the lowest rent rate of respective land type within the land rent bracket prescribed by the provincial-level People's Committee.
2. Investors with agricultural projects eligible for special investment incentives shall be entitled to exemption of land or water surface rent from the date of completion and commissioning of this project.
3. Investors with agricultural projects eligible for investment incentives shall be entitled to exemption of land or water surface rent within first 15 years from the date of completion and commissioning of this project.
4. Investors with agricultural projects eligible for investment promotion shall be entitled to exemption of land or water surface rent within first 11 years from the date of completion and commissioning of this project.
5. Investors with agricultural projects eligible for special investment incentives, agricultural projects eligible for investment incentives or agricultural projects eligible for investment promotion shall be exempt with land rent for land areas which are used to build workers' condominiums, planting trees and lands serving public welfare.
Article 7. Support of land rent, water surface rent of households and individuals
1. Investors with agricultural projects eligible for special investment incentives leasing land or leasing water surface of households or individuals for implementation of such projects shall be supported with 20 per cent of land rent or water surface rent by the State according to Clause 1, Article 6 of this Decree within the first five (05) years from the date of completion of basic construction.
2. Investors with agricultural projects eligible for special investment incentives, investment incentives or investment promotion are encouraged to accumulate land to form material zones through the form of contribution as capital of land use rights by households and individuals to projects without land recovery by State.
Article 8. Exemption, reduction of land use levy when change of land use purpose
1. Investors with agricultural projects eligible for special investment incentives in the planning approved by competent state agencies shall be exempt from land use levy when changing land use purpose to execute such projects as prescribed in this Decree.
2. Investors with agricultural projects eligible for investment incentives in the planning approved by competent state agencies shall be reduced 50% of land use levy when changing land use purpose to execute such projects as prescribed in this Decree.
Article 9. Support in training human resource, market development and application of science and technology
1. Investors with agricultural projects eligible for special investment incentives, investment incentives and investment promotion shall be supported by the State Budget as follows:
a) To support 70 per cent of domestic vocational training expenses. Each laborer shall be trained only once a year and the duration of training eligible for supports must not exceed 6 months. The training expense level must comply with prevailing provisions.
In case where an investor has a long-term employment of untrained laborers, living in special use forests for training and use, contribute in protection of the special use forests, it shall be supported costs for training directly once at enterprise with VND 3 million / 3 months for each laborer.
b) To support 50 per cent of advertising costs of the enterprise and products on mass media; 50 per cent costs of participation into domestic exhibitions and fairs; 50 per cent of charges for accessing market information and service charges from trade promotion agencies of the State.
c) To support 70% of costs for conducting research topics to create new technologies chaired by the enterprise in order to execute the project, or the enterprise buys the technology copyright to execute the project; supported with 30% of the total new investment cost to conduct a project on pilot production.
2. The financial supports as prescribed in Points a and b, Clause 1 of this Article shall be implemented according to investment project. The total supports for each project will not exceed 10 per cent of the total investment capital of the project and will not exceed VND one (01) billion. If an enterprise does not use supports directly from the state budget, those supports shall be counted in the production cost of the enterprise when settling payments with competent state agencies.
3. Supports for projects approved by competent state agencies as prescribed in Point c, Clause 1 of this Article shall be collected from the national Fund for development of science and technology, national Fund for technological renewal and Fund for development of science and technology of ministries, provinces and cities under the Central Government and from support capital sources from the state budget as prescribed by this Decree, the maximum support level will not exceed three (03) billion VND/ a project.
Article 10. Support for investment of cattle and poultry slaughter establishments
1. Investors with investment projects in the industrial concentrated cattle and poultry slaughter establishments shall be supported by the state budget as follows:
a) To support at least two (02) billion VND / a project for building infrastructure on power, water, factories, waste treatment and equipment procurement. For projects with slaughter capacities which are bigger than that as prescribed in Point a, Clause 2 of this Article, the support level shall be increased accordingly.
b) In case a project having no traffic roads, power system and water supply and drainage to the project’s fence, then beside the support levels as prescribed in Point a, Clause 1 of this Article, this project shall be supported with an additional 70% of costs but not exceeding five (05) billions VND for investment in construction of above-mentioned items.
2. Investment projects enjoyed supports as prescribed in Clause 1 of this Article must satisfy conditions as follows:
a) Slaughter capacity a day and night of each project must achieve a minimum of 400 cattle or 4,000 poultry or 200 cattle and 2,000 poultry.
b) Located in the planning area for industrially-centralized cattle and poultry slaughter approved by competent state agencies or approved for investment by the provincial-level People’s Committee if there has no planning approved yet.
c) To ensure animal health hygiene, safety and prevention of epidemic disease, food safety, environmental protection according to the legal provisions on animal health, food safety and environmental protection.
d) Investors must use at least 30 per cent of local laborers.
Article 11. Support for investment in cattle slaughter establishments
1. Investors having investment projects in cattle breeding establishments with centralized scales shall be supported by the state budget as follows:
a) To support 3 billion dong / a project, especially for high-yield dairy cow breeding will be supported with 5 billion dong / a project in order to build infrastructures on waste treatment, traffic, power, water, factories, grasslands and equipment procurement.
b) In case where a project has no traffic roads, power system and water supply and drainage to the project’s fence, then beside the support levels as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, this project shall be supported with an additional 70% of costs but not exceeding 5 billion dong for investment in construction of above-mentioned items.
c) In addition to infrastructure support defined at Points a and b above, if the project imports original breeds of high-yield livestock, it shall be supported with not exceeding 40% of cost for import of original breeds; support 10 million Dong / a cattle for dairy breeds imported from developing countries for enterprises of directly and dispersedly breeding in households in provinces where have had dairy herds of over 5,000 cows and support 15 million Dong / cow for the remaining provinces (possibly drafting separate projects).
2. Investment projects enjoyed supports as prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article must be guaranteed with conditions as follows:
a) Having a concentrated regular livestock scale of 1,000 or more for pigs, or from 500 or more for cattle, goats, or sheep; or from 200 or more for imported high-yield beef cows; or from 500 or more for high-yield dairy cows.
b) Projects are located in the planning approved by competent state agencies or approved for investment by the provincial-level People’s Committee if there has no planning approved yet.
c) To ensure animal health hygiene, safety and prevention of epidemic diseases, food safety, environmental protection according to the legal provisions on animal health, food safety and environmental protection.
d) Investors must use at least 30 per cent of local laborers.
Article 12. Support for planting medicinal herbs and macadamia trees
1. Investors having projects for growing medicinal herbs, macadamia trees with a scale of 50 ha or more shall be supported by the state budget with 15 million dong / ha for preparing fields and seedling. Support for building establishments for production of macadamia seed with a scale of 500,000 seedlings / year or more, with the maximum support of 70% of investment cost / an establishment and not exceeding 2 billion dong.
2. The investment projects enjoyed supports stated at Clause 1 of this Article must be within the planning approved by competent state agencies or approved for investment by the provincial-level People's Committee if no planning approved yet; medicinal plants are on the list defining development incentives and encourages of the Ministry of Health. Investors must use at least 30 per cent of local laborers.
Article 13. Support for investment in marine aquaculture
1. Investors with investment projects in aquaculture centralized on sea or around islands shall be supported by the state budget as follows:
a) To support 100 million Dong for 100 m3 cages for marine aquaculture in sea waters far from shores on 6 nautical miles or around islands.
b) To support 40 million Dong for 100 m3 cages for marine aquaculture in sea waters near shores.
2. Investment projects enjoyed supports as prescribed in Clause 1 of this Article must be guaranteed with conditions as follows:
a) Projects are located in the planning approved by competent state agencies or approved for investment by the provincial-level People’s Committee if there has no planning approved yet.
b) Projects have a rearing scale of at least five (05) ha or have at least 10 rearing cages with over 100 m3/ a cage or more.
c) To ensure requirements on environmental protection as prescribed by law on environmental protection.
d) Investors must use at least 30 per cent of local laborers.
Article 14. Support for investment in establishments of drying rice, corn, sweet potato, cassava, aquatic by-products and processing coffee
1. Investors having investment projects in establishments of drying rice, corn, sweet potato, cassava, aquatic by-products or processing coffee under wet method shall be supported by the state budgets as follows:
a) To support two (02) billion Dong / project for drying rice, corn, sweet potato, cassava; drying aquatic by-products, for building infrastructures on traffic, power, water, factories and equipment procurement.
b) To support three (03) billion Dong/ project on processing coffee under wet method for building infrastructures on traffic, power, water, factories, waste treatment and equipment procurement.
2. Investment projects enjoyed supports as prescribed at Clause 1 of this Article must be guaranteed with conditions as follows:
a) The capacity of establishments of drying corn, sweet potatoes or cassava must achieve a minimum of 150 tons product / day; drying aquatic by-products must reach a minimum of 50 tons product/ day; processing coffee according to wet method to achieve minimum 5,000 tons product / year.
b) Projects are located in the planning approved by competent state agencies or approved for investment by the provincial-level People’s Committee if there has no planning approved yet.
c) To ensure requirements on environmental protection as prescribed by law on environmental protection.
d) Investors must use at least 30 per cent of laborers and 60 per cent of materials of rice, corn, sweet potato, cassava, aquatic by-products and coffee in localities.
Article 15. Support for investment in processing timber from planted forests which is particular for North-western provinces and provinces with poor districts under Resolution 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008 of the Government
1. Domestic investors with investment projects in factories processing timber from planted forests, industrial bamboo shall be supported by the state budget as follows:
a) An investment support of 20 billion Dong / MDF timber production plant with a scale of 30,000 m3 MDF / year or more; an investment support of 10 billion Dong / plant for plants of processing particle board, industrial laminated bamboo with a scale of over 20,000 m3 or more for building infrastructure on traffic, power, water, factories and waste treatment.
b) To support cost for product transport with 1,500 Dong/ton/km; the distance is counted from the factory to the center of Ha Noi City, or center of Da Nang City, or center of Ho Chi Minh City following the nearest motorways; transport volume is counted by practice equipment capacity of plants; time to count support is 5 years, total supports shall be divided into three times, the cost supported immediately after finishing the factory shall be ensured not less than 70 per cent of the total support.
2. Investment projects enjoyed supports as prescribed at Clause 1 of this Article must be guaranteed with conditions as follows:
a) Projects are accepted for investment by provincial-level People’s Committees.
b) Factories producing MDF, particle board must combine with producing floor board, slab, joint slab or plywood to avoid waste of resources; production output of these joint products is counted into output for transport support.
c) Equipment is manufactured in developed countries; in case of being manufactured in developing countries, equipment must be 100% brand new. The factory must not relocate its registered location for production within 20 years.
d) Area of planted forest and raw materials in the province must be sufficient for the plant to operate at least 60% capacity in the first 5 years. The project must use at least 30 per cent of local laborers.
dd) Total actual capacity of equipment of the factory to be supported for transport must not exceed 200,000 tons for each province.
e) For a province that already has had a pulp factory with the production scale of 50,000 tons / year or more is not eligible for support.
g) To ensure requirements on environmental protection as prescribed by law on environmental protection.
Article 16. Support for investing in establishments of making, preserving and processing agricultural, forestry and fishery products
1. Investors having investment projects in factories or establishments of preserving, processing agricultural, forestry and fishery products; establishments of producing auxiliary products; fabricating mechanical equipments for preserving, processing agricultural, forestry and fishery products shall be supported by the state budget as follows:
a) A support of not more than 60 per cent of costs and the total support must not exceed 5 billion Dong/ project to build infrastructure on waste treatment, traffic, power, water, factories and equipment procurement in the project fence.
b) A support of not more than 70 per cent of waste treatment costs for factories processing agricultural, forestry and fishery products with big scale, invested, used many laborers, having big impact on local economy and society.
c) A support for product transport cost at level of 1,500 Dong/ton/km; the support distance is counted from the factory or the preserving, processing establishment to the center of province or centrally-run city in such locality following the nearest motorways. The transport quantity is counted according to actual capacity of the factory; once support implemented immediately after completing the investment; time to count support is 5 years.
d) In addition to supports prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article, if the project has no traffic roads, power system and water supply and drainage to the project fence, then it shall be supported with an additional 70% of costs and the total support must not exceed 5 billion Dong/ project to build above-mentioned items (possibly forming separate project).
2. Investment projects enjoyed supports as prescribed at Clause 1 of this Article must be guaranteed with conditions as follows:
a) Product value after processing must increase at least twice in comparison with initial crude material value.
b) To ensure food safety standards according to the legal provisions on food safety and minimum capacity scale as prescribed by competent state agencies.
c) Projects are located in the planning approved by competent state agencies or approved for investment by the provincial-level People’s Committee if there has no planning approved yet.
d) To ensure requirements on environmental protection as prescribed by law on environmental protection.
dd) Projects are not under subjects prescribed in Article 14 and Article 15 of this Decree.
e) Investors having projects on processing, preserving agricultural, forestry or fishery products must use at least 30 per cent of laborers and 60 per cent of materials from main agricultural, forestry or fishery products in localities.
Article 17. Capital sources and investment support mechanisms
1. Capital sources for investment support as prescribed in this Decree shall include the central budget for supports with targets to local budgets; capitals jointed from the project programs and local budgets; annually, centrally-run cities and provinces will spend between 2-5 per cent of local budgets for implementation. The Central Budget shall support local budgets in the following principals:
a) For local receiving the balance from the Central Budget with more than 70% of the budget, shall be supported a maximum of 80 per cent of costs for implementation by Central budget.
b) For localities receiving the balance from the Central Budget with 50 - 70 per cent of the budget, shall be supported a maximum of 70 per cent costs of implementation by Central budget.
c) For localities receiving the balance from the Central Budget with less than 50 per cent of the budget, shall be supported a maximum of 60 per cent of costs for implementation by Central budget.
d) For localities having budget balance for the central budget, then such localities shall self-balance budget for their implementation.
dd) Projects which are carried out in border areas, islands, and high technology projects shall be supported from the central budget.
e) Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance to balance the annual investment capital source for development, targeted support for local budgets and report to competent authorities for giving decisions to implement this policy.
2. Investment support mechanism
a) The Central Budget shall only support for projects with support level of more than 2 billion dong. Local budgets shall support remaining projects, including projects with more than 2 billion dong but not using the central Budget.
b) The State Budget implements supports after investment; when investment portfolio, tender packages of the project have been completed, 70% of the supporting capital shall be disbursed according to portfolio, tender packages; after completion of investment projects and acceptance, it shall be disbursed 30% of the remaining support.
c) The Prime Minister decides to assign the overall support and list of projects eligible for support to localities; assign the Ministry of Planning and Investment to notify capital support level for each project.
d) For foreign directly-invested enterprises and enterprises in which state owned 100% of charter capital, capital sources and procedures for investment support shall be provided by the Prime Minister.
dd) Support capital from the State budget shall be considered as part of counterpart fund of the enterprise, the State guarantees this part of capital when the enterprise takes investment loans from commercial banks to implement such project.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 18. Responsibilities of Ministries, central branches
1. Ministry of Planning and Investment:
a) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development, in guiding conditions, order and procedures for implementing incentives and supports under the provisions of this Decree. To provide for transferring support levels according to the percentage specified in Article 11, 12 and 16 of this Decree into the absolute value for performance.
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in summing up, balancing capital sources from the central budget supporting with targets to local budgets and submit to competent authority for decision.
c) To assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Finance in verifying support for projects supported from the central budget.
d) To develop plan to implement this Decree and submit to the Prime Minister for promulgation, urge the ministries, branches and localities to implement this Decree.
dd) To report the Prime Minister to decide on increasing or decreasing support level, support subjects specified in this Decree in compliance with each development period.
2. The Ministry of Finance:
a) To assume the prime responsibility for guiding payment and settlement of supports to enterprises according to this Decree.
b) To monitor, examine the financial support for enterprises investing in agriculture and rural area.
c) To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the implementation of this Decree.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development:
a) Each five years once, it will announce a list of specific high-yield breeds which are eligible for support according to provisions at Point c, Clause 1, Article 11 of this Decree.
b) To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance in guiding the implementation of this Decree.
Article 19. Responsibilities of People’s Committees of provinces or centrally-run cities
1. To balance capital sources of the local budget to ensure the implementation of support to enterprises under the provisions in this Decree.
2. Based on specific products and available resources of localities, provincial-level People's Committees submit the People's Councils of the same level to issue specific policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural area in the locality.
3. To approve investment projects eligible for incentives and support from local budgets after having verification of competent authorities.
4. To approve support from the central budget for projects using central budget after the competent authorities verify.
5. To annually evaluate the implementation of Decree in localities and report to the Ministry of Planning and Investment and concurrently send to the Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development for a summary report to the Government.
Article 20. Implementation effect
1. This Decree comes into effect on February 10, 2014.
2. This Decree replaces Decree No. 61/2010/ND-CP of June 4th, 2010 on incentive policies for enterprises investing in agriculture and rural areas.
3. Investors having investment projects which satisfy preferential conditions specified this Decree in case of having implemented projects prior to the effective day of this Decree and have not yet been enjoyed incentives under Decree No. 61/2010/ND-CP of June 4, 2010, the incentives and supports under the provisions of this Decree shall be applied for the remaining duration of the project.
4. Investors enjoying incentives and investment supports specified in the Decree No. 61/2010/ND-CP June 4, 2010 shall continue to enjoy the granted incentives and support or may propose enjoying incentives and support as prescribed in this Decree for the remaining duration of the project.
5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall be responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF DOMAINS WITH SPECIAL INVESTMENT INCENTIVES IN AGRICULTURE AND RURAL AREAS
(Promulgated together with the government’s Decree No. 210/2013/ND-CP dated December 19, 2013)
1. Afforestation, forest protection and planting of medicinal plants.
2. Construction and development of the concentrated material areas for the processing industry, development of big fields.
3. Concentrated poultry, cattle livestock, aquaculture and sea product
4. Production and development of plant varieties and animal breeds, varieties of forestry trees, aquatic product breeds.
5. Applications of biotechnology, high technology in production of agriculture, forestry and fishery products.
6. Fishing in offshore waters.
7. Production and refinery of salt.
8. Production of materials and processing of cattle, poultry and aquatic animal feeds, biological products.
9. Processing and storage of agricultural, forestry, fisheries, pharmaceutical materials.
10. Manufacture of pulp, paper, paperboard, artificial board directly from the raw materials of agricultural and forestry products.
11. Manufacture of medicines, materials for plant protection, veterinary medicine, products for treatment and improvement of the environment in animal husbandry and aquaculture.
12. Production of handicrafts; products of culture, ethnic traditions.
13. Building systems of water supply and drainage.
14. Construction, renovation, upgrading the concentrated and industrialized establishments of slaughter, preservation and processing of cattle and poultry.
15. Pollution treatment and environmental protection; collection and treatment of waste water, waste gas and solid waste.
16. Construction of rural markets; construction of dormitory for workers in rural areas.
17. Manufacture of machinery and equipment, additives, auxiliary substances for agriculture, forestry, fisheries, salt production, and food processing machines.
18. Services of plant protection, animal health in rural areas.
19. Investment, scientific and technical advisory services involving agriculture, forestry, fisheries and salt industry in rural areas. /.